Sáng trời mưa hồi tưởng Montréal

Rừng nhỏ
Rừng sau nhà

Sáng nay mưa. Rừng sau nhà tối âm u, lướt thướt. Tấm ảnh trên đây chụp hồi tuần trước cũng vào một ngày mưa. Rừng hôm nay đã rậm rạp lắm rồi. Màu xanh của lá già nhiều hơn màu xanh của lá non.

Tuần trước đi Montreal, vẫn còn là xuân. Lá cây xanh nõn. Vài cây hoa đào nở muộn vẫn còn. Trước cửa nhà trọ, cây Eastern Redbud vẫn còn hoa nở chi chít trên cành. Lần này tôi ở một B&B, trong khu lao động. Gần con đường Côte des Neiges. Trên đường này có nhà hàng Việt và một nhà thờ có lễ Mass bằng tiếng Việt. Giá thuê apartment hai phòng cho chuyến đi rất rẻ. Chủ nhà rộng rãi, có đủ thứ đồ dùng mà chúng tôi không dùng đến. Apartment khá cũ sơn tróc loang lỗ, nhưng tương đối sạch sẽ và yên tĩnh. Nếu có trở lại Montreal, tôi có thể sẽ trở lại nơi đây. Từ chỗ trọ này đến những nơi tôi muốn xem không đến ba mươi phút lái xe (nếu không bị Google Map dẫn đi loanh quanh và kẹt xe).

Lần đi này không vui. Tôi không chụp được tấm ảnh nào ưng ý. (Thật ra mà nói, tôi chưa bao giờ ưng ý với những tấm ảnh tôi chụp). Đi ngày thứ Tư, trời mưa nhưng khi đến Canada thì tạnh. Cửa khẩu hoang vắng, mấy anh lính gác trạm cửa khẩu ngồi ngáp dài. Vào Canada dễ dàng. Ngày thứ Bảy về thì đông hơn một chút, trước xe tôi chỉ độ ba hay bốn xe, vào Mỹ cũng nhanh chóng. Nhanh hơn cửa Toronto và Ottawa.

Ngày thứ Năm tôi đi chơi phố cổ Montreal (Vieux Montréal). Ngày thứ Sáu đi xem Vườn Bách Thảo (Jardin Botanique). Chuyến đi không vui vì hình như chỉ có tôi muốn đi, còn ông Tám và cô út thì đầy miễn cưỡng. Thứ Sáu ông Tám bỏ quên chìa khóa trong xe, khóa cửa, phải kêu người ta đến giúp mở cửa lấy chìa khóa ra. Được cái bù lại là ngày thứ Sáu tất cả những nơi tôi đi chơi, xem đều được miễn phí. Đi chơi Canada thích nhất là chụp ảnh thoải mái, không bị cấm đoán, hạch hỏi như ở Mỹ. Ra vào cửa City Hall, Tòa Án đều không phải sắp hàng chờ qua máy xét vũ khí, không bị mở bóp hay túi xách cho người ta khám.

Người Mỹ càng về sau càng gắt gao hơn. Dù đã hơn 17 năm sau vụ hai tòa nhà bị đánh sập, nỗi nghi ngờ hình như cháy bỏng hơn.

Mỗi khi đi đến chỗ lạ, không kịp chuẩn bị kỹ càng, tôi thường dùng Frommer’s EasyGuide. Điểm đặc biệt của quyển này là đề nghị với du khách một vùng thưởng ngoạn mà du khách có thể đi bộ trong vòng hai hay ba giờ đồng hồ. Frommer đề nghị hai ba chỗ ở phố cổ Montreal. Tôi chấm Mont-Royal nhưng đổi ý không đi. Cũng không viếng các viện bảo tàng vì đi ít ngày. Ông Tám và cô út thì không có vẻ hứng thú nên tôi chọn nơi tôi thích nhất là phố cổ, hải cảng cũ, và vườn bách thảo.

Giữa phố cổ là quảng trường Place d’Armes, nhà thờ Đức Bà (xin quí vị theo Thiên Chúa Giáo làm ơn chỉ giúp khi nào mình dùng chữ thánh đường, Vương Cung thánh đường, có khác với nhà thờ Đức Bà không?). Phía sau nhà thờ Đức Bà là nhà nguyện Thánh Tâm (Chapelle Sacré-Coeur). Gần đấy là quảng trường Jacques-Cartier và khu chợ Bonsecours.

nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà

Rất tiếc, ảnh không được sắc nét. Tôi lười sợ vác nặng nên không mang gạc ba chân.

Nhà nguyện Thánh
Nhà nguyện Thánh Tâm

Nhà nguyện Thánh Tâm không cho phép chụp ảnh, nên tôi đứng ngoài cửa. Nhà nguyện này đã bị phá hủy và được xây cất lại vào năm 1982. Bệ thờ là 32 tấm ảnh bằng đồng miêu tả quá trình sinh, sống, và chết. Tác phẩm của điêu khắc gia Charles Daudelin. Đây là nơi Luciano Pavarotti trình diễn năm 1978, và Celine Dion làm lễ cưới năm 1994.

Hội hoa đào ở vườn Bách Thảo Brooklyn

Chắc bạn còn nhớ, một đôi lần tôi có nhắc đến vườn Bách Thảo ở Brooklyn New York. Brooklyn là một trong năm borrough của thành phố New York. Brooklyn là nơi qui tụ nhiều văn nghệ sĩ, cuộc sống cao nhưng không đắt đỏ như Manhattan. Vườn Bách Thảo Brooklyn chia ra nhiều khu vực: vườn Shakespeare, vườn đá, vườn Nhật Bản. Vườn Nhật Bản Brooklyn là một trong những vườn Nhật Bản lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Hằng năm, vườn Bách Thảo Brooklyn tổ chức lễ hội mừng hoa đào nở (Hakura Matsuri).

Thấy nàng Tống Mai đăng những tấm ảnh hoa đào, đẹp như thơ và đẹp như mơ tôi giật mình. Thôi chết, năm nay mình lỡ một mùa hoa. Dù biết những tấm ảnh mình chụp thì chẳng nên hồn nhưng vẫn thích chụp ảnh hoa. Thứ Bảy, ông Tám đi chơi xa một tuần, tôi đưa ông ra phi trường, sẵn dịp tôi đi New York bằng xe lửa, xe điện ngầm, và cuốc bộ. Chuyến đi thật dễ dàng. Đậu xe ở Newark, ngay bên cạnh Newark Penn Station. Đi xe lửa vào New York Penn Station. Cuốc bộ trên đường số 7 từ đường 33 đến đường 42 West. Đi thẳng đường 42 đến Grand Central Terminal. Dọc đường nhìn thấy Empire State Building chìm trong sương. Đi ngang Bryant Park và thư viện của thành phố New York, một trong những thư viện cổ, tuyệt đẹp, và có nhiều sách quí. Đi chuyến xe điện ngầm (subway) số 5, thẳng đến trạm Eastern Parkway, trạm xe điện dùng chung cho hai địa điểm, vườn bách thảo và viện bảo tàng Brooklyn.

empire building chìm trong sương
Impire State building chìm trong sương mù
áo đỏ dù hồng
mỹ nhân áo đỏ dù hồng
beneath cherry blossoms
Cảm giác thật kỳ lạ, thấy mình đang tồn tại, dưới gốc hoa đào (Issa)
biểu diễn trống taiko
Các nữ nghệ sĩ biểu diễn trống, bản nhạc trống có tên “Girl Power”
búp bê kokeishi
Búp bê kokeshi
cửa hàng sách
Cửa hàng sách
crown imperial
hoa Crown Imperial, được Shakespeare nhắc nhở trong vở kịch “The Winter Tale”
điệu múa mừng mùa hoa đào nở
Các nữ nghệ sĩ múa mừng lễ hội hoa đào
dưới cội đào
Dưới gốc cây đào già hoa trắng
dưới gốc đào trắng nhìn lên
Hoa đào cánh kép
đường đi dưới rặng hoa đào chưa nở
Con đường dưới những cội hoa đào chưa nở
gian hàng búp bê
Búp bê Kokeshi
gian hàng dù
Gian hàng dù
grape hyacinth
Hoa Grape Hyacinth
hoa chuông màu đỏ đậm
Hoa chuông màu đỏ sậm
hoa đầu rắn
Hoa đầu rắn
kiệu vàng
(Kiệu ngai vàng, không biết đây là gì, nhớ mang máng đọc ở đâu đó đây là hình mẩu thu nhỏ quốc ấn của người Nhật.) May 1st, 2019 đây là hình mẩu thu nhỏ, ngai thờ của miếu đền tôn giáo Shinto.
magnolia đỏ
Hoa magnolia màu hồng đậm gần như màu đỏ, đặc biệt cả hai mặt cùng màu chứ không một bên trắng một bên có màu như các loại magnolia khác
magnolia màu đen
Hoa magnolia màu đen
magnolia vàng
Magnolia vàng
một góc vườn có hoa anh đào
Một góc vườn có hoa anh đào
múa hoa anh đào
Múa mừng hội hoa đào
múa nón
Dân ca dân vũ trình diễn cùng bản nhạc trong phim Dreams (Watermill Village) của Kurosawa
nghệ sĩ đánh trống
Nghệ sĩ biểu diễn trống
nghi thức uống trà
Nghi thức uống trà
người diễn tuồng kabukai
Nghệ sĩ trình diễn một màn kịch kabuki
như những nhân vật bước ra từ những trang manga
hội hóa trang những nhân vật trong manga và anime
những nàng nghệ sĩ trình diễn kịch được đưa ra khán đài
nghệ sĩ được chở từ phòng hóa trang ra khán đài
rùa đi lạc
Rùa đi lạc lên trên đường, thấy tôi đến gần ngài rút vào trong vỏ.
sáng ngời với bộ kimono
Sáng chói trong trang phục kimono
uất kim hương đủ sắc đủ loại
hoa tulips đủ màu đủ loại
Với kimono
những người mặc kimono đi lễ hội hoa đào
vui bên những cội đào
Mai ta đứng dưới cội đào, đi đâu cũng nhìn thấy toàn người và người. Càng về chiều càng đông đúc, tôi có cảm giác không có đủ chỗ để thở
Tranh của Vik Muniz.jpg
Tranh của Vik Muniz

Tôi ra về lúc bốn giờ rưỡi chiều. Nghĩ thầm sẽ trở lại vườn Bách Thảo, đi lại tuyến đường xe điện ngầm số 5 (cuối tuần) hay số 2 (nếu là ngày thường). Xe điện đi ngang trạm Cầu Brooklyn, trạm Fulton (có phải đây là trạm xuống gần phố Tàu New York?), trạm Wall Street (muốn đến từ lâu nhưng chưa đến). Trên đường về thấy bức tranh của Vik Muniz sáng lộng lẫy trên bức tường kính của một cửa tiệm nào đó. Tranh giống như những mảnh hình cắt dán lại rất đẹp mắt.

