Jazz in the garden 4

Sở dĩ có mấy cái post jazz là gì, rồi jazz trong phim ảnh và văn học là tại vì tôi đi xem Jazz in the garden hằng tuần. Đây là tuần thứ tư, mới xem hồi thứ Năm vừa qua. Tôi đến trễ, không còn chỗ trong bóng mát. Thấy có chỗ trống ngồi vào thì bà cụ bên cạnh nói, người ta bỏ ghế này vì bị cây cột chống lều, và cái máy khuếch đại âm thanh án ngữ. Bạn đọc tha thứ cho những tấm ảnh này. Tôi nhận ra cái shyness của tôi làm tôi trở nên què quặt nhiều mặt. Tôi không dám đứng ra giữa sân để chụp ảnh như những người chụp ảnh. Ngay cả đứng lên để chụp ảnh tại chỗ tôi cũng thấy ngượng ngùng, có cảm tưởng người ta nhìn mình, nhìn cái búi tóc bạc giấu sau cái mũ, nhìn cái lưng đã bắt đầu có dáng hơi còng.
toàn ban nhạc Cocomama
Đây là ban nhạc Cocomama. Ban nhạc có chín người, nhưng người chơi đàn bass bị che khuất sau các nhạc sĩ, ca sĩ, và cái loa. Tôi nghe tiếng bass đệm và đôi khi độc tấu nhưng không thấy người, ban đầu ngỡ là người chơi piano đệm theo bắt chước tiếng bass. (Tại không rành âm nhạc nên muốn tưởng sao thì tưởng) 🙂
quả bầu làm nhạc cụ
Ban nhạc này được giới thiệu là All female Latin Jazz group. Nửa phần đầu họ trình diễn nhạc Cuba. Sau đó họ hát nhạc của Peru và có bài nhạc tiếng Anh. Có lẽ đây là bản nhạc rất phổ biến nên tôi nghe khán giả phía sau lưng tôi hát theo. Vì là nhạc Cuba và châu Mỹ Latin nên họ có vài loại trống. Ảnh này là quả bầu được dùng làm nhạc cụ. Sau lưng người ca sĩ này là một cặp trống có chiều cao đến bụng. Tôi nghĩ thiếu tiếng trống chắc khó truyền đạt âm nhạc châu Mỹ Latin. Tôi rất yêu tiếng trống trong âm nhạc, cố gắng phân biệt tiếng trống của các quốc gia Ả Rập, nghe thì có thể phân biệt nhưng diễn tả bằng ngôn ngữ thì bất khả.
drummer and percussionist
Đây là hai nữ nghệ sĩ đánh trống. Ban nhạc toàn nữ này mang cho tôi cảm giác rất đặc biệt. Khâm phục họ và họ đáng tự hào. Và nhận ra thế giới ngoại quốc có dành chỗ cho nữ giới. Không được rộng rãi như chỗ của nam giới, nhưng họ cũng tạo ra một chỗ đứng cho họ. Cô gái đánh trống này thật là xinh đẹp, và tôi yêu cái mũ đàn ông của cô.
volunteer dancers
Hôm ấy là một ngày mùa hè đẹp tuyệt vời. Không nóng lắm và có gió hiu hiu. Trời xanh với những cụm mây trắng lười biếng bay. Tôi không muốn trở về chỗ làm. Ngồi nghe nhạc và nghĩ đến những câu thơ.

Dẫu rằng người có phụ tôi.
Thì mây vẫn trắng thì trời vẫn xanh.

Được hai câu thì bí rồi nên tiếp tục nghe nhạc. Tôi yêu nhạc vùng Caribbean và tiếng trống kể từ khi tôi nghe bài Kiss The Girl trong The Little Mermaid. Tiếng trống rộn ràng, rạo rực. Những nhà nghệ sĩ của ban nhạc Cocomama, chơi những bản nhạc nhanh vui theo điệu Salsa nên nhiều người ngứa ngáy đôi chân. Khi họ được khuyến khích ra sân khiêu vũ thì họ ra ngay. Đây là những người khiêu vũ với những bước rất đẹp mắt. Cách họ uốn éo di chuyển chứng tỏ có một thời họ làm chủ sàn nhảy nào đó. Nhìn cái lưng của người phụ nữ áo đen và mái tóc cắt ngắn rất khéo tôi có cảm tưởng nàng là người Á châu. Nhảy đẹp lắm.
một cặp khiêu vũ
Đứng chật sân nhưng chỉ toàn là phụ nữ. Khi ông này lên khiêu vũ với bà này, khán giả vỗ tay um sùm. Sau lưng tôi là một ông cụ. ông hát theo ca sĩ và tiếng đàn, giọng trầm hơi khàn, mỗi lần nghe một đoạn nhạc hay ông kêu lên Ô lê, Ô lê, Ô lê, đôi khi ông “hum” (âm thanh ngậm lại trên môi không phát ra thành tiếng) ông sành âm nhạc lắm a.

