Nhật ký đọc 9

Tôi đọc vài quyển sách thú vị. Hai quyển non-fiction là:

“A Beginner’s Guide to Recognizing Trees of the Northeast” của Mark Mikolas và “A History of Birds” của Simon Wills.

Và một quyển tuyển tập truyện ngắn “The Big Book of Classic Fantasy” do Ann Vandermeer và Jeff Vandermeer biên tập.

Quyển của Mark Mikolas hướng dẫn cách nhận ra các loại cây ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ bằng cách nhìn lá, vỏ cây, hình dáng của cây, đặc biệt là vào mùa đông. Quyển sách cũng đưa ra cách so sánh để phân biệt cây, nhất là khi chúng giống na ná với nhau. Quyển sách viết đơn giản, có kèm hình ảnh rất hữu dụng cho những người mới bắt đầu nhận diện cây cối chung quanh.

Thí dụ như: có ba cây có nhánh, và lá đối xứng với nhau. Đó là cây ash, cây red maple, và cây sugar maple. Cây red maple thì lá, nụ mầm, và hoa đều màu đỏ. Cây red maple có thể mọc gần mé nước, nhưng sugar maple thì gốc cây không chịu được nước ướt chân quanh năm. Red maple thì vỏ cây luôn có những vòng tròn đồng tâm rất dễ nhận ra. Cây beech có vỏ màu xám nhạt, vỏ mềm nên người ta thường khắc chữ lên cây. Đại khái là như vậy.

Quyển sách này chỉ có ích lợi cho những người tò mò về cây cối như tôi. Càng già tôi càng nhận ra mình hiểu biết rất ít với cuộc sống chung quanh tôi. Mình có thể ở một nơi nào đó vài chục năm mà sự hiểu biết về chung quanh chỉ giới hạn với những kiến thức học hỏi được trong vài năm đầu tiên. Tôi nhớ đến một người kỹ sư điện làm chung trong hãng xe lửa, cùng tầng lầu nhưng khác ban. Ông này người Do Thái, tên Mark, béo phì. Ông rất thông minh, giỏi ăn nói, chỉ nghiệt một điều là ông bốc mùi hôi nách nồng nặc khiến ai cũng lãng tránh ông. Ông có nói một câu mà tôi nhớ mãi. Có người nào đó muốn chứng minh quan điểm của ông ta trong một cuộc tranh luận với Mark đã nói, đại ý là ông ấy có kinh nghiệm ba mươi năm về vấn đề nào đó. Mark nói có chắc đó là kinh nghiệm ba mươi năm hay không hay chỉ là kinh nghiệm ông học được trong năm đầu tiên rồi lập lại ba mươi năm.

Tôi ở Mỹ bốn mươi năm. Đi rừng có lẽ cũng sáu năm. Hiểu biết về cây cối rất ít. Đọc quyển sách của Mark Mikolas biết thêm về một số cây, đồng thời cũng nhận ra những hiểu biết từ trước có thể là hiểu biết sai.

Có lần tôi nói cây American elm mùa đông không rụng lá, mà còn dính trên cành. Quyển sách của Mikolas nói thêm là cây sồi (oak) cũng vậy. Tôi đọc Wikipedia thấy cái cây American elm, Mikolas nói là cây beech. Bây giờ thì tôi ú ớ mù mờ, ai đúng ai sai? Còn cái cây trước giờ tôi vẫn tưởng là cherry thì Mikolas bảo là black birch. Trước giờ tôi vẫn có chút lo ngại, những gì mình tưởng mình đúng mấy chục năm chợt có một ngày nhận ra mình sai từ trong gốc.

Blue jay trong trời tuyết, chụp từ trong nhà xuyên qua mấy lớp kính của cửa sổ đầy bụi

Quyển sách của Simon Wills viết về lịch sử của chim, có cho vài câu chuyện thú vị về chim jay. Thí dụ như “Đây là loại chim có thể học được vài điệu nhạc, nhái được vài tiếng đơn giản của loài người.” Chim jay ồn ào lắm. Chúng có chừng ba hay bốn cách kêu hót, để kêu gọi đồng bọn có thức ăn, báo động có nguy hiểm, cãi nhau chí chóe, hay ríu rít thân thiện. Đây là nhận xét của tôi.

Goeffrey Chaucer, trong The Canterburry Tale so sánh chim jay với loại chim biết nói như quạ, sáo. Vào thời Tudor, những năm 1700, chim jay bị tàn sát hằng loạt vì tội ăn cây trái mùa màng như đậu và cherry. Mùa xuân khi chúng họp chợ thì người ta bảo là lúc jay mariage. Tiếng chim jay dù kêu cách xa hằng trăm bước người ta vẫn có thể nhận ra được vì nó rất chát chúa.

Quyển tuyển tập truyện ngắn Classic Fantasy có nhiều truyện ngắn rất hay. Tôi chưa đọc hết, chỉ mới đọc chừng chục truyện.

7 thoughts on “Nhật ký đọc 9”

  1. “Mark nói có chắc đó là kinh nghiệm ba mươi năm hay không hay chỉ là kinh nghiệm ông học được trong năm đầu tiên rồi lập lại ba mươi năm.”
    Câu nói của ông Mark hay quá cô Tám ơi.

    Liked by 1 person

  2. Ông Mark kia nói đúng quá cô ạ. Bởi vậy chúng ta nên tiếp tục trau dồi học hỏi dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đồng thời sẵn sàng phá đi cái đã biết để đưa cái mới vào (cháu nghĩ đây là công đoạn rất khó vì người ta rất hiếm khi tự nhận rằng mình biết chưa đủ hoặc hiểu biết sai). Anyway, cháu ko biết gì về chim hay cây cối cả, đoạn chim Jay thì đợt cháu ở nhà bố mẹ chồng, bố chồng cháu để sẵn nước và thức ăn cho tụi chim Jay. Hầu như hôm nào trời đẹp là chúng nó đến rồi hò hét í ới, bố lại bảo “bird show” cháu nghe mà bật cười.

    Liked by 1 person

  3. Cây elm trong sân nhà cháu cũng có một cây, cháu tra dịch là cây du. Không biết có phải “cây du” trong Nam Hoa Kinh mà Trang Tử nhắc không, nhưng lần đầu tiên “gặp gỡ” cháu cũng kiểu: ‘Ồ hóa ra đây là nó.” Đúng là mùa này vẫn có đám lá khô nguyên trên cây không rụng xuống thật, nhưng chỉ 1 đám nhỏ thôi. Cháu mới sang nên cũng thích tìm hiểu về cây, thế là tìm được cái app mà mình chụp ảnh cây rồi app sẽ hiện tên cây, family, đặc tính cây cho mình cô ạ. App tên là PictureThis ạ (nếu cô hứng thú hì hì). Nhưng mà đọc sách có cái hay riêng, chắc cháu cũng tìm 1 cuốn.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s