Báo New York Times hôm nay có một bài viết về bún đậu mắm tôm. Chủ tiệm là đôi vợ chồng. Vợ là người Việt, tên Nhung Đào. Quán tên “Mắm” ở đường Forsyth New York City. Không có điện thoại. Cả hai vợ chồng đều nấu bếp. Mới mở hồi tháng Hai, ba ngày một tuần. Quán nhỏ hẹp, có bàn, có chỗ cho chừng 19 người ăn. Trước quán, đặt sát vào tường có bàn nhỏ và ghế đẩu bằng nhựa, giống kiểu Việt Nam. Phải chờ một thời gian nữa mới biết người Mỹ địa phương có yêu mắm tôm hay không. Thấy ảnh có cả lòng heo, dồi tiết. Bún, đậu chiên, chả cá chiên, thịt heo luộc, rau thơm có tía tô, kinh giới và vấp cá. Bún thì họ nhồi nén chặt, cắt thành khối vuông. Tôi đoán có lẽ luộc bún quá cữ nên bún bị nhão, họ làm thành khối luôn.

Tôi kèm cái link nhưng không chắc là các bạn đọc được, vì đôi khi báo đòi phải là độc giả có subscription.
https://www.nytimes.com/2023/04/18/dining/restaurant-review-mam-vietnamese-food.html
Bún trong món bún đậu mắm tôm là bún lá, thường 1 miếng bún lá sẽ được cắt làm 1-3 miếng nhỏ hơn cô ạ, nó sẽ có hình tương tự như trong hình trên bài của cô. Còn bún chả sẽ ăn với bún rối, bún sợi dài rối tung beng. Nên cháu nghĩ là quán họ làm đúng loại bún của món bún đậu mắm tôm rùi chứ không phải là bún bị nhão rùi ép lại thành khuôn đâu ạ.
LikeLiked by 3 people
Cám ơn cháu giải thích cho cô biết thêm về bún lá. Thì ra cô nghĩ sai cho chủ quán, thật là có lỗi. Khi cô đi chơi Sài Gòn năm 2019 cô thấy có nhiều quán bún đậu nhưng chưa ăn thử, một phần vì cô nghĩ món này có thể tự làm ở nhà. Món này nếu muốn sang, đắt tiền thì cũng khá đắt tiền, bởi vì món dồi nhồi tiết và ruột non luộc.
LikeLiked by 1 person
Không biết ở bên đó như thế nào nhưng ở Nhật thường khi ăn quán Việt, họ không có bún tự làm, toàn dùng bún khô rồi luộc lên thôi ạ. Tuỳ cách ăn của mỗi nơi, cháu thấy ngoài quán Việt họ thường để bún rối, nếu bún rối thì chỉ cần luộc lên cho nó tơi mềm vừa đủ, tránh không bị nát là có thể ăn được. Còn nếu làm kiểu bún ép thành khuôn thì chưa thấy nơi nào làm ạ. Ở nhà cháu tự làm món này ăn thì đúng là nếu hai loại bún phải làm khác nhau một chút, bún rối thì chỉ cần luộc đủ thời gian, bún muốn ép thì nên luộc lâu hơn, quá lửa một chút nữa (thêm 1-2 phút) rồi đổ ra làm cho ráo nước, để vô túi zip sau đó chèn vật nặng lên nó mới khuôn được đó cô.
LikeLiked by 2 people
Cám ơn cháu. Nay cô biết thêm được món bún ép. Cô cũng biết thêm món bún mà cô thường làm được gọi là bún rối. Ở Mỹ vùng cô ở cũng chỉ dùng bún khô luộc, cũng khá giống bún tươi. Người Việt ở Mỹ lâu năm, chuyện nấu ăn thường thay đổi biến chế cho dễ dàng, nhanh chóng.
