Hoa đào sót lại

This slideshow requires JavaScript.

Hoa đào nở rộ ở Washington DC ngày 11 tháng 4. Ở Branch Brook Park người ta tổ chức hội hoa đào ngày 19 tháng Tư. Tôi đến công viên hoa đào vào giờ ăn trưa ngày thứ Tư vừa qua. Nắng chói chang, trời nóng. Hoa đào đã tàn hết, chỉ còn lại vài cây nở muộn. Có gì thì hưởng nấy.

Hoa

cụm hoa dại
Trên đường hiking ở Watchung Reservation gặp rất nhiều hoa này. Hoa bóng ngời dưới ánh nắng, mới nhìn tưởng là hoa giả.  Khi mọc thành cụm, khi mọc thành một vạt dài cạnh chân núi đầy đá.hoa dại trên đường hiking
Chụp gần thì nàng đẹp như thế này.
hoa nở trong rừng
Chẳng biết là đào hay lê, nhưng hoa mọc trắng cả một vạt rừng. Trời đang nắng, chụp cảnh rừng nửa sáng nửa tối là một tai họa cho người chụp ảnh.
054a

Buổi trưa đi bộ thấy mấy cây đào cạnh nhà thờ, trong công viên Military park đang nở rộ.
047a 044a 032a
Tulip, hay gọi là uất kim hương, nở trong công viên, military park.
lê 1
Chùm hoa lê của hàng cây trồng dọc theo building FBI. Nơi đây có gắn máy chụp ảnh trên vỉa hè, để FBI quan sát người qua lại và bảo vệ building. Chụp nhưng vẫn sợ bị người ta rầy.
tulip 3
Uất kim hương trong công viên.
tulip 2 bồ công anh 2
Bồ công anh chụp ở công viên Washington Park trước thư viện Newark.
bồ công anh 1 tulip1

Một trong những nguyên tắc tối quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh là cách dùng ánh sáng. Các bậc thầy nhiếp ảnh luôn dạy là ánh sáng một giờ trước lúc hừng đông, và một giờ sau khi hoàng hôn là nguồn ánh sáng lý tưởng. Để chụp ảnh vào lúc thời điểm với nguồn ánh sáng này cần có tripod.

Thầy dạy là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Tôi thường đi bộ vào giờ ăn trưa, lúc đó ánh sáng ngay đỉnh đầu, chói chang, ảnh không đẹp được. Muốn chụp ảnh đẹp vào giờ này cần phải biết sử dụng máy và điều chỉnh ánh sáng. Đó là những điều tôi chưa biết và biết chưa rành. Tuy nhiên những bậc thầy cũng nói là họ vẫn cố gắng học hỏi từng ngày, và nếu họ là bậc thầy mà vẫn học thì mình có vụng về cũng chẳng sao, tiếp tục học.

Thử chụp ảnh, mới thấy muốn có ảnh đẹp đòi hỏi nhiều công sức, kiên nhẫn. Ngay cả bậc thầy họ cũng cần có những khi may mắn. Họ cũng nói rằng, họ càng cố gắng chịu cực, chịu khó, thì họ càng bắt được những dịp may.

Chỉ là hoa thôi, xem cho vui mắt, đỡ phải suy nghĩ nhức đầu. Tháng Tư qua rồi.

Magnolia – Mộc Lan

còn xinh còn tươibên cửa trănghoa của tulip treeMộc lan tím đậmmagnolia 1mộc lan ở Houston051074magnolia ở Smithsonian museumdưới rặng magnoliamộc lan Elizabethmagnolia màu đậmmagnolia 2mộc lan xum xuêdưới bóng magnoliamagnolia trong rừng075

Mùa xuân rồi đó. Năm nay không được mùa hoa đào. Đang lạnh bỗng có ngày lên đến gần tám mươi độ, cây ra lá chứ không ra hoa. Vài hôm sau trời lạnh trở lại, có vài cây đào nở muộn. Đào và magnolia còn gọi là mộc lan nở hầu như cùng một lúc. Sau đó đến dogwood, còn gọi là sơn thù du. Ở đây đi đâu cũng thấy màu hồng, tím, trắng. Tím nhạt tím đậm, azalea màu tím cũng nở hoa có vẻ như ẩn núp ở chân tường.

