Năm hết,

Tết đến thì bạn làm gì? Tôi thấy có bạn không ăn Tết, đi chơi Tết, mà chỉ nghỉ Tết. Cuối năm có thì giờ dọn dẹp, lựa bỏ hết những đồ dùng cũ không dùng đến để chật nhà, hay săn sóc cây cối vườn tược, trang trí trong nhà ngoài sân với cây xanh, hoa đỏ cho đẹp mắt, mua thêm vài chậu hoa về chưng Tết cũng hay.

Tết bên này, tôi không làm gì cả. Học theo lời dạy của Su Tungpo (còn có cách viết khác là Su Dongpo) hay Tô Đông Pha “To have leisure is to have power.” Ai có thì giờ nhàn hạ thì người đó có quyền lực là cách suy nghĩ của nhà thơ, chứ có người lại bảo khác, nhàn cư vi bất thiện. Có người thấy mình hưởng nhàn lại bảo là lười biếng.

Tết bên này mùa xuân chưa đến, phải còn vài tuần nữa nhưng Nam Cali đã thấy hoa mai Mỹ (hoa đầu xuân) nở rộ. Ở bên này, New Jersey phải đến tháng 4 mới thấy hoa đầu xuân. Bây giờ vẫn còn băng giá, một đôi ngày nắng lên rực rỡ nhưng vẫn lạnh vô cùng.

mặt hồ đóng băng
Mặt hồ biến thành băng
thác đóng băng
Thác nước đóng băng

Héo khô

cay-kho-mua-dong
Cây sồi cổ thụ ở đầu một đoạn đường rừng
nguoi-di-giua-rung-thong
Rừng thông mùa đông có chút ánh sáng trong một ngày không nắng. Mùa hè nơi nầy rất tối vì cây cao che mất ánh sáng
bai-dau-xe
bình minh trên bãi đậu xe
quai-vat
Quái vật
chiec-la-cuoi-cung
Chiếc lá cuối cùng
hoa-kho
Hoa khô
vung-beo
Vũng bèo xanh ngắt giữa rừng cây khô héo
san-sat
San sát vào nhau
rung-thong
Rừng thông đứng ngay hàng
goc-re-2
Rễ cây
binh-minh-tren-thanh-pho
bình minh ở chân trời Manhattan
vo-cay-soi
Vỏ cây sồi
can-coi
Cổ quái
diem-to
Điểm tô
goc-re-1
Gốc rễ
mau-xanh-giua-rung-mua-dong
Từ xa nhìn thấy màu xanh tươi mát giữa rừng cây khô héo

Bài kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh, do Bác Hiền Nguyễn chép cho.

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯,
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪

Thiền sư Vạn Hạnh 萬行

(Thân như bóng chớp, có rồi không,
Hàng vạn cây mùa xuân thì tươi tốt,
mùa thu lại khô héo,
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy (chỉ) như sương đọng trên ngọn cỏ)

Tối qua có một lớp tuyết mỏng. Sáng nay trời ấm hơn, nên mưa rả rích. Mưa mùa đông lạnh thấu xương. Con mèo Boyfriend nằm khoanh ngủ trong tổ ấm áp. Con mèo Nora ở trong nhà nhấp nhỏm đòi ra ngoài nhưng lại không dám ra vì trời lạnh và có kẻ địch đang chờ tấn công.

Vài tấm ảnh chụp rừng cây mùa đông. Tài nghệ của tôi chỉ có thế nên tôi luôn cảm thấy bất lực trước vẻ đẹp của cây cối trong mùa đông.

Hôm qua

Tôi nhận ra tôi bị lãng tai từ lâu, nhưng hôm qua thì rõ ràng nhất. Nếu tôi bịt tai bên trái, tai bên mặt tôi chỉ nghe được chừng năm mươi phần trăm mức độ nghe bình thường. Đó là lạc quan. Nhìn thân thể mình mỗi ngày một hao mòn, càng làm tôi thấy quí trọng những điều bình thường của cuộc sống hơn. Cặp mắt còn nhìn thấy dù không tinh tường. Chân còn đi dù bước cũng có khi liêu xiêu. Hai ba tuần trời lạnh không đi bộ được thì cuối tuần cũng mong trời đừng mưa để có thể đi rừng. Tôi cần vận động, nhẹ nhàng thôi như đi bộ chừng vài tiếng đồng hồ, để thấy mình còn khỏe khoắn.

