Vài tấm ảnh

Tôi bắt bạn đọc nhiều rồi, hôm nay đổi gió, đọc vài câu, xem ảnh xoàng xoàng thôi.

xe ngừng cho đàn vịt băng qua đường
Đàn ngỗng Canada đủng đỉnh băng qua đường. Xe ở hai chiều ngừng lại cho ngỗng đi qua.
kẻ chận hậu
Kẻ cuối cùng đi chận hậu, theo ngôn ngữ của người hiking kẻ này được gọi là sweeper, đi chận hậu.
vượt xa lộ an toàn
Cả đoàn đến hồ bình yên
bức tường của một ngôi nhà cổ
Vách tường của một ngôi nhà cổ xưa trong thành phố Newark, New Jersey.
clematis
Hoa clematis ở hàng rào một bãi đậu xe
hoa súng trắng
Hoa súng trắng ở hồ Watchung, buổi sáng sớm đi bộ
trái thông
Mấy trái thông của hàng thông quanh bờ hồ Watchung
tượng một người ngồi chống cằm làm bằng những đôi giày
Bức tượng trong viện bảo tàng mỹ thuật Newark, giống một người ngồi xổm chống cằm hay ôm cổ, được kết hợp từ những chiếc giày.

Vườn Bách Thảo New York

Đi chơi với con út.

thác nước
Thác nước
những người đàn bà đã quá tuổi xuân
Nhưng những người phụ nữ đã bắt đầu quá tuổi xuân
hoa củ hành
Trilliums
sóc đang gặm nhắm hạt
Đang thưởng thức món ăn ngon
chàng cóc
Chàng hoàng tử
Giai nhân và lãng tử
Giai nhân và lãng tử
hoa tím lục bình
Hoa tím lục bình
chiếc xuồng chở những giấc mơ
Chiếc thuyền chở những giấc mơ
màu sắc
Giấc mơ đầy màu sắc
tháp màu vàng và đỏ
Như một cái hoa bàn chải súc chai khổng lồ
chuỗi hoa
chuỗi hoa
những chiếc lá sen đủ màu
Lá hoa sen đủ màu
sâu xanh ốc xanh
Ốc len xanh
màu xanh
Chùm hoa xanh
hoa tulip
Uất kim hương
blue polivitro crystal
Blue glass
thư viện
thư viện
Chuyện ba người
hai người vui biết bao nhiêu. Một người lặng lẽ buồn thiu không dám nhìn.

Vài dòng về uất kim hương

Tulip hay uất kim hương được ca ngợi lần đầu tiên từ những dòng thơ của Hafis (1327 – 90) nhà thơ lớn xứ Ba Tư. “Hãy nhìn những đóa uất kim hương, đầy đặn như đôi má của những nàng thiếu nữ, vươn lên giống như những cái cốc đầy màu sắc mời mọc người ta nâng lên môi nhấp từng ngụm rượu.”

Uất kim hương được xem như lời tỏ tình. Truyện xưa kể rằng hoa sinh ra đời bởi một giọt máu: “Chỉ mới đầu mùa xuân, uất kim hương đã nâng lên cái cốc màu đỏ của nó khi Ferhad chết vì tình yêu của Schirin, nhuộm đỏ cả sa mạc với những giọt nước mắt rơi từ trái tim chàng.”

Uất kim hương mọc thẳng, hướng lên trời và được xem là loài hoa của mặt trời. Hoa quay theo hướng mặt trời và khép cánh lại vào lúc hoàng hôn. Uất kim hương không được nhắc đến trong huyền thoại, luôn luôn bị xem là tượng trưng cho vật chất xa hoa của trần thế. Khi gia nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã trở nên loại hoa đắt giá nhất trong các loại hoa. Các nhà sultan của Thổ Nhĩ Kỳ, vào thời Osman, đã chọn uất kim hương làm huy hiệu của triều đình. Thế kỷ thứ mười tám, khi lòng ngưỡng mộ hoa uất kim hương ở điểm cao tột độ; lễ hội uất kim hương được tổ chức trong vườn thượng uyển của các vị sultan. Hoa có nhiều loại, được đặt cho những cái tên rất kêu, như “Giấc mơ hạnh phúc”, “Bí mật vĩnh cữu” và “Thần dược tình yêu”.

Loại hoa này được mang đến Vienna (Áo) vào năm 1554 với Ghiselin de Busbeqc. đại sứ Áo vào triều đình Süleyman và vào thời gian này hoa uất kim hương được gọi là tulip. Đại sứ Busbeqc tưởng tên gọi của hoa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là “tülbend”, nhầm với cái hoa được gắn trên khăn quấn trên đầu màu đỏ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra loài hoa này có tên Ba Tư là “lalé”.

Giới thương gia và học giả là những người đầu tiên đã mang uất kim hương vào Netherlands từ sau năm 1593. Uất kim hương có giá trị (tiền bạc) đến độ người ta có thể đánh đổi nhà cao cửa rộng và những chuyến tàu chở đầy hàng hóa với vài ba củ rễ uất kim hương, xem chúng như là bằng chứng của sự giàu sang. Quan trọng đến độ “ülbend” được Rembrandt mang vào những bức tranh vẽ hoa và tĩnh vật. Khi quốc hội Hòa Lan ấn định giá của hoa uất kim hương vào năm 1637, thị trường uất kim hương bị sụp đổ và nhiều người bị tán gia bại sản. Chẳng ai ngạc nhiên khi uất kim hương trở thành biểu tượng chính của vanitas.

