Sức mạnh của phụ nữ

Đem trả sách thư viện, chuẩn bị ra về, tôi thấy trên quầy chưng có một hộp phim. Trên hộp có đề “The strength of women” khiến tôi chú ý nên mượn về xem. Đây là một tập bao gồm 6 phim có chủ đề về sức mạnh của người phụ nữ. Hai phim tôi đã xem “Big Eyes” và “Juno.” Phim “Room” dựa vào quyển sách cùng tựa đề được giải thưởng nhưng tôi không dám đọc. Còn lại ba phim “The Brave One”, “Changeling”, và “Still Alice.”

Tôi xem “Changeling” đầu tiên. Vì thấy đạo diễn là Clint Eastwood. Phim của ông này đạo diễn thường là phim có chất lượng, quan điểm có thể gây tranh luận. Và cũng vì không biết changeling nghĩa là gì. Tra tự điển thấy changeling có nghĩa là một đứa bé bị thay thế bằng một đứa bé khác. Theo huyền thoại hay truyện thần tiên, một trẻ em thiên thần được dùng để thay thế một trẻ em trần thế bị thần tiên mang đi.

Angelina Jolie đóng vai bà mẹ bất hạnh Christine Collins, một mình nuôi con. Một ngày trong khi Christine đi làm, đứa con trai tên Walter 11 tuổi ở nhà một mình, bỗng nhiên biến mất. Christine tìm kiếm, kêu gọi cảnh sát điều tra, vài tháng sau người ta giao cho Christine một cậu bé khác bảo là con của nàng. Christine bảo là không phải và đưa ra nhiều bằng chứng, thí dụ như cậu bé này bị cắt da qui đầu và thấp hơn Walter khoảng 7cm. Ngay cả cô giáo và nha sĩ cũng chứng mình là không phải. Christine cương quyết kêu gọi cảnh sát tìm kiếm con mình thì bị cho là điên khùng. Cảnh sát đưa nàng vào bệnh viện tâm thần. Truyện xảy ra vào cuối thập niên 1920, cảnh sát lúc bấy giờ đang lũng đoạn, suy thoái đạo đức, ức chế người dân, bè lũ vây cánh rất mạnh. Christine chịu đựng mọi gian khổ để tìm con, và trong quá trình tìm con, nhiều người thương xót nàng nên giúp đỡ. Sự kiên trì và tình yêu con của người mẹ đã khiến xã hội nhìn thấy sự thoái hóa của cảnh sát và tạo nên sự thay đổi xã hội. Sức mạnh của Christine Collins là lòng yêu con và sự kiên trì.

Phim thứ hai tôi xem là “The Brave One” do Jodie Foster đóng vai Erica Bain. Erica trong một buổi đi bộ với vị hôn phu thì bị một bọn băng đảng tấn công. Bọn chúng đâm chết vị hôn phu và Erica bị trọng thương. Không hài lòng với cách điều tra của cảnh sát, Erica mua súng và đi tìm bọn băng đảng để trả thù. Tôi nghĩ sẽ không mấy người hài lòng với cách trả thù này. Erica với cây súng đã bắn chết hai tên côn đồ đe dọa người già và trẻ em đi xe điện ngầm. Khi chúng dùng dao uy hiếp nàng, Erica bắn chết cả hai. Nàng cứu một cô điếm trẻ bị một tên mua hoa vùi dập, khi tên này muốn giết cả hai người đàn bà, Erica bắn hắn chết. Sau đó, nàng gặp một tên buôn lậu ma túy, rửa tiền, làm nhiều điều phi pháp, giàu có và hung ác, cảnh sát đã nhiều phen theo dõi tên này nhưng không bắt được vì không đủ bằng chứng. Lần này Erica không dùng súng, yếu thế trước sức mạnh của tên buôn lậu này nàng bị đánh đến suýt chết nhưng tên ma đầu này thì chết vì ngã từ trên sân thượng xuống đất. Rồi Erica tìm được kẻ đã giết vị hôn phu, tìm lại được con chó của nàng đã bị bọn côn đồ bắt từ lúc đầu. Tôi thích phim này ở chỗ, Erica là người dẫn chương trình radio nói về thành phố New York có lời văn rất hay và giọng nói rất truyền cảm. Sau khi bị tấn công, Erica suýt bị mất công việc, và quan điểm của nàng về thành phố New York cũng thay đổi. Quan điểm của một người trở nên sợ hãi chính cái thành phố mình yêu mến. Cái nhìn của Erica sâu sắc hơn, đen tối hơn, và nàng càng nổi tiếng hơn, được nhiều thính giả yêu mến hơn, trong đó có một người thám tử da đen đã càng lúc càng thấy rõ ra kẻ giết người hằng loạt là người đàn bà nhỏ nhắn, xinh đẹp. Sức mạnh của Erica là sự can đảm.

