Ca sĩ: Nguyễn Hồng Ân. Tác giả: Thuận Yến
Anh gởi lại cho em một nửa vầng trăng.
Ca sĩ: Nguyễn Hồng Ân. Tác giả: Thuận Yến
Anh gởi lại cho em một nửa vầng trăng.
Đó là một bài hát với hình thức là một lá thư. Hay nói ngược lại, một lá thư được viết thành bài hát. Người ký tên dưới lá thư là Leonard Cohen. Tác giả đã dùng lá thư để kể một câu chuyện giữa ba người. Người nhận lá thư là một người đàn ông. Có thể là bạn, có thể là anh em, bởi vì có một câu trong lá thư, tác giả gọi người kia là “brother.” Người Mỹ có khi dùng chữ brother để nói về hay nói với một người đàn ông khác, nhưng không nhất thiết phải là anh em. Nếu người nhận lá thư này thật sự là anh hay em trai của người viết thư kể chuyện thì câu chuyện càng cay đắng hơn.
December, XXXX
Bạn thân mến,
Bây giờ là bốn giờ sáng, cuối tháng Mười Hai. Tôi viết thư thăm bạn để xem tình trạng của bạn có khá hơn chưa. Thời tiết ở New York lúc này rất lạnh, nhưng tôi thích nơi tôi đang sống. Ở trên đường Clinton người ta tổ chức biểu diễn nhạc suốt cả buổi tối. Tôi nghe người ta nói rằng bạn cất một căn nhà nhỏ ở giữa vùng sa mạc. Cuộc sống của bạn bây giờ chẳng tốn kém gì cả, tôi mong là bạn giữ tài liệu này.
Vâng, Jane đến nhà tôi và mang theo một lọn tóc của bạn. Nàng nói bạn xuống tóc thề thốt với nàng cái đêm bạn dự tính hoàn lương. Bạn có thực hiện dự tính ấy không?
Lần cuối cùng gặp bạn trông bạn già đi rất nhiều. Cái áo mưa màu xanh dương nổi tiếng của bạn đã sờn rách ở vai. Bạn đã ở nhà ga để đón tất cả mọi chuyến xe và bạn về nhà không mang theo Lili Marlene. Bạn đã đối xử tàn nhẫn với người tôi yêu như thể nàng chỉ là một mảnh vảy trong cuộc đời của bạn. Khi nàng trở về nàng không còn là vợ của ai cả. Tôi tưởng tượng bạn đang hối lỗi ngậm trên môi một đóa hồng. Lại thêm một tên trộm gầy gò sống cuộc đời rày đây mai đó.
Đang viết thư thì Jane thức giấc. Khi biết tôi đang viết thư cho bạn, nàng gửi lời hỏi thăm. Tôi biết nói gì với bạn đây, người anh em của tôi, kẻ giết người của tôi. Tôi có thể nói gì bây giờ? Tôi đoán là tôi nhớ bạn, và tôi tha thứ cho bạn. Tôi mừng là bạn đã chen vào cản đường tôi. Nếu bạn có bao giờ đến đây, để tìm Jane hay tìm tôi thì bạn nên biết là kẻ thù của bạn đang ngủ, và vợ của hắn thì hoàn toàn tự do.
Vâng, và cám ơn bạn, vì bạn đã lấy đi những chuyện khó khăn trăn trở trong mắt nàng. Tôi cứ nghĩ đó là chuyện kinh niên nên tôi đã không cố gắng để thay đổi.
Và Jane đến mang theo lọn tóc của bạn. Nàng nói bạn tặng cho nàng. Cái đêm mà bạn dự tính hoàn lương.
Thành thật,
L. Cohen.
Tôi luôn thích chuyện kể với hình thức lá thư (epistolary story). Và trên đây là câu chuyện do ông Cohen kể. Trong bài hát hôm qua tôi lấy tựa đề là “Hỏi Bạn” vì câu hỏi trong lá thư. “Did you ever go clear?” Lá thư viết như nói chuyện với những chữ đệm như “Well,” “Ah,” làm tôi suy nghĩ có nên dịch những chữ này không và dịch như thế nào. Cái tựa đề “The Famous Blue Raincoat” rất là mỉa mai. Famous, nổi tiếng, vì người mặc cái áo khoác đi mưa này mặc hoài cho nên thấy nó là biết người mặc áo. Nổi tiếng ở đây hàm ý nghèo, đói, lang thang, làm sao chuyển được cái ý mỉa mai ở đây? Keeping record, (giữ tài liệu) cũng hàm ý mỉa mai, cái kiểu làm chuyện lạ ngược đời nên được chú ý, nổi tiếng. Tên trộm gầy gò, tôi cố dịch chữ the gypsy thief. Gypsy là những người hát dạo bán rong, những người du mục. Họ bị nổi tiếng với nghề móc túi. Lá thư thật hay, với tôi, vì nó nói lên một tình cảm phức tạp, vừa yêu thương lại vừa thù ghét, vừa trách móc lại vừa xót thương. Ngôn ngữ chua cay được diễn tả bằng một giọng nói (thật ra là hát) đầy ngậm ngùi.
Nếu không rảnh để nghe hết bài xin nán lại một chút nghe tiếng kèn đồng.
Bốn giờ sáng tháng 12 ở New York trời lạnh…
Tôi tính làm ngơ bài này, vì sợ bạn chán, vì đã nhắc đến nó trước kia với tựa đề “Hãy dìu bước tôi cho đến cuối cuộc tình.” Tuy nhiên, Lea M. cô bạn tôi ở Texas bảo viết về bài này cho cô đọc. Bản này là một trong ba bản nhạc có chủ đề khiêu vũ của nhạc sĩ Leonard Cohen; tôi lựa ra từ lâu nhưng không biết viết gì. Có lẽ một vài dòng về background của nó là đủ rồi. Tiểu sử của bản nhạc thì xem ở Wikipedia. Bạn chẳng cần tìm kiếm biên khảo gì cho rắc rối, cứ đọc wikipedia là tìm ra được nhiều điều thú vị hay ho. Sau đó thì dịch ca từ để có bạn nào muốn thì đọc thêm cho biết. Đọc ca từ thì tôi sợ bạn chán. Còn dịch ca từ thì mất nhiều thì giờ và không dễ dàng gì. Và tôi, một bà già lẩm cẩm luôn luôn muốn ghi lại những suy nghĩ vụn vặt của mình về chuyện dịch.
Bài hát này được ông Cohen thâu âm từ năm 1984. Rất nhanh chóng nó được nhiều ca nhạc sĩ khác yêu thích. Nó gần như trở thành một bản nhạc căn bản (ai cũng thích cũng có lần trình diễn nó) của giới ca nhạc sĩ. Lúc tôi nghe điệu nhạc dìu dặt này tôi ngờ ngợ không biết nó là điệu nhạc gì (tại tôi lơ tơ mơ cái gì cũng không rành), phải Waltz không? Trong cái xập xình của nó có cái gì đó quen thuộc lắm. Thì ra, ông đã dựa trên điệu dân vũ Hy lạp “Hasapiko.” Nói thì chắc bạn sẽ nhớ liền cái kiểu khiêu vũ tập thể thường thấy trong các đám cưới (trong phim ảnh) hay tiệc tùng liên hoan trên các đảo Hy-lạp theo cái kiểu của anh chàng Alexis Zorba hay trong tiệc cưới của người Do Thái.
Mặc dù, bài hát này nghe như là một bài tình ca, nhưng ông Cohen cho biết cảm hứng để ông viết bài hát này phát xuất từ lò diệt chủng người Do Thái “Holocaust.” Khi người Do Thái bị đẩy vào lò hơi ngạt, thì đám sĩ quan Đức lại chọn ra một số người tù khác (cũng Do Thái) biết đàn, lập ra một ban tứ tấu hay ngũ tấu vĩ cầm (và dương cầm). Ban nhạc này phải trình diễn mua vui cho đám sĩ quan, trong lúc họ ăn tối hay tiệc tùng với nhau. Tiếng đàn vĩ cầm (hay dương cầm) cũng là tiếng nhạc đưa người vào cõi chết. Vì thế ông viết ra câu hát “Dance me to your beauty with a burning violin.”