Định nghĩa của vanitas là một bức tranh tĩnh vật, loại tranh của người Hòa lan vào thế kỷ mười bảy, chứa đựng biểu tượng của cái chết hay một sự thay đổi lớn lao, nhắc nhở đến khía cạnh phù du của cuộc đời. Thế kỷ thứ mười bảy, trong tranh vẽ, hoa uất kim hương thường được đặt bên cạnh những cái xương sọ, bị xem là kiêu ngạo và phô trương, thô cứng và lạnh lùng. Loại hoa không có hương thơm này luôn luôn mang một vẻ xa cách. Không được nằm trong danh sách các loại hoa có huyền thoại, hoa cũng không là bạn của các nhà thơ. Thi sĩ không bao giờ mang uất kim hương vào trong đáy trái tim của họ. Tuy nhiên loài hoa “lalé” này đi vào trái tim của thường dân. Giới dân giả xem hoa uất kim hương là biểu tượng của mùa xuân và là biểu tượng của cuộc sống sau khi chết.

u1
u2
u3
u4

Snow flakes – Hoa tuyết

Update: Thêm vài tấm ảnh chụp trời tuyết năm 2014. Bây giờ trời tuyết thì cũng chẳng khác gì mấy tấm ảnh cũ.

cho-doi-ai
chờ đợi ai?

goc-soi-va-khom-truc
gốc sồi và khóm trúc

rung-cay-sau-nha
rừng sau nhà

hung-tuyet
hứng tuyết

doa-hoa-tuyet
đóa hoa tuyết

cai-ghe-va-cay-thong-con
cái băng ghế và bụi thông

Vì tôi có dư thì giờ và vì trời tuyết đang rơi, nên chẳng có gì thú vị hơn là đọc thơ về tuyết. Hôm nọ tôi nhặt được ở thư viện bỏ túi một tập thơ toàn là về mùa đông và tuyết. Thật là tuyệt vời, đúng là thứ tôi tìm kiếm đã lâu. Tập thơ lại bao gồm toàn là những nhà thơ tên tuổi. Hôm nay mời bạn đọc một bài của Emily Dickinson. Tôi rất ớn thơ của nữ thi sĩ đại tài này, vì tôi không hiểu hết, chỉ có thể hiểu nghĩa đen (như vậy cũng là may lắm rồi) còn Bà có ẩn ý gì nữa thì tôi đầu hàng.

Snow flakes
I counted till they danced so
Their slippers leaped the town,
And then I took a pencil
To note the rebels down.
And then they grew so jolly
I did resign the prig,
And ten of my once stately toes
Are marshalled for a jig!

Hoa tuyết
Tôi đếm cho đến khi các nàng múa (đến nỗi)
Giày mềm của các nàng tung tăng khắp phố
Rồi tôi lấy bút chì
Ghi chép lại về những người nổi loạn.
Các nàng lớn nhanh thật vui vẻ
Tôi bỏ rơi vẻ đạo mạo
Mười ngón chân trưởng giả của tôi
bị cuốn theo điệu múa

Bài thơ này làm tôi có cảm tưởng như những đóa hoa tuyết đang múa theo điệu ballet vì chữ slippers và chữ leap. A jig là một điệu khiêu vũ của người Irish. Dịch tàm tạm theo cái hiểu của tôi nên không bảo đảm lắm.

Héo khô

cay-kho-mua-dong
Cây sồi cổ thụ ở đầu một đoạn đường rừng
nguoi-di-giua-rung-thong
Rừng thông mùa đông có chút ánh sáng trong một ngày không nắng. Mùa hè nơi nầy rất tối vì cây cao che mất ánh sáng
bai-dau-xe
bình minh trên bãi đậu xe
quai-vat
Quái vật
chiec-la-cuoi-cung
Chiếc lá cuối cùng
hoa-kho
Hoa khô
vung-beo
Vũng bèo xanh ngắt giữa rừng cây khô héo
san-sat
San sát vào nhau
rung-thong
Rừng thông đứng ngay hàng
goc-re-2
Rễ cây
binh-minh-tren-thanh-pho
bình minh ở chân trời Manhattan
vo-cay-soi
Vỏ cây sồi
can-coi
Cổ quái
diem-to
Điểm tô
goc-re-1
Gốc rễ
mau-xanh-giua-rung-mua-dong
Từ xa nhìn thấy màu xanh tươi mát giữa rừng cây khô héo

Bài kệ của Thiền Sư Vạn Hạnh, do Bác Hiền Nguyễn chép cho.

