Tác giả: Esther M. Garcia
Dịch giả (ra tiếng Anh): Chris N. Brown Nguyễn thị Hải Hà dịch ra tiếng Việt
A man looks at the mannequin
desires its face and its body
doesn’t matter that its mind is empty
he just want to possess it.
Gã đàn ông nhìn nàng nộm
thèm thuồng khuôn mặt và thân hình nàng
chẳng hề gì nếu đầu óc nàng rỗng tuênh
gã chỉ muốn nàng thuộc vào tay gã
He buy the mannequin
loves her entire body
covers her in flowers, in kisses
and from his mouth come vipers
that joyfully enter
the ear of the doll.
Gã mua nàng nộm
yêu cả thân hình nàng
bao phủ người nàng bằng hoa, và những nụ hôn
từ mồm gã lũ rắn độc bò ra
chúng vui vẻ chui vào
tai của con búp bê.
Now the mannequin wakes up hearing him,
the doll turns into a woman
to endure semen,
venom,
in her mouth;
to endure the wounds
in her synthetic skin.
Giờ đây nàng nộm thức tỉnh và nghe tiếng nói của gã,
con búp bê biến thành người đàn bà
chịu đựng tinh dịch,
nọc độc,
trong mồm nàng;
chịu đựng những vết thương
trên làn da nhựa của nàng.
The man gets fed up with her presence
treats her like a slum whore,
the mannequin cries wax tears,
the man mocks her as she leaves.
Gã đàn ông đâm chán sự hiện diện của nàng
xem nàng như một con đĩ rạc,
nàng nộm rơi những giọt lệ sáp,
gã đàn ông chế nhạo nàng khi nàng bỏ đi
The poor mannequin rests now
in the dumpster,
her silicon heart
is disassembled inside;
those ancient kisses,
of that guy,
are now
taking apart the body
Nàng nộm đáng thương giờ được nghỉ ngơi
trong thùng rác,
trái tim bằng chất silicon của nàng
tan rã từ bên trong;
và những nụ hôn thiên cổ,
của gã đàn ông ấy,
giờ đây
phá tan nát thân thể nàng.
Esther M. Garcia (Cd. Juárez, 1987) là nhà văn, phóng viên, và nhiếp ảnh gia. Cô tốt nghiệp Văn chương Spanish ở đại học Autonomous University of Coahuila. Cô được trao tặng giải National Short Story Prize Criaturas de la noche năm 2008, xuất bản tập thơ La Doncella Negra (2010), và tập truyện ngắn Las Tijeras de Átropos (2011). Một số truyện ngắn khác được chọn đăng trong tuyển tập Los Nuevos Románticos. Các bài báo của cô xuất hiện ở các tờ báo và nhiều tạp chí.
Prayers of many summers come
to roost on a moment
until it sinks under them
and they resume their journey
flying by night
with the sound
of blood rushing in an ear
Lời cầu nguyện cả mấy mùa hè rồi cũng đến
có chỗ nghỉ ngơi tạm thời
nhưng chỗ ở ấy bị chìm
và chúng lại tiếp tục cuộc hành trình
bay ban đêm
với âm thanh
của dòng máu chảy rạt rào trong tai.
Trích đoạn đầu tiên trong bài thơ “From a Notebook” của James Merrill
The whiteness near and far.
The cold, the hush . . .
A first word stops
The blizzard, steps
Out into fresh
Candor. You ask no more.
Màu trắng xóa từ gần đến xa.
Không khí lạnh, s…u…ỵ…t . . .
Âm thanh đầu tiên chận lại
Cơn bão tuyết, những bước chân
dẫm lên sự tinh khôi
Chân thật. Bạn không hỏi gì thêm.
The stones we threw I hear
fall, glass-clear through the years. In the valley
the confused actions of the moment
fly screeching from
treetop to treetop, become silent
in thinner air than the present’s, glide
like swallows from hilltop
to hilltop until they’ve
reached the furthest plateaus
along the frontier of being. There all
our deeds fall
glass-clear
with nowhere to fall to
except ourselves
Tôi đăng bài thơ này, với ý nghĩ là sẽ dịch. Nhưng trước khi dịch thì tôi lại muốn viết thêm về đá. Bài này, là một trong những bài thơ có chủ đề đá tôi góp nhặt đánh dấu từ lâu, để viết. Charles Simic có hai bài thơ về đá, chị Trần thị Lai Hồng, đã dịch và đăng trên Gió O, kèm theo tấm ảnh chị chụp một tảng đá vân có màu rất đẹp.
Tôi cũng thích tìm hiểu về đá, xuất hiện trong văn chương, huyền thoại, điện ảnh như thế nào. Cóp nhặt thành một bài dài chị Huệ Gió O đặt cho cái tựa là Lữ Thứ Đá. Có lẽ chị nghĩ ra cái tựa đầy phiêu lưu giang hồ như thế từ ý nghĩ đủ thứ đá. Còn một số chi tiết về đá, hay nhưng tôi chưa dùng vì bài viết đã dài sợ độc giả mất kiên nhẫn, và cũng vì những chi tiết này xem chừng nhỏ bé vụn vặt, không làm thành chủ đề.
Hôm qua đọc lại quyển thơ của Tranströmer thấy bài The Stones thấy câu “những hòn đá chúng tôi ném đi” lại nhớ đến một hòn đá khác được ném đi trong phim Ben-Hur (1959). Chỉ một hòn đá ném đi mà xảy ra bao nhiêu tranh chấp, cốt nhục tương tàn, huynh đệ đoạn tình đoạn nghĩa, nước mất nhà tan.
Judah Ben-Hur là một vị vua giàu có cai trị Jerusalem (Do Thái), có một người em kết nghĩa tên là Messala, người gốc La Mã. Messala vốn là kỵ mã, thay mặt Đại tướng dẫn quân vào tiếp quản Jerusalem. Ngày quân đội La Mã diễn hành qua phố, vua Ben-Hur cùng em gái lên trên lầu đứng xem, không biết vô tình hay hữu ý, một viên đá từ chỗ Ben-Hur đứng xem rơi trúng con ngựa của vị tân Thống đốc. Con ngựa sợ hãi nhảy dựng hất ông rơi xuống đất suýt chết. Messala vì là người từng sống trong thành phố Jerusalem, được chỉ định đi bắt kẻ gian âm mưu ám hại Thống đốc. Lợi dụng cơ hội để chiếm đoạt tài sản của Ben-Hur và củng cố vị thế của mình, Messala bắt giam, sau đó lưu đày Ben-Hur. Mấy mươi năm lưu đày, nhiều lần suýt chết, nhiều phen được cứu giúp. Ben-Hur trở về Jerusalem tìm lại mẹ và em, hai người bị giam cầm sau đó phải sống chung với những người bị bệnh phong cùi bên ngoài thành phố. Ben-Hur cũng gặp lại Esther, con gái của người nô lệ trung tín của gia đình chàng. Khi Ben-Hur bàn việc trả thù, Esther nói (tôi tóm tắt theo trí nhớ), cái thời gian hòn đá rơi (từ chỗ Ben-Hur đứng xem diễn hành) rất dài, mãi đến bây giờ qua bao nhiêu biến động vẫn chưa kết thúc. Hòn đá rơi không chỉ trúng con ngựa của vị Thống đốc, nó bay ngược trở lại rơi xuống gia đình Ben-Hur gây nên cảnh nước mất nhà tan. Về sau nó cũng rơi lên đầu kẻ mưu mô thâm hiểm ác độc không kể tình bạn, tình anh em kết nghĩa.
Những khi tâm hồn chộn rộn, tôi thích đọc thơ của ông Tranströmer, hay nghe nhạc của ông Cohen. Và đây là bản dịch đại. Bạn đọc xin tha cho tội dịch thơ mà câu văn dịch không có chất thơ.
Đá
Những hòn đá chúng tôi ném đi, tôi nghe
tiếng rơi, trong trẻo như thủy tinh xuyên qua năm tháng.
Trong thung lũng
những hành động thiếu cân nhắc nhất thời
bay vi vút từ
ngọn cây này sang ngọn cây khác, rồi trở nên im lặng
trong một không gian loãng hơn không gian hiện tại, trôi lướt
nhẹ nhàng như cánh én từ đỉnh đồi này
sang đỉnh đồi kia cho đến khi chúng
dừng lại ở đỉnh cao nhất
dọc theo lằn ranh giới của hữu thể. Nơi ấy
tất cả hành động của chúng ta rơi
trong trẻo như thủy tinh
không có chỗ nào khác hơn
ngoại trừ lên chính chúng ta
Vào tháng Hai, mọi sinh vật im lìm bất động.
Chim ngập ngừng không muốn bay và linh hồn
bị trầy trụa vì cảnh trí, như chiếc thuyền
bị trầy trụa bởi chân cầu, nơi nó bị trói vào
Hàng cây đứng quay lưng lại với tôi.