Tôi vẫn còn cặp mắt tò mò của trẻ nhỏ. Nhìn cái gì cũng thấy lạ, muốn ghi lại. Một đóa hoa rừng, một con chim đi lạc, v.v… Những cái tầm thường nhất của cuộc sống vẫn còn làm tôi ngạc nhiên, yêu thích.

cỏ rong
Cỏ rong bắt đầu mọc lại dưới hồ
đôi vợ chồng vịt còn sót lại
Đôi vợ chồng vịt còn sót ;ại
hoa dại mọc lên từ kẽ đá
Hoa mọc giữa kẽ đá
hoa súng (waterlily) bắt đầu mọc trở lại
Hoa súng bắt đầu mọc lại
rêu phủ đá dưới lòng suối
rêu đóng trên đá dưới lòng suối
một cây hoa trắng nở lẻ loi ở giữa rừng
một cây hoa trắng nở lẻ loi ở giữa rừng
một đóa hoa rừng
một đóa hoa rừng
một đoàn xe motocycle đi ngang
đoàn xe motocycle đi ngang cái trail
những loại cỏ rong dưới hồ bắt đầu sống lại
thủy thảo mọc lại sau mùa đông

Từ trái qua phải từ trên xuống dưới.

Thủy thảo, cỏ rong, sau mùa đông, nước ấm lại đã bắt đầu sống trở lại, hay thức giấc trở lại. Lâu ngày tôi đi rừng theo một lộ trình nhất định. Không đi hết cái trail như lúc trước, chỉ đi một phần, nghỉ những chỗ định trước và vừa sức. Lộ trình có đi ngang cái hồ (Lake Surprise). Nước hồ tùy lúc gặp mưa nước dâng cao, hôm qua nước cạn dù mấy hôm trước mưa liên tiếp mấy ngày nhưng mưa nhỏ thôi.

Lộ trình cũng đi dọc theo một con suối. Gặp mùa mưa, nước đục và chảy xiết. Hôm qua nước trong thấy đáy. Chỗ này ít khi thấy chim vịt nhưng hôm qua lại thấy một cặp vợ chồng vịt đầu xanh. Con trống có màu sắc, con mái màu nâu quê mùa dân dã :-).

Giữa những kẽ đá mọc lên những đóa hoa trắng nhỏ. Tôi trầm trồ, ngộ hen, giữa đất đá nảy lên đóa hoa. Ông Tám khịt mũi bảo rằng, hoa thì mọc lên từ dưới đất lạ gì mà lạ. Tôi nghĩ thầm, hoa mọc trên cây. Cây đủ năm đủ tháng, như một người lớn lên, đến mùa đến tuổi, viết ra được những bài thơ ấp ủ trong lòng, nở ra những đóa hoa từ tâm hồn. Còn giữa kẽ đá, không có chỗ cho cỏ mọc vậy mà nở ra được một đóa hoa. Với tôi, điều này thật là kỳ diệu.

Ở hồ, mùa hè nếu hồ đừng bị cạn nước đến mùa hoa súng nở đầy. Loại hoa súng này màu vàng trông giống như hoa cúc vậy. Hồ này thường là nơi trú ngụ cho chim vịt Canada, ngỗng v.v… Hôm qua chẳng thấy bóng chim vịt nào cả, chắc là chúng quay trở về quê hương để sinh nở.

Cây cối bắt đầu đâm chồi, thấy nhiều nơi lá bắt đầu xanh non, nhưng nhìn chung vẫn còn hiu quạnh trơ trụi lắm. Giữa rừng nở một cây hoa màu trắng. Làm tôi nhớ bài hát xa xưa nào đó. “Anh sẽ lên trên ngọn Hồng Lĩnh. Hái cho em một đóa hoa rừng. Thầm khắc tên em vào phiến đá rêu xanh. Và vây quanh bằng trái tim anh.” Đâu cần đi đâu cho xa, chỉ vào khu rừng này cũng hái được hoa, và thỉnh thoảng trên đường đi tôi thấy người ta khắc tên nhau lên vỏ cây, hoặc vẽ nhăng lên phiến đá chứ chưa thấy khắc tên vào đá.