“Dance me to your beauty with a burning violin,” meaning the beauty there of being the consummation of life, the end of this existence and of the passionate element in that consummation. But, it is the same language that we use for surrender to the beloved.
Khiêu vũ với tôi mừng vẻ đẹp của em qua tiếng réo rắt của vĩ cầm,” nghĩa là có cái đẹp trong sự chấm dứt của cuộc đời, trong cái cuối cùng của sự hiện hữu, và có tính chất đam mê trong sự hủy diệt. Nhưng đó cũng là cái ngôn ngữ chúng ta dùng để đầu hàng tình yêu.
Với tôi việc dịch bao giờ cũng đưa đến những suy nghĩ để nhận ra sự bất lực trong ngôn ngữ của tôi. Càng ngày, những ngữ vựng từ vựng của tôi càng suy tàn, rơi rớt dần dần. Ngay cả những chữ thật đơn giản của tiếng Anh như chữ dance hay chữ touch cũng làm tôi chập choạng. Dance là khiêu vũ. Người ta chỉ dùng một chữ đơn giản, mà mình phải dùng hai chữ lại vay mượn từ tiếng Hán Việt. Một chữ dance thôi là chúng ta có thể hình dung ra cả chục hành động, như bước tới, bước lui, bước ngang, bước ngắn bước dài, xoay, nhún, nhanh, chậm, giơ tay lên cao hơn đầu rồi cúi đầu đi qua như chơi trò chơi rồng rắn của trẻ con, lả lướt, quay cuồng, vân vân. Dùng chữ nhảy đầm thì không được thanh tao cho lắm.
Ông Cohen nói “dance me” sao không nói “dance with me,” hay nói “me dance,” hay nói “I dance.” Dance me khiến tôi nghĩ đến chữ dắt tôi, đẩy tôi, giúp tôi, bắt (buộc) tôi. Nó không phải là một hành động chủ động.
Trong bài hát có câu “touch me with your naked hand, touch me with your glove.” Đặt cục gạch ở đây để nhớ mà viết tiếp, vì tôi phải đi làm. Dưới đây là bản dịch của bài hát.
July 22, 2017 2:17PM Eastern Time viết tiếp
Làm biếng muốn bỏ luôn rồi, nhưng đã lỡ tuyên bố nên đành phải viết tiếp. Chữ touch, đơn giản là vậy nhưng tôi vẫn bí vì tôi không tìm được hay nghĩ ra chữ tôi muốn dùng. Chữ touch người Mỹ họ dùng sao nhiều nghĩa quá, có khi là chạm nhẹ, có khi là vuốt ve, có khi là sờ, rờ rẫm hay mân mê. Có khi tục có khi không. Touch có thể là chạm bằng lưng bàn tay, hay là lòng bàn tay. Khi ông nói “touch me with your naked hands” mình có thể cảm thấy cái ấm hay cái lạnh trên da dù không nói rõ là vùng da thịt nào mình vẫn cảm thấy có phần nào dục tính trong đó, nếu dùng chữ sờ thì hơi thiếu tình cảm dùng chữ ve vuốt thì e là quá đáng chăng? “Touch me with your gloves” làm tôi có cảm giác như cái bắt tay hay nắm tay nhưng không tháo găng tay. Êm ái nhưng xa lạ lạnh lùng chăng? Vậy đó, những câu đơn giản, nghe thì hiểu liền, tưởng tượng thì mỗi người mỗi khác, có găng tay hay không có găng tay, cái đụng vào, chạm vào, hay sờ vào đánh thức những cảm giác khác nhau trong tư tưởng người đọc. Tôi thấy hay nhưng không dùng chữ để diễn tả được.
Khiêu vũ với tôi, ca ngợi vẻ đẹp của em trong tiếng réo rắt của vĩ cầm. Cho đến khi tôi qua cơn hoảng hốt về đến nơi an toàn. Nâng tôi (nhẹ nhàng) như nâng một cành ô liu và làm con chim bồ câu dẫn đường cho tôi về nhà. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Ôi, hãy để tôi được nhìn vẻ đẹp của em khi nhân chứng đã ra đi. Hãy để tôi cảm nhận được sự di chuyển của em như người ta từng làm như thế ở Babylon.
Hãy chỉ cho tôi những điều tôi chỉ biết ít ỏi. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Khiêu vũ với tôi đến lễ cưới ngay bây giờ, và không ngừng. Khiêu vũ với tôi thật dịu dàng và thật lâu dài. Chúng ta đều cùng ở bên dưới. Và cùng ở bên trên tình yêu của chúng ta.
Khiêu vũ với tôi chào đón những đứa con cầu xin được sinh ra. Khiêu vũ với tôi xuyên qua bức màn nơi chúng ta đã hôn nhau. Dựng cái lều để trú ẩn bây giờ dẫu rằng đường kim mối chỉ đã sờn. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Khiêu vũ với tôi ca ngợi vẻ đẹp của em trong tiếng réo rắt của vĩ cầm. Cho đến khi tôi qua cơn hoảng hốt và đến nơi an toàn. Vuốt ve tôi bằng bàn tay trần và vuốt ve tôi khi mang găng tay. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Lần đầu tiên nghe bản nhạc này tôi thấy có cái gì đó lạ lạ, khác với những bản nhạc của Leonard Cohen. Thử tìm qua Youtube và Wikipedia tôi mới biết ông không là tác giả của bài hát này. Đây là một bài hát nổi tiếng của Doc Pomus and Port Shuman, hai nhạc sĩ của ban nhạc The Drifters. Ca sĩ chính hát bài này là Ben E. King. Bản nhạc ra đời từ năm 1960. Sau đó có rất nhiều người đã hát bản này, kể cả ca sĩ Pháp, Dalida.
Theo Wikipedia, Doc Pomus thuở nhỏ bị bệnh Polio, bị liệt chân phải ngồi xe lăn. Ngày cưới của ông, cô dâu Willi Burke, vốn là nữ vũ công và là diễn viên của nhạc kịch Broadway, Pomus ngồi nhìn cô dâu khiêu vũ với khách đến dự cưới. Tức cảnh sinh tình, ông viết bản nhạc này.
Tôi chỉ đăng bản dịch, vì nếu thêm lời Anh ngữ nó dài quá, làm bạn chán.
Em có thể khiêu vũ với các bạn trai, họ sẽ nhìn ngắm em. Em có thể cho phép hắn ôm em. Em có thể mỉm cười với anh chàng, người sẽ nắm tay em dưới ánh trăng mờ. Nhưng xin em đừng quên người sẽ đưa em về nhà đêm nay, Và em sẽ nằm trong vòng tay của chàng. Em yêu hãy để dành cho anh bài khiêu vũ cuối cùng.
Ồ, anh biết rằng nhạc rất hay, cũng như những ly rượu vang sủi bọt rất ngon, em hãy vui chơi. Cứ cười nói và ca hát, nhưng khi chúng ta ở xa nhau, đừng trao trái tim của em cho bất cứ ai. Và cũng đừng quên người sẽ đưa em về nhà đêm nay. Vì thế em yêu, hãy để dành bản khiêu vũ cuối cùng cho anh.
Bé cưng, em không biết rằng anh yêu em nhiều lắm sao. Em không thể cảm thấy tình yêu ấy khi chúng ta chạm vào nhau hay sao? Anh sẽ chẳng bao giờ thả em ra. Anh yêu em nhiều vô cùng.
Em cứ tiếp tục khiêu vũ đi cho đến khi đêm tàn. Và khi đến lúc phải ra về, nếu có người hỏi em rằng em đi một mình hay sao rồi xin em cho phép anh ta đưa em về, em phải trả lời là không. Đừng quên người sẽ đưa em về, và em sẽ ở trong vòng tay của chàng. Vì thế em cưng ơi, hãy để dành bản khiêu vũ cuối cùng cho anh.