Lớp tuyết phủ được đo chiều dày bằng những cọng rơm khô khốc.
Dấu chân in trên tuyết khô dòn trở nên cũ mòn.
Dưới tấm bạt ngôn ngữ buồn lịm chết.
Rồi một ngày cái gì đó đến bên khung cửa sổ.
Tôi ngừng việc, ngẩng đầu nhìn lên.
Màu sắc rực rỡ. Vạn vật chuyển mình.
Trời đất và tôi ùa vào vòng tay của nhau.
Dịch từ bài thơ Face to Face của Tomas Transtromer.
In February living stood still The birds flew unwillingly and the soul chafed against the landscape as a boat
chafed against the pier it lies moored to.
The trees stood with their backs turned to me. The deep snow was measured with dead straws. The footprints grew old out on the crust. Under a tarpaulin language pined.
One day something came to the window. Work was dropped, I look up.
The colors flared. Everything turns around.
The earth and I sprang toward each other.
Trích từ tuyển tập “The Great Enigma.” Robin Fulton dich ra tiếng Anh.
Thật ra, chỉ có qua những bức tranh chúng ta mới có thể trò chuyện với nhau. Tuy thế, em ạ, anh vẫn còn những điều phải nói với em, và một lần nữa, anh sẽ nói thật nghiêm túc. Anh sẽ cố gắng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách toàn vẹn nhất – với anh, em không phải chỉ là một người đại lý bán tranh in Corots, qua anh, em cũng thật sự tham dự vào công việc thực hiện một vài bức tranh trên mặt vải. Những bức tranh ấy ngay cả khi ở giữa cơn khủng hoảng to lớn này, vẫn giữ được sự điềm tĩnh của chúng.
Đó là chỗ đứng tình cảm của anh em mình, hay ít nhất cũng là điểm chính anh cần phải nói với em trong tình trạng khủng hoảng lúc này. Lúc này là lúc mọi sự trở nên giả mạo giữa những kẻ buôn bán tranh vẽ của những người nghệ sĩ đương thời hay đã chết.
Với những tác phẩm của anh, anh đã dâng hiến cả cuộc đời của anh cho nghệ thuật và vì thế mà tư tưởng của anh đã bị mất đi nửa phần sáng suốt – cũng tốt thôi – nhưng em không phải là một kẻ trong đám đầu nậu con buôn nghệ thuật như anh biết. Em có thể chọn lựa đứng về phía nào, theo như anh nghĩ, biết đối xử có tình người chân thật. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, biết phải làm gì?
Ghi chú: Đây là bản nháp của lá thư số 251. Người ta tìm thấy bản nháp này trên người ông Vincent van Gogh khi ông qua đời ngày 27 tháng Bảy.
Dịch từ “van Gogh’s letters – the Mind of the Artist in Paintings, Drawings, and Words 1875-1890. Edited by H. Anna Suh Includes an all new translation of van Gogh’s letters.”
Thật là thú vị khi người Mỹ nói viết thơ, nhưng người Việt lại nói làm thơ. Viết văn nhưng làm thơ. Chúng ta không nói viết thơ và làm văn, ngoại trừ khi còn ở Tiểu học chúng ta có “tập làm văn.”
Chẳng qua là do quen tai. Ai viết không thuận tai mình thì mình cho là sai.
Tôi có một cuốn lịch, từ hồi năm xửa năm xưa nào đó, mỗi ngày (mỗi tờ lịch) có in một bài thơ hay một câu phát biểu về thơ của một tác giả có tiếng. Tờ lịch ngày 19 tháng Chín, tôi lựa ra để có thể đăng lên blog mãi cả tháng sau mới có dịp dùng. Đoạn văn sau đây của tác giả Anne Stevenson. Đọc tiểu sử của bà trên Wikipedia bà sinh năm 1933. Bố mẹ người Mỹ sang Anh làm việc. Bà sinh ra ở Anh, sang Mỹ sống làm việc, sau đó trở về Anh. Thuở nhỏ bà học văn và nhạc. Về sau bà bị mất khả năng nghe nên trở thành nhà văn (và thơ).
Tôi vẫn tự hỏi người ta đã làm thế nào để có thể viết thành một bài thơ. Trong vòng quen biết trên mạng tôi rất muốn phỏng vấn các nhà thơ để các vị chỉ bảo tôi nhưng bản tính tôi hay ngần ngại, nhất là với những người mình không quen biết hay không quen thân. Nhân thấy đoạn văn của bà Anne Stevenson nên tôi đưa lên đây để suy nghĩ tiếp.
“Writing a poem is like conducting an argument between your unconscious mind and your concious self. You have to get unconsciousness and consciousness line up in some way. I suspect that’s why working to a form, achieving a stanza, and keeping to it – deciding that the first and third and fifth lines will have to rhyme, and that you’re going to insist on so many stresses per line – oddly helps the poem to be born. That is, to free itself from you and your attention to it and become a piece of art in itself. Heaven only knows where it comes from!
I suppose working out a form diminishes the thousands of possibilities you face when you begin. And once you’ve cut down the possibilities, you can’t swim off into the deep and drown.” – Anne Stevenson
Làm một bài thơ cũng giống như điều khiển một cuộc tranh luận giữa sự vô thức và ý thức của chính mình. Bạn phải làm sao để có thể kết hợp cả hai thứ. Tôi đoán đó là lý do tại sao phải dùng một hình thức nào đó, viết thành một khổ thơ và tiếp tục giữ thể loại này – quyết định câu thứ nhất và thứ ba và thứ năm phải gieo vần với nhau, và bạn sẽ nhất định giữ mỗi câu có bao nhiêu chỗ nhấn giọng (tôi đoán để có thể giữ cho câu thơ lên bổng xuống trầm) lạ lùng thay lại có thể giúp cho bài thơ được ra đời. Có nghĩa là giải thoát bài thơ ra khỏi bàn tay cùng với sự chú ý của bạn dành cho nó để nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Có trời mới biết là bài thơ bắt đầu từ đâu!
Tôi cho rằng khi bạn chọn một thể loại cho bài thơ thì đã giúp giảm đi nhiều điều kiện bạn phải chọn lựa. Loại bỏ những sự chọn lựa này rồi bạn không thể nào bơi xa bờ ra chỗ sâu rồi bị chết đuối.” – Anne Stevenson
Hôm nay 2 tháng 12 2021, một lần nữa tôi bắt gặp tvvn.org lấy bài tôi đăng lên trên mạng nhưng không đề tên tác giả. Chẳng đáng gì nhưng tại sao lại làm như thế? Tôi đọc bài, thấy ngờ ngợ quen quen. Lục lại trên blog thấy bài cũ đăng từ 15 tháng Mười năm 2017.
Đó là một bài hát với hình thức là một lá thư. Hay nói ngược lại, một lá thư được viết thành bài hát. Người ký tên dưới lá thư là Leonard Cohen. Tác giả đã dùng lá thư để kể một câu chuyện giữa ba người. Người nhận lá thư là một người đàn ông. Có thể là bạn, có thể là anh em, bởi vì có một câu trong lá thư, tác giả gọi người kia là “brother.” Người Mỹ có khi dùng chữ brother để nói về hay nói với một người đàn ông khác, nhưng không nhất thiết phải là anh em. Nếu người nhận lá thư này thật sự là anh hay em trai của người viết thư kể chuyện thì câu chuyện càng cay đắng hơn.
December, XXXX
Bạn thân mến,
Bây giờ là bốn giờ sáng, cuối tháng Mười Hai. Tôi viết thư thăm bạn để xem tình trạng của bạn có khá hơn chưa. Thời tiết ở New York lúc này rất lạnh, nhưng tôi thích nơi tôi đang sống. Ở trên đường Clinton người ta tổ chức biểu diễn nhạc suốt cả buổi tối. Tôi nghe người ta nói rằng bạn cất một căn nhà nhỏ ở giữa vùng sa mạc. Cuộc sống của bạn bây giờ chẳng tốn kém gì cả, tôi mong là bạn giữ tài liệu này.
Vâng, Jane đến nhà tôi và mang theo một lọn tóc của bạn. Nàng nói bạn xuống tóc thề thốt với nàng cái đêm bạn dự tính hoàn lương. Bạn có thực hiện dự tính ấy không?
Lần cuối cùng gặp bạn trông bạn già đi rất nhiều. Cái áo mưa màu xanh dương nổi tiếng của bạn đã sờn rách ở vai. Bạn đã ở nhà ga để đón tất cả mọi chuyến xe và bạn về nhà không mang theo Lili Marlene. Bạn đã đối xử tàn nhẫn với người tôi yêu như thể nàng chỉ là một mảnh vảy trong cuộc đời của bạn. Khi nàng trở về nàng không còn là vợ của ai cả. Tôi tưởng tượng bạn đang hối lỗi ngậm trên môi một đóa hồng. Lại thêm một tên trộm gầy gò sống cuộc đời rày đây mai đó.
