Mặt nạ trong Carnaval của Murakami

Tôi viết xong bài “Tương quan của mặt thật và mặt nạ” vài tuần thì được đọc bài “Carnaval,” trong tuyển tập truyện ngắn mới phát hành, có tựa đề “First Person Singular” của Haruki Murakami. Trong truyện “Carnaval” có một đoạn ngắn nhắc đến mặt nạ.

“All of us, more or less, wear masks. Because without masks we can’t survive in this violent world. Beneath an evil-spirit mask lies the natural face of an angel, beneath an angel’s mask lies the face of an evil spirit. It’s impossible to have just one or the other. That’s who we are. And that’s Carnaval. Schumann was able to see the many faces of humanity – the masks and the real faces – because he himself was a deeply divided soul, a person who lived in the stiffling gap in between the two.”

. . .

Perhaps what she really wanted to say was an ugly mask and a beautiful face beneath it – a beautiful mask and an ugly face. This thought struck me at the time. Maybe she was really talking about some aspect of herself.

For some people, the mask might become so tightly stuck that they can’t remove it,” I said.

“Though no one can ever see it.”

She shook her head. “There must be people who can. Surely there must be, somewhere.”

“Yes,” she said quietly. “Maybe that’s true.” She gave a faint smile. “But even if a mask gets stuck and can’t be removed, that doesn’t change the fact that beneath it, the real face remains.”

Dưới đây là bản dịch của Nguyễn Thị Hải Hà. Bạn đọc thông cảm nếu thấy bản dịch vụng về. Tôi dịch để giúp một số bạn không đọc thạo tiếng Anh.

Tất cả chúng ta, dù nhiều hay ít, đều mang mặt nạ.  Bởi vì không có mặt nạ thì chúng tha không thể sống còn trong thế giới bạo động này.  Bên dưới lớp mặt nạ ác quỷ là bộ mặt tự nhiên của thiên thần, bên dưới lớp mặt nạ thiên thần là bộ mặt của ác quỷ.  Không thể nào chỉ có bộ mặt này mà không có bộ mặt kia.  Bản chất của chúng ta là như thế.  Đó cũng là tính chất bộ nhạc kịch Carnaval của Schumann.  Ông ấy có khả năng nhìn thấy nhiều bộ mặt của nhân loại – mặt nạ và mặt thật – bởi vì ông ấy có một tâm hồn bị phân cách rất sâu xa, là một người sống trong cái khoảng cách cứng ngắc và chật chội giữa hai bộ mặt, mặt thật và mặt nạ.

. . .

Có lẽ điều cô ấy thật sự muốn nói là cái mặt nạ xấu xí đi đôi với khuôn mặt xinh đẹp nằm bên dưới cái mặt nạ, và ngược lại, một cái mặt nạ xinh đẹp đi với khuôn mặt xấu xí.

“Với một số người, mặt nạ có thể bị dính chặt đến độ họ không thể tháo nó ra,” Tôi (nhân vật xưng tôi trong truyện Carnaval) nói.

Ý nghĩ này đeo đẳng tôi lúc ấy.  Có lẽ cô ấy đang nói đến một vài khía cạnh về tính tình của cô ấy.

“Vâng,” cô nói nhỏ nhẹ.  “Có lẽ đúng như vậy.”  Cô thoáng mỉm cười.  “Nhưng, nếu như cái mặt nạ dính chặt quá đến độ không thể tháo ra, điều này vẫn không thể thay đổi một sự thật là đằng sau lớp mặt nạ, cái mặt thật thì vẫn là mặt thật.”

“Mặc dù không ai có thể nhìn thấy nó bao giờ.”

Cô lắc đầu.  “Sẽ có người nhìn thấy.  Chắc chắn là sẽ có, ở đâu đó.”

Cũng giống như tuyển tập truyện ngắn của Haruki Murakami trước đây, chỉ vài ngày sau khi sách chính thức phát hành thì tôi nhận được sách thư viện cho mượn. Trước khi sách về thì tên tôi sắp hàng thứ nhì trong số danh sách người chờ được mượn sách, nhưng có lẽ vì thư viện mua nhiều quyển nên người thứ nhất và người thứ nhì đều nhận được sách cùng một lúc.