Dù chàng rể mới cho phép vợ mới khiêu vũ với bạn trai, nhưng trong lời hát cũng có chút ghen tị, ước gì mình có đôi chân khỏe mạnh để khiêu vũ với nàng trong tiệc cưới. Tôi thấy có một đoạn video do Michael Bubblé trình diễn theo kiểu chachacha với một đoàn người đang học rất hay. Bạn search Youtube sẽ thấy.
Có thể ông có nhiều bản nhạc được dùng để khiêu vũ hơn, nhưng tôi chỉ biết có ba bài. Tôi muốn tản mạn với bạn ba bản nhạc khiêu vũ trước, dù có một vài chủ đề trong ca từ của Leonard Cohen tôi chú ý, thí dụ như Boogie Street và Babylon.
Tôi không hiểu tại sao người ta không thích khiêu vũ. Tôi thì cứ nghe nhạc trổi lên là thấy rộn ràng. Tôi rất thông cảm nhân vật John Clark trong phim Shall We Dance, trong khi chờ xe lửa nghe tiếng nhạc trong đầu và một mình xoay điệu Waltz giữa sân ga vắng người. Hồi nhỏ tôi thích nghe nhạc Waltz, bên mình gọi theo tiếng Pháp là Valse. Bản Valse đầu tiên tôi thích là “Dòng Sông Xanh.” Bây giờ ngồi đây vẫn nhớ “Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh, một dòng nồng ý biếc…” Nhạc Waltz nghe vui, rộn ràng, quay cuồng ngay cả khi ca từ nức nở. Có lẽ vì rộn ràng quay cuồng nên được gọi là bản luân vũ.
Trở lại với nhạc của ông Cohen, vì vừa nhắc đến nhạc Waltz, tôi mạn phép tản mạn về bản nhạc “Take This Waltz.” Ca từ của bản này rất đẹp và quyến rũ, dịch từ bài thơ “Pequeño vals vienés” (Little Viennese Waltz) của Federico Garcia Lorca, nhà thơ Tây Ban Nha và là một trong những nhà thơ ông Cohen thích nhất. Bản nhạc này ra mắt công chúng năm 1986 và trở thành bản nhạc đứng hàng đầu ở Spain. Năm 1988 bản nhạc được tái bản, lần này ông song ca với nữ ca sĩ Jennifer Warnes.
Now in Vienna there are ten pretty women
There’s a shoulder where Death comes to cry
There’s a lobby with nine hundred windows
There’s a tree where the doves go to die
There’s a piece that was torn from the morning
And it hangs in the Gallery of Frost
Hiện giờ ở Vienna có mười cô gái đẹp.
Có bờ vai Tử Thần đến tựa vào để khóc than.
Có đại sảnh đường với chín trăm cửa sổ.
Có cái cây bồ câu đến để chết.
Có một mảnh của buổi sáng được xé ra
và đem trưng bày trong Phòng Triển Lãm Giá Băng.
Thú thật, tôi không hiểu hết đoạn thơ (ca từ) này, nhưng nó làm tôi tưởng tượng ra một bức tranh siêu thực. Loại tranh mà họa sĩ vẽ đủ thứ khác nhau và rất chi tiết, tất cả đều đổ vào tràn đầy trong bức tranh. Mười phụ nữ xinh đẹp, Tử Thần, chín trăm cửa sổ trong một hành lang, cái cây là mộ địa của bồ câu, cái gì đó xé ra từ buổi sáng có phải là một mảnh của buổi sáng (?), Gallery of Frost là tên của phòng triển lãm tranh(?), tất cả những biểu tượng này, ẩn dụ này có liên quan gì đến nhau(?). Ông muốn nói gì trong đoạn thơ này, trong đó có hai câu nói về cái chết, một buổi sáng lạnh lẽo dường như là cuối thu?
Mỗi lần nghe nhạc của ông Cohen, tôi thường liên tưởng đến nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi thấy nét đồng dạng giữa hai nhạc sĩ này ở chỗ nhạc đơn giản, ít biến đổi tiết tấu, thường có những nốt trầm ở cuối câu hay cuối đoạn nhạc làm người nghe thấy “ngọt ngào.” Về ca từ thì thường nói về chủ đề sinh tử, vô thường của cuộc đời. Khi viết về mất mát trong tình yêu lời thơ dù có buồn cũng không thê lương nức nở. Và đặc biệt là tôi không hiểu hết ý thơ của hai ông. Tôi chỉ lờ mờ cảm nhận được điều hai ông gửi gấm qua ý thơ và tiếng nhạc. Điểm khác biệt giữa ông Cohen với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ca từ của ông Cohen nhắc đến tình dục nhiều hơn và khôi hài hơn. Ông Cohen có phê phán chiến tranh (trong một bản nhạc khác ông viết “ai cho chúng ta license to kill and to maime“) nhưng không sâu đậm như Trịnh Công Sơn.
Take this waltz, take this waltz
Take this waltz with the clamp on its jaws
Oh, I want you, I want you, I want you
On a chair with a dead magazine
In the cave at the tip of the lilly
In some hallway where love’s never been
On a bed where the moon has been sweating
In a cry filled with footsteps and sand
Và đây là một đoạn thơ đậm mùi tình dục:
Hãy nhận bản luân vũ này. Nhận nó.
Nhận nó như thể bị nó ngoạm chặt.
Ôi, anh thèm muốn em, thèm muốn được yêu em, yêu em.
Trên cái ghế với quyển tạp chí không còn được xuất bản.
Trong cái hang ở trên đầu đóa hoa lilly.
Trong hành lang nơi không bao giờ có tình yêu.
Trên cái giường nơi ánh trăng vả mồ hôi.
Trong tiếng khóc lấp đầy bằng tiếng bước chân và cát.
Phần dưới là tiếp theo của bản nhạc, mỗi stanza tôi cố gắng (một cách khó khăn) dịch để bạn hiểu. Có một vài câu tôi chẳng biết ông muốn nói gì. Bạn nào thấy thì chỉ giúp, tôi xin cám ơn.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
Take its broken waist in your hand
Hãy nhận bản luân vũ này.
Hãy ôm cái vòng eo tan vỡ của nó.
This waltz, this waltz, this waltz, this waltz
With its very own breath of brandy and Death
Dragging its tail in the sea
Bản luân vũ này.
Cùng với hơi thở của nó nồng nặc mùi rượu Brandy và cái chết.
Kéo lê cái đuôi của nó trong biển cả.
There’s a concert hall in Vienna
Where your mouth had a thousand reviews
There’s a bar where the boys have stopped talking
They’ve been sentenced to death by the blues
Ah, but who is it climbs to your picture
With a garland of freshly cut tears?
Có phòng trình diễn nhạc ở Vienna.
Nơi đôi môi của em được cả ngàn lời nhắc đến.
Có tiệm rượu nơi bọn con trai không trò chuyện với nhau.
Chúng bị lính cảnh sát xử tử hình bằng những bản nhạc blues. *
Ah, nhưng ai đã leo vào khung ảnh của em.
Với một vòng nguyệt quế mới tinh, kết bằng những giọt nước mắt.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
Take this waltz, it’s been dying for years
Hãy nhận bản luân vũ này.
Nhiều năm nay nó đã chết héo.
There’s an attic where children are playing
Where I’ve got to lie down with you soon
In a dream of Hungarian lanterns
In the mist of some sweet afternoon
And I’ll see what you’ve chained to your sorrow
All your sheep and your lillies of snow
Có cái phòng sát với trần nhà nơi trẻ con chơi đùa.
Cũng là nơi tôi sẽ được nằm xuống bên cạnh em.
Trong giấc mơ về những cái lồng đèn của người Hungary.
Trong sương mù của một buổi chiều ngọt ngào.