Lại thêm một đóa hoa nhỏ nhoi nảy lên từ lớp đất ít oi trên đá. Tôi bỗng tưởng tượng một câu truyện. Một người lạc vào một khu rừng hoang mọc chi chít những đóa hoa nhỏ màu trắng vươn lên giữa những kẽ đá. Người hái một đóa, gói đem về, dọc đường hoa tỏa mùi hương thoang thoảng. Mười ngày sau vẫn còn tươi vẫn còn tỏa hương. Về sau gặp một thầy thuốc bảo rằng hoa này trị bách bệnh, chỉ cần một đóa hoa đủ tăng sức sống mười năm. Trăm năm nở một lần, chỉ một giờ. Người ấy trở lại khu rừng hoang, nhìn lại bãi đá, nghĩ đến cái duyên chỉ gặp một lần trong đời.

Thay vì đi theo cái trail quanh co trong rừng, tôi đi tắt cắt ngang một con đường tráng nhựa. Thấy một đoàn xe moto, ông Tám đếm mười bảy chiếc. Tôi lóng cóng chậm chạp chỉ chụp được ba chiếc sau cùng. Chập sau trở lại đường trail, gặp một cô gái xinh cỡi ngựa. Ảnh của cô làm đầy khung ảnh điện thoại của tôi thế mà tôi vụng về không chụp được, máy ảnh như đóng băng không bấm được. Chừng bấm được thì cô đã đi khuất. Không duyên.

Hai tấm ảnh chót thủy thảo dưới lòng hồ.

Sông Tuyết Hồ Băng

trại nuôi ngựa Watchung

Đây là trại nuôi ngựa và dạy cưỡi ngựa, nơi mỗi lần hiking tôi thỉnh thoảng đi ngang. Tôi thích nhìn cái Watchung Stable này vì nó đẹp, với thảm cỏ xanh, mái ngói đỏ, khóm lau khô. Mùa đông nó vẫn đẹp với màu ngói đỏ lộng lẫy trên nền tuyết trắng. Gần đây họ rào cái hàng rào ngăn cách đất của trại với đường hiking. Họ chỉ mới trồng cọc chứ chưa giăng rào ngang, chẳng biết sẽ là hàng rào gỗ hay gì nữa.

Lake Surprise đóng băng
Mặt hồ “Lake Surprise” đóng băng

Hôm trước đi ngang đây, ở khúc trên thấy có nước vì tuyết tan, đàn ngỗng Canada đang đậu trên hồ. Khúc này nước cạn, vẫn còn đóng băng mịt mùng, khi đi ngang chẳng hiểu vì sao tôi cứ nghĩ đến chuyện câu cá. Cái kiểu đục lỗ trên băng rồi ngồi câu. Lại nghĩ đến hình ảnh ông câu mặc áo tơi lá ngồi trên thuyền (bị ảnh hưởng mấy khúc phim du lịch qua Trung quốc chắc?) chứ không nghĩ đến chuyện mặc áo mùa đông màu đỏ màu vàng sáng chói của người Tây phương ngồi trên mặt băng. Hôm nay chợt nghĩ có lẽ một bài thơ cổ nằm trong tiềm thức nhắc nhở mình hình ảnh ông câu trên sông tuyết.

Giang Tuyết – Liêu Tông Nguyên
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt
Cô chu toa lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết

Tuyết trên sông – tựa đề do Chi Điền Hoàng Duy Từ dịch
Ngàn núi chim bay cả,
Muôn đường vắng dấu chân.
Thuyền con ông áo lá,
Sông tuyết lạnh, buông cần.
Bản dịch của Trần Trọng San.

Bài thơ và bản dịch trích trong Đường Thi Tuyển Dịch của Chi-Điền Hoàng Duy Từ.