Tôi ghiền đi New York bằng chuyên chở công cộng mất rồi. Đỡ phải lái xe vào New York thật là nhọc nhằn và bực bội.

Vườn Thiền ở Ottawa

Vườn Thiền Nhật Bản ở VBT Lịch Sử Ottawa
Vườn Thiền Nhật Bản nằm ở một góc nhỏ bên ngoài viện bảo tàng Lịch sử của Canada (Canadian Museum of History).

Viện Bảo Tàng Lịch Sử của Canada nằm ở khu vực Gatineau, nói tiếng Pháp là chính nhưng người Canada đa số đều nói thông thạo hai thứ tiếng Anh và Pháp.

vườn Thiền từ trên cao nhìn xuống
Vườn Thiền nhìn từ trên cao xuống, những vòng tròn đồng tâm tượng trưng cho sóng quanh các đảo đá. Những làn sóng này được làm ra bằng một cái cào, chế tạo đặc biệt cho vườn Thiền. Mỗi vườn Thiền có một cái cào riêng.
núi thác suối chảy ra đại dương
Bạn có thể tưởng tượng đây là đỉnh núi, tiếp theo là cái thác, và sau đó là dòng suối chảy ra biển. Biển rộng bất tận nối dài cho đến bên trong viện bảo tàng.
Con đường băng qua đại dương
Đây là con đường băng qua biển (làm bằng sỏi trắng) tượng trưng cho đường đời
con đường ngoằn ngoèo xuyên qua vườn
Từ cuối vườn Thiền người đến xem vườn có thể đi lên con đường đá ngoằn ngoèo lên đến đỉnh núi, thác, suối sông, và biển. Sau đó theo con đường đá mặt phẳng băng qua biển vào đất liền.

Tháng Chín năm 2016 tôi đến xem vườn Thiền ở trong viện Bảo tàng Lịch sử Canada, nằm trong khu vực Gatineau, cạnh thủ đô Ottawa. Vừa bước vào viện Bảo tàng tôi hỏi ngay nhân viên của VBT vườn Thiền ở đâu, đường nào ngắn nhất để đi đến đó. Anh nhân viên trẻ tuổi lịch sự đáp ngay, bà chỉ cần đi thẳng ra cánh cửa này, và vườn Thiền ở ngay đấy, bên ngoài nhưng sát với một cạnh của VBT.

Rất tiếc là ngày hôm ấy rất nóng dù đã gần giữa tháng 9, và tôi đến hơi trễ nên nắng đã lên cao, chói chang, và nhiều bóng tối tỏa ra từ những tòa nhà lân cận. Tôi không khéo chụp ảnh nên không biết làm sao cân bằng giữa ánh sáng gắt gao và bóng tối. Ảnh không được tốt lắm nhưng có gì dùng nấy.

Tôi vốn mê đá, và tất cả những gì liên quan đến đá. Ngay cả nhà (tù) đá tôi cũng muốn xem (nhưng không muốn ở). Hàng rào đá ở Scotland và Ireland tôi cũng muốn xem. Và vườn đá thì tôi đã đi xem ba hay bốn cái. Vườn Thiền Đá Japanese Garden ở San Francisco, Thư viện Huntington, và Moguchi garden ở đâu đó thuộc tiểu bang California, bây giờ quên mất tên. Từ hồi trưa tôi tìm mấy quyển du lịch của chuyến đi California nhưng không thấy, chắc đã bị ông Tám cho vào thùng tái chế hết rồi.

Vườn Thiền này được thiết kế bởi Thiền sư kiêm Kiến Trúc Sư Shunmyo Toshiaki Masuno, theo chủ đề “Wakei no Niwa” có nghĩa là nhận biết và kính trọng lịch sử, văn hóa, và tinh thần của dân tộc Nhật Bản và Canada.

Vườn Bách Thảo New York

Đi chơi với con út.

thác nước
Thác nước
những người đàn bà đã quá tuổi xuân
Nhưng những người phụ nữ đã bắt đầu quá tuổi xuân
hoa củ hành
Trilliums
sóc đang gặm nhắm hạt
Đang thưởng thức món ăn ngon
chàng cóc
Chàng hoàng tử
Giai nhân và lãng tử
Giai nhân và lãng tử
hoa tím lục bình
Hoa tím lục bình
chiếc xuồng chở những giấc mơ
Chiếc thuyền chở những giấc mơ
màu sắc
Giấc mơ đầy màu sắc
tháp màu vàng và đỏ
Như một cái hoa bàn chải súc chai khổng lồ
chuỗi hoa
chuỗi hoa
những chiếc lá sen đủ màu
Lá hoa sen đủ màu
sâu xanh ốc xanh
Ốc len xanh
màu xanh
Chùm hoa xanh
hoa tulip
Uất kim hương
blue polivitro crystal
Blue glass
thư viện
thư viện
Chuyện ba người
hai người vui biết bao nhiêu. Một người lặng lẽ buồn thiu không dám nhìn.

Vài dòng về uất kim hương

Tulip hay uất kim hương được ca ngợi lần đầu tiên từ những dòng thơ của Hafis (1327 – 90) nhà thơ lớn xứ Ba Tư. “Hãy nhìn những đóa uất kim hương, đầy đặn như đôi má của những nàng thiếu nữ, vươn lên giống như những cái cốc đầy màu sắc mời mọc người ta nâng lên môi nhấp từng ngụm rượu.”

Uất kim hương được xem như lời tỏ tình. Truyện xưa kể rằng hoa sinh ra đời bởi một giọt máu: “Chỉ mới đầu mùa xuân, uất kim hương đã nâng lên cái cốc màu đỏ của nó khi Ferhad chết vì tình yêu của Schirin, nhuộm đỏ cả sa mạc với những giọt nước mắt rơi từ trái tim chàng.”

Uất kim hương mọc thẳng, hướng lên trời và được xem là loài hoa của mặt trời. Hoa quay theo hướng mặt trời và khép cánh lại vào lúc hoàng hôn. Uất kim hương không được nhắc đến trong huyền thoại, luôn luôn bị xem là tượng trưng cho vật chất xa hoa của trần thế. Khi gia nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã trở nên loại hoa đắt giá nhất trong các loại hoa. Các nhà sultan của Thổ Nhĩ Kỳ, vào thời Osman, đã chọn uất kim hương làm huy hiệu của triều đình. Thế kỷ thứ mười tám, khi lòng ngưỡng mộ hoa uất kim hương ở điểm cao tột độ; lễ hội uất kim hương được tổ chức trong vườn thượng uyển của các vị sultan. Hoa có nhiều loại, được đặt cho những cái tên rất kêu, như “Giấc mơ hạnh phúc”, “Bí mật vĩnh cữu” và “Thần dược tình yêu”.

Loại hoa này được mang đến Vienna (Áo) vào năm 1554 với Ghiselin de Busbeqc. đại sứ Áo vào triều đình Süleyman và vào thời gian này hoa uất kim hương được gọi là tulip. Đại sứ Busbeqc tưởng tên gọi của hoa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là “tülbend”, nhầm với cái hoa được gắn trên khăn quấn trên đầu màu đỏ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra loài hoa này có tên Ba Tư là “lalé”.

Giới thương gia và học giả là những người đầu tiên đã mang uất kim hương vào Netherlands từ sau năm 1593. Uất kim hương có giá trị (tiền bạc) đến độ người ta có thể đánh đổi nhà cao cửa rộng và những chuyến tàu chở đầy hàng hóa với vài ba củ rễ uất kim hương, xem chúng như là bằng chứng của sự giàu sang. Quan trọng đến độ “ülbend” được Rembrandt mang vào những bức tranh vẽ hoa và tĩnh vật. Khi quốc hội Hòa Lan ấn định giá của hoa uất kim hương vào năm 1637, thị trường uất kim hương bị sụp đổ và nhiều người bị tán gia bại sản. Chẳng ai ngạc nhiên khi uất kim hương trở thành biểu tượng chính của vanitas.

Định nghĩa của vanitas là một bức tranh tĩnh vật, loại tranh của người Hòa lan vào thế kỷ mười bảy, chứa đựng biểu tượng của cái chết hay một sự thay đổi lớn lao, nhắc nhở đến khía cạnh phù du của cuộc đời. Thế kỷ thứ mười bảy, trong tranh vẽ, hoa uất kim hương thường được đặt bên cạnh những cái xương sọ, bị xem là kiêu ngạo và phô trương, thô cứng và lạnh lùng. Loại hoa không có hương thơm này luôn luôn mang một vẻ xa cách. Không được nằm trong danh sách các loại hoa có huyền thoại, hoa cũng không là bạn của các nhà thơ. Thi sĩ không bao giờ mang uất kim hương vào trong đáy trái tim của họ. Tuy nhiên loài hoa “lalé” này đi vào trái tim của thường dân. Giới dân giả xem hoa uất kim hương là biểu tượng của mùa xuân và là biểu tượng của cuộc sống sau khi chết.

u1
u2
u3
u4

Chùm ảnh lang thang từ San Bruno đến Golden Gate Park

amphitheater
Không để ý tên gọi của amphitheater này. Thấy nam thanh nữ tú đến đây đều chụp ảnh. Có lẽ nó gợi sức tưởng tượng của người thời bây giờ về những buổi trình diễn của nền văn minh Hy lạp thời xưa.

ba-goc-palm-va-bon-hoa-hong-trang
Buổi sáng đi dạo ở gần chỗ trọ Anaheim

buc-tranh-tren-tuong-ngoai-cua-quan-ca-phe-vesuvio
Bức tranh tường bên cạnh quán cà phê Vesuvio

chang-biet-co-quan-gi-co-hai-cay-co
Chẳng biết cơ quan gì có treo hai lá cờ.

cua-tiem-cua-nguoi-viet
Cửa tiệm mang tên Việt, nhiều vô số kể trong thành phố này

dung-tren-cau-o-san-bruno-ngo-ve-duong-cao-toc-thay-ket-xe
Ở San Bruno, trên cầu nhìn sang đường cao tốc US 101 kẹt xe vô cùng tận, luôn luôn kẹt xe không kể sáng chiều

goc-ben-canh-san-khau-cua-ampitheater
Nối tiếp của amphitheater với hàng cột tiêu biểu kiến trúc Hy Lạp

hoa-vang
Hoa vàng trước ngõ

mot-loai-xuong-rong
hoa xương rồng

ngoi-nha-be-ti-dung-lam-cua-tiem
Một ngôi nhà rất bé được biến thành cửa tiệm

quai-thu-va-ran
Tượng thú và rắn không biết kể sự tích gì đây

quang-truong-co-cau-be-nguoi-a-chau-dang-ngoi-phac-hoa
quảng trường trong Golden Gate Park có một cậu bé Á châu ngồi phác họa cái gì đó, bồn nước phun, có lẽ

quang-truong
Quảng trường và fountain

tuong-dai-francis-scott
Tượng đài của Francis Scott

tuong-hai-con-sphynx-va-binh-ruou-wine-ben-canh-vien-bao-tang-de-young
Tượng hai con sphynx ở giữa là bình rượu wine

Dinh Quốc hội

Sir Wilfred Laurier, được đặt tên cho lâu đài Laurier (Chateau Laurier) là nhà chính khách có tài hùng biện. Ông thuyết phục dân Canada hoàn thành những công trình lớn như chính sách di dân, nông nghiệp, và kỹ nghệ. Và là một trong những người thành lập ra thủ phủ Ottawa lộng lẫy. Tôi không (có cơ hội) nhìn tận mắt bên trong lâu đài. Thấy người ta đến tấp nập, áo quần tươm tất. Có vẻ là nơi hội họp và tiệc tùng của những người giàu có. Google một phát thấy phòng tiếp tân của lâu đài rất to lớn, dĩ nhiên là rất đẹp. Lâu đài này (bên trong đại sảnh đường) nổi tiếng với hàng cột Hy Lạp cổ, phòng khiêu vũ với những trang trí trên trần, trên tường, v.v… . Dẫu tôi vẫn quan niệm chẳng mắc mớ gì phải ca tụng lâu đài của giới nhà giàu nhưng vẫn phải thán phục hễ giàu thì có thể làm ra nhiều cái đẹp. Phía sau lâu đài Laurier là một công viên rất đẹp. Đứng ở đây có thể nhìn thấy cây cầu dẫn qua Viện Bảo Tàng Lịch Sử thuộc địa phận Gatineau.