Và tôi sẽ nhìn thấy điều gì đã trói em vào những sầu muộn.
Cả bầy cừu và những đóa hoa tuyết trắng như lillies.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
With its “I’ll never forget you, you know!”
Hãy nhận bài luân vũ này.
Cùng với câu “Anh sẽ không bao giờ quên em, em biết không!” của nó.
This waltz, this waltz, this waltz, this waltz
With its very own breath of brandy and Death
Dragging its tail in the sea
Bài luân vũ này
Cùng với hơi thở của nó sặc sụa mùi brandy và tử khí
Kéo lê cái đuôi của nó trong đại dương
And I’ll dance with you in Vienna
I’ll be wearing a river’s disguise
The hyacinth wild on my shoulder
My mouth on the dew of your thighs
And I’ll bury my soul in a scrapbook
With the photographs there, and the moss
And I’ll yield to the flood of your beauty
My cheap violin and my cross
And you’ll carry me down on your dancing
To the pools that you lift on your wrist
Oh my love, oh my love
Take this waltz, take this waltz
It’s yours now, it’s all that there is
Anh sẽ khiêu vũ với em ở Vienna.
Anh sẽ hóa trang thành dòng sông.
Đóa hoa hyacinth cài trên vai.
Môi anh hôn lên những giọt sương mật trên đùi em.
Và anh sẽ chôn lấp linh hồn trong quyển lưu niệm.
Với tất cả hình ảnh trong đó, và rong rêu.
Anh sẽ đầu hàng trước cơn lũ yêu kiều của em.
Cây vĩ cầm rẻ mạt và cây thánh giá của anh.
Em sẽ dìu anh nằm xuống bằng những bước khiêu vũ của em.
Đưa anh đến những trái banh màu sắc em nâng trên cổ tay.
Ôi em yêu, ôi em yêu.
Hãy nhận bản luân vũ này.
Bây giờ nó là của em và tất cả những gì anh có chỉ là bản nhạc này thôi.
Take This Waltz được trình diễn trong phim cùng tên do Michelle Williams diễn vai chính. Như đã nói ở trên có những câu thơ rất đẹp nhưng tôi không hiểu hết ý thơ. Thí dụ như “To the pools that you lift on your wrist.” The pools ở đây là gì?
Nhưng mà, dù không hiểu hết chỉ cần nghe điệu nhạc Waltz, chách chách chùm chách chách chum là cũng đủ êm tai và nhột chân rồi. Phải không?
*Sửa ngày Sept. 1, 2017. Buổi sáng tôi đi bộ nghe lại bản nhạc này chợt nhận ra mình dịch sai. Chữ Blues ở đây để chỉ những người lính cảnh sát mặc đồng phục màu xanh đậm. Lúc dịch tôi cứ nghĩ quái lạ chưa, sao lại giết bằng nhạc blues. Khổ cho bà già lẩm cẩm.
“Thú Yêu Thương” là tựa đề của một bản nhạc lời Việt, nhạc của Nino Rota. Tôi không chắc, có thể tác giả ca từ “Thú Yêu Thương” là nhạc sĩ Trường Kỳ. Đây là một khúc nhạc trích trong phim “The Godfather” hay “Bố Già.” Bản nhạc này được Lawrence Kusik viết ca từ tiếng Anh tựa đề là “Speak Softly, Love.”
Nino Rota là một nhà soạn nhạc người Ý (3 December 1911 – 10 April 1979). Ông nổi tiếng tài hoa, bắt đầu sáng tác nhạc từ khi rất trẻ (mười một tuổi) và sáng tác rất nhiều. Ông là tác giả của khoảng 150 bản nhạc viết cho phim (film score). Rất có thể bạn cũng như tôi, đã từng nghe qua và thích nhạc phẩm nhưng không biết là của Nino Rota. Những bản nhạc nổi tiếng của ông, bên cạnh bản nhạc trong phim “Bố Già,” còn có “Romeo and Juliet” và “Plein Soleil.” Bản nhạc trong phim “Romeo and Juliet” có hai bài ca từ Anh ngữ: “A Time For Us” (Larry Kussik và Eddie Snyder) và “What is a Youth” (Eugene Walter). Nhà văn Đoàn Tuấn gần đây trên một blog của tôi, có nhắc đến đoạn nhạc đệm cũng của Nino Rota; đoạn nhạc như từ trên trời rơi xuống, trong đoạn chót của phim La Strada của đạo diễn Federico Fellini.
Tương giao của Nino Rota với Fellini rất sâu đậm. Sâu đậm đến độ khi Fellini qua đời, vợ ông, diễn viên Giulietta Masina, người đóng vai Gelsomina trong phim “La Strada,” đã yêu cầu nhạc sĩ kèn trumpet Mauro Maur tấu một bản nhạc của Rota trong tang lễ của chồng bà. Bên cạnh sự kiện là một thiên tài âm nhạc ông Nino Rota còn học văn chương, tốt nghiệp Đại học Milan năm 1937.
Trước năm 1975, hầu hết người thích đọc đều biết truyện “Bố Già” sáng tác của Mario Puzo xuất bản năm 1969, chỉ trong một thời gian ngắn cuốn sách này trở thành best seller trên quốc tế. Bản nhạc “Thú Yêu Thương” thường được nghe trên đài phát thanh qua giọng hát Elvis Phương. Tôi không biết có nhiều người được xem phim “Bố Già” vào thời điểm ấy hay không. Phim Bố Già có ba tập. Tập thứ nhất ra đời năm (1972), thứ hai (1974), và thứ ba (1990). Phim thứ nhất có thể đã sang Việt Nam trước năm 1975, còn phim thứ hai thì tôi không biết có phim được kịp thời phụ đề Việt ngữ rồi ra mắt công chúng Việt hay không. Rất có thể phim được trình chiếu cho một số ít người thưởng ngoạn ở hội Việt Mỹ, nhưng tôi không chắc. Đọc quyển “Bố Già” từ hồi còn học Trung học, nhưng tôi chỉ xem lõm bõm vài đoạn phim chiếu trên Tivi nhiều năm trước. Tuần vừa qua, tôi xem cả ba tập và một tập đặc biệt phụ bản của phim “Bố Già”. Trong phim phụ bản, các nhà phê bình, sản xuất, cộng tác viên kể lại kinh nghiệm của họ khi làm phim này. Một cuốn phim rất thú vị.
Nino Rota viết nhạc cho hai phim đầu trong bộ phim ba tập “Bố Già.” Ông được trao giải thưởng Oscar cho bộ môn Best Original Dramatic Score (nhạc đệm trong phim chưa hề xuất bản hay trình diễn) cho tập phim thứ hai.
Tuy nổi tiếng và được nhiều quốc gia đặt ca từ, đoạn nhạc trong phim “Bố Già” được viết ca từ “Speak Softly, Love” không phải là đoạn nhạc quan trọng nhất trong phim. Đoạn nhạc quan trọng mà mọi người ca ngợi, là một đoạn nhạc khác, dài hơn, nghe thường xuyên trong cuốn phim, bắt đầu từ bản luân vũ Bố Già Vito Corleone khiêu vũ với Connie, cô con gái độc nhất của ông, trong ngày đám cưới của cô.
Khúc nhạc có ca từ “Speak Softly, Love” chỉ xuất hiện vào khoảng hai phần ba trong tập phim thứ nhất, khi Michael Corleone sống lưu đày ở Sicily. Bản nhạc trổi lên lúc Michael và hai người cận vệ đang đi trên cánh đồng gần chân núi, lần đầu tiên gặp Appolina cô gái miền quê, Michael đã choáng váng trước vẻ đẹp của nàng. Bản nhạc này được tấu theo điệu luân vũ (Waltz) trong đám cưới của Michael và Apollonia, trên quảng trường của thành phố nhỏ trong nắng mật vàng của Sicily. Mối tình của Michael Corleone và Apollonia nhanh chóng trở thành mối hận lòng khi nàng chết thay chàng.
