Chắc bạn còn nhớ, một đôi lần tôi có nhắc đến vườn Bách Thảo ở Brooklyn New York. Brooklyn là một trong năm borrough của thành phố New York. Brooklyn là nơi qui tụ nhiều văn nghệ sĩ, cuộc sống cao nhưng không đắt đỏ như Manhattan. Vườn Bách Thảo Brooklyn chia ra nhiều khu vực: vườn Shakespeare, vườn đá, vườn Nhật Bản. Vườn Nhật Bản Brooklyn là một trong những vườn Nhật Bản lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Hằng năm, vườn Bách Thảo Brooklyn tổ chức lễ hội mừng hoa đào nở (Hakura Matsuri).
Thấy nàng Tống Mai đăng những tấm ảnh hoa đào, đẹp như thơ và đẹp như mơ tôi giật mình. Thôi chết, năm nay mình lỡ một mùa hoa. Dù biết những tấm ảnh mình chụp thì chẳng nên hồn nhưng vẫn thích chụp ảnh hoa. Thứ Bảy, ông Tám đi chơi xa một tuần, tôi đưa ông ra phi trường, sẵn dịp tôi đi New York bằng xe lửa, xe điện ngầm, và cuốc bộ. Chuyến đi thật dễ dàng. Đậu xe ở Newark, ngay bên cạnh Newark Penn Station. Đi xe lửa vào New York Penn Station. Cuốc bộ trên đường số 7 từ đường 33 đến đường 42 West. Đi thẳng đường 42 đến Grand Central Terminal. Dọc đường nhìn thấy Empire State Building chìm trong sương. Đi ngang Bryant Park và thư viện của thành phố New York, một trong những thư viện cổ, tuyệt đẹp, và có nhiều sách quí. Đi chuyến xe điện ngầm (subway) số 5, thẳng đến trạm Eastern Parkway, trạm xe điện dùng chung cho hai địa điểm, vườn bách thảo và viện bảo tàng Brooklyn.
Impire State building chìm trong sương mùmỹ nhân áo đỏ dù hồngCảm giác thật kỳ lạ, thấy mình đang tồn tại, dưới gốc hoa đào (Issa)Các nữ nghệ sĩ biểu diễn trống, bản nhạc trống có tên “Girl Power”Búp bê kokeshiCửa hàng sáchhoa Crown Imperial, được Shakespeare nhắc nhở trong vở kịch “The Winter Tale”Các nữ nghệ sĩ múa mừng lễ hội hoa đàoDưới gốc cây đào già hoa trắngHoa đào cánh képCon đường dưới những cội hoa đào chưa nởBúp bê KokeshiGian hàng dùHoa Grape HyacinthHoa chuông màu đỏ sậmHoa đầu rắn(Kiệu ngai vàng, không biết đây là gì, nhớ mang máng đọc ở đâu đó đây là hình mẩu thu nhỏ quốc ấn của người Nhật.) May 1st, 2019 đây là hình mẩu thu nhỏ, ngai thờ của miếu đền tôn giáo Shinto.Hoa magnolia màu hồng đậm gần như màu đỏ, đặc biệt cả hai mặt cùng màu chứ không một bên trắng một bên có màu như các loại magnolia khácHoa magnolia màu đenMagnolia vàngMột góc vườn có hoa anh đàoMúa mừng hội hoa đàoDân ca dân vũ trình diễn cùng bản nhạc trong phim Dreams (Watermill Village) của KurosawaNghệ sĩ biểu diễn trốngNghi thức uống tràNghệ sĩ trình diễn một màn kịch kabukihội hóa trang những nhân vật trong manga và animenghệ sĩ được chở từ phòng hóa trang ra khán đàiRùa đi lạc lên trên đường, thấy tôi đến gần ngài rút vào trong vỏ.Sáng chói trong trang phục kimonohoa tulips đủ màu đủ loạinhững người mặc kimono đi lễ hội hoa đàoMai ta đứng dưới cội đào, đi đâu cũng nhìn thấy toàn người và người. Càng về chiều càng đông đúc, tôi có cảm giác không có đủ chỗ để thởTranh của Vik Muniz
Tôi ra về lúc bốn giờ rưỡi chiều. Nghĩ thầm sẽ trở lại vườn Bách Thảo, đi lại tuyến đường xe điện ngầm số 5 (cuối tuần) hay số 2 (nếu là ngày thường). Xe điện đi ngang trạm Cầu Brooklyn, trạm Fulton (có phải đây là trạm xuống gần phố Tàu New York?), trạm Wall Street (muốn đến từ lâu nhưng chưa đến). Trên đường về thấy bức tranh của Vik Muniz sáng lộng lẫy trên bức tường kính của một cửa tiệm nào đó. Tranh giống như những mảnh hình cắt dán lại rất đẹp mắt.