Tôi hoàn toàn không biết nhạc lẫn lời. Chỉ ngồi đó nghe âm thanh và giai điệu. Khi họ hát những bản nhạc jazz chậm, tôi đoán lời hát chắc phải não nuột lắm, nhưng âm thanh điệu nhạc vẫn dồn dập rộn rã. Nhạc vẫn vui dù lời hát có buồn. Với âm nhạc, một buổi trưa hè như thế này, dù có bị tình phụ thì trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, mình vẫn sống nhăn. Tình phụ, đó là sự tưởng tượng của một người ôm mộng làm dzăng sĩ. Chứ tình phụ xảy ra hồi mấy chục năm về trước kia.

Jazz in the garden 2

Chương trình nhạc jazz này tôi xem từ hồi tuần trước, cũng vào ngày thứ Năm. Người trình diễn buổi nhạc hôm ấy là Akiko. Tấm ảnh đầu tiên là nàng. Họ Tsugura. Vì không biết nhiều về nhạc jazz tôi đo lường tài năng của nàng qua mức độ phấn khích của khán giả. Nhìn những cái gật đầu, đánh nhịp, lắc lư, vỗ tay vào những lúc nàng riff hoặc improvise. Tôi đoán sự sành điệu của khán giả qua cách ăn mặc rất jazzy của họ.

Vì trời mưa, nên buổi trình diễn được dời vào bên trong thư viện. Bức ảnh chụp khán giả mờ, một phần vì tôi để iso thấp quá, quên chỉnh máy trước khi chụp, một phần vì khán giả lắc lư kích động quá. Akiko hay nói đùa, nhưng giọng của nàng có accent nặng quá nhiều khi tôi không hiểu nàng nói gì, thấy người ta cười khi nàng cười có cái răng khểnh rất duyên.

Xem nhạc xong tôi ra ngoài chụp mấy tấm ảnh ở khu vườn sau thư viện. Những cái cửa vườn hoang phế luôn có cái gì đó mời gọi hấp dẫn tôi. Cũng như những căn cottage, tường đá phủ đầy dây ivy (trường xuân).

Jazz in the garden 1

desktop-jazz_0  
Ảnh này lấy từ website của mạng Thư viện Newark. Mấy tấm ảnh dưới là của Tám.
Jazz in the garden
  005  007
Mấy tấm ảnh này chụp từ hồi thứ Năm tuần trước. Mùa hè, thành phố tôi làm việc trở nên sống động, tưng bừng náo nhiệt. Thứ Năm vừa qua là ngày mở đầu chương trình nhạc Jazz trình diễn trong khu vườn nhỏ phía sau thư viện chính của thành phố Newark. Tôi ngồi ở khoảng giữa của hàng ghế khán giả. Không đông khách lắm, độ 150 người, vẫn còn nhiều chỗ trống, có lẽ khu vườn này có đủ chỗ cho ba trăm khán giả.

Hôm ấy là buổi biểu diễn của Gary Bartz, ông hát và thổi kèn đồng saxophone. Cùng trình diễn với ông là một dương cầm thủ, một đại hồ cầm (chẳng biết gọi là gì, cello hay bass?), và giàn trống. Ở phía tay trái có một người điều khiển một giàn nhạc bằng computer (tôi đoán thế vì không rành kỹ thuật của âm nhạc). Khán giả gồm nhiều nhóm, khoảng sáu mươi tuổi hay hơn, đã về hưu, họ ăn mặc khá thoải mái. Nhóm trẻ chừng hơn hai mươi là những người làm việc chung quanh lấy giờ ăn trưa đến nghe nhạc, ăn mặc đẹp, có cả com lê dù trời mùa hè khá nóng. Có những người có vẻ như từ nơi xa đến, New York chẳng hạn. Đa số là người địa phương. Tôi có gặp lại một đồng nghiệp cũ đã về hưu ở nơi này.