Tuyển tập truyện ngắn này rất hay. Hầu như truyện nào cũng để lại một ấn tượng tốt, khiến tôi không khỏi gật gù công nhận ông là nhà viết truyện tài hoa. Cách viết truyện hoang đường (fantasy) của Murakami rất đặc sắc, tôi dám bạo gan quả quyết ông là một trong những nhà văn viết truyện hoang đường hay nhất trên thế giới hiện nay.

Tôi trích một hai đoạn trong truyện Carnaval vì nó có liên quan đến mặt nạ, coi như để dành, vì không kịp để ghép vào bài sưu tầm và tổng hợp đã viết xong. Thật ra, truyện mà tôi thích nhất trong tuyển tập truyện ngắn này là truyện “Charlie Parker Plays Bossa Nova.” Không thích nó nhất vì nội dung của truyện mà vì cách dựng truyện hoang đường của tác giả.

Nhân vật xưng Tôi, (khiến người đọc nghĩ nhân vật là Murakami, trong bài này tôi sẽ dùng Murakami thay vì nhân vật tôi nghe dài dòng) bịa ra một câu chuyện. Đó là một bài review về một đĩa nhạc Charlie Parker trình diễn nhạc jazz theo phong cách Bossa Nova. Murakami gọi Parker bằng nickname Bird. Bài review nhạc được viết vào thời điểm 1963, mà Bird đã chết (hay biến mất) vào năm 1955. Murakami bịa cả buổi trình diễn được thu vào đĩa nhựa có tựa đề, Charlie Parker Plays Bossa Nova. Đĩa nhạc có 2 mặt. Mặt A có bài đầu tiên tựa đề là “Corcovado.” Murakami bịa hay quá nên bài được trả tiền, dù ông chủ báo nhận ra đây là bài review hoàn toàn bịa.

Nhiều năm sau, Murakami, trong một buổi tối lang thang lạc vào một tiệm bán đĩa nhạc thì thấy đĩa nhạc “Charlie Parker Plays Bossa Nova.” Murakami nghĩ thầm bài review mình viết là chuyện bịa vậy thì có lẽ sau đó có người dựa vào truyện bịa làm ra đĩa nhạc này. Giá đĩa nhạc hơi đắt nên Murakami không mua tối hôm ấy. Sáng hôm sau, Murakami trở lại tiệm bán đĩa nhạc thì tìm không ra đĩa nhạc. Người chủ tiệm cả quyết ông ta không có đĩa nhạc mang tên như vậy bao giờ.

Nhiều năm sau nữa, Murakami nằm mơ thấy Bird trình diễn bản “Corcovado” chỉ riêng cho mỗi mình Murakami nghe. Bird bảo rằng để cảm ơn Murakami đã “cho” Bird được trình diễn Corcovado sau khi Bird đã chết. Trong lúc xem Bird trình diễn Corcovado, Murakami ngửi thấy mùi cà phê và biết mình đang nằm mơ.

Ngoài sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng về âm nhạc, jazz cũng như cổ điển Tây phương, khiến truyện hấp dẫn, cái cách Murakami biến chuyện bịa thành chuyện thật, và từ thật thành không thật, thật thành mơ, mơ như thật làm tôi không thể ngừng nửa chừng. Vẫn chủ đề cũ nhưng đọc vẫn còn quyến rũ như mới đọc lần đầu. Ngoài ra, thỉnh thoảng tôi thấy vài câu hay ở những truyện ngắn khác.

“Your brain is made to think about difficult things. To help you get to a point where you understand something that you didn’t understand at first. And that becomes the cream of your life. The rest is boring and worthless.” (Cream)

“Loving someone is like having a mental illness that’s not covered by health insurance.” (On a Stone Pillow)

16 thoughts on “Mặt nạ trong Carnaval của Murakami”

  1. “Beneath an evil-spirit mask lies the natural face of an angel, beneath an angel’s mask lies the face of an evil spirit. It’s impossible to have just one or the other. That’s who we are.”

    So true!
    In a way, Mai nghĩ đó là nhị nguyên, không có cái này thì không có cái kia, không có tối thì không thể có sáng, không có đêm thì không thể có ngày….