Đây là đoạn nhạc lãng mạn nhất trong phim Bố Già tập 1. Và đây cũng chính là đoạn nhạc đã khiến Nino Rota không được giải Oscar năm 1972. Lý do là, đoạn nhạc này đã được dùng trong phim “Fortunella” phát hành năm 1958. Và giải Oscar chỉ trao cho những bài nhạc xuất hiện lần đầu trong phim.
Bài hát “Speak Softly, Love” được ca sĩ Andy Williams trình bày. Nguyên tác như sau:
Speak softly, love and hold me warm against your heart
I feel your words, the tender trembling moments start
We’re in a world, our very own
Sharing a love that only few have ever known
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
Songwriters: Lawrence Kusik / Nino Rota
Dịch tạm tạm là:
Hãy nói rất thì thầm, em yêu và ôm tôi nồng nàn cận kề nơi trái tim em.
Giọng nói của em, khiến tôi có những giây phút rung động dịu dàng.
Chúng ta ở trong thế giới riêng của đôi ta.
Chia sẻ một tình yêu không mấy người biết được.
Những ngày màu rượu vang sưởi ấm bằng mặt trời
Đêm thâu mượt như nhung khi đôi ta hòa quyện thành một.
Hãy nói rất thì thầm, em yêu, để chỉ có bầu trời được nghe
Lời nguyện thề yêu nhau sẽ sống mãi cho đến ngày chúng ta lìa đời
Cuộc đời anh là của em là bởi vì,
Em bước vào đời anh với một tình yêu thật mềm mại dịu dàng.
Một người bạn học cùng trường với tôi, sau tôi vài lớp, đã viết ý nghĩ của bạn ấy về Bob Dylan, nhưng sau đó xóa đi. Tôi còn nhớ một vài điểm trong cái còm của bạn ấy.
Một, Bob Dylan nổi tiếng, có tài, nhiều người đồng ý. Hai, nhiều người không biết ông cũng nổi tiếng kỳ quặc. Ba, bạn ấy hân hạnh là người sống nơi tiểu bang gốc gác của Bob Dylan (Minnesota), nhưng đổi ý không thích ông Dylan nữa (trước kia có thích chút ít) khi người ta so sánh ông Dylan là Trịnh Công Sơn của nước Mỹ. Bạn tôi thích TCS, tác giả của câu hát “yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” và không thích người ta so sánh ông Dylan với ông TCS.
Chuyện ông Dylan khá kỳ quặc thì tôi có phần đồng ý sau khi tôi xem cuốn phim của Martin Scorsese về Dylan. Bản tính nghệ sĩ, thích sáng tác, nhưng ông Dylan không thích giao tiếp với đám đông. Còn chuyện so sánh giữa hai ông nhạc sĩ nổi tiếng thì cả hai ông đều có chung một điểm là họ có người ái mộ và cũng có người hoàn toàn không thích họ. Nói chung, ai thích thì thích lắm. Ai ghét thì cũng ghét lắm.
Tôi biết có một học giả đã lên tiếng Bob Dylan và Trịnh Công Sơn là hai nhạc sĩ cá biệt, không có gì giống nhau. Tôi thử tìm mua bài luận này trên Amazon.com và JSTOR nhưng không có, không còn bán. Mong là giới văn học mạng ai có sẵn một bản điện tử vui lòng cho tôi đọc ké với. Riêng tôi, lại thấy họ có vài nét chung. Thứ nhất, hai người sáng tác nhạc và có thể hát nhạc của họ sáng tác. Thứ hai, hai người cùng sử dụng guitar gỗ (Bob Dylan đa dạng hơn, ông có thể sử dụng harmonica và dương cầm). Thứ ba, cả hai đều hát về những diễn tiến xã hội xảy ra chung quanh họ, và cả hai đều có những bài hát chống chiến tranh. Thứ tư, cả hai đều có khuynh hướng folk songs.
Tôi đọc hơn phân nửa quyển Lyrics 1962 – 2001 của Bob Dylan. Tôi hết muốn đọc tiếp vì thấy đã có khái niệm về ca từ của ông. Tôi chọn được mười bài tôi thích, đó là:
“Seven Curses”
“With God on Our Side”
“Ballad in Plain D”
“Love Minus Zero/No Limit”
“Gates of Eden”
“It’s Alright, Ma (I’m Only Bleeding)
“Like a Rolling Stone”
“Never Say Goodbye”
“Simple Twist of Fade”
“Golden Loom”
Ba bài cuối là nhạc tình, dễ hiểu, dễ thương. Bài Never Say Goodbye dễ dịch
Never Say Goodbye
Twilight on the frozen lake
North wind about to break
On footprints in the snow
Silence down below.
You’re beautiful beyond words
You’re beautiful to me
You can make me cry
Never say goodbye.
Time is all I have to give
You can have it if you choose
With me you can live
Never say goodbye.
My dreams are made of iron and steel
With a big bouquet
Of roses hanging down
From the heavens to the ground.
The crashing waves roll over me
As I stand upon the sand
Wait for you to come
And grab hold of my hand.
Oh, baby, baby, baby blue
You’ll change your last name, too
You’ve turned your hair to brown
Love to see it hangin’ down.
Songwriters: Bob Dylan
Never Say Goodbye lyrics © Bob Dylan Music Co.
Hiểu là
Đừng bao giờ nói chia tay
Hoàng hôn trên hồ đóng băng
Gió Bấc bắt đầu ngừng thổi
lên những dấu chân trên tuyết
Dưới kia rất yên tĩnh
Em đẹp không lời nào tả được
Đẹp đến độ
Có thể làm tôi phát khóc lên
Đừng bao giờ nói chia tay
Thì giờ là tất cả mà tôi có thể dâng tặng
Em có thể nhận nếu em chọn
Sống chung với tôi
Đừng bao giờ nói chia tay
Mơ ước của tôi làm bằng sắt thép
Với một bó hoa hồng
to tướng treo lủng lẳng
từ thiên đàng xuống trần gian
Những ngọn sóng đổ ập xuống tôi
Khi tôi đứng trên cát
Chờ em đến với tôi
Và nắm tay tôi
Ôi, em yêu, em yêu, em yêu kiều
Em sẽ đổi họ của em
Em đã đổi màu tóc thành màu nâu
Tôi thích nhìn thấy mái tóc em thả dài trôi
Tôi vẫn còn thích nghe mấy cái băng cassette cũ mèm. Mấy tuần nay nghe cái tape nhạc trẻ gặp lại bài hát dễ thương này nên mời các bạn nghe. Không phải ai cũng biết những bài hát không mấy nổi tiếng này, và dù có biết chưa chắc đã nhớ vì thời gian và bận bịu với cuộc sống.
Vì Duy Quang hát nên tôi đóan nhạc của Phạm Duy, không biết thơ của ai. Lời thơ bình dị dễ thương. Bây giờ tôi vẫn tự hỏi mình có biết tình yêu là gì không? Tình yêu, có khi là những câu chuyện nho nhỏ lồng vào bài thơ bản nhạc như thế này. Quét lá trên sân, vun thành đống nhỏ. Bé sẽ cho anh cái quyền nhóm lửa. Cứ mỗi mùa thu ông Tám quét lá còng lưng, ở đây người ta không cho đốt lá, nên không viết được bài thơ như thế này. 🙂
Đốt Lá Trên Sân
Nếu bé yêu anh, anh mời đến ở
Dưới mái thô sơ, nơi vườn xanh cỏ
Ngày thì chia nhau, sách đọc mới cũ
Để chiều còn ra, tưới vườn quét lá
Quét lá trên sân, vun thành đống nhỏ
Bé sẽ cho anh, cái quyền nhóm lửa
Mặt trời đã tan, giữa chiều êm gió
Một ngày ra đi với một chiều mơ.