Ngọn lửa Centennial Flame được thắp sáng lần đầu ngày 31 tháng 12, năm 1966 kỷ niệm 100 năm thành lập liên bang Canada. Lửa được thắp cháy bằng gas, trên mặt nước chảy. Đứng gần ngửi thấy mùi gas nồng nặc. Buổi tối chúng tôi trở lại lâu đài cố ý xem chương trình biểu diễn ánh sáng. Nhưng rất tiếc, chương trình chiếu sáng suốt mùa hè, một trong những điểm thu hút độc đáo nhất của Ottawa đã chấm dứt vào đêm hôm qua. Đành mời các bạn xem ảnh vậy.

Tôi lấn cấn mãi không biết nên gọi là lâu đài hay tòa nhà Quốc hội ở ngay trên đầu con dốc Parliament Hill. Tự hỏi mình dùng chữ “dinh” có được không? Để được vào xem bên trong dinh Quốc hội chúng tôi phải sắp hàng ở một chỗ khác gần đó lấy vé, và hơn một giờ sau mới được hướng dẫn bằng chương trình tiếng Anh. Ông Tám cứ đòi đi chương trình tiếng Pháp mau hơn nhưng tôi không chịu vì (không nghe được tiếng Pháp) làm sao hiểu được những chi tiết người hướng dẫn nói.

Hướng dẫn viên là một cô sinh viên ban Triết, chừng hai mươi hay hai mươi mốt, thuyết trình rất hay. Khỏi phải nói là tôi say mê vô cùng, có cảm tưởng như mình là một học sinh trong phim Harry Potter lần đầu tiên được nhìn thấy trường Hogwarts. Người xem được khuyến khích đi một bên, dọc theo hành lang, bước lên trên những tấm gạch đá cẩm thạch màu xanh biếc láng bóng. Người hướng dẫn nói hãy nhìn những chi tiết chung quanh, trên tường, bạn sẽ thấy rất nhiều chim cú. Cô bảo khi nào xem xong, nhớ nhắc, cô sẽ kể cho chúng tôi nghe một riddle về chim cú. Chim cú là tượng trưng cho những nhà thông thái, hiểu biết về pháp luật (hay pháp thuật).

Chúng tôi phải qua một chặn khám xét rất cẩn thận. Túi xách to lớn, packback quá khổ phải gửi bên ngoài. Tuy nhiên nhìn chung thành phố Ottawa có vẻ thư thả ít lo sợ như thành phố New York và Newark, nhìn ai cũng sợ dân khủng bố. Ở đây đa số chỗ nào cũng được phép chụp ảnh chớ không như chỗ tôi ở, cứ giơ máy ảnh lên là có bảo vệ xông ra trước mặt ngay lập tức.

Bên trong dinh Quốc hội tôi được đưa đến xem phòng họp, và thư viện. Không thể tả được cái giàu sang vĩ đại trong từng chi tiết của tòa nhà. Thư viện với những điêu khắc tỉ mỉ trên gỗ. Khắp nơi là những vòm cao, mái cong, hình búp sen nhọn ribbed arches, tất cả tường, cột, bậc thang, bệ cửa sổ, còn nhiều thứ tôi không biết tên gọi, được xây bằng đá cẩm thạch trắng. Cái giàu sang của bậc vua chúa trưởng giả được phô diễn qua chỗ làm việc hội họp. Họ bảo vệ được sự giàu có và những công trình điêu khắc, kiến trúc của họ nhờ không bị trải qua sự tàn phá chiến tranh. Nền lịch sử của Ottawa không hơn ba trăm năm mà kiến trúc xứ sở của họ vĩ đại qui mô vô cùng. Trong khi lịch sử của ta hơn bốn ngàn năm văn hiến mà gia tài của mẹ để lại cho con chỉ là một sứ xở tang hoang rách nát, tham nhũng vơ vét từng giọt máu của người dân. Thật là chán mớ đời. Ối, xin tha thứ cho tôi, một bà già nhà quê chẳng biết gì mà bày đặt nói leo. Thôi mời bạn xem ảnh, cho vui mắt thôi. Cái giàu cái đẹp của người ta xem một hồi cũng chán.

Thư viện Quốc hội là nơi tồn trữ quá khứ về ngành luật pháp của Canada. Thư viện xây từ năm 1859 cho đến năm 1876 thì xong, nổi tiếng với cách kiến trúc Gothic Revival (Gothic thời Phục hưng). Hơn 600 người thợ cao cấp đã góp phần xây dựng trong các bộ môn điêu khắc gỗ, tạc tượng trên đá, tường đá, đào bới và di chuyển đá tảng, và điêu khắc kim loại. Đã có lần Dinh Quốc hội bị cháy lớn nhưng thư viện thóat được nhờ cánh cửa kim loại khá dày.

High Victorian Gothic architecture là lối kiến trúc với những vòm cung có nhiều đỉnh nhọn, tường làm bằng đá tảng với hình dáng và màu sắc khác nhau, có nhiều hình ảnh điêu khắc rất chi tiết đẹp mắt. Càng nhìn, du khách càng khám phá ra nhiều hình ảnh điêu khắc của quái vật, thú vật, người dị tướng, danh nhân, xuất hiện từ các góc tường. Những hình ảnh này được gọi chung là grotesque. Tôi cứ nghĩ mình lạc vào một cuốn phim nào đó, như Thằng Gù trong nhà thờ Đức Bà hay mới nhất như Harry đi học phép thuật trong trường Hogwarts.

Xong cuộc hướng dẫn, cô “tua gai” hỏi chúng tôi có biết chữ parliament là gì không. Đây là cái câu đố mà có một người đi xem còn nhớ nên nhắc cô cho giải đáp. Parliament (quốc hội) còn có nghĩa là một đàn chim cú. Đó là lý do cô bảo hãy nhìn và tìm ra hình điêu khắc của những con cú trên tường.

 

 

Ngày thứ nhất tiếp theo

Nói chưa hết chuyện nàng chủ nhà vui tính và khó tính nên lôi ra kể tiếp. Nàng nắm cổ tôi và ông Tám để nói chuyện cả tiếng đồng hồ. Hai chúng tôi lễ phép đứng nghe. Nhờ nghe nàng nói mà được khen là nàng rất vui được nói chuyện với những người có học. Trong câu chuyện dông dài từ thị trường nhà cửa đến đời sống các nước nàng đã du lịch (nàng chưa đi Á châu), thỉnh thoảng nàng chêm vào vài câu về cách ở trong bed and breakfast của nàng. Nàng than phiền tụi trẻ vào ở không ngăn nắp gọn gàng. Sau đó lại đưa lên facebook than phiền chê bai đủ thứ. “Không thích thì đừng trở lại tại sao lại mang lên mạng mà kể xấu người ta.” Nàng kể chuyện thằng cháu nào đó một ngày tắm hai lần, kết luận “thật ra người ta không cần phải tắm mỗi ngày như vậy. Chỉ có một vài chỗ cần rửa ráy thôi.” Tôi và ông Tám mỗi sáng thức giấc cũng cẩn thận xếp chăn cho ngay ngắn vén khéo. Còn những cái gối trang trí sang trọng thì mình để sang một bên không đụng đến chúng. Nói chơi cho vui, nhưng nếu ai hỏi thì tôi cũng sẽ giới thiệu chỗ ở này, vì nó rẻ bằng nửa giá của khách sạn. Đây là chỗ dành cho người ban ngày đi chơi, tối về ngủ.

Chợ Byward, phân tích ra thì chữ ward có nghĩa là một khu phố, tương tự như chữ quarter trong chữ Latin Quarter của Paris, xóm hay phố La Tinh, mà chúng tôi đám trẻ con Việt Nam khi mới lớn lên nghe trong bài hát, “hỡi em ‘người xóm học’ sương trắng hè phố đêm.” Còn chữ By là họ của một người đã góp phần tạo dựng thành phố Ottawa từ những ngày mới bắt đầu. Tên của ông là John By.

Trong những cuộc đi chơi, tôi cũng có tìm hiểu chút đỉnh về nơi tôi sắp đến, tuy nhiên bản tính lười và có nhiều thứ chi phối nên tôi không tìm hiểu nhiều. Vả lại không tìm hiểu nghiên cứu trước cũng có cái hay là nó làm mình ngạc nhiên. Tôi cốt ý muốn xem vườn thiền nên không chú ý đến mọi thứ khác, nên Byward market làm tôi ngạc nhiên và thú vị.

Vòng quanh chợ, thấy có nhiều nhà hàng của người Irish. Ngày đầu tiên tôi đến trời khá nóng, người ta đặt bàn và dù bên ngoài nhà hàng, màu sắc rất thu hút, nhiều màu đỏ, màu xanh lá cây. Nhạc sĩ trình diễn trên phố vào buổi tối đã thấy đi lang thang với kèn, đàn, hay trống. Đồ thủ công mỹ nghệ cũng được bán trên hè phố rất nhiều, tơ lụa đầy màu sắc. Đa số người ta dọn hàng khi tắt nắng, có vài cửa hàng mở trễ đến tám chín giờ tối mới thu dọn.