Tôi ghiền đi New York bằng chuyên chở công cộng mất rồi. Đỡ phải lái xe vào New York thật là nhọc nhằn và bực bội.
Tulip hay uất kim hương được ca ngợi lần đầu tiên từ những dòng thơ của Hafis (1327 – 90) nhà thơ lớn xứ Ba Tư. “Hãy nhìn những đóa uất kim hương, đầy đặn như đôi má của những nàng thiếu nữ, vươn lên giống như những cái cốc đầy màu sắc mời mọc người ta nâng lên môi nhấp từng ngụm rượu.”
Uất kim hương được xem như lời tỏ tình. Truyện xưa kể rằng hoa sinh ra đời bởi một giọt máu: “Chỉ mới đầu mùa xuân, uất kim hương đã nâng lên cái cốc màu đỏ của nó khi Ferhad chết vì tình yêu của Schirin, nhuộm đỏ cả sa mạc với những giọt nước mắt rơi từ trái tim chàng.”
Uất kim hương mọc thẳng, hướng lên trời và được xem là loài hoa của mặt trời. Hoa quay theo hướng mặt trời và khép cánh lại vào lúc hoàng hôn. Uất kim hương không được nhắc đến trong huyền thoại, luôn luôn bị xem là tượng trưng cho vật chất xa hoa của trần thế. Khi gia nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã trở nên loại hoa đắt giá nhất trong các loại hoa. Các nhà sultan của Thổ Nhĩ Kỳ, vào thời Osman, đã chọn uất kim hương làm huy hiệu của triều đình. Thế kỷ thứ mười tám, khi lòng ngưỡng mộ hoa uất kim hương ở điểm cao tột độ; lễ hội uất kim hương được tổ chức trong vườn thượng uyển của các vị sultan. Hoa có nhiều loại, được đặt cho những cái tên rất kêu, như “Giấc mơ hạnh phúc”, “Bí mật vĩnh cữu” và “Thần dược tình yêu”.
Loại hoa này được mang đến Vienna (Áo) vào năm 1554 với Ghiselin de Busbeqc. đại sứ Áo vào triều đình Süleyman và vào thời gian này hoa uất kim hương được gọi là tulip. Đại sứ Busbeqc tưởng tên gọi của hoa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là “tülbend”, nhầm với cái hoa được gắn trên khăn quấn trên đầu màu đỏ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra loài hoa này có tên Ba Tư là “lalé”.
Giới thương gia và học giả là những người đầu tiên đã mang uất kim hương vào Netherlands từ sau năm 1593. Uất kim hương có giá trị (tiền bạc) đến độ người ta có thể đánh đổi nhà cao cửa rộng và những chuyến tàu chở đầy hàng hóa với vài ba củ rễ uất kim hương, xem chúng như là bằng chứng của sự giàu sang. Quan trọng đến độ “ülbend” được Rembrandt mang vào những bức tranh vẽ hoa và tĩnh vật. Khi quốc hội Hòa Lan ấn định giá của hoa uất kim hương vào năm 1637, thị trường uất kim hương bị sụp đổ và nhiều người bị tán gia bại sản. Chẳng ai ngạc nhiên khi uất kim hương trở thành biểu tượng chính của vanitas.
Định nghĩa của vanitas là một bức tranh tĩnh vật, loại tranh của người Hòa lan vào thế kỷ mười bảy, chứa đựng biểu tượng của cái chết hay một sự thay đổi lớn lao, nhắc nhở đến khía cạnh phù du của cuộc đời. Thế kỷ thứ mười bảy, trong tranh vẽ, hoa uất kim hương thường được đặt bên cạnh những cái xương sọ, bị xem là kiêu ngạo và phô trương, thô cứng và lạnh lùng. Loại hoa không có hương thơm này luôn luôn mang một vẻ xa cách. Không được nằm trong danh sách các loại hoa có huyền thoại, hoa cũng không là bạn của các nhà thơ. Thi sĩ không bao giờ mang uất kim hương vào trong đáy trái tim của họ. Tuy nhiên loài hoa “lalé” này đi vào trái tim của thường dân. Giới dân giả xem hoa uất kim hương là biểu tượng của mùa xuân và là biểu tượng của cuộc sống sau khi chết.