 

Còn trên đây là ảnh cũ của mùa tuyết năm ngoái. Tuyết nhiều, cảnh đẹp, mà tôi không làm được bài thơ nào. Bây giờ vỡ lẽ ra vì sao mình không biết làm thơ. Orhan Pamuk bảo rằng phải rất là thông minh và rất là không hạnh phúc người ta mới có thể làm thơ. Tôi thiếu cả hai thứ, thôi kệ miễn hạnh phúc là đủ rồi, không cần phải làm thơ, chỉ cần đọc thơ của người khác thôi.

Cây gai và trái dại

dây gai và trái dại

Tôi vẫn được khuyên là hãy chọn những chỗ đường nét không chằng chịt để chụp ảnh. Không dễ gì thực hiện lời khuyên này. Khi tôi thấy một con đường, hai hàng cây thẳng tắp, sân cỏ thênh thang, tôi biết ngay đây là một công viên được chăm sóc cẩn thận. Ở rừng, cây cối mọc loạn xạ, chằng chịt, không dễ gì tìm ra một góc có đường nét đơn giản, nhất là trong trời lạnh, và mình đi với người khác.

Cây rừng sao mà nhiều gai. Loại gai này làm rách cả quần vải dày của tôi. Nhiều khi về nhà, thấy gai dính chằng chịt trên vải quần, thậm chí cắm cả vào da, phải lấy nhíp gắp ra.

Tôi crop bớt những đường nét chằng chịt. Rất tiếc ảnh không rõ. Đổ thừa cho cái máy ảnh. Hẹn dịp khác rút kinh nghiệm.

Những ngày cuối năm âm lịch

Từ hồi ông Tám mua cho cái phone Samsung, thật là như trẻ nhỏ có đồ chơi ưng ý, đụng đâu chụp ảnh đó. Không cần đẹp, miễn vui là được rồi. Hôm qua được mời ăn tiệc tất niên. Toàn là món ăn thuần túy. Cháo vịt, bún, bắp cải trộn, vịt luộc, nước mắm gừng, tôm chua, thịt ba chỉ luộc, rau thơm và rượu vang (cái này thì không thuần túy :-).

Tiệc tất niên

Mọi người cà kê lâu quá, tôi ngủ gục lên gục xuống mấy lần mà chưa ai chịu ra về. Tôi đi ngủ sớm, chừng 9 giờ hơn là gà vào chuồng, mà ông Tám ngồi mãi đến 11 giờ hối mấy lần không chịu về. Chủ nhà khoe lá mơ trồng trong chậu. Giống như một gia đình lá mơ có cây bố, cây mẹ và cây bé thơ.

bố mẹ và con

Chủ nhà yêu lan và lại khéo tay trồng lan.

lan xanh hay lan tím

Lan xanh?

lan tím hay lan hồng

Lan hồng?

Nai đốm trắng

Canh mãi mới chụp được khá rõ ảnh một con nai đốm trắng. Tôi nghĩ con nai này bị bệnh albino, nhưng ông Tám và các con tôi nói không phải. Nó trắng vì nó trắng thôi. Người ta bảo rằng nai albino hay bị đàn hất hủi bỏ bê, hay đứng lẻ loi, nhưng con nai này khá béo tốt và đứng cạnh một con nai nâu. Chắc là không bị bỏ bê lẻ loi như loài người thường nghĩ.

đàn ngỗng trở về

Một khoảng hồ mặt băng đã tan và đàn ngỗng lại trở về.

mặt hồ đóng băng

Ở một chỗ khác, mặt hồ vẫn còn đóng băng và có một lớp tuyết mỏng phủ lên trên. Ở Việt Nam, người ta đang tưng bừng chờ Tết năm Bính Thân. Ở New Jersey, vẫn là những ngày đông giá lạnh dù hôm nay có nắng đẹp tưng bừng. Hôm qua tôi đi rừng, ra khỏi nhà chỉ có 19 độ F (trừ 7 độ C). Tôi phục tôi quá, vốn là một người sợ lạnh, ít khi ra ngoài nếu nhiệt độ dưới 45 độ. Vậy mà dần dần rồi cũng quen. Khi tôi về nhà mở computer thấy 42 độ F.

