Nhật ký đọc 3

Tôi đọc quyển này trong hai buổi chiều, gián đoạn bởi cơm chiều. Kể từ khi ông được trao giải Nobel văn chương năm 2021 cho đến tuần vừa qua tôi mới mượn được sách ở thư viện. Lúc bắt đầu mượn thư viện chỉ có quyển này. Bây giờ thư viện có thêm hai quyển e-book khác.

Nhân vật chính của truyện tên là Yusuf. Bắt đầu truyện ở tuổi 12. Kết thúc truyện ở tuổi 18. Truyện xảy ra ở Tanzania, gần bờ biển miền Đông châu Phi vào thế kỷ 12. Văn của ông Abdulrazak Gurnah trong sáng, giản dị, và cách dùng chữ có vẻ Mỹ nhiều hơn Anh. Nhiều lần ông dùng câu “He ain’t your uncle.” Chữ ain’t hình như dùng nhiều trong văn viết của Mỹ hơn là của Anh. Tôi nói hình như vì tôi không chắc chắn.

“Paradise” hay “Thiên Đường” xuất bản năm 1994 ở New York, được đề cử cho giải Booker. Có lẽ vì xuất bản ở New York nên giọng văn có âm hưởng Mỹ chăng? Tôi thường cho rằng các nhà văn châu Phi thường có cách viết của người Anh. À, chẳng hiểu duyên may làm sao mà tôi lại đọc khá nhiều nhà văn châu Phi. Chinua Achebe, Chimamanda Ngozi Adichie, và bây giờ là Abdulrazak Gurnah. Cả ba tác giả này tuy là người châu Phi nhưng đều viết bằng tiếng Anh. Nhân vật Yusuf không khỏi khiến tôi nghĩ đến Ugwu trong quyển Half of a Yellow Sun của Adichie. Cả hai có một điểm chung là phải rời gia đình đi “ở đợ” khi còn bé. Bố Yusuf vì thiếu nợ một thương nhân giàu có không trả nổi nên gửi con đến ông lái buôn này, trước là làm con tin, sau là giúp việc, với hy vọng trừ nợ. Yusuf gọi ông chủ là chú (hay bác) nhưng thường bị Khalil, một người giúp việc khác cũng có thân phận trừ nợ như Yusuf, nhắc nhở rằng. “Mày phải gọi ông ấy là ông chủ (seyyid). Ông ấy không phải là chú của mày.” Nhắc như thế để Yusuf đừng tưởng bở mà quên đi cái thân phận tôi tớ của cậu bé.

Ông chủ vốn có nhiều tôi tớ nên đem Yusuf gửi cho một người lái buôn khác. Thay đổi chỗ ở, Yusuf được nhìn thấy những thay đổi của châu Phi vào thế kỷ thứ 12. Và mấy ông chủ lái buôn này cũng không tàn ác hay khắc nghiệt. Yusuf được học kinh Koran. Cậu bé nhờ có bề ngoài đẹp trai, và biết cách cư xử nên được lòng chủ.

Khi Yusuf lớn dần theo số tuổi, uncle Aziz, người chủ đầu tiên, mang Yusuf theo trên đường buôn bán. Aziz dẫn đoàn tùy tùng tiến sâu vào nội địa Phi châu, hướng về phía Congo. Mua ngà voi, da thú, và bán vải vóc, dụng cụ nông nghiệp, cuộc hành trình đường bộ này qua những thôn làng, bộ lạc. Có khi bị các lãnh tụ bộ lạc cướp mất hàng hóa. Yusuf, nhờ tướng mạo đẹp đẽ, tính tình điềm đạm, dễ gây lòng tin với các lãnh đạo bộ lạc (thậm chí làm con tin), giúp cho cuộc thương lượng dễ dàng hơn, nên được Aziz mến chuộng.

Vợ của Aziz, Zulekha, rất yêu mến, thậm chí si mê, tướng mạo Yusuf nhưng hắn lại phải lòng Amina, em gái của Khalil. Amina, cũng là một người giúp việc, để trừ nợ, từ khi 7 tuổi. Amina hầu Zulekha cho đến mười mấy tuổi (tôi nhớ là 16 tuổi khi đọc, nhưng bây giờ thì không chắc, có thể chỉ 12 hay 13 tuổi theo thói quen người châu Phi vào thế kỷ 12) thì trở thành vợ của Aziz. Cả Khalil và Amina đều được bãi bỏ số nợ, nhưng Khalil vẫn ở lại để giúp việc cho Aziz. Bố của Yusuf ở làng quê qua đời, mẹ của Yusuf cũng rời nhà đi đâu mất. Khi Yusuf được Aziz bãi bỏ nợ thì quân đội Đức bắt đầu đến Tazania thiết lập hệ thống cầm quyền cai trị.

Vào thế kỷ 12, Tanzania chưa trải qua chế độ thực dân. Yusuf, ở vị trí người giúp việc, quan sát các ông chủ, cho người đọc thấy tình hình chính trị của Tanzania nói riêng và Congo Phi Châu nói chung, dưới sự cầm quyền của những người giàu có doanh nhân hay địa chủ, Ả Rập và Ấn Độ, rồi sau đó là người Đức. Đức bắt đầu chiếm đất của người châu Phi lộ liễu hơn. Người dân bản xứ lúc bây giờ chưa có nhiều súng. Vài khẩu súng Aziz mua để bảo vệ đoàn tùy tùng trong lúc đi buôn bị người Đức tịch thu.

Truyện cho thấy, vào thế kỷ 12, chuyện đưa con đi giúp việc trừ nợ, một hình thức của mua bán nô lệ xảy ra rất bình thường. Nhiều khi người chức sắc trong làng, do nghèo đói thiếu ăn, có thể gom một số người làng, cả người lớn lẫn trẻ em, giao cho lái buôn, để những người này bị bán đi làm “nô lệ” ở nơi khác. Những người nô lệ này có khi được hết nợ và được trả tự do. Nhưng vì họ không còn người thân, không có nơi để trở về, họ vẫn ở lại với chủ.

Mzee Hamdani, người làm vườn của Aziz, được bà chủ Zulekha trả tự do, nhưng vẫn ở lại làm vườn. Khi Yusuf hỏi ông ta vì sao đã được trả tự do mà không nhận sự tự do này thì Mzee Hamdani trả lời:

“They offered me freedom as a gift. She did. Who told her she had to offer? I know the freedom you are talking about. I had that freedom the moment I was born. When these people say you belong to me, I own you, it is like the passing of the rain, or the setting of the sun at the end of the day. The following morning the sun will rise again whether they like it or not. The same with freedom. They can lock you up, put you in chains, abuse all your small longings, but freedom is not something they can take away. When they have finished with you, they are still as far away from owning you as they were on the day you were born. Do you understand me? This is the work I have been given to do, what can that one in there offer me that is freer than that?”

“Yusuf thought it was the talk of an old man. No doubt there was wisdom in it, but it was a wisdom of endurance and impotence, admirable in its way perhaps, but not while the bullies are still sitting on you and releasing their foul gases on you. He kept silent, but he saw that he had saddened the old man, who had never spoken so many words to him before, and now probably wished he had not.”

Hai đoạn văn trích từ trang 223-4.

2 thoughts on “Nhật ký đọc 3”

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s