Khói, khói lên nhỏ nhoi
Khói lên nhẹ hơi, khói lên lả lơi
Khói, khói lên đầy vơi
Khói lên tả tơi, khói lên mù khơi
Khói, khói lên đẹp ngời.
Bé có biết không, khói mờ sắc huế
Khói trắng khơi lên, kỷ niệm êm nhẹ
Ngày nào xa xôi, cũng nhỏ như bé
Ngày còn mẹ cha, những chiều đốt lá
Khói nhắc cho anh, những ngày vui khoẻ
Bóng dáng quê hương, những chàng trai trẻ
Hình ảnh quay tơ, cánh đồng thơm lúa
Nhạc hành quân xa, trên nẻo đường ta.
Khói, khói lên nhỏ nhoi
Khói lên nhẹ hơi, khói lên lả lơi
Khói, khói lên đầy vơi
Khói lên tả tơi, khói lên mù khơi
Khói, khói lên đẹp ngời.
Đốt lá trên sân, nhớ từng đóm lửa
Bến nước đêm xưa, chuyến đò neo ngủ
Một bài dân ca, ấm lòng quê cũ
Ngọt ngào lời ru, mối tình nghìn xưa
Đốt lá trên sân, khói mờ cay toả
Nước mắt rưng rưng, anh nhiều mắc cỡ
Ngọn lửa làm anh, mắt mờ thương nhớ
Chỉ làm cho em, má hồng đẹp thêm.
Tối hôm qua tôi xem phim Kate and Leopol với mục đích “nghiên cứu” chủ đề time warp, sự trộn lẫn của thời gian và không gian, mang quá khứ vào hiện tại, mang hiện tại vào tương lai, hiện tại là quá khứ của tương lai, hiện tại là tương lai của quá khứ. Tiếng Anh có thì Past Perfect, Present Perfect, và Future Perfect mà tiếng Việt không có.
Trước đây cùng cái chủ đề này tôi đã xem The Curious Case of Benjamin Button. Hôm qua trở lại với chủ đề này nhưng mục đích cũng là xem và đọc chủ đề tình yêu trong mùa hạ.
Phim Kate and Leopol cốt truyện không mấy thuyết phục, những đoạn phim lãng mạn có vẻ vội vàng và cliché thí dụ như khiêu vũ trên mái nhà trong tiếng vĩ cầm trình diễn “sống.” Một người từ quá khứ bước vào hiện tại mà có sẵn tiền, biết tiêu tiền, vân vân. Nhưng phim mà, đòi hỏi quá sao được.
Meg Ryan vốn xinh xắn và tôi thích cái vẻ gầy gần giống như con trai của cô. Chỉ tiếc là cô bơm môi lộ liễu quá trông cô già hẵn đi dường như không còn thích ứng với cái vai con gái trẻ và lãng mạn cho lắm. Anh Hughes thì vẫn đẹp trai không thể chê được.
Cuối phim có bản nhạc hay. Sting vừa là tác giả vừa là người hát.
Dịch tàm tạm ở đây vì ca từ thật là lãng mạn nhất là nó được nói ra bằng giọng đàn ông.
Cho Đến Khi – Sting
Nếu tôi nhốt quả đất vào trong chai
cùng với vạn vật vẫn còn bên dưới vầng trăng
Vắng tình em, trăng còn sáng cho tôi?
Nếu tôi sáng suốt như Aristotle
hiểu mấy cái vòng bao quanh vầng trăng
có giá trị gì các thứ ấy nếu em yêu tôi?
Trong vòng tay em, thế giới im lìm không ngờ
với triệu triệu giấc mơ chưa thành
và những giây phút mong manh cho đến khi
buổi khiêu vũ chấm dứt
Trong vòng tay em
mọi thứ dường như rõ ràng hơn
chẳng có một điều cụ thể nào làm tôi lo sợ
trừ cái khoảnh khắc
buổi khiêu vũ sắp tàn.
Nếu tôi có thể nhốt quả đất vào cái đồng hồ cát hình chữ X
Gắn yên cương lên để cưỡi mặt trăng
Cho đến khi những vì sao mờ dần
Cho đến khi …
Rồi một ngày em sẽ gặp một người lạ
trong căn phòng, rồi tất cả tiếng ồn ào đều biến mất
em cảm thấy đang tiến đến gần một sự bí mật
trong ánh trăng và mọi thứ chung quanh đều vỡ vụn
em tưởng như em đã quen người ấy suốt cả đời
Bài học lâu đời nhất của thế giới trong lịch sử
Trong vòng tay em, thế giới im lìm không ngờ
với triệu triệu giấc mơ chưa thành
và những giây phút mong manh cho đến khi
buổi khiêu vũ chấm dứt
Trong vòng tay em khi
mọi thứ dường như rõ ràng hơn
chẳng có một điều cụ thể nào làm tôi lo sợ
trừ cái khoảnh khắc
buổi khiêu vũ sắp tàn.
Nếu tôi có thể nhốt quả đất vào cái bình chữ X
Gắn yên cương lên để cưỡi mặt trăng
Cho đến khi những vì sao mờ dần
Cho đến khi ấy, thời gian vẫn đứng yên,
Cho đến khi
Sau đây là nguyên tác
If I caught the world in a bottle
And everything was still beneath the moon
Without your love would it shine for me?
If I was smart as Aristotle
And understood the rings around the moon
What would it all matter if you loved me?
Here in your arms where the world is impossibly still
With a million dreams to fulfill
And a matter of moments until the dancing ends
Here in your arms when everything seems to be clear
Not a solitary thing would I fear
Except when this moment comes near the dancing’s end
If I caught the world in an hourglass
Saddled up the moon so we could ride
Until the stars grew dim, Until…
One day you’ll meet a stranger
And all the noise is silenced in the room
You’ll feel that you’re close to some mystery
In the moonlight and everything shatters
You feel as if you’ve known her all your life
The world’s oldest lesson in history
Here in your arms where the world is impossibly still
With a million dreams to fulfill
And a matter of moments until the dancing ends
Here in your arms when everything seems to be clear
Not a solitary thing do I fear
Except when this moment comes near the dancing’s end
Oh, if I caught the world in an hourglass
Saddled up the moon and we would ride
Until the stars grew dim
Until the time that time stands still, Until…
Mời nghe thêm bài nữa. Bài này Doris Day hát rất hay, nhưng tôi thấy khúc phim này có hai chàng hào hoa phong nhã xem vui hơn.
You won’t admit you love me
And so how am I ever to know?
You always tell me
Perhaps, perhaps, perhaps
Chàng không thú nhận chàng yêu em
Thế thì làm sao em biết được chứ?
Chàng cứ nói hoài
Có lẽ, có lẽ, có lẽ
A million times I ask you
And then I ask you over again
You always answer
Perhaps, perhaps, perhaps
Cả triệu lần em hỏi chàng
Rồi em lại hỏi nữa
Chàng luôn trả lời
Có lẽ, có lẽ, có lẽ
If you can’t make your mind up
We’ll never get started
And I don’t wanna wind up
Being parted, broken hearted
Nếu chàng không thể quyết định
Thì chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu
Và em không muốn nhận lãnh hậu quả
Phải chia tay và tan vỡ trái tim
So if you really love me, say yes
But if you don’t, dear, confess
And please don’t tell me
Perhaps, perhaps, perhaps
Vì thế nếu chàng thật sự yêu em, hãy nói ra
Còn nếu như không yêu, thì cưng ơi, cũng nên thú nhận
Và chàng ơi đừng nói với em là
Có lẽ, có lẽ, có lẽ.
If you can’t make your mind up
We’ll never get started
And I don’t wanna wind up
Being parted, broken hearted
So if you really love me, say yes
But if you don’t, dear, confess
And please don’t tell me
Perhaps, perhaps, perhaps
Perhaps, perhaps, perhaps
Perhaps, perhaps, perhaps
Songwriters: DAVIS, JOE / FARRES, OSVALDO
Đây là một đoạn trong phim Easy Virtue.