Mộc lan cũng nở xum xuê như hoa đào, nhưng hoa đào có vẻ mềm mại ẻo lả, còn mộc lan thì mạnh mẽ, khỏe khoắn. Mỗi cái hoa to như cái bát, sức sống như trào ra hết trên cành. Mộc lan có nhiều loại, thấy wikipedia nói hơn 200 loại mộc lan. Có lần tôi đi thăm rừng thực vật Washington D. C. mỗi góc rừng có cả chục loại mộc lan. Người Mỹ thường xem hoa mộc lan như biểu tượng của phụ nữ miền Nam, rừng rực sức sống, chịu đựng được nỗi khổ của cuộc sống, cả tinh thần lẫn vật chất.

Nơi nầy, hoa vàng rực rỡ

hoa đào
hoa đào chúm chiếm phong nhụy
có đôi
có đôi
giấc ngủ trước rừng hoa
ngủ trong nắng vàng, trên ghế đá công viên, đằng sau là rừng hoa rực rỡ
bầu trời hôm ấy
bầu trời hôm ấy
dậu hoa vàng
giậu hoa vòng theo đường chạy bộ
hoa vàng một đóa
hoa vàng một đóa, một thoáng hương bay
vượt rào
mỹ nhân sau hàng dậu
cây đào trong phố
đào nở lẻ loi trong thành phố
cành xuân
lúc lỉu cành xuân
forsythia
forsythia
hoa đầu xuân
hoa đầu xuân
xin hãy khoan là trái
trái gai

Mùa xuân lại một lần nữa trở về. Forsythia, còn gọi là hoa đầu xuân, nở vàng rực rỡ. Chỉ cần một hai ngày ấm trên 50 độ F là cây cối chuyển mình. Một hai ngày 60 độ F là cây trổ hoa. Trên đường đi bộ buổi trưa, hoa ra những nụ thật là bụ bẫm. Chiều qua đi làm về nhiều nơi đã thấy mộc lan tím nở trĩu cành.

Ngày mai, thành phố lớn nhất của tiểu bang, ở công viên Branch Brook có lễ hội hoa đào nở. Người ta trồng liên tiếp mấy năm nay mấy ngàn cây đào, trắng lẫn hồng. Thấy đào nở hằng năm, không khỏi liên tưởng đến hai chữ wabi – sabi, gói ghém triết lý nhân sinh của người Nhật. Hoa đào, cũng như các hiệp sĩ samurai, nở rồi tàn, danh tiếng và nhan sắc, phù du và bất toàn. Đến thời thì tận hưởng. Hết thời thì thả bay theo gió, tiếc nuối mà chi.

Cổ tích hoa quỳnh

Witch's Tongs

Theo lời giới thiệu của J. A. Jance mở đầu quyển Queen of Night, hoa quỳnh có một cổ tích như sau:

Ngày xưa có một cô gái trẻ thuộc bộ lạc Tohono O’odham, người sống ở sa mạc, yêu một chàng trai thuộc bộ lạc Hiakim, dòng chiến sĩ Yaqui. Cô gái theo chồng về phương Nam sinh sống. Mẹ cô, cụ già tóc bạc, nghe tiếng gió sa mạc để đoán về cuộc sống của đứa con. Cho đến một hôm, cụ không còn nghe tin con nữa. Cụ khăn gói một mình đi tìm con. Đến làng Hiakim, cụ biết tin con gái ốm nặng sắp chết. Cô con gái xin mẹ mang đứa bé về làng, vì nàng không muốn con mình trở thành chiến sĩ như gia đình người chồng. Bà cụ đang đêm ôm đứa bé trốn đi. Người Yaqui đuổi theo bắt kịp bà khi bà về gần đến sa mạc nơi bộ lạc của bà cư ngụ. Mệt mỏi và già yếu quá đi không nổi bà cầu với tổ tiên. Continue reading Cổ tích hoa quỳnh