Tôi thấy có một nhà hàng Thái, một nhà hàng Tàu, một vài cửa tiệm bán sushi, hai nhà hàng Việt, nhiều nhà hàng Irish, tiệm café. Rất ít nhà hàng Ý, hay nhà hàng Mỹ. Đi đâu cũng thấy Tim Horton nên tôi và ông Tám vào thử, mới biết nó tương tự như McDonald. Tôi gọi một cái bánh parini thịt bò giống như hamburger nhưng gói trong tấm wrap (bánh mì mỏng như bánh tráng và mềm). Ăn khá ngon. Dù tôi không đụng đến khoai tây chiên (cắt dày và to hơn khoai tây chiên của McDonald) mà tôi no suốt buổi tối.

Beavertails là một cửa tiệm bán bánh, nổi tiếng lâu đủ để được vào sách du lịch của Frommer và có một bài trên Wikipedia. Bánh chiên thì có lẽ cũng na ná như donuts. Tôi đi ngang thấy tiệm lúc nào cũng đông khách, trang trí đẹp, nằm ngay cái góc dễ thấy nên du khách thường bấm một vài tấm ảnh về làm kỷ niệm. Mấy cái tiệm bán fastfood ngó sang một department store có tên là Rideau Centre, nhìn lên mấy cái hành lang trên cao bắt ngang đường phố để giúp người dạo tiệm không phải băng ngang đường. Trên đó nam thanh nữ tú rất nhiều. Điểm đặc biệt ở Ottawa tôi nhận thấy là số người Á châu rất đông. Chiều hôm ấy tôi thấy các cô cậu ăn mặc như tài tử Hàn quốc, rất bắt mắt. Số người lang thang, lôi thôi đi phố nào cũng có  cũng gặp. Tuy họ chẳng xin xỏ nhưng thỉnh thoảng cũng có vài hành động cử chỉ làm mình e dè.

 

Ottawa ngày thứ nhất

Tôi chỉ có nửa giờ để blog vì phải đi rừng vì thế chưng ảnh trước, kể chuyện sau. Phải hứa trước để tôi cố giữ lời hứa mà thực hiện.

trang-tri-trong-vuon
Những thứ trang trí trong sân. Có một vạt rau vấp cá chủ nhân trồng thay thế loại cỏ trồng để che lấp đất trống. Bà này không biết, vấp cả sẽ lấn át tất cả các loại cỏ khác trong vườn.

hai-cai-nam-to
Bên hông nhà có cây bị cưa, trên cây mọc hai cái nấm thật to

dong-ho-co
Đồng hồ cũ xưa trong nhà

can-nha-toi-o-tro
Mặt trước của bed and breakfast

goc-trong-vuon-nha-tro
Trên ghế có cái găng tay bằng sứ để trang trí

Tôi đến Ottawa vào chiều thứ Bảy, sáng thứ Ba về. Đây là căn nhà tôi ở trọ cách thành phố chừng năm hay sáu miles (dặm). Giá rẻ bằng phân nửa giá khách sạn ở ngay trong thành phố. Cả bên ngoài và bên trong đều rất tươm tất, sạch sẽ. Bạn quen đi chơi ở nước ngoài ai cũng biết những chỗ cho ở trọ vài ngày gọi là “bed and breakfast” cho người đi chơi cần chỗ ngả lưng, ăn sáng không đòi hỏi phục vụ sang trọng như khách sạn và đỡ tạp nhạp hơn motel.

Chủ nhân là một phụ nữ người da trắng, nói tiếng Anh rất dễ nghe vì giống như tiếng Anh của người Mỹ. Trông nàng rất trẻ, người rất slim (thon thả nhưng không yếu đuối), rất khỏe, tóc bạch kim. Tôi đoán chắc là nàng phải sáu mươi hay hơn, nhưng chỉ nhìn thoáng qua trông như mới năm mươi. Khóe môi có đường nứt nẻ, khóe mắt đầy dấu chân chim, nhưng da căng, mặt sáng, không trang điểm mà vẫn đẹp.

Có lẽ nàng một mình trông coi sự nghiệp nên khi nói chuyện hay thêm vào những câu ám chỉ là mình có người đàn ông cộng sự cộng tác. Làm như thế để phòng thủ kẻo người lạ biết nàng chỉ có một thân một mình dễ sinh chuyện lôi thôi. Nàng thích nói chuyện và là người rất thông minh, hiểu biết chuyện chính trị thời sự của cả thế giới chứ không riêng gì Canada hay Mỹ. Nàng nói chuyện với chúng tôi cả giờ đồng hồ. Thật ra chỉ có nàng nói (không dứt) còn tôi và ông Tám đứng nghe. Tôi thầm nghĩ đàn bà mà sao nói nhiều quá. Cũng may là những điều nàng nói nghe thú vị, chứ tôi sợ những người nói nhiều mà nói những điều tôi không thích nghe.

Nàng cho biết những luật lệ của nàng, căn nhà có bốn phòng rộng cho thuê. Mỗi phòng rất to, rất thoải mái. Áp suất nước rất cao, phòng tắm rất rộng, rộng hơn những khách sạn tôi đã từng ở trước đây. Tuy nhiên luật của nàng rất gắt gao, làm tôi có cảm tưởng như đang ở nhà của má chồng. Đi rón rén, không tắm sớm, không tắm khuya, không tắm hai lần. Trong phòng tắm không có giấy lau tay. Cái bất tiện là phòng tắm dùng chung cho người thuê phòng. Khăn tắm khăn mặt của nàng màu đen, cứng ngắt có lẽ vì không dùng máy sấy hay (tôi có cảm tưởng) cho nhiều thuốc giặt mà không giặt sạch.

Những người khách ở cùng thời gian với tôi đa số là những cặp vợ chồng già (cỡ tuổi của tôi và ông Tám). Có một đôi vợ chồng người Hàn đi vòng quanh thế giới để viết sách. Thật là đáng ngưỡng mộ ông chồng đã chìu vợ đưa vợ đi khắp nơi như vậy. Có lẽ ông cũng thích du hành. Rất tiếc là bà viết blog bằng tiếng Hàn chứ không viết tiếng Anh.

Vài tấm ảnh lúc đi chơi Ottawa

vuon-thien-nhat-ban-o-ottawa

Đi Houston vài lần nhưng đó là đi lễ tang giáp năm người anh của ông Tám. Đi Toronto vui nhưng đi vì con và cháu muốn đi. Ottawa là nơi tôi muốn đi, và đi chỉ vì muốn tận mắt nhìn cái vườn thiền Nhật Bản này đây. Không đến độ obsessed (yêu thích đến ám ảnh mê muội) nhưng tôi thích đá từ lâu. Tôi say mê những bức tường đá, nhà đá, hàng rào đá, vườn đá, nên từ lâu thường hay tìm đọc những thứ liên quan đến đá. Nghe tiếng vườn thiền đá của Nhật Bản từ lâu được biết vài nơi ở Hoa Kỳ có vườn đá nhưng rất xa. Trong khi Ottawa chỉ cách nơi tôi ở độ tám giờ lái xe tốc độ trung bình. Rất may là ông Tám cũng muốn đi. Thế là mục đích duy nhất của tôi trong chuyến đi Ottawa được hoàn thành, và dọc đường gió bụi có rất nhiều cái hay ho để xem, nhiều ảnh (xoàng xoàng) để đăng lên blog. Dưới đây là vài tấm khởi đầu. Chắc  phải lâu lâu mới có thì giờ để viết kỹ hơn.

ba-con-ga-tay
Vừa ra khỏi cửa gặp ba con gà lôi (turkeys). Lúc sau này ít thấy gà lôi lởn vởn sân nhà tôi. Hồi mới về gà lôi đi có đàn, gà bố gà mẹ gà con đi thành hàng kêu túc tác inh ỏi. Lâu lâu gặp lại thấy vui.

pho-nui-cay-xanh-troi-thap-that-gan
Tình cờ dừng chân ở trạm này cũng là nơi dừng chân hồi tháng trước lúc đi chơi Toronto. Rặng núi đẹp vô cùng

mau-thu
một chiếc lá thu rơi ở sân cỏ của một trạm dừng chân ở upstate New York. Tưởng rằng đến Ottawa sẽ thấy cây lá đổi màu, nhưng chưa.

pho-nui
Sương mờ đỉnh núi

golden-rods-moc-hoang-ven-duong-cao-toc
ảnh chụp từ trong xe đồng cỏ hoa dại

thap-cao-1000-island-ngay-canh-bien-gioi-canada-va-hoa-ky
Cái tháp này ở gần biên giới Canada và Hoa kỳ. Tháp mang tên địa danh nổi tiếng vì có nhiều dân nhà giàu ở, 1000 islands.

may-lung-chung-nui
Đường cao tốc mù sương trên lưng chừng núi

rang-tung-vien-theo-duong-cao-toc-truoc-tram-dung-chan
Nhìn qua bên kia sườn đèo đồng cỏ phía sau con đường ngoằn ngèo có rặng thông viền theo con đường.

New Jersey là tiểu bang giáp biển, có núi nhưng ở xa. Đến biên giới New York là thấy núi.

Phố núi cao, phố núi trời gần.
Phố núi cây xanh, trời thấp thật gần.

Tôi vẫn thầm mơ ước được quanh xe vào trong một thị trấn nhỏ vùng núi, ở lại qua đêm tận hưởng cái không khí lành lạnh, nhìn trời mờ mờ sương buổi sáng, may ra có tiếng gà rừng gáy, thú rừng kêu hú, lãng mạn chết luôn!

Đi chơi mới về

cho-nora-di-theo-voi
Nora đòi đi theo, leo vào túi hành lý ngồi chờ

cho-ngu-moi
Nora vào ngồi trong rổ quần áo, chỗ ngủ mới của nàng

con-meo-trang-den-xo-xac
Boyfriend được cho ăn trước khi ông bà đi chơi

ban-do-va-hai-chu-nj
Ngừng ở một trạm nghỉ chân, biên giới NJ và PA thấy trên sân cỏ có hình bản đồ NJ

hoa-hong-nuoc
Hoa pond waterlily ở hồ Surprise

hai-dang-thu-nho
ảnh hải đăng thu nhỏ ở một trạm dừng chân gần khu 1000 islands

canh-dong-hoa-vang
Một vạt ruộng cây golden rods mọc hoang

nhin-may-tu-cua-so
Nhìn mây trôi từ cửa sổ

golden-rod
Golden rods chụp gần ở trước sân Nature Center

Bạn có tin vào tử vi không. Đôi khi tôi muốn tin vào tử vi, nhưng chỉ muốn tin vào những chuyện tốt. Thí dụ như tử vi của tôi cung Thiên Di có thanh long thiên mã (nhưng gặp Triệt). Người ta bảo đó là tử vi của ngựa chạy đường cùng. Những năm còn niên thiếu tôi chẳng mấy khi được đi chơi xa, cũng chẳng thấy thèm đi. Đến chừng đi thì đi ra khỏi nước, trong tình trạng nguy hiểm tưởng chết. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến Thiên Mã gặp Triệt. Trong vòng mười năm sắp đến tử vi của tôi ứng vào cung Thiên Di. Chẳng biết có đúng hay không nhưng bỗng dưng tôi có cơ hội, gặp dịp đi nhiều nơi, gần gần thôi.

