Câu chuyện để suy nghĩ

Hôm nay, tôi sẽ tóm tắt một câu chuyện trong Decameron, truyện thứ tư, được kể trong ngày thứ mười. Một câu chuyện làm tôi suy nghĩ.

Ở Bologna, có một người chàng trai trẻ tên Gentil thuộc dòng quí tộc Carisendi. Gentil ngầm hiểu là lịch sự, cao thượng, và rất nhân hậu. Chàng từ lâu thầm yêu một phụ nữ rất đẹp tên Madonna Catalina nhưng nàng đã có chồng. Chồng của nàng là Niccolucio Caccianimico, bạn thân của Gentil. Trong lúc Nicco (viết ngắn của chữ Niccolucio) vắng mặt, Madonna lâm trọng bệnh và tắt thở. Người nhà biết là Madonna có thai nhưng vì thai còn quá nhỏ nên cho là thai nhi không thể sống sót vì thế mang Madonna đem chôn.

Gentil vì vẫn còn yêu nên đến nhà mồ viếng xác nàng. Trong khi hôn Madonna, chàng khám phá là ngực nàng vẫn còn ấm và có nhịp đập của tim. Đưa nàng về nhà, mẹ của Gentil cứu sống Madonna bằng cách ngâm nàng vào bồn nước nóng, xoa bóp, và cho uống rượu (hay thuốc). Gentil không lợi dụng nàng, hay ép nàng làm vợ. Khi Madonna sinh con, Gentil nhận đứa bé làm con đỡ đầu, nuôi dưỡng cả hai mẹ con như người thân, hay em gái trong gia đình.

Sau đó, Gentil mở một buổi tiệc lớn, mời tất cả bạn bè và những người có danh vị thế lực trong vùng, trong đó có Nicco, một người Gentil rất nể phục về tài hùng biện và biết cách cư xử công bằng. Sau buổi tiệc, Gentil đặt một câu hỏi với cộng đồng, và vì không ai trả lời thỏa đáng, Gentil mời Nicco đứng ra làm người xử vấn đề. Câu hỏi là, giả tỉ như có một người có người hầu cận thân tín, đối xử không tử tế đem bỏ người hầu cận dù chưa chết. Có người tìm thấy người hầu cận này, cứu cho sống lại, và nuôi dưỡng tử tế, thì người chủ cũ có còn quyền làm chủ, có thể đòi lại người hầu cận đã bị bỏ cho chết hay không? Nicco xử lý và lời giải thích của chàng thật hùng hồn khiến cho tất cả mọi người đều đồng ý, người hầu cận là tài sản thuộc về người chủ mới, người chủ cũ không có quyền đòi lại kẻ hầu cận của anh ta.

Khi Nicco nhìn thấy Madonna, cả hai người đều nghẹn lời rơi nước mắt. Sau đó, Gentil mời Madonna đến trước mặt Nicco và nói. Bạn không thể đòi lại Madonna, như bạn đã xử lý vấn đề trước cộng đồng nhưng tôi xin tặng Madonna cho bạn như một món quà tôi yêu quí nhất trên đời.

Giovianni Boccacio đặt tên nhân vật là Gentil chỉ người cao thượng hào hiệp, và Madonna chỉ sự tiết hạnh của người phụ nữ là để đề cao tính hào hiệp cao thượng của nhà quý phái Gentil. Ông kết thúc câu chuyện này bằng một số câu hỏi, mà tôi mời bạn cùng suy nghĩ. Chúng ta có nên so sánh câu chuyện của Gentil với chuyện vua đem tặng hai báu vật tượng trưng cho quyền lực của vua là vương miện và vương trượng; một vị viện trưởng của tu viện tha thứ cho một kẻ có tội với đức Giáo hoàng mà không bị mất mát hay tổn thương gì đến chức vụ hay danh dự; hay một lão già đưa cổ lộ liễu trước lưỡi dao găm của một kẻ vốn không ưa mình cho lắm.

Và tôi, một phụ nữ thời hiện đại cũng tự hỏi là vì sao không ai hỏi ý kiến của Madonna. Trong câu truyện này, nàng là người trung thành, may mắn được kẻ hào hiệp cứu vớt giúp đỡ cả hai mẹ con, nhưng nàng nghĩ gì về gia đình chồng đã đưa nàng và đứa con ra nhà mồ khi nàng chưa chết. Nàng có cảm động trước sự hào hiệp của Gentil không? Nàng có quyền chọn lựa được ở lại hay không? Vì sao nàng bị đẩy ra khỏi nhà và sau đó đem tặng như một món đồ và so sánh với một kẻ hầu cận? Giá trị của nàng, như một con cừu, hay con ngựa đi lạc, đẻ ra con chiên hay một con ngựa con, được bàn bạc trao đổi hay đem trả lại không cần biết đến ý nghĩ và mong ước của nàng.