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯,
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪

Thiền sư Vạn Hạnh 萬行

(Thân như bóng chớp, có rồi không,
Hàng vạn cây mùa xuân thì tươi tốt,
mùa thu lại khô héo,
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy (chỉ) như sương đọng trên ngọn cỏ)

Tối qua có một lớp tuyết mỏng. Sáng nay trời ấm hơn, nên mưa rả rích. Mưa mùa đông lạnh thấu xương. Con mèo Boyfriend nằm khoanh ngủ trong tổ ấm áp. Con mèo Nora ở trong nhà nhấp nhỏm đòi ra ngoài nhưng lại không dám ra vì trời lạnh và có kẻ địch đang chờ tấn công.

Vài tấm ảnh chụp rừng cây mùa đông. Tài nghệ của tôi chỉ có thế nên tôi luôn cảm thấy bất lực trước vẻ đẹp của cây cối trong mùa đông.

Sắc thu

Hôm qua, ông Tám đi Philadelphia, cổ động người dân đi bỏ phiếu cho bà Hillary. Ông Tám ủng hộ bà Hillary từ khi bà còn tranh chức Tổng thống với ông Obama lận. Ngay cả xe của ông cũng có dán giấy ủng hộ bà. Thế là tôi rảnh rang được một ngày, không phải lên rừng.

Cả hai tuần nay tôi cố đi tìm ảnh thu. Những công viên lớn và đẹp tôi đi xem lúc sớm quá khi lá chưa đổi màu. Hôm qua, sau nhà trước nhà tôi là cảnh thu đẹp tuyệt vời với đủ thứ màu sắc. Tuy nhiên, rừng tự nhiên, chụp vào ảnh không đẹp vì nó nhiều cành, nhiều lá, rối rắm lắm. Tôi chụp một mớ không vừa ý. Buổi chiều, thấy tủ lạnh hết rau nên tôi đi chợ, sẵn đường tôi ghé sang hồ Watchung chụp ảnh thu. Càng chụp ảnh càng không vừa ý vì thấy những khiếm khuyết của mình. Thiếu mỹ thuật, thiếu kiên nhẫn, thiếu cẩn thận, càng chụp thấy ảnh càng tệ. Được cái hôm qua nắng đẹp, buổi chiều nắng dịu xuống. Mà tôi thì lười mang trụ ba chân nên cứ chụp bừa. Dẫu gì cũng tóm được màu đỏ màu cam và màu vàng. Màu vàng thì nhiều, màu lá úa, màu nắng chiều, màu cỏ khô.

Tôi muốn viết một cái gì đó, về mùa thu, nhưng sau khi tìm tài liệu rồi, thấy không có gì làm tôi say mê đủ để viết. Thôi mời bạn xem ảnh thiếu nghệ thuật vậy.

Khi tôi đi vòng quanh hồ Watchung chụp ảnh thu, đến một nơi có nhiều nhà trồng cây phong Nhật Bản. Loại cây này lá nhỏ, nhiều góc nhọn và màu đỏ rực rất đẹp. Có hai cha con đang dẫn cho đi dạo. Người bố khoảng sáu mươi hay hơn. Người con khoảng hơn ba mươi. Ông già hỏi tôi.
Bà là người đi do thám phải không? (Are you a spy?)
Trông tôi có giống người do thám không? (Do I look like a spy?)
Bà là người do thám có kinh nghiệm vì thế không giống người do thám (You are a good spy so you don’t look like a psy).

Tôi cười đi trước, nghĩ rằng họ sợ mình đi rình ăn trộm nhà giàu. Quả đúng như vậy. Chập sau, anh con trai xin chụp tôi tấm ảnh. Nói đùa (mà thật) để đề phòng trường hợp tôi đi dọ thám cho kẻ trộm. Tôi cảm thấy bị xúc phạm nhưng vẫn để anh ta chụp ảnh tôi. Giá mà tôi là một bà cụ người Mỹ chắc là anh ta không dám nghĩ như thế. Tôi gặp phiền toái với cái ý thích chụp ảnh của tôi rất nhiều lần như vậy.

mùa thu trong thành phố

Mấy hôm nay trời khá lạnh. Buổi sáng chỉ có hơn bốn mươi độ F (khoảng 4 độ C) có sương giá. Trong thang máy tôi nói bâng quơ, trời bắt đầu lạnh rồi. Một anh chàng trẻ tuổi lên tiếng, “vâng, tôi thích trời lạnh. Tôi có thể quên đi cái nóng của mùa hè rồi.” Bà Adrienne, có một dạo làm việc cùng tầng lầu với tôi, trong nhóm khác, nói “Tôi chọn mùa hè, tôi lấy mùa hè không cần chớp mắt. Tôi không ưa cái lạnh buốt giá của mùa đông.”

Thích hay không thích, mùa thu vẫn đến với sắc màu và giá lạnh. Bí đỏ được chưng bày khắp nơi. Bỗng dưng thời gian của tôi biến đi đâu mất. Muốn viết cái gì đó cho đàng hoàng, thơ mộng lãng mạn với mùa thu nhưng đầu óc cạn kiệt và thời gian không đủ để làm bất cứ cái gì kể cả ngủ. Trời xám của mùa thu làm tôi mệt rã chỉ muốn tìm góc tối và ấm cuộn tròn trong chăn để ngủ.