Hoa quỳnh nở đêm trung thu

Quỳnh


Tối thứ Hai tôi đã đi ngủ, cô lớn vào phòng bảo hoa quỳnh nở. Cô nói liên tu bất tận, ba hoa. Cái hoa gì mà ghê, hoa mọc trên cái lá, nhiều thứ tôi chẳng nhớ hết. Chậu quỳnh để ngay trên đầu cầu thang, trước khi vào phòng tôi hay phòng cô nhỏ đều nhìn thấy cây quỳnh nhưng tôi chẳng để ý đến nó. Hồi đầu năm thấy nó mọc um tùm quá tôi cắt bớt lá và cành cho chậu hoa bé lại. Mấy hôm trước đó, thấy ông Tám tưới nước cây quỳnh tôi nói phải bỏ cho nó khô héo thì nó mới ra hoa.

Trung thu tôi cũng chẳng để ý, nghe nói hôm thứ Hai là super moon, mặt trăng to và sáng hơn thường lệ. Chưa chín giờ tôi đã đi ngủ có đâu mà thưởng trăng. Cô lớn hỏi hoa này tên gì. Queen of Night hay night-blooming Sereus. Cô nhỏ, có lẽ google, nói thêm nó cùng dòng họ với trái thanh long, dragon fruit. Hoa tỏa hương ngào ngạt, hơi hăng có lẽ vì đứng gần, thoảng vị thanh của hoa chanh.

Quỳnh, nghe nói suốt năm chỉ nở một lần, một hoa và trong vòng một vài giờ. Có một năm cây quỳnh nở chẳng ai hay biết, hôm sau thấy hoa héo rũ xuống một chùm. Có năm quỳnh nở hai lần, một vào tháng Tám, một vào tháng Mười Dương Lịch. Hôm Chủ Nhật khá nóng, nhiệt độ bên ngoài lên đến hơn 90, sang thứ Hai trời mát trở lại. Không biết quỳnh nở vì trời nóng, trời mát, hay vì Trung Thu.

Quỳnh hiếm ở Việt Nam, nhưng ở California và Texas, có khí hậu sa mạc, thích hợp với loại xương rồng (cacti) nhiều nhà trồng quỳnh. Quỳnh có nhiều loại, hồng đỏ trắng, có nơi có cả màu vàng. Ngay cả quỳnh trắng cũng có vài ba loại. Nhớ đến dăm ba câu hát về hoa quỳnh. “Em mang cho ta một đóa quỳnh. Quỳnh thơm hay môi em thơm.” Và “Ai ngắt đóa quỳnh hương dưới trăng.”  Và “như nụ quỳnh hương chẳng còn ngát hương.”  Hoa quỳnh dáng thanh, hương thơm, nở âm thầm, tàn lặng lẽ. Như một người nghệ sĩ vô danh, suốt năm hun đúc để tạo thành tác phẩm, sáng tạo chỉ để cho mình thưởng thức.

Mùa hạ – Vườn hồng

Một ngày giữa tháng Sáu tôi muốn đi xem New York Botanical garden vì hôm ấy có triển lãm hoa hồng. Ông Tám có lẽ ngại vào thành phố New York nên đưa tôi đi thăm một công viên gần nhà. Công viên này có tên là Colonial Park Gardens. Dĩ nhiên công viên này không thể nào so với NY nhưng gần nhà và tiền vào cửa không đắt.

Hôm ấy trời khá nóng, hoa hồng đã nở rộ khá nhiều, đa số đã tàn chỉ còn một ít lơ thơ. Chụp ảnh vào lúc nắng gắt cũng không đẹp, nhưng không thể đòi hỏi nhiều nên tôi cố thưởng thức cái gì mình có thể thưởng thức. Ngày hôm ấy có rất nhiều người Á châu, có lẽ là Trung quốc, họ nói to như chỗ không người và cứ thò tay hái ngắt hoa và hạt trên cây, trông rất chướng.