Đang viết thư thì Jane thức giấc. Khi biết tôi đang viết thư cho bạn, nàng gửi lời hỏi thăm. Tôi biết nói gì với bạn đây, người anh em của tôi, kẻ giết người của tôi. Tôi có thể nói gì bây giờ? Tôi đoán là tôi nhớ bạn, và tôi tha thứ cho bạn. Tôi mừng là bạn đã chen vào cản đường tôi. Nếu bạn có bao giờ đến đây, để tìm Jane hay tìm tôi thì bạn nên biết là kẻ thù của bạn đang ngủ, và vợ của hắn thì hoàn toàn tự do.
Vâng, và cám ơn bạn, vì bạn đã lấy đi những chuyện khó khăn trăn trở trong mắt nàng. Tôi cứ nghĩ đó là chuyện kinh niên nên tôi đã không cố gắng để thay đổi.
Và Jane đến mang theo lọn tóc của bạn. Nàng nói bạn tặng cho nàng. Cái đêm mà bạn dự tính hoàn lương.
Thành thật,
L. Cohen.
Tôi luôn thích chuyện kể với hình thức lá thư (epistolary story). Và trên đây là câu chuyện do ông Cohen kể. Trong bài hát hôm qua tôi lấy tựa đề là “Hỏi Bạn” vì câu hỏi trong lá thư. “Did you ever go clear?” Lá thư viết như nói chuyện với những chữ đệm như “Well,” “Ah,” làm tôi suy nghĩ có nên dịch những chữ này không và dịch như thế nào. Cái tựa đề “The Famous Blue Raincoat” rất là mỉa mai. Famous, nổi tiếng, vì người mặc cái áo khoác đi mưa này mặc hoài cho nên thấy nó là biết người mặc áo. Nổi tiếng ở đây hàm ý nghèo, đói, lang thang, làm sao chuyển được cái ý mỉa mai ở đây? Keeping record, (giữ tài liệu) cũng hàm ý mỉa mai, cái kiểu làm chuyện lạ ngược đời nên được chú ý, nổi tiếng. Tên trộm gầy gò, tôi cố dịch chữ the gypsy thief. Gypsy là những người hát dạo bán rong, những người du mục. Họ bị nổi tiếng với nghề móc túi. Lá thư thật hay, với tôi, vì nó nói lên một tình cảm phức tạp, vừa yêu thương lại vừa thù ghét, vừa trách móc lại vừa xót thương. Ngôn ngữ chua cay được diễn tả bằng một giọng nói (thật ra là hát) đầy ngậm ngùi.
Hôm trước tự hỏi mình thơ là gì, rồi đâm ra chú ý những chuyện nho nhỏ về thơ. Thí dụ như hôm nay xem phim “My Mother’s Smile” thì gặp bài thơ này trong phim. Bài thơ này nguyên tác là tiếng Nga dịch ra Anh ngữ. Thấy bài thơ bắt đầu bằng câu mùa hạ bỏ chạy nên chép lên đây đọc chơi để chào tiễn đưa mùa hạ.
Summer’s fled
And nothing left.
We’re happy in the sun
But that’s not enough.
A five-pointed leaf rests on my hand
And yet that’s not enough.
…
Mùa hạ bỏ chạy
Chẳng còn lại gì
Chúng tôi hạnh phúc trong nắng
Nhưng như thế vẫn không đủ.
Một cái lá có năm mũi nhọn* nằm trong tay tôi
Nhưng như thế vẫn không đủ.
…
* Đây có thể là lá phong hoặc lá sycamore, to bằng bàn tay hay lớn hơn. Lá xòe ra như vương miện có năm mũi nhọn.
Nghe nói ở bên mình bây giờ ít khi nhìn thấy đom đóm, như thể chúng đã bị tuyệt chủng. Người ta tổ chức những cuộc du lịch sang Mã Lai để được xem đom đóm. Năm nay chỗ tôi ở không nhìn thấy đom đóm nhiều như năm trước hay năm trước nữa. Không nhiều nhưng vẫn xuất hiện. Bao giờ cũng loáng thoáng dưới bụi trúc hay đâu đó phía sau rừng, bên cạnh mấy cây dâm bụt hoa tím. Có thể vì tôi đi ngủ sớm nên không nhìn ra ngoài nhà trong đêm. Có thể vì tôi không thức giấc nửa đêm. Cũng có thể, đom đóm như những nàng tiên bé, đi chơi chỗ khác. Không hiểu sao, đom đóm luôn mang cảm giác vui nhẹ nhàng, có chút gì lãng mạn trong không khí. Làm người ta nghĩ đến chuyện thần tiên. “Đêm thơm như một dòng sữa,” hay “đêm vỗ về nuôi nấng, đêm trao ngọt ngào hương phấn.” Ngay cả chữ rêu cũng gợi lên một cảm giác đẹp, êm ái. Làm tôi nhớ câu thơ “Như chân chim muôn thuở. In mãi bậc thềm rêu.” (Thơ Phạm Thiên Thư.)
Tôi đọc tập truyện ngắn “Beauty and Sadness” của Yasunari Kawabata, tiếng là truyện ngắn, nhưng tất cả những truyện ngắn này có liên hệ với nhau, tạo thành một truyện vừa. Phần trích đoạn được trích từ truyện ngắn có tên “A Stone Garden.” Otoko, một nữ họa sĩ mai danh ẩn tích, và Keiko một cô đồ đệ trẻ và rất đẹp. Otoko không trẻ bằng nhưng có lẽ cũng là người đẹp. Hai người đến viếng một vườn trong một chùa thiền nổi tiếng ở Kyoto, Saiho-ji, còn gọi là vườn rêu (Moss Garden). Vườn này vốn là vườn được thiết kế toàn bằng đá, nhưng khí hậu ẩm làm rêu mọc lên đá. Cả vườn được bao trùm bằng một lớp rêu mịn.
Keiko mang tất cả những họa phẩm của nàng đến cho một họa sĩ tài danh, Oki, xem. Câu chuyện khai mở dần. Keiko và Otoko là đôi tình nhân. Keiko ngủ với ông họa sĩ (chừng hơn 50 tuổi) với ý muốn trả thù cho Otoko vì Otoko đã từng là người tình của ông Oki (ông có vợ). Keiko tỏ ý muốn mang thai với Oki khi Otoko thổ lộ là bà có con với Oki. Otoko tát Keiko. Cô gái trẻ giận dỗi và sau đó là đoạn văn này. Tôi dịch bạn đọc chơi vì nó có liên quan đến đom đóm.
“Keiko-” Otoko bước ra hàng hiên và đá mạnh cái lồng chứa đom đóm[i] văng vào trong vườn, dù chân của nàng không mang giày.
Tất cả đom đóm trong lồng dường như sáng ngời lên ngay lập tức. Một dòng ánh sáng trắng có nhuốm màu xanh chảy ra khỏi lồng rồi đáp nhẹ nhàng lên một vạt đất đóng rêu. Bầu trời đầy mây, và hơi ẩm của hoàng hôn bắt đầu lan tỏa nhẹ nhàng trong vườn làm cảnh vật trở nên mù mờ lunh linh, nhưng ngày của mùa hạ thường rất dài nên vẫn còn ánh sáng. Chừng như đàn đom đóm không thể nào chiếu sáng rực rỡ như thế, hay có lẽ, dòng ánh sáng chảy ra khỏi cái lồng chỉ là sự tưởng tượng của nàng, hoặc, dòng ánh sáng ấy chính là tình cảm trong lòng nàng kết tụ thành. Nàng đứng sững sờ và nhìn không chớp cái lồng đom đóm đang nằm nghiêng trên mặt thảm rêu.
Trích truyện ngắn “A Stone Garden” (Vườn Đá) trong tập “Beauty and Sadness” (Nhan sắc và Nỗi Buồn) của Yasunari Kawabata.
[i] Ở Nhật Bản, thời của Yasunari Kawabata (1899 – 1972), trong vườn có lồng bắt chứa đom đóm. Trong truyện ngắn này, vườn ở đây là một công viên lớn thuộc về phần chùa Saihoji còn gọi là Moss Garden. Tôi không biết bây giờ có còn lồng chứa đom đóm hay không. Tôi cũng không biết lồng chứa đom đóm chỉ để trang trí hay có nhiệm vụ gì khác hay không, thí dụ như thay thế đèn (?) hay người ta không thích đom đóm bay khắp nơi trong vườn, trong nhà.