Ảnh thu 2016

New Jersey đang giữa mùa thu với sắc màu rực rỡ. Tôi mất cảm hứng chụp ảnh thu vì phong cảnh chung quanh trở nên quen thuộc quá.

Chùm ảnh lang thang từ San Bruno đến Golden Gate Park

amphitheater
Không để ý tên gọi của amphitheater này. Thấy nam thanh nữ tú đến đây đều chụp ảnh. Có lẽ nó gợi sức tưởng tượng của người thời bây giờ về những buổi trình diễn của nền văn minh Hy lạp thời xưa.

ba-goc-palm-va-bon-hoa-hong-trang
Buổi sáng đi dạo ở gần chỗ trọ Anaheim

buc-tranh-tren-tuong-ngoai-cua-quan-ca-phe-vesuvio
Bức tranh tường bên cạnh quán cà phê Vesuvio

chang-biet-co-quan-gi-co-hai-cay-co
Chẳng biết cơ quan gì có treo hai lá cờ.

cua-tiem-cua-nguoi-viet
Cửa tiệm mang tên Việt, nhiều vô số kể trong thành phố này

dung-tren-cau-o-san-bruno-ngo-ve-duong-cao-toc-thay-ket-xe
Ở San Bruno, trên cầu nhìn sang đường cao tốc US 101 kẹt xe vô cùng tận, luôn luôn kẹt xe không kể sáng chiều

goc-ben-canh-san-khau-cua-ampitheater
Nối tiếp của amphitheater với hàng cột tiêu biểu kiến trúc Hy Lạp

hoa-vang
Hoa vàng trước ngõ

mot-loai-xuong-rong
hoa xương rồng

ngoi-nha-be-ti-dung-lam-cua-tiem
Một ngôi nhà rất bé được biến thành cửa tiệm

quai-thu-va-ran
Tượng thú và rắn không biết kể sự tích gì đây

quang-truong-co-cau-be-nguoi-a-chau-dang-ngoi-phac-hoa
quảng trường trong Golden Gate Park có một cậu bé Á châu ngồi phác họa cái gì đó, bồn nước phun, có lẽ

quang-truong
Quảng trường và fountain

tuong-dai-francis-scott
Tượng đài của Francis Scott

tuong-hai-con-sphynx-va-binh-ruou-wine-ben-canh-vien-bao-tang-de-young
Tượng hai con sphynx ở giữa là bình rượu wine

Ottawa ngày thứ nhất

Tôi chỉ có nửa giờ để blog vì phải đi rừng vì thế chưng ảnh trước, kể chuyện sau. Phải hứa trước để tôi cố giữ lời hứa mà thực hiện.

trang-tri-trong-vuon
Những thứ trang trí trong sân. Có một vạt rau vấp cá chủ nhân trồng thay thế loại cỏ trồng để che lấp đất trống. Bà này không biết, vấp cả sẽ lấn át tất cả các loại cỏ khác trong vườn.

hai-cai-nam-to
Bên hông nhà có cây bị cưa, trên cây mọc hai cái nấm thật to

dong-ho-co
Đồng hồ cũ xưa trong nhà

can-nha-toi-o-tro
Mặt trước của bed and breakfast

goc-trong-vuon-nha-tro
Trên ghế có cái găng tay bằng sứ để trang trí

Tôi đến Ottawa vào chiều thứ Bảy, sáng thứ Ba về. Đây là căn nhà tôi ở trọ cách thành phố chừng năm hay sáu miles (dặm). Giá rẻ bằng phân nửa giá khách sạn ở ngay trong thành phố. Cả bên ngoài và bên trong đều rất tươm tất, sạch sẽ. Bạn quen đi chơi ở nước ngoài ai cũng biết những chỗ cho ở trọ vài ngày gọi là “bed and breakfast” cho người đi chơi cần chỗ ngả lưng, ăn sáng không đòi hỏi phục vụ sang trọng như khách sạn và đỡ tạp nhạp hơn motel.

Chủ nhân là một phụ nữ người da trắng, nói tiếng Anh rất dễ nghe vì giống như tiếng Anh của người Mỹ. Trông nàng rất trẻ, người rất slim (thon thả nhưng không yếu đuối), rất khỏe, tóc bạch kim. Tôi đoán chắc là nàng phải sáu mươi hay hơn, nhưng chỉ nhìn thoáng qua trông như mới năm mươi. Khóe môi có đường nứt nẻ, khóe mắt đầy dấu chân chim, nhưng da căng, mặt sáng, không trang điểm mà vẫn đẹp.

Có lẽ nàng một mình trông coi sự nghiệp nên khi nói chuyện hay thêm vào những câu ám chỉ là mình có người đàn ông cộng sự cộng tác. Làm như thế để phòng thủ kẻo người lạ biết nàng chỉ có một thân một mình dễ sinh chuyện lôi thôi. Nàng thích nói chuyện và là người rất thông minh, hiểu biết chuyện chính trị thời sự của cả thế giới chứ không riêng gì Canada hay Mỹ. Nàng nói chuyện với chúng tôi cả giờ đồng hồ. Thật ra chỉ có nàng nói (không dứt) còn tôi và ông Tám đứng nghe. Tôi thầm nghĩ đàn bà mà sao nói nhiều quá. Cũng may là những điều nàng nói nghe thú vị, chứ tôi sợ những người nói nhiều mà nói những điều tôi không thích nghe.