Công viên này có diện tích một acre, độ hơn 4 ngàn mét vuông, với 3 ngàn hoa hồng trong số 325 loại. Công viên này là một arboretum chia ra làm nhiều khu, có một khu trồng hồng được đặt tên là Rudolf W. van der Goot. Đây là tên của một chuyên viên trồng hoa (horticulturist) đầu tiên của quận đã thiết kế và chăm sóc khu vườn này.

Nơi đây cũng thường được dùng làm nơi chụp ảnh đám cưới. Chung quanh có hồ, có nơi để cắm trại, bơi thuyền, chơi các môn thể thao. Có rất nhiều loại cây gia vị như răm, gừng, riền, và rau húng.

Cúc hoang trên sân

Bồ công anh
Mấy hôm trước trời đẹp, buổi trưa tôi đi bộ từ chỗ làm ra đến công viên trước mặt thư viện lớn nhất thành phố. Công viên nhỏ thôi, nhưng nó là một ốc đảo, cung cấp cây xanh, bóng mát, bồ câu, robin, và sóc cho người qua lại hưởng thụ chút thiên nhiên. Thiếu người chăm sóc nên dandelions mọc đầy.

Với người Mỹ, dandelions là cỏ dại. Họ thù ghét tìm cách tận diệt chúng. Những nhà có sân cỏ xanh đẹp, nếu lấm tấm vài cây hoa dandelions là họ dùng chĩa sắt đào xới nhổ sạch gốc rễ. Ngay từ khi mới qua Mỹ tôi đã yêu mến loại cỏ dại này, lòng cứ mong người ta để loại cỏ này mọc tràn lan trong công viên biến thảm cỏ thành thảm hoa vàng như thế này. Tôi nghĩ câu hát trong bài Thương Quá Việt Nam, “hoa cúc vàng trên sân anh, xinh như áo mới em ngày nào” là nói đến loài hoa cúc mọc hoang này đây.

Không hiểu sao người Việt mình gọi nó là Bồ Công Anh. Wikipedia cho biết người Trung quốc gọi hoa này là pú gōng yīng (蒲公英) có nghĩa là loại hoa thường mọc ở chỗ công cộng gần bờ sông. Dandelions là biến thể của tiếng Pháp dent de lion nghĩa là răng của sư tử. Tôi thấy tên hoa có chữ dandy và lion. Dandy thường dùng để ám chỉ một người đàn ông đẹp, hào nhoáng, kiểu cách hơi yểu điệu. Dandy như kiểu của Oscar Wilde trích từ một vở kịch.

Oscar nói: “There is only one thing in the world worse than being talked about, and that is not being talked about.” Mary Jane: “Oh, Oscar, you’re such a dandy!” (Chỉ có một điều tồi tệ hơn bị người ta nói lén về mình là không ai nhắc nhở đến mình. Úi giời, Oscar, anh thật là một người điệu quá.)dandelion
Cúc hoang dandelions có mặt trên đời từ ba mươi triệu năm trước. Huyền thoại Hy lạp lưu truyền Theseus đã ăn loại cỏ này 30 ngày để có sức giết Taurus, một nhân mã đã giết hại thanh niên thời ấy. Ngày nay, một số nhà phân tích thực phẩm đã bảo rằng dandelions còn bổ hơn broccoli. Người ta thường dùng bồ công anh làm rau trộn. Chọn những lá tươi, non, cho vài lát cà chua, vài khoanh củ hành tím, và một số lá sà lách đỏ, rau diếp xanh, rưới chút dầu ô liu, dấm đường, gia vị là có được một món ăn thú vị. Thú vị nhưng chưa chắc đã ngon. Tôi thấy lá bồ công anh có vị hơi đắng.

Chẳng những ăn như rau, người ta còn dùng hoa bồ công anh để làm rượu. Có lẽ chỉ lấy hoa bồ công anh để cho có vị lạ thật ra dandelion wine chủ yếu là từ men và thêm các loại trái cây. Bồ công anh vo nhuyễn với nước có thể đông lại như nước xương sâm hay vỏ bưởi vậy. Rượu bồ công anh chẳng biết có ngon không nhưng nó đi vào cả văn thơ và âm nhạc. Nhà văn Ray Bradburry có viết một quyển truyện tựa đề là Dandelion Wine trong đó có một câu được trích như sau: “Dandelion wine. The words were summer on the tongue. The wine was summer caught and stoppered.”  (Rượu bồ công anh. Những chữ này là mùa hè trên đầu lưỡi. Rượu này là mùa hè bị nhốt vào trong chai và đóng nút lại).