Tôi tính làm ngơ bài này, vì sợ bạn chán, vì đã nhắc đến nó trước kia với tựa đề “Hãy dìu bước tôi cho đến cuối cuộc tình.” Tuy nhiên, Lea M. cô bạn tôi ở Texas bảo viết về bài này cho cô đọc. Bản này là một trong ba bản nhạc có chủ đề khiêu vũ của nhạc sĩ Leonard Cohen; tôi lựa ra từ lâu nhưng không biết viết gì. Có lẽ một vài dòng về background của nó là đủ rồi. Tiểu sử của bản nhạc thì xem ở Wikipedia. Bạn chẳng cần tìm kiếm biên khảo gì cho rắc rối, cứ đọc wikipedia là tìm ra được nhiều điều thú vị hay ho. Sau đó thì dịch ca từ để có bạn nào muốn thì đọc thêm cho biết. Đọc ca từ thì tôi sợ bạn chán. Còn dịch ca từ thì mất nhiều thì giờ và không dễ dàng gì. Và tôi, một bà già lẩm cẩm luôn luôn muốn ghi lại những suy nghĩ vụn vặt của mình về chuyện dịch.
Bài hát này được ông Cohen thâu âm từ năm 1984. Rất nhanh chóng nó được nhiều ca nhạc sĩ khác yêu thích. Nó gần như trở thành một bản nhạc căn bản (ai cũng thích cũng có lần trình diễn nó) của giới ca nhạc sĩ. Lúc tôi nghe điệu nhạc dìu dặt này tôi ngờ ngợ không biết nó là điệu nhạc gì (tại tôi lơ tơ mơ cái gì cũng không rành), phải Waltz không? Trong cái xập xình của nó có cái gì đó quen thuộc lắm. Thì ra, ông đã dựa trên điệu dân vũ Hy lạp “Hasapiko.” Nói thì chắc bạn sẽ nhớ liền cái kiểu khiêu vũ tập thể thường thấy trong các đám cưới (trong phim ảnh) hay tiệc tùng liên hoan trên các đảo Hy-lạp theo cái kiểu của anh chàng Alexis Zorba hay trong tiệc cưới của người Do Thái.
Mặc dù, bài hát này nghe như là một bài tình ca, nhưng ông Cohen cho biết cảm hứng để ông viết bài hát này phát xuất từ lò diệt chủng người Do Thái “Holocaust.” Khi người Do Thái bị đẩy vào lò hơi ngạt, thì đám sĩ quan Đức lại chọn ra một số người tù khác (cũng Do Thái) biết đàn, lập ra một ban tứ tấu hay ngũ tấu vĩ cầm (và dương cầm). Ban nhạc này phải trình diễn mua vui cho đám sĩ quan, trong lúc họ ăn tối hay tiệc tùng với nhau. Tiếng đàn vĩ cầm (hay dương cầm) cũng là tiếng nhạc đưa người vào cõi chết. Vì thế ông viết ra câu hát “Dance me to your beauty with a burning violin.”
“Dance me to your beauty with a burning violin,” meaning the beauty there of being the consummation of life, the end of this existence and of the passionate element in that consummation. But, it is the same language that we use for surrender to the beloved.
Khiêu vũ với tôi mừng vẻ đẹp của em qua tiếng réo rắt của vĩ cầm,” nghĩa là có cái đẹp trong sự chấm dứt của cuộc đời, trong cái cuối cùng của sự hiện hữu, và có tính chất đam mê trong sự hủy diệt. Nhưng đó cũng là cái ngôn ngữ chúng ta dùng để đầu hàng tình yêu.
Với tôi việc dịch bao giờ cũng đưa đến những suy nghĩ để nhận ra sự bất lực trong ngôn ngữ của tôi. Càng ngày, những ngữ vựng từ vựng của tôi càng suy tàn, rơi rớt dần dần. Ngay cả những chữ thật đơn giản của tiếng Anh như chữ dance hay chữ touch cũng làm tôi chập choạng. Dance là khiêu vũ. Người ta chỉ dùng một chữ đơn giản, mà mình phải dùng hai chữ lại vay mượn từ tiếng Hán Việt. Một chữ dance thôi là chúng ta có thể hình dung ra cả chục hành động, như bước tới, bước lui, bước ngang, bước ngắn bước dài, xoay, nhún, nhanh, chậm, giơ tay lên cao hơn đầu rồi cúi đầu đi qua như chơi trò chơi rồng rắn của trẻ con, lả lướt, quay cuồng, vân vân. Dùng chữ nhảy đầm thì không được thanh tao cho lắm.
Ông Cohen nói “dance me” sao không nói “dance with me,” hay nói “me dance,” hay nói “I dance.” Dance me khiến tôi nghĩ đến chữ dắt tôi, đẩy tôi, giúp tôi, bắt (buộc) tôi. Nó không phải là một hành động chủ động.
Trong bài hát có câu “touch me with your naked hand, touch me with your glove.” Đặt cục gạch ở đây để nhớ mà viết tiếp, vì tôi phải đi làm. Dưới đây là bản dịch của bài hát.
July 22, 2017 2:17PM Eastern Time viết tiếp
Làm biếng muốn bỏ luôn rồi, nhưng đã lỡ tuyên bố nên đành phải viết tiếp. Chữ touch, đơn giản là vậy nhưng tôi vẫn bí vì tôi không tìm được hay nghĩ ra chữ tôi muốn dùng. Chữ touch người Mỹ họ dùng sao nhiều nghĩa quá, có khi là chạm nhẹ, có khi là vuốt ve, có khi là sờ, rờ rẫm hay mân mê. Có khi tục có khi không. Touch có thể là chạm bằng lưng bàn tay, hay là lòng bàn tay. Khi ông nói “touch me with your naked hands” mình có thể cảm thấy cái ấm hay cái lạnh trên da dù không nói rõ là vùng da thịt nào mình vẫn cảm thấy có phần nào dục tính trong đó, nếu dùng chữ sờ thì hơi thiếu tình cảm dùng chữ ve vuốt thì e là quá đáng chăng? “Touch me with your gloves” làm tôi có cảm giác như cái bắt tay hay nắm tay nhưng không tháo găng tay. Êm ái nhưng xa lạ lạnh lùng chăng? Vậy đó, những câu đơn giản, nghe thì hiểu liền, tưởng tượng thì mỗi người mỗi khác, có găng tay hay không có găng tay, cái đụng vào, chạm vào, hay sờ vào đánh thức những cảm giác khác nhau trong tư tưởng người đọc. Tôi thấy hay nhưng không dùng chữ để diễn tả được.
Khiêu vũ với tôi, ca ngợi vẻ đẹp của em trong tiếng réo rắt của vĩ cầm. Cho đến khi tôi qua cơn hoảng hốt về đến nơi an toàn. Nâng tôi (nhẹ nhàng) như nâng một cành ô liu và làm con chim bồ câu dẫn đường cho tôi về nhà. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Ôi, hãy để tôi được nhìn vẻ đẹp của em khi nhân chứng đã ra đi. Hãy để tôi cảm nhận được sự di chuyển của em như người ta từng làm như thế ở Babylon.
Hãy chỉ cho tôi những điều tôi chỉ biết ít ỏi. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Khiêu vũ với tôi đến lễ cưới ngay bây giờ, và không ngừng. Khiêu vũ với tôi thật dịu dàng và thật lâu dài. Chúng ta đều cùng ở bên dưới. Và cùng ở bên trên tình yêu của chúng ta.
Khiêu vũ với tôi chào đón những đứa con cầu xin được sinh ra. Khiêu vũ với tôi xuyên qua bức màn nơi chúng ta đã hôn nhau. Dựng cái lều để trú ẩn bây giờ dẫu rằng đường kim mối chỉ đã sờn. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Khiêu vũ với tôi ca ngợi vẻ đẹp của em trong tiếng réo rắt của vĩ cầm. Cho đến khi tôi qua cơn hoảng hốt và đến nơi an toàn. Vuốt ve tôi bằng bàn tay trần và vuốt ve tôi khi mang găng tay. Khiêu vũ với tôi cho đến cuối cuộc tình.
Lần đầu tiên nghe bản nhạc này tôi thấy có cái gì đó lạ lạ, khác với những bản nhạc của Leonard Cohen. Thử tìm qua Youtube và Wikipedia tôi mới biết ông không là tác giả của bài hát này. Đây là một bài hát nổi tiếng của Doc Pomus and Port Shuman, hai nhạc sĩ của ban nhạc The Drifters. Ca sĩ chính hát bài này là Ben E. King. Bản nhạc ra đời từ năm 1960. Sau đó có rất nhiều người đã hát bản này, kể cả ca sĩ Pháp, Dalida.