Lyrics
When marimba rhythms start to play
Dance with me, make me sway
Like a lazy ocean hugs the shore
Hold me close, sway me more
Like a flower bending in the breeze
Bend with me, sway with ease
When we dance you have a way with me
Stay with me, sway with me
Other dancers may be on the floor
Dear, but my eyes will see only you
Only you have that magic technique
When we sway I go weak
I can hear the sounds of violins
Long before it begins
Make me thrill as only you know how
Sway me smooth, sway me now
Other dancers may be on the floor
Dear, but my eyes will see only you
Only you have that magic technique
When we sway I go weak
I can hear the sounds of violins
Long before it begins
Make me thrill as only you know how
Sway me smooth, sway me now
When marimba rhythms start to play
Dance with me, make me sway
Like a lazy ocean hugs the shore
Hold me close, sway me more
Like a flower bending in the breeze
Bend with me, sway with ease
When we dance you have a way with me
Stay with me, sway with me
When marimba rhythms start to play
Hold me close, make me sway
Like a lazy ocean hugs the shore
Hold me close, sway me more
Like a flower bending in the breeze
Bend with me, sway with ease
When we dance you have a way with me
Stay with me, sway with me
Đây là đoản khúc Presto trong bản nhạc Summer của Vivaldi (Four Seaons). Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền khi còn ở trong trại tập trung, trong bài thơ với hình thức lá thư gửi cho cô con gái tên Th. ông đã dặn cô Th. để đọc bài thơ của ông, cô Th. nên nghe lại đoạn nhạc này.
Xin mời bạn cùng nghe với tôi, đoạn nhạc thật là tuyệt vời. Và nếu có chút thì giờ xin bạn nghe trọn vẹn cả bốn mùa. Đây là ảnh của nhạc sĩ Vivaldi.
Mời các bạn nghe bài hát “Sakura, Nhớ Một Mùa Hoa” do Khánh Trân sáng tác qua giọng hát của ca sĩ Diệu Hiền.
Hôm qua, tôi nghe CD nhạc của Khánh Trân gửi tặng. Tính là nghe một bài buổi sáng một bài buổi chiều, nhưng tôi nghe liên tiếp tám bài, vì hay quá, không muốn ngừng nghe. Tôi gửi email phỏng vấn Khánh Trân nhưng cô từ chối trả lời phỏng vấn. Lý do từ chối rất dễ thương, nhưng thật là rất tiếc cho các độc giả tôi yêu mến muốn biết thêm về Khánh Trân. Khánh Trân nói tự biết khả năng hạn hẹp nên không muốn quảng bá thêm làm gì.
Tôi không có căn bản về nhạc, nên chỉ nghe nhạc Khánh Trân với khả năng của một người nghe nhạc bình thường (layperson). Tôi không thể phân tích rhythm (nhịp điệu), melodies (âm thanh của nhạc), harmony (hài hòa), và tone color (chữ này không biết dịch, nói đại khái là người nghe nhạc thấy vui hay buồn, ấm áp rộn ràng hay lặng lẽ cô đơn).
Đây là một CD rất cuốn hút, người nghe dễ nhận ra đây là một giọng mới. Tôi có cảm tưởng người sáng tác là một người có cuộc sống hạnh phúc, được đời ưu đãi, nên nhạc của cô có giọng vui, lời thơ đẹp trong sáng. Ngay cả bài hát buồn nhất của Khánh Trân, “Sakura, Nhớ Một Mùa Hoa” cũng là một cái buồn dịu dàng, trầm ngâm, mơ màng. Người nghe có thể ứa một giọt nước mắt, nhưng không cảm thấy tuyệt vọng áo não. Cái buồn của bài hát như cái buồn nhẹ nhàng mỗi khi chúng ta nhìn thấy hoa anh đào, đẹp nhưng chóng tàn, cái tinh thần của wabi-sabi.
Hầu như bài nào cũng hay, dễ nghe, dễ tiếp nhận, dễ tiếp tục nghe. Những bài đặc sắc khác là “Em Tóc Ngắn” điệu valse vui tươi, “Dấu chấm tình anh,” hay “Mưa Chiều Viễn Xứ”. Các giọng hát trong CD này (Thúy Huyền, Diệu Hiền, Ngọc Quy, Hương Giang, và Quang Minh) có thể chưa được nhiều người biết đến nhưng cách trình diễn rất đạt, giọng êm ái dễ thương. Có thể nói người nghe tìm thấy dòng nhạc quen thuộc như đã nghe từ trước năm 75 ở miền Nam.
Bonus cho người nghe, và đặc biệt cho người xem. Người mẫu trong bài hát rất đẹp, đó là cô nhạc sĩ trẻ trung của chúng ta. Khánh Trân. Một điểm đặc biệt của Khánh Trân chúng ta nhìn thấy qua các đaọn phim ngắn lồng nhạc là ở nàng toát ra một vẻ đẹp thùy mị, dịu dàng. Một vẻ đẹp vẫn còn phong kín của người Việt Nam. Tôi muốn biết thêm về Khánh Trân lắm, như là con của ai, học ở đâu, làm nghề gì, ai dạy nhạc cho nàng, v. v… Nhưng, rất tiếc. Ai biết gì thêm về nhạc sĩ Khánh Trân xin chia sẻ với Chuyện Bâng Quơ.
Blog của Khánh Trân ở đây –> https://ngohuykhanhtran.wordpress.com/
Xem xong rồi, nếu thích xin mời xem một tác phẩm khác của Khánh Trân, cũng hay tuyệt vời.
Tôi có sẵn một cuốn ca dao tựa đề Nam Trung Bộ. Ông Tám đi Việt Nam về mang theo mấy cuốn ca dao.Tôi vừa đọc xong cuốn ca dao dày nhất trong số sách ông đem về. Để quên ở chỗ làm nên không nhớ chính xác tựa đề chỉ nhớ đại khái dân ca ca dao tục ngữ của Vũ Ngọc Phan. Tôi chọn quyển dày thứ nhì và bắt đầu đọc hôm nay Ca Dao Trữ Tình Việt Nam của nhà xuất bản Văn Học.
Để ý, trong ca dao, nói riêng về tình đôi lứa, tôi thấy người đàn ông ra đi thì nhiều, đa số đàn bà (và con gái) ở lại. Ca dao thường phản ánh tâm trạng người phụ nữ ở lại nhà thương nhớ người ra đi. Tôi muốn tìm ca dao với chủ đề người đàn bà ra đi, đi tìm chồng, tìm người thương, hay là đi để chạy trốn, đi du ngoạn cũng được, miễn là người đi là người đàn bà. Tôi tìm được một số, không nhiều, nhưng vẫn có.
Tôi nghĩ là bạn sẽ đoán ra hai câu:
Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương.
Tuy nhiên, với hai câu này chúng ta không biết được chắc chắn, người đi là nam hay nữ.
Quyển ca dao của Vũ Ngọc Phan vì in đã lâu không xếp theo thứ tự, mặc dù có phân loại sơ sài. Quyển Ca Dao Trữ Tình xếp theo thứ tự ABC theo chữ đầu của câu. Điều này giúp người đọc khá nhiều. Tôi tìm ngay vào chữ Thuyền, Đò, Sông, v.v… nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ đọc hết quyển. Cái lợi của ca dao là dễ đọc, dễ nhớ.
Thuyền ai trôi trước,
Cho tôi lướt tới cùng.
Chiều đã về trời đất mông lung
Phải duyên thì xích lại cho đỡ nùng tiếng thương
Trời một vùng đêm dài không hạn,
Mượn gió chiều gửi bạn ngàn sông.
Thân em là gái chưa chồng,
Tơ duyên có chắc như dòng nước không?
Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây chỗ rẽ của dòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào
Bắt đầu bằng chữ thuyền có nhiều bài ca dao, tuy nhiên những bài ca dao này vẫn không xác định người đi thuyền là người phụ nữ, thường khi nhân vật trong bài ca dao là người (có thể) ở trên bờ và hỏi người đi thuyền, chèo thuyền. Tôi chú ý bài thơ trên là ở hai câu đầu. Thuyền ai trôi trước, cho tôi lướt tới cùng. Điều này chứng tỏ là cả hai người đều đi trên sông. Tôi không chắc chắn, tuy nhiên có thể mấy câu đầu là của người đàn ông mở lời tán tỉnh. Mấy câu sau là của người con gái đáp lại lời tán tỉnh của người kia.
Ngày xưa, giao thông đường bộ chưa mấy tiện lợi. Đàn ông thì có đủ thứ lý do để ra đi, đi tìm công danh sự nghiệp, đi thi, đi làm quan ở triều đình, đi buôn bán kiếm sống, đi lính, đi khai hoang, đi làm sưu làm phu, v.v… Đường sông thì dễ đi hơn vì VN nhiều sông rạch. Người chồng đi thì người vợ ở lại.
Anh đi em ở lại nhà,
Vườn dâu em hái, mẹ già em trông
Hồi xưa là thế, chứ thời nay ca không phải dao thì là búa sửa lời là “Con thơ bóp mũi, mẹ già đuổi đi.” Nhưng cũng có lúc người đi lâu quá không về, thì người đàn bà cũng phải lên đường tìm kiếm chứ? Nếu họ không đi tìm thì lý do là gì, vẫn mẹ già con dại? Đâu phải lứa đôi nào cũng có mẹ già con dại? Giả tỉ như họ chưa phải là vợ chồng chỉ mới liếc ngó cười tủm tỉm với nhau thì chàng đi lâu quá thì nàng lập gia đình, nhưng nếu họ đã kết hôn, hay đã làm lễ hỏi, mà chàng bặt tin thì nàng có đi tìm không? Xã hội VN có cho phép người đàn bà lên đường tìm người thương một mình không?
Thuyền em bến dưới ngược lên,
Thuyền anh ở mạn sông trên mới về.
Đôi bên cửa máng song kề,
Bên ấy có chật thì về bên đây.
Bài thơ này thì cả hai người đều đi trên sông, nhưng họ chỉ mới quen nhau trên sông. Có thể nàng ở gần đâu đó hay chỉ buôn bán trên sông chứ không phải người làm cuộc du hành.
Ở mục Thuyền thì thế, mục Sông cũng chẳng khá hơn. Vẫn người phụ nữ ở lại trông ngóng người đã ra đi hay những lời ưỡm ờ người ta nói để tỏ tình. Tôi chưa đọc hết nhưng đang viết bỗng chợt nhớ hai câu (không chắc là có trong quyển Ca Dao Trữ Tình Việt Nam)
Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên chồng vợ ngàn năm em cũng chờ.
Và,
Sông sâu sào ngắn khó dò,
Muốn sang thăm bậu ngặt đò không đưa
Câu này thì thật tình không biết nhân vật trong câu thơ là nam hay nữ.
Xin mời bạn nghe ba bản nhạc được trình tấu theo phong cách jazz này. Xin nghe và sau đó thử coi bạn còn không thích jazz nữa hay không nhé.
Bèo Giạt Mây Trôi
Diễm Xưa
Phôi Pha
Leonard Cohen – Dance Me To The End Of Love
Dance me to your beauty with a burning violin
Dance me through the panic ’til I’m gathered safely in
Lift me like an olive branch and be my homeward dove
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Oh let me see your beauty when the witnesses are gone
Let me feel you moving like they do in Babylon
Show me slowly what I only know the limits of
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Dance me to the wedding now, dance me on and on
Dance me very tenderly and dance me very long
We’re both of us beneath our love, we’re both of us above
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Dance me to the children who are asking to be born
Dance me through the curtains that our kisses have outworn
Raise a tent of shelter now, though every thread is torn
Dance me to the end of love
Dance me to your beauty with a burning violin
Dance me through the panic till I’m gathered safely in
Touch me with your naked hand or touch me with your glove
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Bắt chước một blog bạn, HN The Kitchen Window, tôi nghe Leonard Cohen. Tôi nghiện cái giọng khàn đặc quếnh của ông và lyrics của ông ngay cả trong đọa lạc cũng có nhuốm chút Thiền, vài nét đơn sơ của vòng Sinh Tử Bệnh Lão Khổ, nhuốm chút vô thường của cuộc đời, có lẽ vì ông có thời học làm thầy tu. Tôi nghe album Ten New Songs và thấy có ba bài hợp ý (vì nó giống nhạc Việt quá)
Boogie Street
O Crown of Light, O Darkened One,
I never thought we’d meet.
You kiss my lips, and then it’s done:
I’m back on Boogie Street.
A sip of wine, a cigarette,
And then it’s time to go.
I tidied up the kitchenette;
I tuned the old banjo.
I’m wanted at the traffic-jam.
They’re saving me a seat.
I’m what I am, and what I am,
Is back on Boogie Street.
And O my love, I still recall
The pleasures that we knew;
The rivers and the waterfall,
Wherein I bathed with you.
Bewildered by your beauty there,
I’d kneel to dry your feet.
By such instructions you prepare
A man for Boogie Street.
O Crown of Light, O Darkened One…
So come, my friends, be not afraid.
We are so lightly here.
It is in love that we are made;
In love we disappear.
Tho’ all the maps of blood and flesh
Are posted on the door,
There’s no one who has told us yet
What Boogie Street is for.
O Crown of Light, O Darkened One,
I never thought we’d meet.
You kiss my lips, and then it’s done:
I’m back on Boogie Street.
A sip of wine, a cigarette,
And then it’s time to go . .
By the rivers dark
I wandered on.
I lived my life
in Babylon.
And I did forget
My holy song:
And I had no strength
In Babylon.
By the rivers dark
Where I could not see
Who was waiting there
Who was hunting me.
And he cut my lip
And he cut my heart.
So I could not drink
From the river dark.
And he covered me,
And I saw within,
My lawless heart
And my wedding ring,
I did not know
And I could not see
Who was waiting there,
Who was hunting me.
By the rivers dark
I panicked on.
I belonged at last
to Babylon.
Then he struck my heart
With a deadly force,
And he said, ‘This heart:
It is not yours.’
And he gave the wind
My wedding ring;
And he circled us
With everything.
By the rivers dark,
In a wounded dawn,
I live my life
In Babylon.
Though I take my song
From a withered limb,
Both song and tree,
They sing for him.
Be the truth unsaid
And the blessing gone,
If I forget
My Babylon.
I did not know
And I could not see
Who was waiting there,
Who was hunting me.
By the rivers dark,
Where it all goes on;
By the rivers dark
In Babylon.
Here is your crown
And your seal and rings;
And here is your love
For all things.
Here is your cart,
And your cardboard and piss;
And here is your love
For all of this.
May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And my love, Goodbye.
Here is your wine,
And your drunken fall;
And here is your love.
Your love for it all.
Here is your sickness.
Your bed and your pan;
And here is your love
For the woman, the man.
May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And, my love, Goodbye.
And here is the night,
The night has begun;
And here is your death
In the heart of your son.
And here is the dawn,
(Until death do us part);
And here is your death,
In your daughter’s heart.
May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And, my love, Goodbye.
And here you are hurried,
And here you are gone;
And here is the love,
That it’s all built upon.
Here is your cross,
Your nails and your hill;
And here is your love,
That lists where it will
May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And my love, Goodbye.
Tôi lang thang qua nhà các blog bạn, thấy cái playlist này. Tuyệt vời. Trộm phép của chủ blog, kéo về đây để dành làm tài liệu cho cuộc ngâm cứu chủ đề jazz.
Ngồi viết trong tiếng piano khẽ khàng và tiếng kèn thật dịu dàng của Chet Baker trong bài Almost Blue. Một món quà tuyệt vời cho một ngày đầu tháng Tám.
You must be logged in to post a comment.