Hôm qua

Cắm trại
Enter a caption

hoa khô
Enter a caption

ngồi trên ghế
Enter a caption

nhóm lửa ngoài trời
Enter a caption

ngoi ra để thở
Enter a caption

con suối
Enter a caption

trái khô
Enter a caption

ngồi trên bàn
Enter a caption

mềm mại
Enter a caption

Hôm qua trời đẹp, nhiệt độ lên cao nhất trong ngày là 39 độ F (gần 4 độ C) . Tôi đi rừng. Cả tháng nay tôi chẳng đi bộ thấy người bệ rạc. Lúc tôi ra khỏi nhà nhiệt độ chỉ 30 độ F (-1 độ C). Hôm nay dự báo thời tiết trời sẽ ấm, lên đến 49 độ F (khoảng 10 độ C).

Thấy người ta tổ chức cắm trại dành riêng cho hướng đạo sinh nam. Rất đông người, vừa phụ huynh của các hướng đạo sinh, ban tổ chức, ban lãnh đạo, và những người bàng quan (như tôi).

Một số đông cắm trại ven hồ, mặt nước đã đông cứng. Một nhóm ở công viên nơi họ nhóm họp hằng tuần. Tôi thấy có mấy cậu bé đang nhóm lửa. Đây là buổi các cậu bé hướng đạo sinh học cách sống và tồn tại với thiên nhiên trong điều kiện khắc nghiệt. Họ học cách nhóm lửa, nấu ăn, … . Một trong những cái thú vị của mùa đông là ngửi thấy mùi củi cháy. Trời lạnh, mùi củi cháy thơm, làm mình có cảm giác cái hạnh phúc của sự ấm áp đang ở gần, vài bước là đến, vói tay là chạm. Tuyệt lắm. Khó diễn tả.

Hôm qua tôi gặp một nhóm rất đông người hiking (ít ra là ba mươi người). Có nhiều người rất lớn tuổi, trông họ phải hơn bảy mươi. Có bà cụ miệng đã móm, cằm dài, mũi khoặm, trông rất giống bà phù thủy trong phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Tuy nhiên trông bà rất hiền và thân thiện hơn, rất nhiều.

Về nhà lúc gần ba giờ chiều, thấy Boyfriend ngồi chễm chệ trên ghế sưởi nắng, bên cạnh nó vẫn còn đống tuyết. Nó chờ cho ăn dù chưa đến giờ. Sáng sớm tôi đã cho nó ăn. Chập sau nó nhảy lên bàn, vẫn chờ được ăn. Rồi nó chui xuống gầm bàn nằm vào trong cái hộp có tấm thảm mỏng. Tôi thấy vậy cho nó ăn sớm. Ăn xong nó đi lên đồi, dạo quanh trên mặt tuyết. Thỉnh thoảng nó bị lún tuyết phóng mình sang chỗ khác, tuyết cứng hơn. Dường như cái lạnh không ảnh hưởng đến nó nhiều. Chập sau nó biến mất, có lẽ trở về một nơi trú ẩn nào đó. Thấy vậy nhưng hễ tôi mở cửa là nó bỏ chạy.

 

Hiking mùa đông chụp ảnh bằng phone

Tiếp tục thử cái phone Samsung Galaxy S6. Tôi không biết giữa note 6 và S6 khác nhau như thế nào, cái nào tốt hơn về mặt chụp ảnh. Tôi đoán là nó cũng chẳng khác biệt nhau lắm, nhất là đối với người mới bắt đầu mày mò với chuyện chụp ảnh. Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng trong việc chụp ảnh đẹp là quen sử dụng máy ảnh. Tôi thử chụp ảnh bằng phone, cứ mở điện thoại ra rồi bấm chứ chưa sử dụng đến những features đặc biệt khác dành cho người pro như ISO, panorama, v. v… .

con suối cạnh đường cao tốc
Con suối bên đường cao tốc

Continue reading Hiking mùa đông chụp ảnh bằng phone

Sớm mai thức giấc nghĩ về nhạc Blues

Sớm mai
Sớm mai thức giấc

Nhớ câu hát của Lam Phương. Sáng nay thức giấc, nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình. Biết lời tỏ tình đã có người nghe.