Theo Wikipedia, Doc Pomus thuở nhỏ bị bệnh Polio, bị liệt chân phải ngồi xe lăn. Ngày cưới của ông, cô dâu Willi Burke, vốn là nữ vũ công và là diễn viên của nhạc kịch Broadway, Pomus ngồi nhìn cô dâu khiêu vũ với khách đến dự cưới. Tức cảnh sinh tình, ông viết bản nhạc này.
Tôi chỉ đăng bản dịch, vì nếu thêm lời Anh ngữ nó dài quá, làm bạn chán.
Em có thể khiêu vũ với các bạn trai, họ sẽ nhìn ngắm em. Em có thể cho phép hắn ôm em. Em có thể mỉm cười với anh chàng, người sẽ nắm tay em dưới ánh trăng mờ. Nhưng xin em đừng quên người sẽ đưa em về nhà đêm nay, Và em sẽ nằm trong vòng tay của chàng. Em yêu hãy để dành cho anh bài khiêu vũ cuối cùng.
Ồ, anh biết rằng nhạc rất hay, cũng như những ly rượu vang sủi bọt rất ngon, em hãy vui chơi. Cứ cười nói và ca hát, nhưng khi chúng ta ở xa nhau, đừng trao trái tim của em cho bất cứ ai. Và cũng đừng quên người sẽ đưa em về nhà đêm nay. Vì thế em yêu, hãy để dành bản khiêu vũ cuối cùng cho anh.
Bé cưng, em không biết rằng anh yêu em nhiều lắm sao. Em không thể cảm thấy tình yêu ấy khi chúng ta chạm vào nhau hay sao? Anh sẽ chẳng bao giờ thả em ra. Anh yêu em nhiều vô cùng.
Em cứ tiếp tục khiêu vũ đi cho đến khi đêm tàn. Và khi đến lúc phải ra về, nếu có người hỏi em rằng em đi một mình hay sao rồi xin em cho phép anh ta đưa em về, em phải trả lời là không. Đừng quên người sẽ đưa em về, và em sẽ ở trong vòng tay của chàng. Vì thế em cưng ơi, hãy để dành bản khiêu vũ cuối cùng cho anh.
Dù chàng rể mới cho phép vợ mới khiêu vũ với bạn trai, nhưng trong lời hát cũng có chút ghen tị, ước gì mình có đôi chân khỏe mạnh để khiêu vũ với nàng trong tiệc cưới. Tôi thấy có một đoạn video do Michael Bubblé trình diễn theo kiểu chachacha với một đoàn người đang học rất hay. Bạn search Youtube sẽ thấy.
Mùa này, dâu dại trong rừng bắt đầu chín. Chép một bài thơ để bạn đọc chơi cho vui. Thật tình tôi ngại dịch thơ lắm, vì rất nhiều khi tôi gặp những câu thơ tôi không biết dịch như thế nào. Nhưng bài thơ dưới đây nói về đêm mùa hè thật êm đềm. Tối qua, khi đóng cửa đi ngủ tôi thấy đom đóm lập lòe ở mấy bụi cây trước nhà gần khóm trúc, sau nhà ngay ở hàng rào tiếp với bìa “rừng.”
Summer Night
Đêm mùa hạ
Like a bell note shivered into fragments of fine sound:
The summer night. But silence and the stillness do astound.
Me more than all this strange-go-round
of multitudinously minted chord along the ground
Như tiếng chuông run rẩy vỡ thành mảnh vụn âm thanh: Đêm mùa hạ. Sự tĩnh mịch làm tôi Ngạc nhiên hơn tất cả những điều kỳ lạ đang quay cuồng
của muôn vàn khúc nhạc mới ra đời lan dài trên mặt đất
This is an edifice of silence, vast:
Into the chinks of silence sound will creep
A little while – and fall asleep
Its strength being spent and past.
Đây là một khối im lặng khổng lồ
Âm thanh sẽ rón rén thoát ra từ kẽ hở của im lặng
Một chốc sau – rồi sẽ ngủ say
Sức mạnh của nó phai mờ dần và biến mất
They say the crickets sing all night:
I know
They strike against the walls of silence
Insistently, a futile blow
Họ nói rằng loài dế ca hát suốt đêm Tôi biết Chúng tấn công vào bức tường im lặng Tuy kiên trì, nhưng đó là một nỗ lực không thành
Có thể ông có nhiều bản nhạc được dùng để khiêu vũ hơn, nhưng tôi chỉ biết có ba bài. Tôi muốn tản mạn với bạn ba bản nhạc khiêu vũ trước, dù có một vài chủ đề trong ca từ của Leonard Cohen tôi chú ý, thí dụ như Boogie Street và Babylon.
Tôi không hiểu tại sao người ta không thích khiêu vũ. Tôi thì cứ nghe nhạc trổi lên là thấy rộn ràng. Tôi rất thông cảm nhân vật John Clark trong phim Shall We Dance, trong khi chờ xe lửa nghe tiếng nhạc trong đầu và một mình xoay điệu Waltz giữa sân ga vắng người. Hồi nhỏ tôi thích nghe nhạc Waltz, bên mình gọi theo tiếng Pháp là Valse. Bản Valse đầu tiên tôi thích là “Dòng Sông Xanh.” Bây giờ ngồi đây vẫn nhớ “Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh, một dòng nồng ý biếc…” Nhạc Waltz nghe vui, rộn ràng, quay cuồng ngay cả khi ca từ nức nở. Có lẽ vì rộn ràng quay cuồng nên được gọi là bản luân vũ.
Trở lại với nhạc của ông Cohen, vì vừa nhắc đến nhạc Waltz, tôi mạn phép tản mạn về bản nhạc “Take This Waltz.” Ca từ của bản này rất đẹp và quyến rũ, dịch từ bài thơ “Pequeño vals vienés” (Little Viennese Waltz) của Federico Garcia Lorca, nhà thơ Tây Ban Nha và là một trong những nhà thơ ông Cohen thích nhất. Bản nhạc này ra mắt công chúng năm 1986 và trở thành bản nhạc đứng hàng đầu ở Spain. Năm 1988 bản nhạc được tái bản, lần này ông song ca với nữ ca sĩ Jennifer Warnes.
Now in Vienna there are ten pretty women
There’s a shoulder where Death comes to cry
There’s a lobby with nine hundred windows
There’s a tree where the doves go to die
There’s a piece that was torn from the morning
And it hangs in the Gallery of Frost
Hiện giờ ở Vienna có mười cô gái đẹp.
Có bờ vai Tử Thần đến tựa vào để khóc than.
Có đại sảnh đường với chín trăm cửa sổ.
Có cái cây bồ câu đến để chết.
Có một mảnh của buổi sáng được xé ra
và đem trưng bày trong Phòng Triển Lãm Giá Băng.
Thú thật, tôi không hiểu hết đoạn thơ (ca từ) này, nhưng nó làm tôi tưởng tượng ra một bức tranh siêu thực. Loại tranh mà họa sĩ vẽ đủ thứ khác nhau và rất chi tiết, tất cả đều đổ vào tràn đầy trong bức tranh. Mười phụ nữ xinh đẹp, Tử Thần, chín trăm cửa sổ trong một hành lang, cái cây là mộ địa của bồ câu, cái gì đó xé ra từ buổi sáng có phải là một mảnh của buổi sáng (?), Gallery of Frost là tên của phòng triển lãm tranh(?), tất cả những biểu tượng này, ẩn dụ này có liên quan gì đến nhau(?). Ông muốn nói gì trong đoạn thơ này, trong đó có hai câu nói về cái chết, một buổi sáng lạnh lẽo dường như là cuối thu?
Mỗi lần nghe nhạc của ông Cohen, tôi thường liên tưởng đến nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi thấy nét đồng dạng giữa hai nhạc sĩ này ở chỗ nhạc đơn giản, ít biến đổi tiết tấu, thường có những nốt trầm ở cuối câu hay cuối đoạn nhạc làm người nghe thấy “ngọt ngào.” Về ca từ thì thường nói về chủ đề sinh tử, vô thường của cuộc đời. Khi viết về mất mát trong tình yêu lời thơ dù có buồn cũng không thê lương nức nở. Và đặc biệt là tôi không hiểu hết ý thơ của hai ông. Tôi chỉ lờ mờ cảm nhận được điều hai ông gửi gấm qua ý thơ và tiếng nhạc. Điểm khác biệt giữa ông Cohen với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ca từ của ông Cohen nhắc đến tình dục nhiều hơn và khôi hài hơn. Ông Cohen có phê phán chiến tranh (trong một bản nhạc khác ông viết “ai cho chúng ta license to kill and to maime“) nhưng không sâu đậm như Trịnh Công Sơn.
Take this waltz, take this waltz
Take this waltz with the clamp on its jaws
Oh, I want you, I want you, I want you
On a chair with a dead magazine
In the cave at the tip of the lilly
In some hallway where love’s never been
On a bed where the moon has been sweating
In a cry filled with footsteps and sand
Và đây là một đoạn thơ đậm mùi tình dục:
Hãy nhận bản luân vũ này. Nhận nó.
