Rừng mùa đông

Kỵ mã cho ngựa đi dạo chung quanh trại nuôi ngựa

Hình ảnh một cô gái cưỡi ngựa luôn làm tôi cảm phục. Nó gợi trong lòng tôi chút gì đó vừa hào hùng vừa lãng mạn. Làm tôi nhớ đến những câu hát trong bài Kẻ Ở (Nguyễn Đình Tiên, Cung Tiến).

Ngựa chị dừng bên thác trong veo.
Lòng chị buồn như nắng qua đèo.
Nơi đây lá giạt vương chân ngựa
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo.

Bạn đừng tưởng tôi đang ngựa lạc rừng hoang nha. Tôi đang đi dọc theo bờ kênh D&R, song song với đường xe ô tô. Đường làng, xe chạy chậm thôi nhưng vẫn có đường xe chạy. Và cũng có hươu nai ngóng cổ nhìn người đi dọc theo bờ kênh.

Chắc nai đang thắc mắc sao họ không giống mình

Bây giờ trời đã khá lạnh so với sức chịu đựng của người già; tuy vậy cuối tháng 12 mà trời chưa có tuyết (dù ngày nào cũng mưa, hoặc âm u không có nắng) thì có thể nói là vẫn còn may lắm rồi, kêu ca gì nữa. Cây lá rụng hết, cảnh vật trở nên trơ trụi, ảm đạm, như làm tăng thêm cái lạnh. Nhưng nhờ cây lá rụng hết mà tôi có thể nhìn thấy bên kia bờ kênh có những nông trại, và trại nuôi ngựa. Đó là lý do mà tôi thường gặp những bãi phân ngựa khổng lồ dọc theo đường đi bộ. Theo đúng nguyên tắc là người nào dẫn chó đi thì phải hốt phân chó. Người nào cưỡi ngựa thì phải hốt phân ngựa. Nhưng ai có thể bắt buộc người ta tuân thủ những nguyên tắc này chứ?

Trở lại với bài hát Kẻ Ở. Bạn có thắc mắc là tại sao nhân vật trong bài thơ lại là người phụ nữ, cỡi ngựa băng rừng núi để đi đâu, làm gì, tại sao lại nhắn gửi với người em cũng là một cô gái? “Quê chị về xa mù dặm xa.” Cô gái đang trở về nhà chồng, xa rời nhà cha mẹ ruột? Nếu về nhà chồng sao lại hỏi em mình có gửi gì không? Phải chăng nàng mang tâm sự giống như người trong Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính:

Cậy em em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn mẹ già em thương.

2 thoughts on “Rừng mùa đông”

    1. Cháu hỏi thật là “good question.” Cô không biết câu trả lời. Theo cô nhớ (óc già hay quên chi tiết) người mình có câu ca dao. “Cậy em em ở lại nhà. Vườn dâu em hái, mẹ già em trông.” Cô đã viết như thế, nhưng khi cô dùng google để kiểm lại thì thấy hai câu bắt đầu trong bài Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính, đã dùng chữ ‘đốn’ thay vì chữ ‘hái.’

      Cô đoán cây dâu trong bài này là cây dâu người ta hái lá cho tằm ăn. Cô chưa hề gặp cây dâu cho tằm ăn này ở Việt Nam. Sau này cô thấy người ta dịch cây mulberry là cây dâu tằm. Cô không biết mulberry với cây dâu người ta hái lá cho tằm ăn có là một loại hay không. Cây mulberry có thể cao tới ngực, nhưng trong rừng cô thấy có nhiều cây mulberry cao lớn, có tán rộng ra, cỡ 6 hay 7 mét.

      Cô cũng tự hỏi tại sao cụ Nguyễn Bính dùng chữ đốn. Cây mà đốn rồi làm sao có lá dâu cho tằm ăn nữa? Có lẽ ai đó chép lại sai chăng?

      Like

Leave a Reply to Bà Tám Cancel reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s