Tôi không rành nhạc jazz, chỉ nghe chút đỉnh, biết tên một vài nhạc sĩ nổi tiếng. Hễ có dịp là tôi muốn được đắm mình vào văn hóa nhạc jazz nhạc blue. Loại nhạc này rất dễ nghe, nhiều bài hát Việt được biểu diễn theo lối jazz. Đừng kể Hạ Trắng và Đêm Đông, những bài như Ảo Ảnh của Y Vân, hay Kiếp Nghèo, Quán Nửa Khuya biểu diễn theo lối jazz nghe nhức nhối lắm.

Vé vào cửa để gây quỹ giúp Thư Viện Newark chỉ có ba tì. Buổi trình diễn bắt đầu thừ 12:15 pm và kết thúc lúc 1:45 pm. Tôi chỉ có thể nghe được nửa giờ đồng hồ là phải trở lại chỗ làm. Thứ Năm này tôi sẽ được nghe đàn organ.

Tiếng súng khi xưa

Một giọng hát và một bài hát có thể thay đổi thành kiến về một người. Tôi thuộc trường phái cổ lỗ sĩ. Hằng ngày thấy báo chí trên mạng nhắc đến Lady Gaga với những bộ tóc dị hợm, tôi có thành kiến với nàng. Sáng nay thấy trên trang của một người bạn trẻ đăng video clip một cậu bé hát bài Bang Bang, bài hát ngày xưa đã đưa Thanh Lan, và sau đó là Thanh Mai lên đài danh vọng. Bài hát lời Việt có vẻ vui nhộn hơn bài hát Mỹ. Tôi nhớ đã từng nghe Nancy Sinatra hát bài này buồn nhức nhối.

Tôi từng nghĩ rằng khó có người nào hát bài này truyền đạt tình cảm hơn Nancy Sinatra. Cho đến khi sáng nay tôi nghe Lady Gaga hát bài này. Giọng hát thật khỏe, thật vang, thật não nùng. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp cái nhìn xa vắng như thể người hát nhìn vào quá khứ đã xa nhưng vẫn còn gây đau đớn. Đến cuối bài tôi nghe tất cả uất nghẹn thống thiết được truyền vào giọng hát. Và tiếng kèn đồng và tiếng dương cầm càng làm người nghe bài hát, nói về mối tình không được đáp lại của một cô bé giàu tình cảm, nhức nhối hơn. Quên chưa kể thỉnh thoảng nàng bước vài dance steps thật nhuyễn.

Ngày ấy tôi lên năm và hắn lên sáu. Chúng tôi cỡi ngựa làm bằng nhánh cây. Hắn mặc quần áo đen, còn tôi thì mặc quần áo trắng. Chúng tôi chơi trò bắn nhau và hắn luôn dành phần thắng.

Bang bang, hắn chĩa súng bắn tôi. Bang bang, tôi ngã xuống đất. Bang bang, tiếng súng sao mà ghê rợn. Bang bang, cưng của tôi giết tôi, hạ thủ chẳng lưu tình.:-)

Mùa này đến mùa khác, thời gian trôi qua. Khi tôi lớn lên, bắt đầu biết yêu, tôi hay bảo rằng hắn thuộc về tôi. Hắn luôn cười rồi nói. “Em nhớ không, chúng mình thường hay chơi trò bắn nhau ấy?” Tôi bắn gục em. Bang bang, em ngã nhào trên sân. Bang bang, tiếng súng thật là ghê rợn ấy. Bang bang, tôi đã từng bắn gục em.

Nhạc trổi lên và người ta ca hát. Nhưng âm nhạc ấy không dành cho tôi. Không có tiếng chuông nhà thờ gióng lên cho lễ cưới của tôi. Anh ấy bỏ đi, tôi chẳng hiểu vì sao. Mãi cho đến giờ này, thỉnh thoảng mỗi khi nghĩ đến tôi vẫn rơi nước mắt.

Anh ấy bỏ đi chẳng một lời từ tạ. Chẳng buồn giải thích dối quanh. Bang bang, anh ấy hạ gục tôi. Bang bang, tôi ngã xuống đời. Bang bang, tiếng súng tàn nhẫn lạ. Bang bang, người tôi yêu suốt đời lại có thể nhẫn tâm bắn gục tôi.

I was five and he was six
We rode on horses made of sticks
He wore black and I wore white
He would always win the fight.