Nhạc sĩ Gregory Alan Isakov viết thành những câu hát mang âm hưởng lười lĩnh của mùa hè ” Fall swooned. Left me drunk in a field. Dandelion wine for a year.” Mùa thu ngất ngây. Bỏ tôi say trên cánh đồng. Rượu bồ công anh suốt năm.

Nhà thơ Walt Whitman, trong tập thơ “Leaves of Grass,” đã viết bài thơ:

The First Dandelion

Simple and fresh and fair from winter’s close emerging,
As if no artifice of fashion, business, politics, had ever been,
Forth from its sunny nook of shelter’d grass–innocent, golden, calm as the dawn,
The spring’s first dandelion shows its trustful face.

Bồ công anh không cần người ta săn sóc, chỉ cần được bỏ quên. Thấy bồ công anh là thấy mùa xuân, mùa hè, và mùa thu nữa. Nó chỉ im ngủ lấy sức lúc mùa đông. Trời ấm một chút là xuất hiện tươi tắn vẫy chào loài người. Ở góc hàng rào, ở giữa kẹt hai miếng bê tông, chỉ cần có khe hở là chúng có thể mọc. Vậy mà người ta tàn sát chúng chỉ để cho cỏ mọc. Cũng là phận cỏ vậy mà có cỏ thì được bón phân tưới nước. Còn có cỏ chỉ cần được yên thân để sống mà chẳng được yên thân. Trời sao mà cay nghiệt.

Khi Tử Đinh Hương nở cuối sân

lilacs

Tác giả: Walt Whitman
From “When Lilacs in the Dooryard Bloom’d”

When lilacs last in the dooryard bloom’d,
And the great star early droop’d in the western sky in the night,
I mourn’d, and yet shall mourn with ever-returning spring.

Ever-returning spring, trinity sure to me you bring,
Lilac blooming perennial and drooping star in the west,
And thought of him I love.

tử đinh hương

Trích từ “Khi Tử Đinh Hương nở cuối sân”

Khi đóa tử đinh hương cuối cùng trong sân nở
Vì sao sáng nhất, treo lửng lơ cuối trời Tây
Tôi ngậm ngùi, và sẽ mãi tiếc thương những mùa xuân trở lại

Xuân lại về, chắc chắn bạn sẽ mang cho tôi
Những đóa hoa tử đinh hương nở hằng năm và vì sao treo ở hướng Tây
Và kỷ niệm về anh, chàng tôi yêu.

Bà Tám dịch

Walt Whitman là nhà thơ đồng tính luyến ái. Vào thời chuyện ái tình đồng tính thường được giấu nhẹm ông biểu lộ khuynh hướng cá nhân một cách giả trang. Người đọc có thể nghĩ tác giả dùng giọng nữ để biểu lộ tình yêu.

Đẹp trời

Happy Mother's Day
Chúc các bà mẹ một ngày vui vẻ đầm ấm bên các con.

Ở đây trời rất đẹp. Chiều nay, 4 giờ chiều ngày Chủ Nhật 11 tháng 5, 2014 nhiệt độ lên đến tám mươi độ F.  Hai hôm trước có sương mù.
Bóng chim trong sương mù
Hoa đào trải lối
Hoa đào rụng đầy lối đi. Tử đằng
Sau hoa mộc lan và đào là đến mùa tử đằng (wisteria) và azalea, còn gọi là đỗ quyên.
Đỗ quyên
Thông
Gặp một loại cây, lá của nó như những mũi kim, giống lá cây pine (thông) nhưng mọc thành chùm thòng xuống. Không biết gọi là gì nên tạm gọi là thông. Cái giống trông như cây thông thật khó phân biệt. Tôi gọi là thông nhưng khi tò mò lục lọi trên báo thấy bao gồm cả pine, spruce, fir, arborvitae, và cả cây hemlock nữa. Lâu rồi tôi có dịch bài thơ thấy chữ hemlock tôi tọng đại chữ thông vào, thế là có người sửa lưng ngay lập tức. Shifu này, gõ google và giải thích đó là một loại cây độc, tôi thấy shifu cũng chẳng biết quái gì về cây cối hơn tôi, ngồi một chỗ dịch và gõ đầu người này người kia, cãi với shifu thì chẳng khác gì hai người một chột một què. Làm thinh lúc ấy nhưng lâu lâu cũng nói một chút để shifu đừng có lên giọng lớn lối quá giang hồ đi ngang thấy kỳ cục.