Ảnh không liên hệ gì đến bài.

Sân nhà hàng xóm

Ghi chú: Amazon có cả chục phiên bản Decameron. Bản tôi dùng là của Penguin Classics do G. H. McWilliam, second edition. Quyển này được biên soạn rất công phu, lời dịch dễ hiểu. Có mục lục tóm tắt mỗi câu chuyện trong mỗi ngày. Có phụ chú những địa danh và những chi tiết mà độc giả có thể không biết. Và index của stories.

16 thoughts on “Câu chuyện để suy nghĩ”

  1. Truyện làm con nhớ đến Vô tình kiếm khách đa tình kiếm (ở VN thường được biết đến với tên Tiểu Lý Phi Đao). dù thích truyện nhưng con vô cùng căm phẫn vì nhân vật nam chính tặng người yêu của mình cho bạn thân (vừa là bạn thân vừa là ân nhân) :)))))) dù rất yêu cổ và sau này luôn luôn đau khổ vì cổ, nhưng trong đầu ảnh cũng chưa bao giờ tự hỏi cổ muốn gì? :))))) *phẫn nộ*

    Liked by 1 person

    1. Dù nếu căn vặn thì chắc ảnh sẽ nói ảnh “nhường” không phải tặng. Nhưng làm vậy cũng không khác gì đưa tặng một đồ vật cho người khác vậy. Dù ở thời đó chắc chắn người ta không nghĩ như thế, chỉ đơn giản số phận phụ nữ là thứ do đàn ông quyết định, một điều hiển nhiên, không ai suy nghĩ về nó làm gì.

      Liked by 1 person

    2. Nhờ mình sống ở thời bây giờ mình mới nhìn thấy cách suy nghĩ của người thời xưa. Người ta nói mình phải ở outside the box thì mới có cái nhìn của outside the box.

      Liked by 1 person

  2. Những câu truyện xưa thường dựa vào những giá trị thời ấy nên ở thời nay, nó đã lỗi thời, và đôi khi thậm chí là ngớ ngẩn ạ. Ngày xưa cháu đọc những truyện kiểu này thì thấy bất bình lắm, máu nữ quyền sục sôi nổi lên, nhưng rồi cháu ko còn bực bội nữa. Thay vào đó, cháu cực kỳ cực kỳ thích những câu chuyện vượt trước thời đại, có những ý tưởng mà đến ngày nay vẫn còn được coi là mới mẻ hoặc có tính timeless ạ, hehe. Btw chúc mừng năm mới cô Tám, cháu rất vui vì năm qua cháu được biết cô. Vùng đất wordpress vốn thinh lặng và vắng vẻ của cháu, nhờ có cô mà thêm phần thú vị ạ :D.

    Liked by 1 person

  3. Đúng là phải đặt mình vào thời đại đó, bối cảnh đó thì mới hiểu tại sao người ta, dù Gentil nhưng lại không có tí tôn trọng phụ nữ nào cô nhỉ.

    Liked by 1 person

    1. Tập truyện Decameron từ thế kỷ 14, đến nay đã 7 thế kỷ. Quan điểm xưa và nay thật là khác biệt. Cô chỉ đọc chừng mười truyện thấy sự khác biệt tuy khó đồng cảm nhưng cũng thú vị. Nó giống như mình đọc “Chuyên 1001 đêm vậy.”

      Like

  4. con cám ơn cô chia sẻ câu chuyện đáng suy nghĩ. con thấy điểm thú vị không kém câu chuyện chính là 3 tình huống sau câu chuyện. nhà vua trao vương miện và vương trượng là ông trao niềm tin, đức cha không phạt kẻ phạm tội với giáo hoàng vì ông có đức tin, còn ông lão kề cổ ngay lưỡi dao kẻ không ưa mình vì ông tin vào số phận. câu chuyện chính con tin rằng cả 3 nhân vật đều là người tốt, đã là người tốt họ cần danh chính ngôn thuận, và họ sống vì điều chân chính đó. vì lẽ vậy nên vợ người ko thể vì cứu người ta thành vợ mình, con nghĩ nếu hỏi ý người phụ nữ cổ cũng không thể nào chọn sống với ân nhân cùng đứa con của chồng mình, ơn cứu mạng khác tình yêu vợ chồng.

    Liked by 1 person

Leave a Reply to Bà Tám Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s