Bang bang, he shot me down
Bang bang, I hit the ground
Bang bang, that awful sound
Bang bang, my baby shot me down

Seasons came and changed the time
When I grew up, I called him mine
He would always laugh and say
“Remember when we used to play?”
Bang bang, I shot you down
Bang bang, you hit the ground
Bang bang, that awful sound
Bang bang, I used to shoot you down

Music played and people sang
None for me. No church bells rang
Now he’s gone, I don’t know why
And ’till this day, sometimes I cry

He didn’t even say goodbye
He didn’t take the time to lie
Bang bang, he shot me down
Bang bang, I hit the ground
Bang bang, that awful sound
Bang bang, my baby shot me down

Một giai thoại nhỏ về Thiếu-tướng Lê Minh Đảo

Tối qua tôi tình cờ gặp trên youtube chương trình nhạc kỷ niệm 30 năm của trung tâm phát hành nhạc Asia. Tôi bỏ những đoạn giới thiệu dài dòng của các MC, chỉ nghe một vài đoạn của vài bài cho đến khi gặp bài Nhớ Mẹ này. Thấy có một vị khán giả cảm động quá khóc mướt làm tôi cũng cảm động theo. Tôi quay trở lại khúc đầu và nghe giới thiệu bài hát này của Tướng Lê Minh Đảo. Kiểm lại trong Wikipedia thấy chức vụ của ông là Major General, Thiếu-tướng.

Trước khi đi ngủ tôi có nói với ông Tám về bài hát Nhớ Mẹ. Tôi ngạc nhiên là một vị Thiếu-tướng đang đi tù lại có thể viết những dòng nhạc thương nhớ mẹ như thế. Quả thật, một cách tổng quát, người lính của quân đội VNCH tâm tính hiền lành, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến yêu thương và mơ ước hòa bình. Tôi thích câu hát “… nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối. Và yêu thương và tự do sẽ còn mãi mãi.” Ngay cả lúc tưởng chừng tuyệt vọng ông Đảo và ông Huề vẫn nuôi hy vọng.

Ông Tám kể tôi nghe. Trước ngày Sài Gòn thất thủ, khi bộ đội miền Bắc từ Phan Rang tràn xuống, đã gặp sư đoàn 18 (dưới quyền chỉ huy của Thiếu-tướng Đảo) chặn lại ở Xuân Lộc. Sư đoàn 18 bảo vệ Sài-gòn cho đến khi được lệnh đầu hàng của tướng Dương văn Minh. Trong khi những vị tướng khác đã chạy ra nước ngoài, Thiếu-tướng Đảo vẫn ở lại với sư đoàn dù ông có thể bỏ hàng ngũ đi bằng trực thăng. Sư đoàn của ông triệt thoái rồi giải tán trong trật tự. Ông anh chồng của tôi, là lính, bị mất hàng ngũ từ nơi nào đó, đã gia nhập với đoàn quân của Tướng Đảo. Ông Tám không phải là quân nhân nhưng khi kể lại giai thoại này giọng ông đầy vẻ kính phục. Tôi thường hay nghi ngờ những quyển hồi ký tự khoe chiến công chiến tích huy hoàng, nhưng những câu truyện truyền miệng từ gia đình thì tôi tin.

Nhân có hai bạn Bảo Bình và Kim Ánh hỏi, tôi ghi lại đây để trả lời chung.

9 bài trong đĩa nhạc Saigon Rock&Soul

Tuy biết là loại nhạc này có thể không hợp với ý thích của một số bạn, nhưng tôi cũng upload lên soundcloud. Bạn nào thích loại nhạc này có thể download về máy của các bạn. Có nhiều bài nghe được lắm. Mặt Trời Đen là một trong những bài nhạc trẻ rất được yêu chuộng thời bấy giờ.

Ngàn chiếc hôn say đắm

A thousand kisses deep – Leonard Cohen

And quiet is the thought of you,
The file on you complete –
Except what we forgot to do
A thousand kisses deep.

Leonard Cohen – A Thousand Kisses Deep.

1. You came to me this morning
And you handled me like meat.
You’d have to live alone to know
How good that feels, how sweet.
My mirror twin, my next of kin,
I’d know you in my sleep.
And who but you would take me in
A thousand kisses deep?

2. I loved you when you opened
Like a lily to the heat.
I’m just another snowman
Standing in the rain and sleet,
Who loved you with his frozen love
His second-hand physique –
With all he is, and all he was
A thousand kisses deep.

3. All soaked in sex, and pressed against
The limits of the sea:
I saw there were no oceans left
For scavengers like me.
We made it to the forward deck
I blessed our remnant fleet –
And then consented to be wrecked
A thousand kisses deep.