Giang hồ nóng bỏng mấy hôm nay quá. Hoan hô quí vị biểu tình chống mấy thằng bully. Giá mà đồng bào hải ngoại tổ chức đi biểu tình trước Đại sứ quán của giống bully, thông báo ngày giờ, tôi sẽ chống gậy mang cơm nắm đi đả đảo bully. Cờ vàng cờ đỏ đứng kế bên nhau nha quí vị.

Da-yi-go-gi

Mùa xuân là mùa đi du ngoạn ngắm cảnh nhưng tôi chỉ ngồi ở nhà ngắm mùa xuân. Thời tiết rất dễ chịu. Buổi sáng hơi lạnh một chút. Lạnh hơn Đà Lạt và Sapa. Thoắt một cái cánh rừng khô sau nhà đã xanh lá. Eastern Redbud và mấy cây dogwood trắng mọc hoang trong rừng đã trổ đầy hoa.

Dogwood trắng

Dogwood vùng tôi ở người ta thường trồng hai loại, hồng và trắng. Khác với hoa đào, loại hoa thường nở thành chùm, xum xuê, lúc lỉu, dogwood nở thưa thớt hơn nên trông đỡ rối mắt. Nhìn có vẻ “thanh” hơn. Dogwood trắng, lúc mới ra lá trông giống như một đàn bướm xanh đậu trên cây. Nhà hàng xóm có trồng mấy cây dogwood hoa trắng, năm nay hoa có vẻ nhỏ hơn mấy năm trước. Sau nhà tôi, trong rừng mấy cây dogwood nở hoa trắng xóa. Tôi không nhớ chắc, hình như dogwood tên tiếng Việt là Sơn Thù Du.

eastern redbud

Eastern Redbud có bán ở những trại hoa nhưng ở vùng này, redbud mọc hoang. Hoa lúc chưa nở trông giống như hạt bắp. Lúc hoa nở nhìn giông giống quả tim. Hoa màu hồng ngã sang tím. Trong nắng nó có màu magenta. Ở xa, redbud tím ngan ngát. Tôi chú ý đến loại hoa này từ khi còn nhỏ. Có một dạo chừng mười hai mười ba tôi học thêu mũi chữ thập. Trong những cuốn mẫu thêu thường có hình những đứa bé ngồi dưới mấy tàng cây hoa tim tím hồng hồng, chỉ toàn hoa không có lá. Mãi sau này mới biết đầu xuân, cây trổ toàn hoa, sau đó mới mọc lá. Nghe nói, nhưng không thể kiểm chứng, người Cherokees gọi loại hoa này là Da-yi-go-gi, có nghĩa là liar, người nói dối. Không thể kiểm chứng vì người da trắng khi đến chiếm đất đai của người da đỏ, thường hay gán tính xấu gian dối cho thổ dân. Thí dụ như cho đi rồi lấy lại thì gọi là Indian giver. Mùa thu mà có hôm ấm áp thì gọi là Indian summer. Còn loại cây Eastern Redbud này bị mang cái tên là kẻ nói dối vì nó nở vào mùa xuân, nhưng có khi cũng nở lần thứ nhì trong năm vào mùa thu.

Ở trong công viên Branchbrook, có một năm tôi đi chụp ảnh hoa đào nhưng vì đến muộn đào đã tàn, chỉ có cây redbud loại cổ thụ chắc đã hơn trăm tuổi nở hoa chi chít, kín mít cả cái cây khổng lồ.