Bắt đầu là chuyến đi Houston, dự lễ 100 ngày anh chồng qua đời. Tiếp theo là lại đi Houston gặp bạn, rủ nhau đi Austin. Đi chơi Toronto. Đưa nhỏ út đi học ở Illinois. Đi Ottawa. Đi Houston dự kỷ niệm một năm anh chồng qua đời. Còn một chuyến đi nữa vào tháng 10, nhưng chưa đi không thể tính trước.

Mỗi lần nói chuyện đi chơi, trong gia đình nhiều người cứ nghĩ tôi là người chẳng thích đi. Ông Tám cứ mỗi lần nói chuyện đi là lên giọng gắt gỏng tôi. (Lúc sau này chẳng hiểu tại sao, có lẽ tôi trở nên lẩm cẩm lú lẩn sao đó mà tôi bị nạt nộ bị gắt gỏng từ trong nhà đến ngoài đường. Riết rồi tôi muốn tránh xa những người hay gắt tôi.) Thật ra tôi thường mơ mộng những chuyến đi đến những phương trời xa lạ.

Nhưng đi để làm gì? Có bao giờ bạn tự hỏi lý do của những chuyến đi chơi xa của bạn. Có người đi hiking hằng ngàn dặm để tìm chính mình (và viết thành quyển sách) như Cheryl Strayed. Ở Hoa Kỳ đã có hằng ngàn quyển sách về du hành ký. Họ đi tìm gì? Đi để lấy tư liệu viết văn? Để chinh phục đường dài, núi cao. Để là người giàu có và hiểu biết vì đi hết thành phố lớn này đến thành phố khác?

Ở Houston, tôi gặp một người quen ở VN mới sang. Bà này kêu lên, ở đây dễ quá, sướng quá, cứ thích đi chơi là đi chơi. Chứ ở VN muốn đi chơi phải để dành tiền lâu lắm. Tôi không dám trả lời. Thật ra ở đây muốn đi chơi phải hội đủ một vài điều kiện, có tiền, có sức khỏe, có thì giờ, và nếu muốn vòng quanh nước Mỹ bằng xe hơi thì phải hiểu biết luật giao thông, biết lái xe, và ít ra phải biết sử dụng tiếng Anh trôi chảy. Nghĩ ra chẳng dễ chút nào.

Với tôi mỗi lần đi chơi phải tìm người trông nuôi hai con mèo. Cô nàng Tiểu Thư có thể để ở trong nhà ba bốn ngày, để nhiều thức ăn nước uống. Để cửa sổ cho nàng có thể nhảy ra nhảy vào. Còn chàng Lãng Tử thì tội nghiệp hơn. Để thức ăn nhiều thì mấy con ground hogs, opossum, ngay cả chim blue jays nữa, sẽ ăn hết. Trước khi đi tôi khui một hộp cá chia làm hai cho hai con mèo. Tiểu Thư liếm láp chút xíu rồi bỏ đi, phần của nàng tôi mang luôn cho Lãng Tử, chàng ăn ngấu nghiến chỉ một loáng là chấm dứt. Những lần đi ngắn ngày không ai trông hai con mèo, trở về tôi vẫn ngóng tìm Lãng Tử. Nó mất biệt mấy ngày tôi nghĩ là chắc nó bỏ đi luôn không về nữa. Tôi thấy nhẹ nhõm, chắc hết nợ con mèo này. Vắng Lãng Tử, Tiểu Thư mon men ra ngoài sân chơi nhiều hơn. Tuy nhiên, có một chiều chàng mèo hoang trở lại, nằm chờ ăn. Tôi bỗng thấy vui mừng, như gặp lại người quen. Thấy trên cổ nó có một con bọ ký sinh to lớn vì hút máu nó. Tội nghiệp nhưng chẳng giúp được gì. Thấy lòng mình bỗng giống như hai câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên:

Quên người nhất đinh ta quên,
Nhưng sao gặp lại còn kiên nhẫn chào.

Nước Mỹ có nhiều trạm dừng chân cho người lái xe đường trường nghỉ ngơi rất đẹp. Làm một chuyến du hành vòng quanh nước Mỹ người ta có nhiều chuyện để kể về các trạm dừng chân này. Dừng chân đổ xăng ở Pennsylvania tôi thấy một cánh ruộng đầy hoa golden rods. Hoa này thơm và có mật ngọt nên loài ong rất thích.

Hôm trước khi đi Houston, tôi và ông Tám đi hiking cho khỏe người, thấy một đóa hoa mọc gần bờ. Hoa súng màu vàng, có lần tôi gọi nó là thủy cúc, nghe cho có vẻ lãng mạn, vì nhớ câu ca dao

Cúc mọc dưới sông gọi là cúc thủy,
chợ Sài gòn xa chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Thật ra hoa này trông giống hoa hồng vàng, hơn là hoa cúc. Có lẽ nên gọi nó là hoàng thủy hồng. 🙂

Trên đường đi từ Canada trở lại Mỹ tôi thấy một cái bảng chỉ lối vào một nơi có tên là 1000 islands. Cái bảng rất đặc biệt màu xanh nhưng chữ vàng kim chứ không trắng như những bảng chỉ lối trên đường cao tốc. Trạm dừng chân sau đó có cái tượng đài hải đăng thu nhỏ, có giới thiệu địa danh 1000 islands. Chỗ này của dân nhà giàu của cả hai nước Canada và Hoa Kỳ ở. Vùng này bao gồm gần 1500 đảo. Để được gọi là đảo phải hội đủ vài điều kiện là có ít nhất hai cây to, phải nổi lên trên mặt nước vài mét, và một vài qui định khác. Có đảo chỉ có một nhà, và lại bị bỏ hoang. Hôm nọ thấy trên trang người ta đăng ảnh một căn nhà trên đảo thuộc quần đảo 1000 này tôi đã ao ước được ra đó ở một thời gian để … viết văn.

Chuyến đi Houston trở về tôi được ngồi gần cửa sổ. Trời trong nắng vàng, nhìn xuống thấy mây trôi từng cụm. Lần này nhìn mây thấy lạ vì những đám mây nhỏ này dường như cùng nằm trên một mặt phẳng, như những cụm lục bình trôi trên sông. Thỉnh thoảng có một đám hơi nước, chưa đủ dày để thành mây, gió thổi lướt qua, nhìn thấy dáng mờ mờ như một bóng ma. Cả thế giới bơi lội trong không khí, một môi trường chúng ta biết hiện diện nhưng không nhìn thấy. Ra khỏi bầu khí quyển, tất cả những hành tinh vệ tinh trong vũ trụ có lẽ cũng bơi lội trong một môi trường khác nữa mà chúng ta chưa biết rõ. Dưới đám mây kia tôi thấy núi đồi, sông, thành phố. Vào gần thành phố thấy những khu nhà, bãi đậu xe tạo thành những hoa văn lạ mắt. Nếu có người của hành tinh khác, chắc với họ thật là một cảnh tượng quyến rũ lạ lùng.

Con nhện Maman ở Ottawa

img_0289
Con nhện tên Maman – Mẹ tôi

Tượng con nhện Maman ở phía trước viện bảo tàng Mỹ thuật Quốc Gia Canada ở Ottawa. Tác giả là Louise Bourgeois. Tượng có kích thước 9271 x 8915 x 10236 mm. Được cấu tạo năm 1999, làm bằng đồng, thép không gỉ sét, và đá cẩm thạch trắng.

boc-trung
Bọc trứng nhện bao gồm 26 cái trứng

Nhìn gần thấy chân nhện làm bằng đồng sơn đen, lưới của cái bọc trứng nhện làm bằng thép không gỉ (stainless steel), và trứng nhện bằng đá cẩm thạch trắng.

Tác giả Louise Bourgeois bị mất mẹ năm 21 tuổi. Bức tượng điêu khắc này dùng để vinh danh mẹ của bà vì vậy lấy tên là Mẹ Tôi. Ngày còn sống, Josephine, mẹ của Louise, làm nghề sửa chữa những tấm thảm lớn (tapestries) trong xưởng bảo tồn những thứ đồ dệt của bố Louise, Ở Paris. Ngày mẹ qua đời, Louise nhảy xuống sông Bièvre tự tử, nhưng được bố cứu thóat. Bà nhìn thấy con nhện có những đức tính và năng khiếu của mẹ bà, như dệt tơ, khéo léo, khôn ngoan, và bảo vệ người thân.

Đây là một trong sáu con nhện được làm cùng một mẫu. Con nhện này lớn hàng thứ nhì còn những con kia ở khắp nơi trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Nhật, Korea, và Arkansas (Hoa Kỳ). Ngoài ra Louise Bourgeois còn thiết kế tượng của ba con nhện nhỏ hơn, có tên là Spider, một được trưng bày ở viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ ở Washington D.C., Viện Nghệ Thuật Denver, và Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại Kemper ở Kansas City (Missouri).

Con nhện Maman được viện bảo tàng Canada mua với giá 3.2 triệu Mỹ kim, bị cho là quá đắt vào năm 2005, chiếm hết một phần ba ngân sách hằng năm của viện bảo tàng.

Chuyện nhỏ ở thác Niagara

Hôm qua vội chuẩn bị đi làm tôi nghĩ tối về sẽ viết thêm về thác Niagara, nhưng về nhà xem lại thì thấy tự ảnh đã nói hết rồi còn thêm bớt gì. Để kể chuyện đi chơi tôi có thể kể lể đầu cua tai nheo, nhưng sợ chẳng ai đọc, thứ nhất người đọc chẳng có thì giờ, thứ nhì chuyện chẳng có gì hấp dẫn.

Có một vài chi tiết tôi muốn chia sẻ với các bạn vì chuyện vui vui.

một góc của horseshoe bowl

Thác hùng vĩ lắm. Bạn biết rồi. Đứng bên bờ Hoa Kỳ bạn sẽ không nhìn thấy hết sự hùng vĩ này. Đã có một thời người Hoa Kỳ khai thác thương mại thác không đúng hướng nên thác mất đẹp, lôi thôi nhếch nhác, loạn xị. Hoa Kỳ bị du khách thế giới, đặc biệt là châu Âu chê cười dữ dội nên có sửa chữa. Canada khai thác du lịch ở thác Niagara rất tận tình. Cái gì cũng đắt giá kinh hồn.

khi thác Niagara bên bờ Hoa Kỳ ngừng chảy

Năm 1969, người Mỹ xây cofferdam (chẳng biết chữ này dịch là gì, nó là một cái đập làm bằng thép) chặn dòng thác chảy để khám xét thác và nghiên cứu sự soi mòn của thác. Cái đập này làm dòng thác phía Hoa Kỳ ngưng chảy, trở nên khô cạn. Sau bảy năm, họ rút đập ngăn để thác chảy tự do, và soi mòn tự do. Có lẽ cái gì đi ngược hướng với thiên nhiên cũng gây ra tác hại của nó.