Nàng cho biết những luật lệ của nàng, căn nhà có bốn phòng rộng cho thuê. Mỗi phòng rất to, rất thoải mái. Áp suất nước rất cao, phòng tắm rất rộng, rộng hơn những khách sạn tôi đã từng ở trước đây. Tuy nhiên luật của nàng rất gắt gao, làm tôi có cảm tưởng như đang ở nhà của má chồng. Đi rón rén, không tắm sớm, không tắm khuya, không tắm hai lần. Trong phòng tắm không có giấy lau tay. Cái bất tiện là phòng tắm dùng chung cho người thuê phòng. Khăn tắm khăn mặt của nàng màu đen, cứng ngắt có lẽ vì không dùng máy sấy hay (tôi có cảm tưởng) cho nhiều thuốc giặt mà không giặt sạch.

Những người khách ở cùng thời gian với tôi đa số là những cặp vợ chồng già (cỡ tuổi của tôi và ông Tám). Có một đôi vợ chồng người Hàn đi vòng quanh thế giới để viết sách. Thật là đáng ngưỡng mộ ông chồng đã chìu vợ đưa vợ đi khắp nơi như vậy. Có lẽ ông cũng thích du hành. Rất tiếc là bà viết blog bằng tiếng Hàn chứ không viết tiếng Anh.

Chớm thu

những chùm tú cầu nặng trĩu

sau một cơn mưa, nấm mọc nhiều thật nhiều

loài hoa rủ bướm

Đã thấy thu về

bắt đầu thu

mặt trái

chuyển mùa

bông súng nhưng giống như một loại cúc nước hay thủy cúc

một loại hoa dâm bụt to bằng cái đĩa bàn

rừng vắng có bao lá vàng

ửng vàng

Chỉ cần một đêm hơi lạnh đã thấy lá bắt đầu đổi màu. Dường như cố gắng tận hưởng những ngày cuối hè, trước khi học sinh bắt đầu đi học trở lại, và thời tiết mát mẻ, mọi người đi hiking. Hôm qua gặp người đi trên đường trong rừng, tôi đếm được sáu mươi lăm người, không kể số người gặp lại hai lần.

Vụn vặt trong tuần

Chạy xe đạp buổi sáng

Mùa hè, tôi đi hiking sớm hơn để đỡ nóng. Nói sớm chứ ra khỏi cửa cũng tám giờ nắng đã lên. Sáng sớm thường hay gặp người ta đi xe đạp, hay chạy bộ. Vì là vùng đồi núi nên chạy xe đạp lên dốc cũng là một môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Người ta đi từng đoàn rất đông, có khi cả hai chục người mặc đồng phục màu sắc rất đẹp. Tự hỏi, không biết bên nhà người ta có những phong trào thể dục thể thao, gọi là khỏe vì nước hay không.

“Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia.” Hay “Khỏe vì nước chí khí vô biên.”

Dưới đây là mấy tấm ảnh tôi chụp lúc buổi trưa đi bộ. Dạo này trời nóng tôi lười đi bộ quá. Hôm nào cũng nóng trên chín mươi độ F (hơn 32 độ C), cứ đi một block là tôi thấy oải người chỉ muốn tìm chỗ để ngủ gật.

còn dưới đây là một số ảnh trên đường đi hiking.

 

Chuyện nhỏ ở thác Niagara

Hôm qua vội chuẩn bị đi làm tôi nghĩ tối về sẽ viết thêm về thác Niagara, nhưng về nhà xem lại thì thấy tự ảnh đã nói hết rồi còn thêm bớt gì. Để kể chuyện đi chơi tôi có thể kể lể đầu cua tai nheo, nhưng sợ chẳng ai đọc, thứ nhất người đọc chẳng có thì giờ, thứ nhì chuyện chẳng có gì hấp dẫn.

Có một vài chi tiết tôi muốn chia sẻ với các bạn vì chuyện vui vui.

một góc của horseshoe bowl

Thác hùng vĩ lắm. Bạn biết rồi. Đứng bên bờ Hoa Kỳ bạn sẽ không nhìn thấy hết sự hùng vĩ này. Đã có một thời người Hoa Kỳ khai thác thương mại thác không đúng hướng nên thác mất đẹp, lôi thôi nhếch nhác, loạn xị. Hoa Kỳ bị du khách thế giới, đặc biệt là châu Âu chê cười dữ dội nên có sửa chữa. Canada khai thác du lịch ở thác Niagara rất tận tình. Cái gì cũng đắt giá kinh hồn.

khi thác Niagara bên bờ Hoa Kỳ ngừng chảy

Năm 1969, người Mỹ xây cofferdam (chẳng biết chữ này dịch là gì, nó là một cái đập làm bằng thép) chặn dòng thác chảy để khám xét thác và nghiên cứu sự soi mòn của thác. Cái đập này làm dòng thác phía Hoa Kỳ ngưng chảy, trở nên khô cạn. Sau bảy năm, họ rút đập ngăn để thác chảy tự do, và soi mòn tự do. Có lẽ cái gì đi ngược hướng với thiên nhiên cũng gây ra tác hại của nó.