Phim thứ ba tôi xem là “Still Alice”. Tôi chọn phim này vì thấy diễn viên Julianne Moore trong vai chính Alice Howland. Trong phim này, Alice mới vừa năm mươi tuổi, là một giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng, bị bệnh Alzheimer. Cơn bệnh cướp đi lần hồi trí óc của một nhà trí thức. Alice sống với cơn bệnh. Nàng góp tiếng nói giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm, một mặt khuyến khích những người đồng bệnh tìm cách sống chung với bệnh. Alice dàn xếp để khi trước khi chứng bệnh cướp hoàn toàn trí nhớ thì nàng có cách để tự tử nhưng không thành công. Sức mạnh của Alice là dám sống khi biết hoàn cảnh càng lúc càng trở nên tuyệt vọng.

“Juno” thì nhiều người biết rồi. Một cô bé Juno 16 tuổi, có thai với người bạn học. Cô tự dàn xếp để đứa bé sau khi ra đời được một cặp vợ chồng nuôi dưỡng. Không có cảnh cha mẹ chửi bới đánh đập. Bố và bà mẹ kế đều thông cảm, hiểu biết, để cô toàn quyền quyết định cách xử lý lỗi lầm của cô. Không có thưa kiện đòi ông bố trẻ trợ cấp hài nhi. Cô bé không giết chết hài nhi rồi quăng vào thùng rác như báo chí thường đưa tin về các trường hợp các cô bé dại đột chưa đầy mười tám tuổi. Juno biết là mình không thể nuôi con và cái quyết định đúng đắn nhất, can đảm nhất là chọn người xứng đáng để mang con đến cho. Trong lúc mang thai cô vẫn đi học, tương lai sẽ vào đại học. Cô có lỗi lầm, có thể nói là ngu và vô trách nhiệm. Có thể xem là cô can đảm không? Mạnh mẽ không? Có và không? Chúng ta sẽ có những câu trả lời rất khác nhau. Đủ để cho người lớn và các cô gái trẻ suy nghĩ.

“Big Eyes” và “Room” thì xin để đây. Hẹn lúc khác.

Mặt nước đóng băng, chưa hoàn toàn. Tuyết rơi một lớp mỏng trên mặt nước, chỗ chưa đóng băng cho thấy một vòng tròn.

4 thoughts on “Sức mạnh của phụ nữ”

  1. Mấy phim chị kể trên đây em chưa coi phim nào hết. Qua tóm tắt của chị em thấy phim nào cũng hay. Nhưng phim thứ hai chắc rất nhiều cảnh bạo lực. Theo chị thì sự mạnh mẽ bao nhiêu phần trăm là bẩm sinh, bao nhiêu phần trăm do hoàn cảnh?

    Liked by 1 person

    1. Cả sáu người phụ nữ trong phim, nhất là phim thứ nhì, cô Erica Bain, chị nghĩ hoàn cảnh khiến họ trở nên như thế. Cả sáu người đều hiền lành, dịu dàng, và có những yếu đuối bẩm sinh của phụ nữ.

      Like

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s