Nhật ký đọc 1

Không phải điểm sách, giới thiệu, hay phê bình. Tôi chỉ muốn ghi lại vài hàng về những gì tôi đọc trong ngày, hay trong tuần, mà tôi thấy đáng chú ý.

Mấy hôm trước thấy có tin Joan Didion qua đời. Dù bà rất nổi tiếng nhưng tôi không nhớ đã đọc tác phẩm nào của bà. Tuy vậy trong số phim mà bà viết hay viết chung với người khác, tôi thấy có ba tựa đề tôi biết và thích. “Up close and personal,” “True Confessions,” và “A Star is born.” Phim đầu, có Robert Redford và Michelle Pfeiffer khá cảm động. Phim thứ hai có Robert DeNiro và Robert Duvall, có chiều sâu, khiến người xem suy nghĩ. Phim thứ ba tôi xem bản phim cũ không phải phim có Cooper và cô ca sĩ hay làm chuyện ngược đời. Joan Didion có một câu trích dẫn tôi đọc một lần là nhớ ngay và thỉnh thoảng tự nhắc mình vì sao mình viết. “We told ourselves stories in order to live.” Bà dùng câu này để mở đầu bài phóng sự “The White Album.”

Tôi chọn quyển The Next American Essay do John D’Agata biên tập vì có một bài essay của bà Didion. “The White Album” khá dài. Chữ essay ở đây không có nghĩa là một bài tiểu luận viết theo lối nghiên cứu, có cấu trúc chặt chẽ. The White Album gần giống như một bài phóng sự, viết về ban nhạc The Doors. Những trang đầu bà kể về quá khứ của bà, có một thời gian bà bị bệnh tâm thần rất nặng. Joan Didion là một trong những người đầu tiên đã lên tiếng, cho rằng năm người bị kết án xâm phạm tình dục người phụ nữ chạy bộ trong Central Park bị hàm oan.

Tôi cũng mang về một quyển rất dày, tổng hợp nhiều bài essay của bà Didion. Để đó từ từ tôi sẽ đọc tới. Cũng trong quyển The Next American Essay, tôi chú ý đến một bài essay khác của Anne Carson. Bài “Kinds of Water.” Tôi chú ý đến bài này vì hai điểm chính. Đây là một bài travel writing, bút ký về du lịch, hay du hành ký, thể loại tôi rất ưa chuộng. Bà viết theo hình thức nhật ký. Ngày nào, bà đi đâu. Đặc biệt, ở mỗi đoạn ngắn sau tiêu đề địa danh và ngày tháng, bà có một đoạn văn ngắn hay một bài haiku. Tôi chưa tìm hiểu tất cả các tác giả bà Carson trích đoạn nhưng một số tên tác giả của haiku là người Nhật. Tôi thấy có Tanizaki, Basho, Zeami và Mitsune tôi biết chắc chắn là người Nhật. Văn Nhật và thơ haiku cũng là thể loại tôi ưa thích. Bà Carson kể lại chuyến hành hương đến Santiago, trung tâm hành hương của Spain trong bài “Kinds of Water.” Bài dài 35 trang nhưng tôi đọc không chán, thật sự bị cuốn hút với suy nghĩ của bà.

Có vẻ như những đoạn văn hay thơ bà Carson trích dẫn, đặt ở đầu mỗi đoạn nhật ký du hành, là đoạn văn bà thích và có thể nó khiến bà suy nghĩ, nhưng không nhất thiết có liên hệ với đoạn nhật ký du hành bà viết trong ngày hôm ấy.

Trang 185. Buergete. 22nd of June

unmoved the melons
don’t seem to recall
a drop
of last night’s downpour
– SODO

Những quả dưa không nhúc nhích
như không nhớ
dù chỉ một giọt
của cơn mưa ào ạt đêm qua
[…]

Pilgrims were people who figured things out as they walked. On the road you can think forward, you can think back, you can make a list to remember to tell those at home.

Người hành hương là người khám phá và hiểu thấu sự việc trong lúc họ đi bộ. Trên đường, bạn có thể suy nghĩ đến phía trước, có thể suy nghĩ về phía sau, có thể làm một danh sách những chuyện dọc đường để nhớ khi về nhà sẽ kể.

Cách dùng chữ và nội dung khiến tôi nghĩ Sodo là nhà thơ Nhật, nhưng tôi không biết chắc.

p. 195. Castrogeriz – 4th of July

I will gaze at the moon
and cleanse my heart
– ZEAMI

Tôi sẽ nhìn vầng trăng
và tẩy trần tâm tôi

[…]
Pilgrim is like a Noh play. Each one has the same structure, a question mark.

Cuộc hành hương cũng giống như vở kịch Noh. Mỗi bên đều có cấu trúc, đều có dấu hỏi.

p. 216. Compostela – 26th of July

The eye you see isn’t
an eye because you see it
it’s an eye because it sees you
– MACHADO

Con mắt bạn nhìn thấy không phải
Là con mắt vì bạn nhìn thấy nó
Nó là con mắt bởi vì nó nhìn thấy bạn

[…]

How is a pilgrim like a Noh play? His end is not the point. And yet it is indispensible, to the honor and to the shame.

Cuộc hành hương giống như vở kịch Noh như thế nào chứ? Sự kết thúc của (người hành hương/tác giả vở kịch) không phải là điểm chính. Tuy vậy, vẫn cần thiết phải có nó (sự kết thúc), cho cả điều vinh hạnh lẫn điều nhục nhã.

p. 218. Finisterre.

a dried salmon
a pilgrim’s gauntness
both in the coldest season
– BASHO

Cá hồi khô khan
Người hành hương cằn cỗi
Cả hai đều ở trong thời tiết lạnh nhất

Pilgrims were people who carried little. They carried it balanced on their heart.

Người hành hương không mang nhiều hành trang. Họ mang hành trang chỉ vừa phải trong tâm tư của họ.

Phần viết nghiêng là bản dịch của Nguyễn thị Hải Hà.

One thought on “Nhật ký đọc 1”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s