LikeLiked by 1 person
Dạ, chính vì ở nước ngoài nên món gì cũng phải mày mò tự làm mãi thành quen ạ
LikeLiked by 1 person
Con không có tiền nên đọc trên NYT dùng extension ““` Bypass Paywalls` dùng cho Chrome (Search Google để biết thêm). Ai không có tiền có thể tham khảo để đọc. Bài viết trên NYT khá chi tiết. Có điều con thấy món này ở VN không được vệ sinh á cô Tám.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn cháu chỉ cách bypass paywalls. Báo NYT cho đọc không đòi tiền mỗi tháng hay mỗi tuần (cô quên mất) chừng năm lần. Tiền đọc báo thật ra cũng rất rẻ, chỉ có 1 đô la mỗi tuần, nếu mình đặt mua báo dài hạn, 6 tháng, 1 năm. Họ có cho mình đọc tự do chừng vài tháng nếu mình đồng ý sau đó sẽ mua dài hạn. Tờ báo này có uy tín, nên cô cũng muốn đặt mua dài hạn, để tờ báo tồn tại. Cô thật sẽ rất buồn nếu những tờ báo có uy tín như báo này bị đóng cửa.
LikeLiked by 1 person
Mắm tôm thì cô không biết người Mỹ có ăn được không. Còn các món nội tạng thì người Mỹ không ăn. Tiết họ cũng không ăn. Mắm tôm, rau sống nếu không cẩn thận có thể gây khó khăn cho người ăn. Đậu chiên, bún luộc, thịt heo luộc khá an toàn. Nội tạng và thịt heo luộc có thể gây ra mỡ máu, nhiều người cũng kiêng ăn. Thật ra nhiều khi mình không thấy hay không biết nên ăn chứ đâu biết nhà hàng làm có vệ sinh hay không và vệ sinh đến cỡ nào. Nhà hàng ở Mỹ thỉnh thoảng người ta đi kiểm soát, phạt nếu không theo đúng nguyên tắc, luật lệ vệ sinh. Thậm chí, nếu có tờ báo nào lôi ra những cái kém chất lượng, thiếu vệ sinh, là nhà hàng chỉ có nước đóng cửa.
LikeLiked by 2 people
Ở HCM cháu đi ăn các quán bún đậu quán nào cũng để khối giống vậy đó ạ. Dạng tơi ra thì cháu chưa thấy, nhưng tìm trên google vẫn có, cháu nghĩ là tuỳ nơi người ta trang trí mẹt bún khác nhau.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn cháu. Cô mới thấy trên báo món này lần đầu, nên ngạc nhiên là bún được cắt thành khối. Như vậy cũng rất dễ ăn, dễ gắp.
LikeLiked by 1 person
Đúng rồi ạ, mà linh hồn món này theo cháu nằm ở đồ ăn kèm như chả, đậu hũ, thịt luộc (thịt được bó chặt bằng chỉ rồi luộc lên và cắt khoanh để dùng, có nơi họ còn dùng chân giò), và đặc biệt là mắm tôm á. Nếu cô Tám không chê mùi mắm thì hãy thử ăn một lần nhen. Ăn ở quán có một trở ngại là không biết rau người ra có làm sạch cho mình chưa, nên thường cháu mua về nhà để rửa lại rau hoặc ăn kèm rau có sẵn trong vườn.
LikeLiked by 1 person
Thế là cháu có vườn rau. Thích nhỉ. Chỗ cô ở nhiều cây cao, nhiều bóng mát nên khó trồng rau. Tuy vậy cô có một chậu rau húng lủi. Đậu hủ chấm mắm tôm thì cô biết. Mắm tôm vắt chanh đến sủi bọt. Lợn luộc chấm mắm tôm cũng biết. Lòng heo, dồi tiết cô được người chị và cô em của ông Tám làm cho ăn, ngon tuyệt vời, ngon ngất ngư, nên tóm lại tất cả những thứ trình bày trong bài cô biết mức độ ngon của nó. Có điều người già không nên ăn nhiều các món trên. Cô nhấn mạnh chữ nhiều. Ở nước ngoài được ăn món này dĩ nhiên rất khoái khẩu. Trong bài báo, giá tiền một phần ăn là 39 đô la, cộng thêm tiền típ, tiền nước uống, coi như ngót nghét 50 đồng mỗi người. Khá đắt.
LikeLiked by 1 person
Dạ. Chỗ cháu ở có một ban công nhỏ có nắng chiếu, cháu trồng trong mấy thùng xốp, lâu lâu sẽ có chút rau để ăn. 50 đồng cho một phần bún đậu là mắc hơn rất rất rất nhiều lần so với ở Việt Nam luôn. Giờ cháu mới biết là chi phí ăn uống cho một phần bún lại đắt đỏ vậy. Cảm ơn cô đã chia sẻ ạ.
LikeLiked by 1 person