Nhận nó như thể bị nó ngoạm chặt.
Ôi, anh thèm muốn em, thèm muốn được yêu em, yêu em.
Trên cái ghế với quyển tạp chí không còn được xuất bản.
Trong cái hang ở trên đầu đóa hoa lilly.
Trong hành lang nơi không bao giờ có tình yêu.
Trên cái giường nơi ánh trăng vả mồ hôi.
Trong tiếng khóc lấp đầy bằng tiếng bước chân và cát.
Phần dưới là tiếp theo của bản nhạc, mỗi stanza tôi cố gắng (một cách khó khăn) dịch để bạn hiểu. Có một vài câu tôi chẳng biết ông muốn nói gì. Bạn nào thấy thì chỉ giúp, tôi xin cám ơn.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
Take its broken waist in your hand
Hãy nhận bản luân vũ này.
Hãy ôm cái vòng eo tan vỡ của nó.
This waltz, this waltz, this waltz, this waltz
With its very own breath of brandy and Death
Dragging its tail in the sea
Bản luân vũ này.
Cùng với hơi thở của nó nồng nặc mùi rượu Brandy và cái chết.
Kéo lê cái đuôi của nó trong biển cả.
There’s a concert hall in Vienna
Where your mouth had a thousand reviews
There’s a bar where the boys have stopped talking
They’ve been sentenced to death by the blues
Ah, but who is it climbs to your picture
With a garland of freshly cut tears?
Có phòng trình diễn nhạc ở Vienna.
Nơi đôi môi của em được cả ngàn lời nhắc đến.
Có tiệm rượu nơi bọn con trai không trò chuyện với nhau.
Chúng bị lính cảnh sát xử tử hình bằng những bản nhạc blues. *
Ah, nhưng ai đã leo vào khung ảnh của em.
Với một vòng nguyệt quế mới tinh, kết bằng những giọt nước mắt.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
Take this waltz, it’s been dying for years
Hãy nhận bản luân vũ này.
Nhiều năm nay nó đã chết héo.
There’s an attic where children are playing
Where I’ve got to lie down with you soon
In a dream of Hungarian lanterns
In the mist of some sweet afternoon
And I’ll see what you’ve chained to your sorrow
All your sheep and your lillies of snow
Có cái phòng sát với trần nhà nơi trẻ con chơi đùa.
Cũng là nơi tôi sẽ được nằm xuống bên cạnh em.
Trong giấc mơ về những cái lồng đèn của người Hungary.
Trong sương mù của một buổi chiều ngọt ngào.
Và tôi sẽ nhìn thấy điều gì đã trói em vào những sầu muộn.
Cả bầy cừu và những đóa hoa tuyết trắng như lillies.
I, I-I-I
Take this waltz, take this waltz
With its “I’ll never forget you, you know!”
Hãy nhận bài luân vũ này.
Cùng với câu “Anh sẽ không bao giờ quên em, em biết không!” của nó.
This waltz, this waltz, this waltz, this waltz
With its very own breath of brandy and Death
Dragging its tail in the sea
Bài luân vũ này
Cùng với hơi thở của nó sặc sụa mùi brandy và tử khí
Kéo lê cái đuôi của nó trong đại dương
And I’ll dance with you in Vienna
I’ll be wearing a river’s disguise
The hyacinth wild on my shoulder
My mouth on the dew of your thighs
And I’ll bury my soul in a scrapbook
With the photographs there, and the moss
And I’ll yield to the flood of your beauty
My cheap violin and my cross
And you’ll carry me down on your dancing
To the pools that you lift on your wrist
Oh my love, oh my love
Take this waltz, take this waltz
It’s yours now, it’s all that there is
Anh sẽ khiêu vũ với em ở Vienna.
Anh sẽ hóa trang thành dòng sông.
Đóa hoa hyacinth cài trên vai.
Môi anh hôn lên những giọt sương mật trên đùi em.
Và anh sẽ chôn lấp linh hồn trong quyển lưu niệm.
Với tất cả hình ảnh trong đó, và rong rêu.
Anh sẽ đầu hàng trước cơn lũ yêu kiều của em.
Cây vĩ cầm rẻ mạt và cây thánh giá của anh.
Em sẽ dìu anh nằm xuống bằng những bước khiêu vũ của em.
Đưa anh đến những trái banh màu sắc em nâng trên cổ tay.
Ôi em yêu, ôi em yêu.
Hãy nhận bản luân vũ này.
Bây giờ nó là của em và tất cả những gì anh có chỉ là bản nhạc này thôi.
Take This Waltz được trình diễn trong phim cùng tên do Michelle Williams diễn vai chính. Như đã nói ở trên có những câu thơ rất đẹp nhưng tôi không hiểu hết ý thơ. Thí dụ như “To the pools that you lift on your wrist.” The pools ở đây là gì?
Nhưng mà, dù không hiểu hết chỉ cần nghe điệu nhạc Waltz, chách chách chùm chách chách chum là cũng đủ êm tai và nhột chân rồi. Phải không?
*Sửa ngày Sept. 1, 2017. Buổi sáng tôi đi bộ nghe lại bản nhạc này chợt nhận ra mình dịch sai. Chữ Blues ở đây để chỉ những người lính cảnh sát mặc đồng phục màu xanh đậm. Lúc dịch tôi cứ nghĩ quái lạ chưa, sao lại giết bằng nhạc blues. Khổ cho bà già lẩm cẩm.
Hai đứa con mùa hè về chơi. Cô lớn về một tuần. Cô nhỏ về sáu tuần. Mới đưa cô nhỏ lên máy bay về Illinois hôm qua. Cô lớn tự lái xe về Kentucky từ hồi tuần trước. Tuần lễ có mặt cả hai đứa con, tụi nó đưa tôi đi New York vì tôi bảo muốn xem viện bảo tàng Mỹ Thuật (the Met, Metropolitian Museum of Art). Thật ra tôi chỉ muốn có thì giờ chơi vui với con, một hình thức vá víu những thiếu hụt trong bổn phận làm mẹ khi các con còn nhỏ.
Sân cỏ nam thanh nữ tú phơi nắng cho da nâu hồng. Phía sau là lâu đài Belvedere. Lâu đài này luôn làm tôi nhớ đến những vở kịch của Shakespeare. Và dĩ nhiên nhớ đến cuồn phim The Fisher King do Jeff Bridges và Robin Williams đóng chung với nhau, ban đêm hai diễn viên đã “truổng cời” chạy long nhong trên bãi cỏ này. Bạn nào muốn xem thêm ảnh của Belvedere Castle thì nhấn link này. https://chuyenbangquo.wordpress.com/2013/07/13/vai-dong-2/
Cô nhỏ dẫn tôi đi ngang vườn Shakespeare (đây là lần thứ hai), ngang sân cỏ phía trước của lâu đài Belvedere nơi các cô gái và chàng trai đang tắm nắng cho bớt trắng. Chúng tôi cũng đi ngang Delacorte Theater, nơi mỗi mùa hè đều trình diễn kịch Shakespeare, vào cửa miễn phí. Mùa hè này trình diễn hai vở kịch. Julius Cesar và Midsummer Night’s Dream. Vở kịch Giấc Mơ Đêm Giữa Mùa Hạ sẽ bắt đầu vào ngày mai, thứ Hai 10 tháng Bảy 2017.
Vườn ShakespeareBảng hiệu của vườn Shakespeare, bạn muốn nghe minh họa bằng phone, xin tặng vườn năm USDHoa trong vườn ShakespeareHoa như những con nhện đỏ trong vườn Shakespeare
Dù đã viết về vở kịch Giấc Mơ Trong Đêm Giữa Mùa Hạ hình như hồi tuần trước, nhưng sẵn đây xin viết tiếp. Đây là một vở hài kịch dài với rất nhiều nhân vật. Đoạn trước tôi chỉ viết sơ qua về loại hoa thần tiên viola (violet) khi bị mũi tên của thần ái tình Cupid bắn trúng trở thành thần dược ái tình. Thoa nước hoa này lên mắt người đang ngủ thì khi thức giấc người ấy sẽ yêu si mê người (hay vật) người ấy nhìn thấy đầu tiên.
Như các bạn đã biết. Người La Mã chiến thắng người Hy Lạp, chiếm trọn vẹn sự giàu có sung túc và nền văn minh của quốc gia này. Họ biến rất nhiều thần thoại Hy Lạp thành thần thoại La Mã, chỉ đổi tên các vị thần. Cupid là vị thần ái tình của La Mã. Tên Hy Lạp của thần này là Eros. Theo thần thoại La Mã, Cupid là con của Venus (Vệ Nữ) nữ thần của tình yêu và nghệ thuật và Mars, thần Chiến Tranh. Từ lâu tôi nghĩ rằng vì Venus và Mars yêu nhau, nên chúng ta thường có những truyện trái ngang của tình yêu xảy ra trong chiến tranh (thí dụ như Chinh Phụ Ngâm Khúc).