Từ bờ Canada, bạn sẽ nhìn thấy có một vùng thác chảy xuống, miệng thác hình móng ngựa vì thế được gọi là horseshoe bowl. Người ta tổ chức chuyến đi khám phá lòng thác từ phía sau dòng thác, đặt tên chuyến đi là Journey Behind The Falls. Chúng tôi đến mua vé lúc mười hai giờ. Người ta bảo chờ đến một giờ ba mươi mới được vào xem. Giá mỗi người đi xem là 30 đô la Canada. Mỗi người được phát cho một cái áo mưa poncho, loại mỏng dùng một lần thôi. Có thể để dành dùng lại, nhưng tôi cắt lủng lỗ để chừa camera ra tiện việc chụp ảnh. Sắp hàng chừng mấy trăm người, lần lượt đi thang máy xuống dưới lòng thác.

đi luồn phía sau thác

Chúng tôi được căn dặn là đi đến về phía trước, chờ xem, coi chừng trượt té, vân vân. Tôi đi theo người phía trước, tản mác, chỉ nhìn thấy cửa động với một màn nước trắng xóa như thế này. Tôi ngỡ ngàng, chỉ có thế này thôi mà tôi phải trả ba chục đồng. Rip off. Tôi quay qua nói với một người ngoại quốc da trắng. Chỉ có thế này thôi à. Ông ta nói. “Thieves.” Quả là nói oan. Nhưng người ta bóc lột tiền của người đi xem quá độ. Ông nói tiếp. “Nhưng chúng ta cứ đâm sầm vào đổ tiền vào túi của họ, vì thế đó là lỗi của chúng ta, sự ngu ngốc của chúng ta.”

ở phía sau thác

Sự ngỡ ngàng này thật ra bắt đầu từ sự hiểu lầm. Chúng tôi muốn đi lên chiếc tàu chạy trên dòng sông, ngược chiều đến gần thác. Khi nghe đi lên tàu, tôi từ chối không muốn đi. Chồng hỏi tại sao, tôi nói sợ. Chồng nạt, gắt gỏng, “làm gì mà sợ. Đã đến đây rồi mà lại không đi.” Ơ hay, sao người ta lại có quyền bắt mình phải đi phải làm những chuyện mình không thích. Tôi ghét chồng lúc ấy muốn nạt lại nhưng cãi nhau sẽ mất vui của mọi người, và tôi đã rất mệt. Tôi có bệnh tâm lý là tôi rất sợ chỗ đông người. Sợ đi tàu đi ghe (vì vượt biên), sợ những gì bất trắc, sợ đi xe (sợ tai nạn và sợ hư xe), sợ đi xa (dù muốn đi chơi). Bệnh này không rõ rệt lắm nên ít người biết, nhưng nó vẫn hiện diện trong tôi. Và tôi biết rất rõ bệnh của tôi.

Không bị đi tàu, giữa đám đông bát nháo trên tàu tôi thở phào nhẹ nhõm. Té ra chúng tôi chọn chuyến đi lòng vòng trong đường hầm chỉ để xem cái cửa động nhìn ra thác, một màn nước trắng xóa và đám rong bám lơ phơ trên cửa động.

Đi ngược trở ra tôi thấy một con đường khác dẫn ra cửa động khác. Nơi đây là một khoảng sân rộng rãi, có hàng rào. Du khách nhìn thấy bảng hiệu của chuyến đi phía sau thác.

dưới lòng thác nhìn lên miệng thác thấy vách núi dựng đứng

Từ chỗ đứng tôi nhìn thấy vách núi dựng đứng. Chúng tôi đang đứng ở dưới lòng thác nhìn lên.

nhìn thác hùng vĩ

Nước chảy xuống từ miệng horsehoe bowl. Mạnh mẽ. Hùng vĩ. Tiếng nước chảy ầm ầm át cả tiếng nói của đám đông. Tôi bỗng nhớ một câu thơ của Lý Bạch trong bài Tương Tiến Tửu. “Quân bất kiến. Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai…” Chẳng biết sông Hoàng hà có khúc nào chảy mạnh như thác Niagara không, như nước từ trời rơi xuống sầm sập tung tóe thế này.

Tôi cố chụp cả miệng chén hình móng ngựa nhưng không được vì ánh sáng không đều và tôi không biết cách chụp.

Trong đường hầm có nhiều tấm áp phích giảng giải thêm về lịch sử của thác. nước đổ sầm sập xuống

Và đây là bóng của loại hoa dại màu tím loosetride in lên nền thác.

Ripley’s Aquarium of Canada

cá râu rồng

cá quên tên

Cá chỉ vàng

cái gì đây

chu kỳ phát triển của sứa

anemone

giống như con mực biển

lại râu rồng

người ta ngắm những bong bóng màu của biển

dưới đáy biển

sea urchin

Ripley's aquarium

rong biển

san hô

sứa 2

như cái nấm của biển

cá trình giảo kim

trang trí

sứa 3

như những viên ngọc trai

sứa

tranh trừu tượng

ngồi dưới đất tưởng tượng mình ngó lên trời

cá mập

Chuyến đi này, chúng tôi đi chung với gia đình người em của ông Tám. Người lớn bảo các cháu tự chọn những chỗ muốn đi xem. Ripley’s Aquarium là một trong những chỗ các cô cậu chọn. Hai đứa cháu của tôi vốn dễ tính và ngoan nên chọn lựa đều bị cô út nhà tôi ảnh hưởng. Con bé nhà tôi đi đâu cũng chỉ xem viện bảo tàng thiên nhiên và aquarium. Cái aquarium này chắc là cái thứ tư thứ năm gì đó. Vả lại khi bị bắt chọn những thứ để đi xem hầu hết chúng ta đều lúng túng khi có quá nhiều thứ để chọn lựa, và khó mà biết ý muốn của tất cả mọi người.

Aquarium dịch là gì nhỉ? Đơn giản, nó là cái bồn cá. Nhưng cái bồn cá này nó to quá thì phải có chữ gì to lớn để chỉ nó chứ. Viện hải dương học, hay Trung tâm thủy sinh vật. Có nhiều loại cá quá không thể nhớ tên nổi. Tôi nghĩ đến hai phim họat hình, The Little Mermaid và Finding Nemo, với những rặng san hô nhiều màu dưới đáy biển, và những đàn cá có hình dáng quen thuộc. Cái sai lầm của tôi là không dùng điện thoại để chụp ảnh, mà dùng cái Canon lúc trước hay dùng. Tôi lôi cái Nikon con tôi cho làm quà Giáng sinh ra săm soi nhưng không đủ tự tin để dùng mà mang theo nhiều thì nặng. Samsung 6 có cái giới hạn của nó nhưng snapshot trong bóng tối thì nó hữu hiệu hơn Canon Powershot S5.

Một trong những điểm thú vị của viện thủy sinh này là khán giả đứng lên một vòng quay chậm, nó sẽ đưa khán giả đi xem cá mập và nhiều loại cá khác được nuôi trong những cái bồn khổng lồ. Khán giả nhìn lên đầu, nhìn chung quanh toàn là nước và cá và san hô và rong biển. Ai cao lớn có thể với tay lên đầu chạm vào tường kính tưởng chừng có thể sờ được những con cá mập hung dữ. Cá đuối, và con sam được để trên mặt cát có nước biển và trẻ em với người lớn được khuyến khích sờ vào những con vật biển này, nhẹ nhàng thôi nhé.

Tôi xem mấy con sứa khá lâu. Chúng bay lượn, trồi lên ngụp xuống nhẹ nhàng, phiêu diêu, khi thì như những cái bong bóng màu, khi thì như những cái nấm có đuôi biết bay. Làm mình thấy thư giản bớt căng thẳng. Có một đàn cá, tôi biết tên, nghĩ là mình sẽ nhớ tên nhưng bây giờ thì lại quên mất, trông nó giống như cá chim, có sọc, khá to, có lẽ cỡ hai bàn tay của đàn ông Mỹ để cạnh nhau. Chúng bơi nhẹ nhàng thành từng đàn đến hết chiều dài của hồ, quanh lại bơi về hướng kia, dường như nhìn ngắm loài người đang đứng quanh hồ.  Tôi thấy mấy con vật biển mang tên anemone vì chúng giống như loài hoa anemone.

Tôi nghĩ đến cá chết ở Việt Nam, đến những rặng san hô đã bị chết, đến những hủy hoại môi trường và sinh linh vì sự tham lam táng tận lương tâm của một số người nắm vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo như thế này là đưa người dưới quyền lãnh đạo của họ, nôm na là dân quèn, vào chỗ chết. Ở đâu cũng có những người lãnh đạo đâm sau lưng và đâm trước mặt những người dân người lính của họ.

Sau khi đi khá mỏi, tôi hết muốn đi, ngồi trong một góc của viện thủy sinh. Bóng tối, có nhạc nhẹ nên người mỏi mệt dễ buồn ngủ. Tôi thấy một phụ nữ Á châu, trẻ đẹp, chừng hơn bốn mươi, xách rất nhiều giỏ quà chắc mua sắm ở  các tiệm đắt tiền trên Canada. Nàng ngủ gục bên những giỏ quà quí giá. Ngủ say quá đến há hốc cả mồm ra. Tôi nghĩ thầm giá mà chụp ảnh nàng đưa lên facebook nhỉ, có biết ai chụp đâu mà kiện cáo, và mình cũng chẳng nói gì làm nàng thẹn thùng, chỉ nói nàng ngủ quá say thôi. Chập sau thấy chồng nàng đến đánh thức nàng. Hai người nói tiếng Việt với nhau.

Lâu đài Casa Loma

ban công
Enter a caption

cửa trước
Enter a caption

góc nhỏ bên hông lâu đài
Enter a caption

lâu đài nhìn từ công viên phía  sau
Enter a caption

bưc điêu khăc ở sân sau
Enter a caption

fountain
Enter a caption

những ống pipe của đàn organ
Enter a caption

phim quay ở Casa Loma Castle
Enter a caption

nóc trần phòng nuôi trồng hoa kiểng
Enter a caption

đàn organ
Enter a caption

một góc phía trước của lâu đài
Enter a caption

hầm rượu
Enter a caption

câú trúc điêu khăcs ở sân sau được dùng để chưng hoa hay làm khán đài
Enter a caption

fountain phía sau nhìn thấy CN Tower
Enter a caption

cầu thang và cửa bí mật trong lâu đài
Enter a caption

nhà chứa xe
Enter a caption

đường hầm nối liền các tòa nhà
Enter a caption

Tiểu sử của chủ nhân lâu đài
Enter a caption

đường dẫn ra vườn hoa
Enter a caption

Rất tiếc là tôi không chụp được tấm ảnh nào thấy nguyên vẹn lâu đài. Vì lâu đài quá lớn, và không có khoảng sân rộng đủ để có thể chụp từ xa. Tôi chỉ có thể chụp từng góc nhỏ ở bên ngoài.