Tự hỏi đàn chim giật mình vì lời tỏ tình hay vì nắng lóe. Continue reading Sớm mai thức giấc nghĩ về nhạc Blues

Khởi đầu năm mới bằng

Nhà văn xứ mình có cái lệ hay là khai bút đầu năm. Các cụ đốt trầm, khăn áo chỉnh tề, viết một cái gì đó để tạo thói quen tốt cho cả năm. Nhà văn thì chăm chỉ viết, và viết những điều quan trọng cho cuộc đời nói chung, cho gia đình hay chính bản thân, nói riêng.

một cậu bé con

Đầu năm nay tôi không khai bút mà mở đầu bằng cuộc hiking. Chẳng là, người Mỹ vốn thừa của thừa tiền, ăn nhiều chơi nhiều, sau mùa lễ bắt đầu từ Halloween đến Thanksgivings đến Christmas đã bao nhiêu là tiệc tùng rượu chè. Gần đây họ cổ động một thói quen mới (và tốt) gọi là First Day Hike (hay một cái tên gì đó có ý nghĩa tương tự) để khuyến khích mọi người vận động. Ông Tám rủ tôi tham gia. Gọi là rủ, nhưng có phần động viên, và phần nhiều là bắt buộc. Tôi vốn lười mà ông nói bền bỉ lắm nên tôi chịu thua. Đầu năm, trời không lạnh lắm chừng ba hay bốn độ C. Tôi đi hiking ở một con đường mòn có di tích lịch sử. Trong tấm ảnh này có tên của trung tâm tổ chức buổi hiking. Không có độ cao chỉ là con đường mòn dễ đi chừng ba dặm (độ năm cây số). Chú bé xinh xắn này đi với bố mẹ. Bố chú có máy chụp ảnh rất “pro” và cách chụp ảnh cũng lạ. Bố chú không nhắm ngắm gì cả, cứ đưa máy lên chụp khơi khơi bấm xoẹt xoẹt, bảo chú bé nhìn vào ống kính (có sẵn zoom)  và dí máy gần mặt chú mà bấm liên miên.

số phận của một người thua trận

Trước khi bắt đầu cuộc hiking chúng tôi loanh quanh trong nhà lịch sử để tìm hiểu về trận giao tranh giữa Sir Henry Clinton (Anh) và George Washington (Hoa Kỳ). Tướng Charles Lee được lệnh tấn công quân Anh ở đằng đuôi đã không hoàn thành nhiệm vụ. Người ta bảo rằng vì ông muốn chức vị của Washington nên không muốn nhìn thấy Washington chiến thắng. Người ta bảo ông không xua quân qua sông tấn công, khiến cho quân Anh có lợi và buộc ông tội phản quốc. Như bức ảnh minh họa về Tướng Lee, tuy ông không bị tội phản quốc nhưng cũng đủ thân bại danh liệt và chết trong nghèo đói bốn năm sau.

vườn táo mùa đông
táo rụng

Đi ngang một trại trồng táo thấy vườn táo trơ trọi trong mùa đông, có nơi trái còn lủng lẳng trên cây. Có nơi táo rơi đầy trên mặt đất. Đứng gần có mùi táo chín khứu, gần như mùi rượu.

nghe lịch sử
Ở Battlefield Monmouth

Đứng giữa đồng nghe kể lại lịch sử trận chiến vào một ngày gần cuối (28) tháng Sáu, năm 1778. Tôi nghĩ đến câu thơ không nhớ tên tác giả “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” và nhớ một bài hài cú của Basho, mùa hè, nhìn thấy bãi cỏ mà nghĩ đến hồn tử sĩ. Bao nhiêu gươm giáo, súng ống, hò reo, bao nhiêu máu đổ anh hùng hay kẻ chiến bại, còn lại là cánh đồng cỏ.