Trong vở kịch Giấc Mơ Trong Đêm Giữa Mùa Hạ, Shakespeare có một đoạn thơ như sau:
How happy some o’er other some can be! Through Athens I am thought as fair as she. But what of that? Demetrius thinks not so. He will not know what all but he do know. And as he errs, doting on Hermia’s eyes, So I, admiring of his qualities. Things base and vile, holding no quantity, Love can transpose to form and dignity. Love looks not with the eyes, but with the mind, And therfore is wing’d Cupid painted blind. Nor hath Love’s mind of any judgment taste; Wings, and no eyes, figure unheedy haste. And therefore is Love said to be a child, Because in choice he is so oft beguiled.
Đây là đoạn thơ mà nhân vật Helena đã than thở khi bị Demetrius (người yêu của nàng) phụ bạc, để chạy theo Hermia, cô bạn gái thân nhất của Helena.
Dịch tạm:
Có người được hạnh phúc hơn nhiều người khác Ở cả thành phố Athens, người ta nghĩ là tôi cũng xinh đẹp như bạn ấy Nhưng điều này không quan trọng, bởi vì Demetrius không nghĩ như thế. Chàng không phải là người hiểu biết tất cả mọi chuyện trên đời, nhưng chàng biết chắc một điều (là Hermia rất xinh đẹp, nhất là đôi mắt). Và chàng đã sai lầm (vì phụ bạc Helena), khi mê mẩn đôi mắt Hermia, Còn tôi thì sai lầm khi say mê tính tốt (tưởng lầm) của chàng. Chuyện thấp hèn và sa đọa, không đếm hết. Tình yêu có thể biến đổi thành hình dáng trở thành cụ thể và trang trọng. Tình yêu không nhìn bằng đôi mắt mà bằng tâm hồn. Vì thế chàng Cupid có đôi cánh thường được miêu tả là mù quáng; Và tâm hồn của Tình Yêu cũng không có những phán xét bằng thành kiến Có cánh (để bay bổng), nhưng không có mắt (để nhìn), tượng trưng cho sự vội vã dẫn đến sai lầm. Vì thế Tình Yêu bị cho là một đứa trẻ. Bởi vì trong sự chọn lựa, cậu bé dễ bị dụ dỗ.
Bài thơ dài, nhưng tôi chỉ muốn nhắm đến phần Shakespeare nói rằng Cupid, thần Ái Tình, chỉ là một cậu bé có cánh, mắt thì mù, không mù thì cũng lòa, nên có cung tên cứ bắn vào tim loài người để họ rơi vào (cạm bẫy) của tình yêu (fall in love) nhưng vì mù nên cứ bắn trật, nên người này yêu mà người kia không đáp lại, vì thế nhân loại cứ khốn khổ “khi theo nhau, khi theo mãi tình yêu” và “tình thì cứ theo người như chiếc bóng, người thì không bắt được bóng bao giờ.” Không nhớ tên tác giả.
Cupid và Psyche tượng điêu khắc trong viện bảo tàng MET. Tác giả là Antonio Canova, Italian, Possagnio 1757-1822, Venice. Cupid and Psyche, PlasterCái (sắp sửa) hôn của Cupid và Psyche
Theo thần thoại La Mã, Cupid là một cậu bé bụ bẫm có cánh. Nhưng theo thần thoại Hy Lạp thì Eros là một chàng thanh niên mảnh mai. Tôi cũng đã kể chuyện tình của Cupid với Psyche rồi, ở đây nhắc lại một chút để bạn nào chưa đọc bài cũ thì đọc ở đây.
Psyche là một cô gái rất đẹp bị bắt đem tế thần. Thần là một con quái vật thích ăn thịt người. Psyche bị mang đến một tảng đá to trên một hòn núi cao, trói ở đó chờ quái vật đến bắt. Thần Gió mang Psyche đến một lâu đài rực rỡ. Hằng đêm có một chàng thanh niên che mặt đến yêu nàng. Đến lúc đêm khuya, yêu trong bóng tối. (“Chẳng phải là sương, chẳng phải hoa. Nửa đêm chàng đến, sáng ra về. Đến như giấc mộng, khuya không đợi. Đi tựa mây trời không định nơi.” Viết lại theo trí nhớ một đoạn thơ không biết là của ai, chỉ biết được tác giả Quỳnh Giao đặt ở lời tựa quyển Cánh Hoa Chùm Gửi) Tình yêu của hai người càng ngày càng thắm thiết. Cứ gần sáng là chàng biến đi mất. Chàng căn dặn nàng không được tìm cách nhìn mặt chàng. Psyche không ngăn nổi sự tò mò nên một đêm kia đốt đèn soi mặt người tình và dầu trong đèn bị nghiêng đổ lên da chàng, hơi nóng của dầu đánh thức chàng. Psyche nhận ra đó là Cupid, và Cupid nổi giận nên bỏ đi. Nụ hôn đầu tiên của Cupid dành cho Psyche được giới văn nghệ sĩ ghi chép lại, bằng văn chương và điêu khắc, vì đây là biểu tượng đánh mất sự trong trắng của tuổi thơ ngây và đánh thức khoái lạc của nhục dục.
Hằng năm, cứ vào mùa hè, là tôi lại nghĩ đến đi xem kịch Shakespeare trong Central Park. Vé thì phát không, nhưng ai cũng muốn xem nên không dễ có vé. Tặng ban tổ chức 500 USD thì sẽ có vé xem theo ý mình chọn bất cứ ngày nào. Muốn đi xem kịch này thì phải thuê khách sạn ở qua đêm trong New York nếu không muốn lái xe vào thành phố sợ chen lấn chật chội. Kịch bắt đầu lúc tám giờ, tan kịch, lấy xe xong cũng phải mười một giờ. Nghĩ đến đó là tôi thấy mệt rồi. Thôi thì để nó là một giấc mơ chưa thành, và như thế mỗi mùa hè lại mày mò xem năm nay vở kịch gì sẽ được trình diễn và tìm đọc vở kịch ấy.
Bạn nào thích nghe nhạc thì mời nghe Midsummer Night’s Dream của Mendelssohn.
Không phải ai cũng có thể nhìn thấy sao. Bạn phải ở một nơi có rất ít ánh sáng, đúng với cái nghĩa đêm đen. Nơi ấy phải ít cây cối và lúc ấy trời phải trong. Bạn sẽ thấy sao nở ra từng đóa và dần dần cả một rừng sao, hay một đồng sao. Thêm một bài thơ về mùa hè với những vì sao của Carl Sandburg.
Summer Stars
Bend low again, night of summer stars
So near you are, sky of summer stars
So near, a long-arm man can pick of stars
Pick of what he wants in the sky bowl
So near you are, summer stars,
So near, strumming, strumming,
So lazy and hum-strumming
Carl Sandburg
Lại dịch đại nha. Nói nhiều lần rồi nhưng nói nữa với những bạn chưa quen biết. Tôi không có khiếu làm thơ, cách cảm nhận thơ cũng không sâu sắc lắm. Đọc thơ hay nghe nhạc thì hiểu đại khái thôi. Ai muốn tặng tôi bản dịch xin cứ vui lòng ra tay.
Những vì sao mùa hạ
Lại cúi xuống thấp, đêm của những vì sao
Bạn rất gần, vòm trời của những vì sao
Rất gần, người có cánh tay dài có thể hái được những vì sao
Chọn những cái hắn thích trong bầu trời (như cái bát to úp ngược)
Bạn rất gần, đàn ngôi sao mùa hạ
Rất gần, tình tang tình tang tiếng khảy đàn
Lười lĩnh, ầu ơ vu vơ theo tiếng đàn
Những vì sao lấp lánh đêm huyền diệu
Trên vòm trời tỏa triệu chấm li ti
rất gần, người dài tay đi
Sao đêm chọn hái những gì lung linh
(bầu trời xuống thấp tay mình
tựa như chiếc bát to uỳnh úp bên)
Ngày mùa hạ sao gần tay hái
rất gần, thổn thức khảy tình ca
tình la la tình la la
thảnh thơi ta hát guitar theo đàn.
Bản dịch được chuyển thành vần điệu của Irieullmyes
Những vì sao mùa hạ
Lại cúi xuống thấp – đêm của những vì sao !
Bạn đã đến rất gần với mái vòm cao của các vì tinh tú
Đủ gần để cánh tay dài vươn tới
Hái sao trời với ý thích của mình thôi.
( Bầu trời cao như một chiếc bát to úp ngược )
Để đàn sao với bạn đến thật gần.