Bên trong cũng rất đẹp, nhưng hơi tối, và đông người quá làm tôi phát mệt. Xe buýt ngừng lại cho xuống xe toàn người du lịch nói tiếng Trung quốc. Ba chiếc xe buýt khổng lồ đầy người. Chưa kể du khách ở Mỹ, Pháp, Anh v.v. . . cũng rất nhiều.

Tôi đã đi xem lâu đài này đâu như từ năm 2004, nhưng cô nhỏ đòi xem lại. Tôi thích đi Ottawa để xem cái vườn thiền đá ở viện bảo tàng thiên nhiên bên cạnh bờ sông Ottawa nhưng tôi sợ người trong gia đình không thích xem, bảo rằng chỉ có đá thôi mà cũng đòi xem.

Lâu đài này được làm bối cảnh cho nhiều phim trong đó có Chicago, và mới đây là hai tập phim cuối cùng của Harry Potter. Có một cái khung sắt, kiến trúc điêu khắc đã bị con khủng long chở ba người Harry, Hermione, và Ron bay lên khỏi hầm và làm vỡ cái khung sắt ấy.

Hai tấm ảnh đầu ở hàng thứ nhì là ảnh cây đàn organ với những cái ống pịpe gõ vào sẽ phát ra âm thanh, làm thành tiếng nhạc. Có cái đường hầm nối liền hai khu nhà (nhà chính và nhà xe với nhà trồng cây) để nhân viên không phải đi ra ngoài trời tuyết lạnh. Trong nhà cũng có một hai cầu thang bí mật đề phòng chủ nhân muốn thóat ra ngoài mà người trong nhà không kiểm sóat được. Muốn lên trên cao ra ngoài ban công phải sắp hàng chờ rất lâu tôi không đủ kiên nhẫn để chờ.

Thoáng nhìn góc phố Tàu Toronto

Một vài tấm ảnh chụp ở Toronto. Ghé phố Tàu (Chinatown) đi tìm trái cây Việt. Sau đó đi thăm trung tâm du lịch ở Toronto, nơi có Aquarium và tháp CN.

Tháp CN viết tắt từ chữ Central National, tên của công ty hỏa xa Canada lúc mới thành lập. Để được đi xem tháp du khách phải trả tiền vé khoảng chừng ba mươi Canada dollars. Trên đỉnh tháp có trò chơi mạo hiểm. Khách được đeo dây nịt an toàn và đứng ở rìa mép của vành tháp.

Tháp cao hơn 533 mét. Hoàn tất năm 1976. Giữ chức vô địch chiều cao được ba mươi bốn năm. Biểu hiệu nổi tiếng nhất của Canada.

Một nét thú vị của Toronto Canada là bây giờ người ta vẫn còn giữ hệ thống điện thoại công cộng treo tường. Muốn dùng điện thoại mà không có điện thoại trong nhà hay điện thoại cầm tay, người ta có thể bỏ tiền vào máy và gọi đến số người mình muốn nói chuyện. Những điện thoại này đã hầu như hoàn toàn biến mất ở New Jersey.

Vườn điêu khắc Umlauf

Chùm ảnh này chụp từ hồi tháng Tư khi tôi đến Austin gặp mấy người bạn học chung thời Trung học.

viện bảo tàng và vườn điêu khắc Umlauf
Đứng ở hồ nước suối Barton nhìn sang vườn điêu khắc cũng là viện bảo tàng nơi lưu trữ tác phẩm của điêu khắc gia Charles Umlauf

Điêu khắc gia Umlauf và gia đình sống ở căn nhà giáp ranh với khu vườn điêu khắc này. Năm 1985 ông tặng khu vườn và 168 tác phẩm điêu khắc cho thành phố Austin, biến nó thành tài sản công cộng để người dân có thể thưởng thức. Chính phủ quản lý, giá vào cửa là 5 Mỹ kim. Người cao niên được hạ giá xuống còn 3 Mỹ kim. Bạn tôi hào phóng, trả hết, đòi trả tiền bạn không cho.

Standing Figure - Darlene
Dáng đứng của Darlene

Tên tác phẩm là Standing Figure – Darlene. Đây là một trong vài ba người mẫu của ông Umlauf, và là người mẫu ông ưa thích nhất. Người ta nhận ra nét mặt người mẫu trong tác phẩm nhờ nét đẹp của đôi gò má cao. Tôi thích tấm ảnh này, vì hai thân cây làm thành cái khung ảnh, và trên thân cây bên trái, có một dây tầm gửi leo dọc thân cây, lá mọc như hình bậc thang. Đây là một bức tượng chân dung trong bốn bức tượng của vườn, làm bằng đồng, năm 1975.

Lazarus
Lazarus 1950, bronze

Bức tượng này lấy từ một điển tích trong Kinh Thánh (Luke 16:21). Lazarus là tên của một người hành khất ngồi trước dinh của một người giàu có. Thân hình của người hành khất đầy ghẻ lở. Ông ta luôn đói khát nên rất thèm muốn được ăn kể cả thức ăn rơi từ bàn ăn của Phú ông. Ngay cả chó cũng đến liếm những vết lở lói trên người của Lazarus. Khi chết Lazarus được thánh Abraham đón lên Thiên đàng và cho đứng cạnh ngài. Phú ông khi chết bị đưa xuống địa ngục, nhìn lên trời thấy Lazarus đứng cạnh thánh Abraham, Phú ông xin ngài cho Lazarus xuống giúp Phú ông bằng cách lấy ngón tay nhúng nước thoa lên miệng lên lưỡi của ông vì nó đang cháy bỏng. Nhưng thánh Abraham trả lời rằng, giữa thiên đàng và địa ngục là một hố thẳm ngăn cách, không ai được phép băng ngang hố thẳm này.

Icarus
Icarus, 1965, bronze

Đây là một nhân vật trong huyền thoại Hy Lạp. Icarus và bố là Daedalus bị giam cầm trong một mê trận đồ trên đảo Crete. Để thoát mê trận đồ và vượt đại dương, Daedalus dùng sáp kết lông chim dính lại làm cho mỗi người một đôi cánh. Ông căn dặn cậu con trai Icarus đừng bay cao quá, vì gần mặt trời hơi nóng sẽ làm tan chảy sáp. Icarus tuổi trẻ ngông cuồng, khi thấy mình có thể bay được bèn cãi lời cha. Khi sáp tan chảy, lông chim rời ra và Icarus rơi xuống biển.

war mother
War Mother, 1939, cast stone

Đây là bức điêu khắc Umlauf làm ra để tưởng niệm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhì, để lên tiếng trong cuộc xâm lăng Ba Lan của Đức Quốc Xã năm 1939. Kẻ khen người chê, dư luận ầm ĩ khiến Đại học Texas chú ý đến ông, sau đó mời ông ra dạy năm 1941. Khi làm tác phẩm này, ông còn trẻ và nghèo nên không có tiền để đúc bằng đồng, do đó ông dùng đá vôi và xi măng để đúc tượng.

Kẻ tị nạn
Refugees II, 1945, bronze

Năm 1945, nhìn thấy thảm cảnh của thế chiến thứ Hai, Umlauf làm nên tác phẩm người tị nạn thứ 2. Chủ đề chiến tranh và người tị nạn xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Umlauf. Nạn nhân là đàn bà, trẻ em, và cả đàn ông. Ông là nạn nhân trong cuộc kỳ thị những người gốc Đức trong những năm 30 và 40, vì thế ông đổi tên từ Karl sang Charles cho giống tên người Hoa Kỳ.

 

Con đưa mẹ đi chơi

Ngày xưa con còn bé thì mẹ dẫn đi chơi. Bây giờ thì ngược lại, mẹ già được con đưa đi chơi. Tôi nghe và nhìn thấy về hiện tượng empty nest. Nhiều người bạn quen biết với tôi thấy cô đơn khi tuổi già vì con cái đã rời khỏi gia đình. Rồi tôi cũng sẽ đến lúc ấy, nhưng bây giờ thì chưa. Biết con mình ngày càng lớn, càng đi xa, ít có dịp gặp con, nên tôi rủ con tôi đi chơi New York. Đây là một thành phố rộng lớn có rất nhiều thứ để xem, đi xem cả tháng cũng còn những thứ mình chưa xem chưa biết. Nội cái viện bảo tàng thiên nhiên ở New York, đi xem một ngày cũng chỉ được một phần nhỏ mà thôi. Còn viện bảo tàng nghệ thuật và Cloisters và MOMA và nhiều thứ nữa. Cô út hỏi tôi có muốn đi xem viện bảo tàng Cooper Hewitt không, tôi ừ ngay lập tức. Thứ Sáu tôi nghỉ một ngày, đi theo con. Tôi thích nhìn theo tầm nhìn của một người trẻ tuổi, bởi vì nó rất khác biệt với cái nhìn của mình. Đây là một chuyến đi rất thú vị, tôi học hỏi nhiều thứ hoàn toàn nằm ngoài sự hiểu biết hằng ngày của tôi.

Cô hoàn toàn tổ chức chuyến đi, từ chuyện đi xe lửa chuyến nào, giờ nào. Đi hướng nào đường nào, y như bố cô vậy. Nhưng bố cô lái xe còn hai chúng tôi không ưa chuyện phiền toái lái xe vào New York, chật chội, tìm chỗ đậu v.v…

Đi xe lửa vào New York, đi xe điện ngầm uptown tuyến C, xuống trạm 86, băng ngang Central Park.

Central Park đi chục lần vẫn còn muốn đi ngang. Tôi hẹn mình sẽ trở lại Central Park chụp cho hết ảnh những cái cầu. cầu thứ 24

Trước khi vào Cooper Hewitt (C. H.) chúng tôi đi ăn brunch ở một quán ăn kiểu Úc. Quán là một cái “chái” nhà thờ, chẳng biết gọi là alcove có đúng không. Nó là một cái phòng rất nhỏ trước khi vào phần chính của giáo đường. Cái chái này là cái phòng nhỏ của nhà thờ “Heavenly Rest.” Biến cái phòng nhỏ này thành một thứ café, có wifi, tôi sạc điện cho cái điện thoại ở đây, đề phòng tôi sẽ dùng hết điện vì chụp ảnh.