Từ bờ Canada, bạn sẽ nhìn thấy có một vùng thác chảy xuống, miệng thác hình móng ngựa vì thế được gọi là horseshoe bowl. Người ta tổ chức chuyến đi khám phá lòng thác từ phía sau dòng thác, đặt tên chuyến đi là Journey Behind The Falls. Chúng tôi đến mua vé lúc mười hai giờ. Người ta bảo chờ đến một giờ ba mươi mới được vào xem. Giá mỗi người đi xem là 30 đô la Canada. Mỗi người được phát cho một cái áo mưa poncho, loại mỏng dùng một lần thôi. Có thể để dành dùng lại, nhưng tôi cắt lủng lỗ để chừa camera ra tiện việc chụp ảnh. Sắp hàng chừng mấy trăm người, lần lượt đi thang máy xuống dưới lòng thác.

đi luồn phía sau thác

Chúng tôi được căn dặn là đi đến về phía trước, chờ xem, coi chừng trượt té, vân vân. Tôi đi theo người phía trước, tản mác, chỉ nhìn thấy cửa động với một màn nước trắng xóa như thế này. Tôi ngỡ ngàng, chỉ có thế này thôi mà tôi phải trả ba chục đồng. Rip off. Tôi quay qua nói với một người ngoại quốc da trắng. Chỉ có thế này thôi à. Ông ta nói. “Thieves.” Quả là nói oan. Nhưng người ta bóc lột tiền của người đi xem quá độ. Ông nói tiếp. “Nhưng chúng ta cứ đâm sầm vào đổ tiền vào túi của họ, vì thế đó là lỗi của chúng ta, sự ngu ngốc của chúng ta.”

ở phía sau thác

Sự ngỡ ngàng này thật ra bắt đầu từ sự hiểu lầm. Chúng tôi muốn đi lên chiếc tàu chạy trên dòng sông, ngược chiều đến gần thác. Khi nghe đi lên tàu, tôi từ chối không muốn đi. Chồng hỏi tại sao, tôi nói sợ. Chồng nạt, gắt gỏng, “làm gì mà sợ. Đã đến đây rồi mà lại không đi.” Ơ hay, sao người ta lại có quyền bắt mình phải đi phải làm những chuyện mình không thích. Tôi ghét chồng lúc ấy muốn nạt lại nhưng cãi nhau sẽ mất vui của mọi người, và tôi đã rất mệt. Tôi có bệnh tâm lý là tôi rất sợ chỗ đông người. Sợ đi tàu đi ghe (vì vượt biên), sợ những gì bất trắc, sợ đi xe (sợ tai nạn và sợ hư xe), sợ đi xa (dù muốn đi chơi). Bệnh này không rõ rệt lắm nên ít người biết, nhưng nó vẫn hiện diện trong tôi. Và tôi biết rất rõ bệnh của tôi.

Không bị đi tàu, giữa đám đông bát nháo trên tàu tôi thở phào nhẹ nhõm. Té ra chúng tôi chọn chuyến đi lòng vòng trong đường hầm chỉ để xem cái cửa động nhìn ra thác, một màn nước trắng xóa và đám rong bám lơ phơ trên cửa động.

Đi ngược trở ra tôi thấy một con đường khác dẫn ra cửa động khác. Nơi đây là một khoảng sân rộng rãi, có hàng rào. Du khách nhìn thấy bảng hiệu của chuyến đi phía sau thác.

dưới lòng thác nhìn lên miệng thác thấy vách núi dựng đứng

Từ chỗ đứng tôi nhìn thấy vách núi dựng đứng. Chúng tôi đang đứng ở dưới lòng thác nhìn lên.

nhìn thác hùng vĩ

Nước chảy xuống từ miệng horsehoe bowl. Mạnh mẽ. Hùng vĩ. Tiếng nước chảy ầm ầm át cả tiếng nói của đám đông. Tôi bỗng nhớ một câu thơ của Lý Bạch trong bài Tương Tiến Tửu. “Quân bất kiến. Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai…” Chẳng biết sông Hoàng hà có khúc nào chảy mạnh như thác Niagara không, như nước từ trời rơi xuống sầm sập tung tóe thế này.

Tôi cố chụp cả miệng chén hình móng ngựa nhưng không được vì ánh sáng không đều và tôi không biết cách chụp.

Trong đường hầm có nhiều tấm áp phích giảng giải thêm về lịch sử của thác. nước đổ sầm sập xuống

Và đây là bóng của loại hoa dại màu tím loosetride in lên nền thác.