Năm nay cũng như hằng năm tôi đều cố ghi lại ảnh của hoa eastern redbud. Tôi chụp nhiều ảnh hoa này nhưng ảnh không rõ, có lẽ vì nó nhỏ quá lại mọc xa, khi dùng zoom mà không dùng gạc ba chân thì ảnh mờ vì tay run.

Thôi thì có gì dùng nấy. Nếu bạn google images eastern redbud, hay vào wikipedia sẽ có nhiều ảnh đẹp.

Eastern Redbud upclose
Hoa như hạt bắp non màu tím
Redbud trong rừng
Thấp thoáng

Đào hoa y cựu tiếu… xuân phong

Tựa đề lấy từ bài thơ của Thôi Hiệu

Khứ niên kim nhật thử môn trung.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Tôi mạn phép đổi chữ đông thành chữ xuân. Mặc dù gió vẫn còn âm hưởng mùa đông nhưng dùng chữ xuân cho cảm thấy ấm áp. Nguyễn Du đã dịch hai câu cuối và đưa vào truyện Kiều. Trước sau nào thấy bóng người. Hoa đào năm trước còn cười gió Đông.

Mộc lan hay mộc liên

Tôi không biết nên gọi magnolia là mộc lan hay mộc liên. Gọi là mộc liên vì hoa có hình dáng na ná hoa sen. Loại sen mọc trên cây. Gọi là mộc lan vì nó có âm giống như chữ magnolia. Năm ngoái hay năm kia, quên rồi, tôi đi viếng United States Arboretum ở Washington DC. Trong vườn bách thảo này có rất nhiều loại mộc lan, nhưng tôi chỉ chụp một hai tấm tượng trưng. Vì nếu chụp từng loại chắc là lâu lắm. Hôm nay xin post vài tấm ảnh của những loại mộc lan khác nhau.

084

Hoa này có tên là Elizabeth magnolia.

007

Hoa này cũng là magnolia nhưng lúc ấy tôi quên chụp cái bảng tên của hoa nên bây giờ không nhớ tên riêng của nó nữa. Hoa này cũng như hoa Elizabeth tôi chụp ở rừng bách thảo Washington DC. Aboretum là nơi trồng cây lá để nghiên cứu khoa học. Botanical garden là nơi trưng bày cây lá để thưởng ngoạn.

071

Loại mộc lan này thường thấy, ở New Jersey, và chung quanh Moon Garden ở gần Smithsonian museum ở DC.

067


010


Hoa mộc lan này chụp ở trước nhà cô em chồng. Nhà cô có cây hoa thật to, đến mùa hoa nở xum xuê, thơm ngát. Hoa to như cái bát, cánh dày, bên trong như màu sứ màu ngà.

006

Hoa mộc lan này đậm màu, tôi chụp ở một trại bán hoa bên cạnh chợ bán nông phẩm ở gần nhà.

008

Cùng loại magnolia màu hồng đậm.

257

Hoa này tôi chụp ở Texas, nhà bên cạnh nhà của người chị chồng.

mộc lan hay mộc liên 1

Hoa này thì không nhớ chụp ở đâu.


mộc lan xanh

Hoa này cùng dòng họ với magnolia, tên của nó là tulip tree. Lá của nó giống như hoa tulip nhìn nghiêng (profile). Cách nhà tôi vài căn có cây hoa magnolia màu tím thẫm, rất lạ. Tôi ngại chụp ảnh cây hoa vì phải chĩa máy vào nhà của hàng xóm nên mãi vẫn chưa chụp ảnh hoa này. Hoa tím thật đậm gần giống như màu đen, thoạt nhìn tôi cứ ngỡ là hoa chết khô trên cây. Hôm nào sẽ chụp để bạn xem cho biết.