.
Tang tình tang
Khúc ngân vang
Không còn xa nữa.
Theo tiếng đàn lười lĩnh hát vu vơ.
Cám ơn Anh kim và Irieullmyes.
Ngày 25 tháng 5, 2019
Mang bản dịch của Dũng Nobita ở facebook về đăng.
Dũng NobitaSAO ĐÊM HÈ
Cúi thấp nữa, đêm hè cao.
Để em gần với muôn sao rạng ngời.
Dưới vòm trời rộng khôi khôi,
Vói tay ta hái những ngôi sao hiền.
Đâu đây đàn gảy êm đềm,
Ngân nga ru giấc hồn em ngủ vùi.
Lips half-willing in a doorway
Lips half-singing at a window
Eyes half-dreaming in the walls
Feet half-dancing in a kitchen
Even the clocks half-yawn the hours
And the farmers make-half answers
Carl Sandburg
(6 January 1878 – 22 July 1967) Nhà thơ Mỹ ba lần được giải Pulitzer.
Tôi thấy bài thơ này thật đáng yêu, nhưng không thể truyền đạt được qua bản dịch. Tôi cảm nhận được vẻ chậm chạp, lười biếng, của những ngày hè.
Cuối hạ ở thôn làng
Nụ hôn ngần ngừ ở cửa
Tiếng hát chần chờ bên song
Mắt lơ đãng đậu trên tường
Chân hững hờ nhịp luân vũ
Đồng hồ lửng lơ ngáp gió
Nhà nông nửa vời đáp lời
Nguyễn thị Hải Hà dịch tạm tạm, để xem có ai nghĩa hiệp ra tay.
‘ Nụ hôn ấy ngần ngừ bên thềm cửa
Từ bên song một tiếng hát chần chừ
Đôi mắt ai lơ đãng đậu trên tường
Trong nhà bếp chân hững hờ điệu vũ
.
Gió lướt qua đồng hồ lơ lững ngáp
Bác nhà nông thong thả đáp nữa vời.’
Ngày 22 tháng Năm 2019
Đọc Gió O thấy nhà thơ Vũ Tiến Lập dịch bài này. Mạn phép đăng lại ở đây, nếu bị rầy sẽ lấy xuống.
Làng cuối hạ
bờ môi mở nửa lối vào
nửa như muốn hát bên ô cửa buồn
khép mi mơ kín tường vôi
đôi chân chực muốn nhảy quanh bếp hồng
đồng hồ uể oải nửa ngân
dân quê vời gọi nửa chào vu vơ
Liên tiếp mấy hôm nay ngày nào cũng mưa và mưa rất to làm tôi nhớ những cơn mưa mùa hè ở Việt Nam khi tôi còn bé. Sài Gòn sau cơn mưa, hàng me già lướt thướt. Hôm kia (June 18, 2017) tôi được mời ăn đám giỗ. Khoảng năm hay sáu giờ trời mưa tầm tã nhưng một lúc sau thì tạnh mưa. Tám giờ tối vẫn còn ánh sáng. Tiệc tàn lúc chín giờ ra về, khi lên xe tôi thấy đom đóm bay lập lòe. Vậy là mùa hè rồi đó.
Hễ nói đến mùa hè không thể không nhớ đến tên một vở kịch của Shakespeare, “A Midsummer Night’s Dream” (Giấc mơ đêm hạ chí). Đây là một vở kịch thơ với rất nhiều nhân vật. Trong phạm vi bài tản mạn ngắn này tôi chỉ muốn nói đến một loài hoa trong vở kịch này. Bạn đọc nào quen thuộc với kịch bản Shakespeare đều biết rằng ông là một người yêu thích công việc làm vườn, trồng cây, và trồng hoa do đó ông luôn nhắc đến tên của rất nhiều loại hoa. Đây là lý do mà những công viên nổi tiếng ở Hoa Kỳ đều có một phần dành riêng cho những loại hoa, cây cỏ hương liệu, thường hay được nhắc tên trong kịch của Shakespeare. Mảnh vườn này được đặt tên là Shakespeare’s Garden, vườn của Shakespeare. Ở trong Central Park có vườn của Shakespeare. Ở trong Brooklyn Botanical Garden, và New York Botanical Garden cũng có vườn của Shakespeare.
Người ta tin rằng, vào giữa đêm hạ chí[i] tiên sẽ xuất hiện và có nhiều chuyện thần tiên sẽ xảy ra. Trong một khu rừng gần Athens (Hy Lạp) trong đêm hạ chí, Puck, một vị elf (tiên) nổi tiếng nghịch ngợm thường quấy phá loài người để mua vui cho ông chủ được Oberon, vua của loài tiên cũng là chủ của Puck, giao cho trách nhiệm đi tìm một loài hoa đặc biệt, vì Puck có khả năng đi vòng quanh địa cầu trong bốn mươi giờ (chỗ này tôi quên không nhớ chắc chắn con số là bốn giờ hay bốn mươi giờ). Oberon và Titania, hoàng hậu của Oberon, tuy là tiên nhưng chẳng khác gì người trần tục, họ thường hay cãi nhau vì ghen tuông. Titania bảo rằng vua Oberon si mê Hippolyta, nữ hoàng Amazon. Oberon cáo buộc ngược lại là Titania phải lòng Theseus, Hoàng thân (hay Công tước) của Athens. Titania có một cậu bé hầu cận nàng rất yêu mến. Oberon muốn mang cậu bé về làm henchmen (người thay mặt vua ra lệnh xấu như trừng phạt loài người) nhưng Titania nhất quyết không chịu dù có phải đem đổi cả ngai vàng của vua tiên. Oberon thề trả thù.
Oberon kể với Puck, có một đêm ông nhìn thấy Cupid (thần Tình Yêu) giương cung nhắm bắn vào trái tim của một nàng trinh nữ đẹp tuyệt trần nhưng bắn hụt. Mũi tên rơi xuống mặt đất cắm vào một đóa hoa pansy (còn gọi là pensée). Đóa hoa ban đầu màu trắng như sữa, sau khi trúng mũi tên của thần Tình Yêu đổi thành màu tím. Màu của khát vọng. Sau khi trúng tên của Cupid, pensée trở thành loại hoa có phép nhiệm mầu. Lấy mật của hoa này, thoa lên mi mắt của người đang ngủ, dù đó là người trần gian hay là tiên, nam hay nữ, người ấy sẽ yêu đắm đuối, dù là người hay quái vật, người ấy nhìn thấy đầu tiên.
Đây là đoạn thơ nói về hoa pensée trong vở kịch của Shakespeare. Vua tiên Oberon nói:
Yet mark’d I where the bolt of Cupid fell. It fell upon a little western flower, Before milk-white, now purple with love’s wound, And maidens call it love-in-idleness[ii]. Fetch me that flower; the herb I shew’d thee once. The juice of it on sleeping eyedlids laid Will make or man or woman madly dote Upon the next live creature that it sees. Fetch me this herb, and be thou here again.
Dịch đại
Ta đánh dấu nơi mũi tên của Cupid rơi Trên một đóa hoa nhỏ bé ở hướng tây, Màu trắng sữa, nó biến thành màu tím sau khi bị vết thương tình yêu. Các cô thiếu nữ gọi nó là hoa tình-yêu-khi-nhàn rỗi. Hãy mang về cho ta loại hoa này, loại cỏ mà ta đã có lần chỉ cho ngươi xem Mật hoa thoa lên mí mắt người đang ngủ Sẽ làm cho người ấy yêu say đắm Bất cứ người (hay quái vật) nào người ấy nhìn thấy Hãy tìm loài hoa ấy, và trở lại đây.
Và kèm theo là vài bức ảnh của hoa pensée tôi chụp trong công viên gần chỗ làm việc. Pensée màu tím là một hình ảnh thơ mộng trong một bài hát Việt.
Chiều nay trong vườn hoa pensée tím đua bay, Chiều nay anh ơi gió heo may ngừng nơi đây Hoa tím nơi này, Chờ anh đã bao ngày Anh có mơ màu tím chiều nay.
Tôi đi ngủ sớm lúc chưa tám giờ, thức giấc nửa đêm, trong khi chờ giấc ngủ trở lại, tôi viết nhảm bài này. Thấy tôi tản mạn ghê chưa, từ cơn mưa mùa hè, qua kịch Shakespeare, qua hoa pensée. Bây giờ, tôi đi ngủ tiếp.
Tái bút:
8PM 6/22/2017
Tôi viết theo trí nhớ sai lầm. Hạ chí là ngày đầu mùa hè chứ không phải là ngày giữa mùa hè. Xin lỗi!
[i] Hạ chí là ngày chính giữa mùa hè. [ii] Love-in-idleness là một tên khác của pansy (pensée)
You must be logged in to post a comment.