Ripley’s Aquarium of Canada

cá râu rồng

cá quên tên

Cá chỉ vàng

cái gì đây

chu kỳ phát triển của sứa

anemone

giống như con mực biển

lại râu rồng

người ta ngắm những bong bóng màu của biển

dưới đáy biển

sea urchin

Ripley's aquarium

rong biển

san hô

sứa 2

như cái nấm của biển

cá trình giảo kim

trang trí

sứa 3

như những viên ngọc trai

sứa

tranh trừu tượng

ngồi dưới đất tưởng tượng mình ngó lên trời

cá mập

Chuyến đi này, chúng tôi đi chung với gia đình người em của ông Tám. Người lớn bảo các cháu tự chọn những chỗ muốn đi xem. Ripley’s Aquarium là một trong những chỗ các cô cậu chọn. Hai đứa cháu của tôi vốn dễ tính và ngoan nên chọn lựa đều bị cô út nhà tôi ảnh hưởng. Con bé nhà tôi đi đâu cũng chỉ xem viện bảo tàng thiên nhiên và aquarium. Cái aquarium này chắc là cái thứ tư thứ năm gì đó. Vả lại khi bị bắt chọn những thứ để đi xem hầu hết chúng ta đều lúng túng khi có quá nhiều thứ để chọn lựa, và khó mà biết ý muốn của tất cả mọi người.

Aquarium dịch là gì nhỉ? Đơn giản, nó là cái bồn cá. Nhưng cái bồn cá này nó to quá thì phải có chữ gì to lớn để chỉ nó chứ. Viện hải dương học, hay Trung tâm thủy sinh vật. Có nhiều loại cá quá không thể nhớ tên nổi. Tôi nghĩ đến hai phim họat hình, The Little Mermaid và Finding Nemo, với những rặng san hô nhiều màu dưới đáy biển, và những đàn cá có hình dáng quen thuộc. Cái sai lầm của tôi là không dùng điện thoại để chụp ảnh, mà dùng cái Canon lúc trước hay dùng. Tôi lôi cái Nikon con tôi cho làm quà Giáng sinh ra săm soi nhưng không đủ tự tin để dùng mà mang theo nhiều thì nặng. Samsung 6 có cái giới hạn của nó nhưng snapshot trong bóng tối thì nó hữu hiệu hơn Canon Powershot S5.

Một trong những điểm thú vị của viện thủy sinh này là khán giả đứng lên một vòng quay chậm, nó sẽ đưa khán giả đi xem cá mập và nhiều loại cá khác được nuôi trong những cái bồn khổng lồ. Khán giả nhìn lên đầu, nhìn chung quanh toàn là nước và cá và san hô và rong biển. Ai cao lớn có thể với tay lên đầu chạm vào tường kính tưởng chừng có thể sờ được những con cá mập hung dữ. Cá đuối, và con sam được để trên mặt cát có nước biển và trẻ em với người lớn được khuyến khích sờ vào những con vật biển này, nhẹ nhàng thôi nhé.

Tôi xem mấy con sứa khá lâu. Chúng bay lượn, trồi lên ngụp xuống nhẹ nhàng, phiêu diêu, khi thì như những cái bong bóng màu, khi thì như những cái nấm có đuôi biết bay. Làm mình thấy thư giản bớt căng thẳng. Có một đàn cá, tôi biết tên, nghĩ là mình sẽ nhớ tên nhưng bây giờ thì lại quên mất, trông nó giống như cá chim, có sọc, khá to, có lẽ cỡ hai bàn tay của đàn ông Mỹ để cạnh nhau. Chúng bơi nhẹ nhàng thành từng đàn đến hết chiều dài của hồ, quanh lại bơi về hướng kia, dường như nhìn ngắm loài người đang đứng quanh hồ.  Tôi thấy mấy con vật biển mang tên anemone vì chúng giống như loài hoa anemone.

Tôi nghĩ đến cá chết ở Việt Nam, đến những rặng san hô đã bị chết, đến những hủy hoại môi trường và sinh linh vì sự tham lam táng tận lương tâm của một số người nắm vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo như thế này là đưa người dưới quyền lãnh đạo của họ, nôm na là dân quèn, vào chỗ chết. Ở đâu cũng có những người lãnh đạo đâm sau lưng và đâm trước mặt những người dân người lính của họ.

Sau khi đi khá mỏi, tôi hết muốn đi, ngồi trong một góc của viện thủy sinh. Bóng tối, có nhạc nhẹ nên người mỏi mệt dễ buồn ngủ. Tôi thấy một phụ nữ Á châu, trẻ đẹp, chừng hơn bốn mươi, xách rất nhiều giỏ quà chắc mua sắm ở  các tiệm đắt tiền trên Canada. Nàng ngủ gục bên những giỏ quà quí giá. Ngủ say quá đến há hốc cả mồm ra. Tôi nghĩ thầm giá mà chụp ảnh nàng đưa lên facebook nhỉ, có biết ai chụp đâu mà kiện cáo, và mình cũng chẳng nói gì làm nàng thẹn thùng, chỉ nói nàng ngủ quá say thôi. Chập sau thấy chồng nàng đến đánh thức nàng. Hai người nói tiếng Việt với nhau.

