Nghệ thuật là gì?

Trong phim The Fabelmans, cậu bé Sammy, người về sau trở thành Steven Spielberg, được giới thiệu đi gặp thần tượng đạo diễn phim John Ford. Sau khi chờ đợi khá lâu, John Ford bước vào phòng, và Sammy đứng dậy chào. Ông Ford là người chỉ có một mắt, một bên mắt được che bằng một miếng vải đen, trông giống như một tên cướp biển trong điện ảnh thời xưa. Ông ta trông khá quạu cọ. Một ông già khó chịu. Ông hỏi Sammy:

“Cậu có biết nghệ thuật là gì không?”

Sammy ngập ngừng ấp úng một lúc vì không hiểu ông Ford muốn gì. Ông Ford chỉ vào hai tấm ảnh trên tường hỏi Sammy cậu nhìn thấy gì. Một tấm, tôi không còn nhớ trong tấm ảnh có gì, hình như một cỗ xe ngựa đang leo lên dốc nên đường chân trời ở phía trên tấm ảnh. Tấm ảnh còn lại có đường chân trời ở cuối tấm ảnh. Thấy Sammy không trả lời được hai tấm ảnh này cho thấy quan điểm về nghệ thuật như thế nào. Ông Ford vẫn bằng giọng nói gắt gỏng quạu cọ giải thích cách ghi nhận hình ảnh, trình bày ảnh trong mỗi khung phim. Tôi không nhớ nguyên văn, chỉ nhớ đại ý của câu chuyện, ông Ford nói.

Tấm ảnh thứ nhất có đường chân trời ở tít trên đầu tấm ảnh. Tấm ảnh thứ hai có đường chân trời ở dưới chân của tấm ảnh. Nếu đường chân trời nằm ở giữa tấm ảnh thì chẳng có gì hay ho, trông rất tầm thường, rất chán. Đó là nghệ thuật.

Đoạn này ở cuối phim, rất đáng tiền. Cả một bài học về framing bao gồm trong một đoạn phim ngắn ngủi. Phim khá hấp dẫn. Thu hút người xem từ đầu đến cuối chứ không phải là phim ca tụng thiên tài Steven Spielberg.

Từ dưới dốc nhìn lên thấy vạt hoa buttercups.

5 thoughts on “Nghệ thuật là gì?”

  1. Tình cờ Mai xem Fabelmans này khi trên máy bay đi California mấy tuần trước và rất cảm chiều sâu của nó về cả nghệ thuật lẫn tình người.

    Câu nói của John Ford về hai bức tranh với đường chân trời trên và dưới rất lý thú, khung cảnh của bức tranh thay đổi khi chân trời ở trên hay ở dưới, nếu là ở giữa thì tầm thường quá:
    “When the horizon is at the top, it’s interesting. When it’s on the bottom, it’s interesting. When it’s in the middle, it’s boring as shit! Got it?”
    làm phì cười nhớ hồi xưa học composition bố cục “rule of third” khi chụp hình. Nhưng có khi cần phá bố cục và đường chân trời cần đặt ngay ở giữa bức hình nếu cả phần trên lẫn phần dưới đều quan trọng (như khi chụp một cảnh phản chiếu trên nước, cả bầu trời rất đẹp và phản chiếu dưới nước cũng rất đẹp).

    Liked by 2 people

    1. Rules và guidance cũng chỉ là những điều trợ giúp người làm nghệ thuật ở mức độ nhất định. Những người làm nghệ thuật danh tiếng họ cũng phá lệ nếu họ thấy cần thiết. Câu nói của ông Ford Hà thấy rất thú vị, nhưng nghĩ cho cùng nó chỉ là suy nghĩ của ông, quan niệm về nghệ thuật của ông. Có lẽ cũng có nhiều người không nhất thiết là cùng quan điểm dù họ vẫn tôn trọng quan điểm của ông. Những người mới bắt đầu chạm vào công việc sáng tạo, như trẻ em vẽ tranh, không theo nguyên tắc luật lệ gì cả, mà vẫn có tác phẩm rất đáng yêu và đầy chất sáng tạo:-)

      Liked by 2 people

  2. Đọc bài này cháu lại nhớ hồi đầu năm đi học vẽ cũng có bài tập chọn bố cục nào ổn, bố cục nào không ổn. Và giống trong phim, thầy giáo cháu cũng bảo tranh nào có bố cục đều đều, chính giữa thì đó là bố cục không ổn, vì như vậy chán quá.

    Liked by 1 person

      1. Dạ, nếu dùng máy tính cháu thấy mọi người hay vẽ trên phần mềm photoshop luôn đó ạ. Còn cháu dùng iPad thì hay vẽ trên app Procreate.

        Like

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s