Mỗi khi không muốn nghĩ đến tháng Tư, tôi nghĩ đến tháng Năm, đến May Day, “ngày ấy khi xuân ra đời, một ngày bình minh có lũ chim vui. Có lứa đôi yêu nhau rồi, một ngày tuổi mới đôi mươi. Nắm tay, cùng nói vui, những câu yêu thương…”
Những ngày ở Houston, mưa, ngập lụt. Đi đâu cũng bị cấm đường. Thành phố Houston rất rộng lớn, băng ngang thành phố từ đầu này sang đầu kia mất cả tiếng đồng hồ. Con đường bình thường đi chợ mất nửa tiếng, gặp ngập lụt cấm đường đi cả một tiếng rưỡi.
Ở Austin nắng chan hòa. Mới tháng Tư mà đã 88 độ F, cộng thêm hơi ẩm có cảm tưởng như 90 hay 92 độ. Về New Jersey trời vẫn còn xám xịt như mùa đông, nhiệt độ mới mấp mé bốn mươi. Lá cây đã bắt đầu xanh. Mấy cây đào đã rụng hoa và mọc lá chi chít. Dogwoods (sơn thù du) trắng và hồng nở rộ khắp nơi. Trưa hôm qua tôi đi bộ vòng quanh thành phố nơi tôi làm việc, thấy người ta trồng hoa tulips (uất kim hương) màu tím thật là xinh.
Buổi trưa đi bộ đến công viên Washington tôi thấy đàn bồ câu ăn sâu bọ trên sân cỏ đã bị loại cỏ dại bồ công anh lấn chiếm tràn lan. Đám bồ câu bay lên đáp xuống mấy lần tôi chụp không kịp nên cố gắng chụp ảnh đàn chim vụt bay lên mà chị chộp được đàn chim đậu.
Hoa viola hay violet trồng trong bồn chìm trong sân cỏ trước tượng đài của công viên quân đội. Thường thì loại hoa này không có mùi thơm, tôi vẫn nghĩ thế, tuy nhiên, không biết sau này người ta có ghép loại hay không mà nó có hương thơm ngào ngạt. Đứng xa hàng chục mét mà vẫn ngửi thấy hương hoa ngan ngát.
Cây này không biết có phải hoffsta không. Mới mọc, thấy khỏe, lá có sọc rất đẹp. Xanh ngát mắt.
Tôi đứng ở cửa sổ căn phòng nhỏ trong nhà. Chụp ảnh con nai có đốm trắng đang đi theo đàn ở bên sân nhà bên cạnh. Cây dogwood nở hoa trắng xóa.
Đôi tình nhân bồ câu đang đưa nhau đi trên thảm cỏ hoa vàng.
Một loại hoa trắng nhụy vàng không biết tên.
Khắp công viên, đi đâu cũng thấy hoa tulips màu tím mới được trồng ở công viên quân đội.
Mấy đóa uất kim hương màu đỏ sọc vàng đã nở hết cỡ sắp tàn. Hai đóa, chẳng giống mẹ con, cũng chẳng giống chị em. Tôi tạm cho là giống một bà phu nhân và người hầu nữ.
cây cherry (anh đào) trước nhà nở hoa trắng lấm tấm
Cây eastern redbud trước nhà nở hoa lưa thưa
sân sau nhà tôi trơ trụi thế mà cỏ dại cũng nở hoa
hoa đầu xuân nở bên cạnh hàng rào của thư viện
ở một góc bệnh viện thấy cây hoa này
bầy nai ở rừng sau nhà, sau lưng là hoa đầu xuân loáng thoáng vàng
hoa dại nở ở sân sau
Buổi sáng đi làm trên xe lửa, ngồi cạnh cửa sổ thấy cây anh đào
hoa lily the valley ở bên cạnh bệnh viện
hoa tím trong sân bệnh viện
Sân đầy hoa tím
Hôm qua tôi xin nghỉ một ngày đưa ông Tám đi khám bệnh. Không có gì trầm trọng, chẳng qua là đến tuổi, hết khám cái này thì khám cái khác. Chúng ta đều hy vọng là chận đứng được những chứng bệnh, nếu có thể, không cho chúng trở nặng. Và thế là tôi được hưởng thụ một ngày, nhìn cây cỏ chung quanh.