4. I know you had to lie to me,
I know you had to cheat.
But the Means no longer guarantee
The Virtue in Deceit.
That truth is bent, that beauty spent,
That style is obsolete –
Ever since the Holy Spirit went
A thousand kisses deep.

5. (So what about this Inner Light
That’s boundless and unique?
I’m slouching through another night
A thousand kisses deep.)

6. I’m turning tricks; I’m getting fixed,
I’m back on Boogie Street.
I tried to quit the business –
Hey, I’m lazy and I’m weak.
But sometimes when the night is slow,
The wretched and the meek,
We gather up our hearts and go
A thousand kisses deep.

7. (And fragrant is the thought of you,
The file on you complete –
Except what we forgot to do
A thousand kisses deep.)

8. The ponies run, the girls are young,
The odds are there to beat.
You win a while, and then it’s done –
Your little winning streak.
And summoned now to deal
With your invincible defeat,
You live your life as if it’s real
A thousand kisses deep.

9. (I jammed with Diz and Dante –
I did not have their sweep –
But once or twice, they let me play
A thousand kisses deep.)

10. And I’m still working with the wine,
Still dancing cheek to cheek.
The band is playing “Auld Lang Syne” –
The heart will not retreat.
And maybe I had miles to drive,
And promises to keep –
You ditch it all to stay alive
A thousand kisses deep.

11. And now you are the Angel Death
And now the Paraclete;
And now you are the Savior’s Breath
And now the Belsen heap.
No turning from the threat of love,
No transcendental leap –
As witnessed here in time and blood
A thousand kisses deep.

To be by your side – Nick Cave

Across the oceans Across the seas, Over forests of blackened trees.
Through valleys so still we dare not breathe, To be by your side.

Băng qua đại dương, trên những rừng cây đen tối.
Qua những thung lũng yên lặng đến độ chúng tôi không dám thở mạnh, để về bên cạnh bạn.

Over the shifting desert plains, Across mountains all in flames.
Through howling winds and driving rains, To be by your side. Continue reading To be by your side – Nick Cave

Nghĩ về tựa đề của một quyển sách

Tôi nghe đọc hết quyển sách Colorless Tsukuru Tazaki and His Years of Pilgrimage, có một vài đoạn tôi thấy hay, tò mò dịch thử, đến cái tựa đề của quyển sách thì thấy khó dịch quá.

Tsukuru Tazaki, nhân vật chính trong truyện, có bốn người bạn rất thân. Mỗi cái họ của bốn người bạn này đều có mang một màu sắc. Thí dụ như Kei Akamatsu, Kei là tên, Akamatsu là họ. Trong chữ Akamatsu có chữ Aka có nghĩa là màu đỏ. Akamatsu có nghĩa là red pine, hay thông đỏ. Tsukuru Tazaki là người độc nhất trong nhóm năm người tên không ẩn chứa màu sắc vì thế gọi là colorless. Một người colorless cũng có nghĩa là người nhàn nhạt, không có gì đáng chú ý đặc biệt hay gây ấn tượng, bình thường, hay bình dị. Một người nếu được miêu tả là colorful thì chúng ta có thể hiểu là một người sống động, hào nhoáng, hay làm những chuyện khiến người khác chú ý đến mình. Nếu dịch Tsukuru Tazaka không màu thì không thể nói được bản chất của nhân vật.

Haruki Murakami là một trong những tác giả hay chơi chữ với tên của nhân vật. Ông phân tích, chơi chữ, và qua cái tên của nhân vật, người đọc có thể nhìn thấy cá tính của nhân vật. Trong quyển này, Murakami dường như cho rằng, cái tên của con người có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của họ. Cái ảnh hưởng này có thể là định mệnh, cũng có thể vì người ta chú ý đến cái tên, mãi rồi nó nhập tâm. Một cách vô thức, người ta có những chọn lựa có thể ảnh hưởng đến cuộc đời, chỉ vì cái tên. Tsukuru vì có cái tên không màu, trong khi bốn người bạn thân của nhân vật đều có tên có màu, khiến Tsukuru chỉ có vẻ chơi thân chứ không thật sự là một thành phần của nhóm. Một người ở gần nhưng vẫn thuộc vòng ngoài. Chữ Tsukuru có hai cách viết, dùng chữ Trung quốc ghép vào để phát âm, một chữ có nghĩa sáng tạo (tinh thần), chữ kia có nghĩa là làm ra, xây dựng, xây cất nên (vật chất). Murakami cho độc giả cái ý nghĩ, nhân vật của ông, Tsukuru, chọn ngành kỹ sư vì cái tên (do bố đặt cho) có nghĩa là xây dựng, dù Tsukuru (như cái bóng của Murakami), có óc sáng tạo.