Tôi đã ăn sáng ở nhà, nhưng thấy cô ăn tôi cũng ăn. Gọi món giống như món cô gọi. Bánh mì nướng, bên trên là một lớp trái bơ thật dày. Phần ăn của cô có thêm quả trứng, phần của tôi không. Một chút nước sốt chua chua ngọt ngọt, vài miếng cà chua nhỏ như trái anh đào rất ngọt, vài cọng giá alfalfa và một ít cheese. bánh mì với avocado kiểu Úc

Ngay từ lúc ở ngoài cửa bảo tàng tôi đã thấy rất hứng khởi vì thấy bảng giới thiệu phim của Pixar. Viện bảo tàng khá nhỏ so với các viện bảo tàng khác. Đây là một viện bảo tàng của tư nhân, chuyên về design, thiết kế, mẫu quần áo, đồ trang sức, các mẫu vẽ sáng tạo như giấy dán tường, vải, kiến trúc, v.v… nhiều thứ lắm không thể nào gồm lại trong một câu. Bảo tàng là một nhánh của Smithsonian. Người trẻ, học sinh trung học, đại học, hai mươi ba mươi tuổi, đi xem chỗ này nhiều hơn người lớn tuổi.

Ấn tượng đậm nhất của tôi là khoa học kỹ thuật được áp dụng vào thiết kế sáng tạo. Đầu tiên chúng tôi được giao cho mỗi người một cây bút điện tử. Cây bút có hai đầu, đầu lớn có cái nút nhấn bên trên đóng dấy chữ thập. Đầu nhỏ nhọn giống như đầu cây bút. Khi gặp một vật đang được trưng bày, nếu muốn ghi nhận tài liệu về vật này, tôi ấn cái đầu chữ thập vào cái chữ thập trên bảng giới thiệu vật đang trưng bày. Tất cả chi tiết về vật trưng bày sẽ thu về một account của tôi, về nhà tôi chỉ cần gõ mã số bảo tàng dành cho tôi, sẽ tìm thấy những điều tôi đã ghi nhận.

Cái đầu nhỏ của cây bút có công dụng khác. Rất nhiều nơi trong bảo tàng có những cái bàn điện tử. Cây bút được dùng để chọn những đề tài người xem muốn tham khảo, bằng cách chọn một cái bong bóng đang bay trên mặt bàn có hình ảnh và chi tiết gói trong bong bóng. Kéo cái bong bóng bằng cây bút đến chỗ mình đang đứng, trước mặt trên bàn có một ô vuông dành riêng cho người sử dụng. Người xem có thể thêm bớt chi tiết, tự vẽ mẫu mã, chọn màu sắc, vật liệu để thiết kế thành một món đồ và nhìn thấy món đồ trong không gian (3D).

Cách kể chuyện bằng hình ảnh của hãng phim Pixar và các họa sĩ chuyên vẽ ảnh làm phim biểu lộ quan điểm nghệ thuật của họ.

13 đồng một bao nhang

Ghé tiệm bán đồ kỷ niệm của bảo tàng, thấy hộp chứa mấy bao nhang có chữ Việt. Không biết một gói nhang bán bao nhiêu ở VN nhưng ở bảo tàng giá là 13 Mỹ kim.

Đây là một thiết kế đặc biệt của Jenny E. Sabin. Một loại chỉ tơ có thể hút ánh sáng và tỏa ra ánh sáng. Nhẹ và mềm có thể cuốn lại, trong tương lai có thể được dùng làm lều cắm trại vì nó hút ánh sáng mặt trời và tỏa ra ánh sáng vào buổi tối.

Còn nhiều hình ảnh lắm, kể không hết, chỉ thêm vài tấm ảnh thú vị. Từ trái qua phải, trên xuống. Thủy tinh nấu chảy, làm thành cái lọ bằng từng lớp thủy tinh. Ánh sáng rọi qua lọ lung linh thành hình những đóa hoa ánh sáng.

Mấy cái lồng chim được thiết kế mỹ thuật, đồ sưu tầm của những vị chủ nhân, vốn là cháu (ngoại) của ông Cooper Hewitt, chủ cái gia tài đồ sộ này. Lúc khác tôi xin được viết thêm về một vài món trưng bày thật là thú vị trong bảo tàng này.

Một ngày rất gần tôi sẽ trở lại xem tiếp. Giá vào cửa khá rẻ. Con tôi mua vé cho tôi với giá senior, và vé của cô giá học sinh. Tôi nhớ cô bạn ở Austin lợi dụng mái tóc bạc của tôi và của cô mua vé senior cho chúng tôi. Chẳng ai kiểm sóat xem mình có nói láo không, vì làm thế là mất lịch sự, và chẳng ai muốn công nhận là mình già hơn tuổi bao giờ. Phải không?

Tôi nói với con bé, về sau mình sẽ khó có dịp đi chơi chung như thế này, vì con càng lớn càng (đi) xa, mẹ càng lúc càng già. Rồi sẽ có lúc con có gia đình riêng, cuộc sống riêng. Rồi mẹ sẽ già lụm cụm đi không nổi. Cô nói, mẹ ngồi xe lăn con đẩy mẹ đi. Không, không, mẹ không muốn làm phiền con như thế. Con nhỏ này đã từng hứa là khi nào con lớn con sẽ mua cho mẹ xe hơi loại thể thao màu đỏ mui trần đây. Ngày xưa, mình mà hứa với tụi nó cái gì thì phải lo mà giữ lời. Bây giờ mình tự nhủ đừng có vin vào lời hứa của con mà đâm ra mơ mộng hão.

Có đứa con chịu đưa mình đi chơi là tuyệt vời quá chừng rồi, phải không?

Công viên Nhật Bản ở Brooklyn

Nóng liên tiếp cả tuần, hai ngày trước 34 hay 35 độ C. Hôm nay mưa xuống mát mẻ còn lại chỉ 25 độ C. Thật là độ mát lý tưởng của mùa hè. Lại mưa nữa nên không phải đi đâu cả, ngồi ở nhà tám chuyện bâng quơ trên blog thôi.

Qua rồi những ngày căng thẳng của cá chết, những ồn ào nhộn nhịp của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, tiếp nối của những ngày phương du xuân thảo địa, và sẵn có quyển sách bỏ túi Shinto của Ian Reader, tôi kể thêm các bạn nghe về công viên Nhật Bản ở Brooklyn.

Thành phố New York có 5 boroughs, Brooklyn là một trong 5 boroughs này. Borough tạm dịch là quận hay khu.

cổng vào công viên phần công viên Nhật

Đây là cổng vào. Tôi gọi tắt là Công viên Nhật Bản chứ nguyên tên của công viên là Japanese Hill-and-Pond Garden, công viên đồi và hồ kiểu Nhật, văn vẻ hơn tôi đoán có thể gọi là Sơn Hồ Viên. Hôm chúng tôi đến có nhiều toán học sinh, nhỏ từ năm sáu tuổi, lớn có thể mười sáu mười bảy tuổi đi xem công viên. Các học sinh mặc áo xanh, màu ngọc hay màu lá, dường như cũng là một cách ủng hộ phong trào bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

sơ đồ của công viên Nhật Bản

Ở gần lối vào có cái sơ đồ  của công viên, bắt đầu mở cửa từ năm 1915, là công viên Nhật đầu tiên được kết hợp (nằm trong và là một phần của công viên Hoa Kỳ). Như thế chứng tỏ là Nhật đã có bang giao với Hoa Kỳ từ trước khi hai bên đánh nhau (thế chiến thứ Hai). Người Nhật đầu tư khuếch trương văn hóa Nhật Bản rất qui mô. Hằng năm đều có lễ hội mừng hoa đào rất lớn ở Washington D. C. thủ đô của Hoa Kỳ. Và ở rất nhiều thành phố lớn trên mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, du khách đều tìm thấy công viên Nhật Bản xây dựng rất qui mô và đẹp mắt. Công viên Nhật là sự kết hợp hài hòa của thiên nhiên và nhân tạo, luôn có năm yếu tố (ngũ hành) trong triết học Đông phương. Người đi vòng quanh hồ thưởng ngoạn đồi, đá, hồ, cá, cây cối. Cây có liễu thướt tha, thông tùng sừng sững, cây loại hoa như đào được cắt xén theo hình đám mây. Mùa xuân người sẽ thấy những tấm mành hoa đào hay những cụm hoa đào như những áng mây màu hồng, màu tím nhạt, màu trắng.

Hễ bước vào công viên Nhật, du khách không khỏi nhìn thấy những cột đèn lồng (lantern), một nét đặc thù của văn hóa Nhật. Hồi đi xem Công viên Nhật ở Austin, tôi đã có chụp ảnh một số đèn lồng. Ở công viên Nhật ở Brooklyn tôi thấy có vài cái. Nếu bạn chưa xem ảnh đèn lồng ở Austin xin trở lại xem ở vài bài trước.

cột đèn lồng
cột đèn
đèn lồng

Cách thiết kế của cột đèn lồng Nhật (toro) theo nguyên tắc ngũ hành tuy nhiên có khi không đủ cả năm. Chân nối vào trong đất đá (địa). Đèn lồng của Nhật thường làm bằng đá, gỗ (mộc), hay bê tông (xi măng), và có khi tùy theo thời cũng làm bằng đồng(kim). Ở giữa cột là đèn (hỏa) đầu cột chạm vào trời (thiên). Đèn thường được trồng dọc theo mé hồ để soi sáng, có khi hai chân đèn chạm vào nước (thủy).

hai pho tượng đá trước ngôi đền làm mẩu
ngôi đền thờ Thần Đạo làm mẩu trưng bày

Như đã nói ở những bài trước, hễ ở đâu du khách nhìn thấy cổng đỏ torii thì biết là ở gần đó có đền thờ Shinto. Đây là đền Shinto trong vườn Nhật Brooklyn, do Takeo Shiota thiết kế. Shiota cũng là kiến trúc sư thiết kế công viên Nhật. Trước đền là tượng của hai con chồn. Thọat nhìn tôi tưởng là chó, có lẽ vì nhớ tới cuốn phim Hachita con chó trung thành, và biết người Nhật quí loại chó săn sống ở miền Bắc nước Nhật, Akita. Nhìn kỹ lại thấy giống chồn tôi ngờ ngợ nhớ lâu lắm rồi tôi đọc huyền thoại Nhật thấy có nói đến chồn, không hẳn là thần, nhưng là linh vật. Trong quyển Shinto cũng có nói sơ qua về tượng chồn đặt trước đền thờ.

Đa số người Nhật theo Thần Giáo (Shinto) tuy trước kia Shinto chỉ là một nhánh nhỏ của Phật Giáo Nhật Bản. Đền Shinto trước kia xây bên cạnh hay phía sau chùa. Người theo Shinto tin là mọi vật đều có anh linh, vì thế một vị tướng, một cái cây lâu đời, rừng, núi đồi, biển cả, hay một con thú khôn ngoan tuyệt diệu đều có thể là thần và được thờ. Những vị thần anh linh này là kami. Trong các vị thần to lớn và nổi tiếng trong Thần Giáo có Thần Canh Nông (Inari). Chồn không là thần (kami), chỉ là sứ giả của thần Canh Nông vì bản chất thông minh và khôn khéo.