    How can I be substantial if I do not cast a shadow? I must have a dark side also if I am to be whole.
    (Carl Jung)

    Liked by 2 people

    1. Cám ơn Mai. Mai giàu suy nghĩ nên viết gì cũng khiến người đọc phải suy nghĩ. Câu văn của Murakami khiến người đọc nghĩ rằng, hình như ông mặc nhiên, ác quỷ và thiên thần đều là mặt thật. Đây là hai cái form(s) hay layer(s) trong những cái forms hay layers thật nhất, căn bản nhất. Những cái layers này có thể đặt chồng lên nhau, nhưng không thể kết hợp hay trộn lẫn với nhau. Càng nghĩ càng thấy phức tạp. Hà cũng nghĩ như Mai nghĩ. Cuộc đời bao gồm triết lý nhị nguyên. Đêm và ngày. Ác quỷ và thiên thần. Sắc và không.

      Liked by 1 person

  2. Câu cuối dễ thương quá chị Hà ơi, khi so sánh tình yêu với bênh tâm thần, và không được bảo hiểm chi trả.
    Chị có đồng ý với tác giả không?

    Liked by 1 person

    1. Khi đọc đến câu này, chị để ý vì thấy nó ngộ nghĩnh khá khôi hài. Nếu bảo rằng tình yêu là một hình thức của bệnh tâm thần, thì có lẽ, nếu người đọc fix cái ý nghĩ vào chữ bệnh như một cái gì hư hỏng, không bình thường sẽ thấy khó chịu. Tình yêu cũng là một trạng thái như các trạng thái khác của tâm hồn, như đam mê cao độ, như ảo tưởng, hay trầm cảm cao độ. Ông viết như thế thì cũng có phần đúng. Nếu chỉ nói người này bệnh tương tư hay thất tình thì bảo hiểm không chi trả, nhưng nếu bảo rằng người tương tư bị trầm cảm, hay có những hành vi bất thường, rối loạn tâm lý thì bảo hiểm chi trả.

      Đồng ý một phần nào.

      Like

  3. E cũng đọc được đâu đó rằng mỗi người trong cuộc đời đều mang nhiều mặt nạ khác nhau. Mặt nạ ở đây ví như người đó đóng các vai trò khác nhau như: người cha, người bạn, người chồng, người nhân viên, …

    Liked by 1 person

  4. Cám ơn bài dịch của vô Tám ạ!
    Tác phẩm này được Haruki Murakami viết trực tiếp bằng tiếng Anh phải không cô? Không biết bao giờ mới có bản tiếng Việt và Nhật nữa! Mong chờ quá!

    Liked by 1 person

    1. Cô đã mang trả quyển sách lại cho thư viện, nhưng nhớ là quyển sách do Philip Gabriel dịch. À, quyển này đã được xuất bản ở Nhật năm 2020 với tựa đề “Ichininsho Tansu” nhà xuất bản Bungei Shunju Ltd., Tokyo, in 2020 (cô xem tài liệu ở thư viện.)

      Liked by 1 person

          1. dạ vâng cô ạ! Thực ra con vẫn mong bản Việt thay vì đọc và review khi đọc bản Nhật. Mà bản Việt thì chắc phải chờ rồi, vì sách của HM trông thế chứ ở Việt doanh số không được cao lắm ạ 😦

            Liked by 1 person

              1. Cháu cũng thích những truyện ngắn của HM, dù là những truyện trước đây – khi ông ấy mới bắt đầu viết và còn ở Nhật, hay sau này khi đã sang định cư ở Mỹ. Nó ngắn gọn, vừa đủ khiến người ta thấy thú vị, tò mò, cũng không quá lê thê khiến người đọc mệt mỏi. Cảm xúc “thổi” vào từng truyện cũng ko quá tiêu cực, mà có khi lại vui tươi :))

                Liked by 1 person

                  1. Dạ theo cháu nhớ là thời điểm giữa thập niên 80 là ông ấy bắt đầu rời Nhật và đi du lịch nhiều nước ở phương Tây một thời gian, sau đó ở lại Mỹ và giảng dạy cho trường đại học nào đó. Cho đến giữa thập niên 90 thì trở lại Nhật. Cháu nhớ có lúc đọc tác phẩm Ngầm (Underground) thì tác giả có nhắc đến việc này. Còn hiện tại thì chắc là ông ấy đang sống ở Nhật ạ!

                    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s