Nấm màu

Tôi nhìn thiên nhiên với đôi mắt hiếu kỳ của trẻ con. Ngạc nhiên vì thấy có nấm màu xanh lá cây, nấm màu cam, nấm màu đỏ. Đi tới khu vực “Sky Top Picnic Area,” tôi như người được thiên nhiên đãi ngộ đặc biệt, khi thấy dưới gốc thông to có ba (thật ra là bốn) cụm nấm màu vàng rực, như những đồng tiền bằng vàng kim sáng ngời. Phản ứng đầu tiên của tôi là nghĩ nấm màu đẹp là nấm độc. Dĩ nhiên tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện hái nấm về nhà ăn. Thậm chí đến chuyện đụng tay vào nấm cũng không đừng nói đến chuyện hái. (Xin lỗi các bạn, tôi có cho thêm những tấm ảnh cũ để chung lại về sau có tìm thì dễ dàng hơn.)

Hôm qua tôi gặp nhiều nấm không thể kể hết. Nấm cứ như trườn ra nằm cạnh rễ cây có nhiều màu rất lạ. Tôi bỏ sót không chụp ảnh nấm màu tím, màu đen, và nấm giống như nấm tuyết, vì thấy ngừng lại hoài ông chồng tôi đâm nổi cáu. Ông đi rừng mà tính thời gian của những chặng đường, bao nhiêu phút. Nhanh hay chậm một vài phút, thậm chí một vài giờ thì đã sao, tại sao cứ mãi thi đua với thời gian, như muốn lập kỷ lục đi bộ của hai ông bà già vậy.

nấm màu cam

nấm vàng chụp gần

như một bức tranh

nấm rừng

 

mùa nấm
Đang mùa nấm, đi đâu cũng thấy nấm mọc đầy

nấm
Nấm

nấm trắng

một cái nấm to hơn bàn tay

nấm đỏ

nấm mới mọc gần chiếc lá xanh

nấm trắng

cái nấm mọc chen giữa hai hòn đá

mặt dưới của nấm vỏ sò

muốn chụp ảnh nấm nhưng sao lá lại rõ nét còn nấm thì không có độ sâu.

nấm mọc từ thân cây

cái nấm mọc chen giữa hai hòn đá

cái nấm màu xanh lá cây

nấm có đầu màu tím

một chùm nấm mọc ở giữa khúc cây bị gãy

nấm linh chi
Nấm linh chi bị người ta hái ném ra đường

giống nấm đông cô

nấm vàng

nấm to giống như vỏ sò

 

 

Thứ Sáu rồi

Tưởng tượng sáng nay vào sở đi thang máy tôi sẽ gặp những nụ cười tươi hơn thường lệ và mọi người đều vui vẻ nói rằng. Thank God, it’s Friday. Dù chẳng làm gì nặng nhọc, nhưng cứ gần cuối tuần là tôi cảm thấy mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi lắm. Mấy hôm nay trời nóng và ẩm. Chiều hôm qua ra khỏi cổng trời mưa tầm tã. mưa to hơn cả mưa ở Việt Nam. Về đến trạm xe lửa gần nhà thì trời nắng, tạnh ráo như chưa bao giờ có mưa. Sáng nay vẫn nóng và ẩm. Dù nhiệt độ cao nhất hôm qua chỉ 91 nhưng độ ẩm đến 70% không nắng làm tôi thấy mệt và buồn ngủ vô cùng. Buổi trưa chỉ đi bộ được hai blog là đi hết nổi, mà trong sở thì lạnh đến độ tôi cần phải quấn cái poncho. Đã vậy còn điệu mặc dress thay vì mặc quần dài cho đỡ lạnh.

Ảnh chụp theo thứ tự thời gian. Con mèo có cặp mắt thật mơ màng. Trông nó hiền lành dịu dàng hơn Boyfriend và Henri. Buổi sáng chờ xe lửa thấy hai cái poster(s) quảng cáo đoàn vũ Rockettes. Tôi sẽ cho việc đi xem đoàn vũ này vào bucket list của tôi. Vào trong sở nhìn thấy bóng cây, phía xa hơn là mặt sông đang lấp lánh ánh sáng. Buổi trưa đi bộ thấy chiếc xe đạp, tôi chụp ảnh xe đạp để có một bộ collection xe đạp, vả lại đi bộ mà không có gì để chú ý thì lười đi. Đang nhắm xe đạp để chụp ảnh thì có người đàn bà đi ngang khung ảnh. Đi ngang bồn hoa phía sau công ty điện lực PSE&G, mấy chiếc lá tím đỏ này giống lá tía tô.

Tôi gọi Nora, the writer cat, không phải vì Nora biết viết, mà vì Nora luôn đánh thức tôi lúc ba hay bốn giờ sáng, để tôi thức dậy viết. Nó kiên trì lắm tìm đủ cách để đánh thức tôi, và chỉ đánh thức tôi chứ không đánh thức bất cứ người nào trong nhà. Tự xưng mình là writer nghĩ cũng chẳng quá đáng. Người Mỹ họ phân biệt writer và author. Ai cũng có thể viết nhưng người viết không có nghĩa là người có xuất bản sách. Cũng như ai cũng có thể nấu ăn nhưng nấu cho mình ăn không có nghĩa đồng vị với những người đầu bếp nổi tiếng nấu ăn trong nhà hàng năm sao.