Thơ hoa Xuân

097

Vừa bước vào United States Botanic Garden ở East Gallery tôi thấy có mấy cột gỗ to, mỗi cột có một bức poster, mỗi poster là một câu trích dẫn hay một bài thơ. Dự định là chụp tất cả nhưng sợ nấn ná một chỗ lâu quá thì không theo kịp ông Tám nên chỉ chụp hai tấm. Continue reading Thơ hoa Xuân

Vài tấm ảnh chụp ở Washington DC tuần trước

 

reflection pooltượng tướng quândomehoa xuânẢnh DC

Lần đi này thật là thất vọng vì không có tấm ảnh nào coi được. Và đang bận nên chỉ post vài tấm thôi. Ảnh số một hàng trên bên trái qua là Washington Monument, tôi gọi nôm na là cây bút chì. Buổi chiều thứ Sáu tuần trước (3/14/14) cô út nói muốn đi xem reflection pool. Hồ đang được sửa chữa nên cạn nước chỉ có nền xi măng trắng phếu. Continue reading Vài tấm ảnh chụp ở Washington DC tuần trước

Purple Cone Flower và những thứ lẩm cẩm hằng ngày

Purple Cone Flower
Purple Cone Flower

Thỉnh thoảng tôi thấy buồn, vì tôi chụp ảnh mấy năm nay nhưng không cố gắng học hỏi trau dồi để tiến bộ. Tôi vẫn mù mờ với những cái nút nhấn tự động trên máy ảnh, vẫn chưa biết dùng khẩu độ, f., stop, gì gì toàn là những chữ xa lạ như tiếng ngoại quốc. Thôi thì xem như là một cố gắng ghi nhận cuộc sống chung quanh mình. Một đóa hoa nở trong bãi đậu xe, dưới một gốc cây. Trên hoa có một con sâu đang… làm gì đấy nhỉ?

Cửa sổ của nhà thờ
Cửa sổ của nhà thờ

Cửa sổ của nhà thờ rất đẹp nếu nhìn từ bên trong. Đó là những tấm kính màu với những câu truyện về cuộc đời của Chúa và môn đệ của người. Nhìn từ bên ngoài với phản ánh của khung cảnh tôi có cảm tưởng đó là những vết xoáy mở đường vào những thế giới không có thật trong cuộc đời này, nó mời gọi một chuyến đi xa.

Có phải đây là rồng?
Có phải đây là rồng?

Thoạt nhìn thấy giống một kỵ mã cưỡi ngựa. Rồi gió thổi mây bay bỗng giống rồng. Chụp xong không còn giống gì cả chỉ giống mây.

011a

Tôi không biết đây là cái gì. Đoán đây là air grille, hệ thống thoát không khí từ bên trong và rút không khí từ bên ngoài vào để thay đổi. Tôi chụp nó trên một bức tường gạch nâu ở phía sau một nhà băng rất lớn. Một bà bảo vệ người da đen đã mắng tôi, hỏi tôi có xin phép chủ nhà băng chưa. Tôi biết là cãi nhau với những người này vô ích chỉ mệt thân và mất thì giờ nên bỏ đi. Ở đâu cũng có anh hùng. Ở đâu cũng có anh khùng anh điên. Sau ngày chín tháng mười một, ai cũng cảm thấy cần phải dùng quyền lực cá nhân của họ để bảo vệ sự tự do của đất nước khổng lồ này. Họ sợ hãi tất cả những cái máy ảnh nhỏ bé của những người muốn thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống hằng ngày. Họ làm như người ta không thể chụp hình cái tòa nhà từ xa vậy. Tôi muốn chụp pattern trong lúc đi bộ hằng ngày thôi.

Cú Mèo
Cú Mèo

Đi ngang Raptor Trust, nơi người ta giữ những con chim hiếm quí bị thương, săn sóc chúng cho đến khi lành mạnh và thả trở lại với thiên nhiên hoang dã. Đây là ảnh của cú mèo bị giữ sau hai lớp hàng rào. Lớp rào bên ngoài để bảo vệ người ta hay những thứ tấn công từ bên ngoài như chó mèo. Lớp lưới bên trong để bảo vệ những con chim tìm cách bay ra va vào rào cản có thể bị thương tích. Lớp rào bên ngoài cũng thuộc về pattern, một hình thức của composition.

Soi bóng
Soi bóng

Mây lồng bóng gương, tường cửa sổ.