Years of Pilgrimage là tên của một bản nhạc của Franz Liszt. Liszt có những năm du hành ở châu Âu. Ông viết bản nhạc này là một bộ bao gồm ba “suite” (tôi không biết dịch là gì), chỉ biết đại khái suite là một loại nhạc được viết cho dương cầm hay vĩ cầm (hay một loại nhạc cụ nào đó). Suite có thể là một bản giao hưởng được trình diễn trong những buổi đại hòa tấu, cũng có thể là một bài hát để trình diễn trên sân khấu theo dạng opera. Một người bạn gái trong nhóm có tên Yuzuki Shirane, nghĩa là White Root hay rễ trắng, thích chơi bản số một trong bộ ba bản của Liszt, có tiêu đề “năm đầu tiên đi du hành ở Thụy Sĩ.” Liszt là một người rất lãng mạn, yêu thích văn thơ. Ông thường trích dẫn một đoạn văn hay đoạn thơ của một tác giả nổi tiếng đã gợi cảm hứng cho ông viết nhạc. Years of pilgrimage lấy từ ý một quyển truyện của Goethe, có nghĩa là những năm tháng lang thang.

Bốn người bạn thân bỗng dưng cùng một lúc đoạn tuyệt với Tsukuru Tazaki không một lời giải thích. Tsukuru trải qua những năm dài đau đớn và thắc mắc. Years of Pilgrimage nói lên cuộc hành trình trở về quá khứ của Tsukuru đi tìm lý do vì sao cả bốn người bạn đều cùng lúc tuyệt giao với mình. Chọn nghĩa hành trình của Tsukuru thì mất cái tên bản nhạc mà người bạn gái rất đẹp, Tsukuru thầm yêu, thường đánh đàn dương cầm. Bản nhạc này nằm trong tiềm thức của Tsukuru suốt mười mấy năm và người bạn gái thường trở về trong những giấc mơ của chàng.

Quyển này khi ra đời đã bán được hơn một triệu ấn bản trong tháng đầu tiên. Một nhà điểm sách trên báo New York Times đã tự hỏi vì sao một anh chàng, mọi nhân vật nam chính của Murakami đều như thế, lù khù chẳng có gì hấp dẫn lại có thể lôi cuốn người đọc đến hết quyển truyện. Tôi không nghĩ tôi là người si mê tiểu thuyết của Murakami, nhưng tôi tò mò muốn biết ông viết gì viết thế nào mà lôi cuốn nhiều độc giả như thế. Điểm đặc biệt của Murakami là ông tạo một bí mật, độc giả muốn biết ông sẽ khai mở bí mật này như thế nào, như một truyện trinh thám vậy. Truyện của Murakami đầy tình dục và bạo động. Đó cũng là một thu hút. Murakami cấu tạo nhân vật rất kỹ. Mỗi nhân vật đều có cá tính, cách ăn mặc, cách suy nghĩ riêng. Tôi thì đặc biệt thích cách viết siêu thực của ông. Ông mang những tình huống ma quái, thần bí, vào khung cảnh thực tế qua hình thức giấc mơ, lời kể, hay là sự tưởng tượng của một người bị bệnh tâm lý một cách dễ dàng và hợp lý.

Bạn nào thích đọc truyện, không ngại dài thì đọc ở đây

Dưới đây là bản nhạc mà Shiro (nghĩa là màu trắng, tên gọi tắt của Yuzuki Shirane,) thường hay đàn. Có người nào đó, chắc là fan của Murakami, đã upload lên youtube.

Xin cho tôi

Thử post nhạc. Nghe nhiều người khen ca sĩ về VN hát rất thành công bản này. Tôi tìm bài này trên Nhạc Của Tui. Không biết bài hát này thâu từ bao giờ. Ngày xưa, giọng hát này nghe như giọng của một người mới vừa thức giấc, đầy vẻ mụ mị, ngái ngủ, mơ màng, lãng mạn. Bây giờ nghe sao có vẻ đanh lại, gằn giọng, chì chiết. Tại tôi tưởng tượng sai lầm chăng.