Cây anh đào (cherry) trước nhà nở hoa trắng lấm tấm. Cây eastern redbud cũng ra nụ hoa tim tím hồng hồng lưa thưa. Năm 2012 cơn bão sandy làm ngã hai cây cherry, đây là loại cherry có trái ăn được. Nhờ vậy cây eastern redbud có ánh sáng để mọc lên cao hơn.
Đàn nai thường tụ lại ngủ sân sau nhà tôi, màu lông lẩn vào màu lá khô, khó nhìn thấy. Chỉ có con nai lông trắng là nhìn rõ rệt. Thấy mấy chú nai ăn lá non ngấu nghiến. Sống khó khăn thế mà chúng vẫn sinh sôi tràn lan.
Hoa lily the valley màu trắng nở thành chùm như những chuỗi ngọc trai. Tôi sợ không dám ngửi xem hoa có thơm không vì tôi bị dị ứng với đủ thứ. Cứ đến mùa là sụt sùi và ngứa ngáy mặt mũi vì phấn hoa. Buổi sáng uống một viên thuốc cầm cự với chứng dị ứng, thuốc làm tôi buồn ngủ. Buổi trưa ngủ một giấc dài thấy người tỉnh táo hơn.
Mấy hôm rày tôi được xem khá nhiều phim hay. The Spotlight, phim đưa ra ánh sáng vụ các vị giám mục xâm hại tình dục trẻ em ở Boston. Trumbo, một trong những nhà văn gia nhập đảng Cộng Sản Mỹ, bị giới làm phim ảnh đưa vào danh sách đen.
Khi tôi giới thiệu phim Trumbo với bà quản thủ thư viện, bà thấy tôi trả quyển The Revenant, tôi mượn ở thư viện nhưng trả lại vì biết là không có thì giờ để đọc (vì đang đọc The Big Short) bà hỏi tôi có xem phim này chưa.
“Chưa, tôi đang chờ chắc phải mấy tháng.”
“Phim đẹp tuyệt vời. Tôi chắc bà sẽ thích.”
“Vâng. Thảo nào anh tài tử Leo DiCaprio được giải Oscar.” Tôi nói.
“Bà đã xem the Danish girl chứ?”
“Cũng chưa, tôi đang ở trong danh sách chờ xem phim. Chắc cũng phải cả tháng nữa mới đến phiên tôi.”
Đến đây thì có một bà khách đến đứng sau lưng tôi chờ được phục vụ. Tôi tránh sang một bên nhưng chưa chịu ra về. Khi bà Pat, quản thủ thư viện, xong với bà khách, tôi hỏi bà hình như bà chưa nói hết ý mà muốn nói.
“Eddie Redmayne đóng vai này còn khó diễn hơn. Phim đẹp lắm.” Bà nhấn mạnh chữ beautiful, lập lại mấy lần. Tôi tạm dùng chữ đẹp, nhưng nghĩa của nó lại là rất hay, rất tuyệt, rất sâu sắc,… “Tôi nghĩ Redmayne xứng đáng đọat giải Oscar, dù anh kia cũng tài năng không kém.”
Tôi cám ơn bà chia sẻ ý nghĩ. Tôi nói tôi háo hức chờ xem phim. Và như có phép mầu, phim đến với tôi ngay ngày hôm sau. Tôi xem được cả hai cuốn phim The Danish Girl và The Big Short.
Bây giờ thì phải đi làm, chắc phải vài hôm nữa mới có thể nói chuyện phim. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và cuối tuần nghỉ ngơi. Mùa xuân trời đẹp bạn có thể làm một chuyến đi chơi xa.
Buổi sáng đi làm ngồi trên xe lửa tôi nhìn thấy một hàng đào nở hoa trắng xóa ven đường phố và sát với đường xe lửa. Giờ ăn trưa tôi đi bộ đến chỗ ấy, khá xa nhưng vốn đi rừng đã quen tôi có thể đi liên tiếp ít nhất là bốn giờ đồng hồ, nên không ngại. Cũng trên đường này có một công viên nhỏ xíu, tôi gọi là công viên bỏ túi, có hoa anh đào rũ bắt đầu chúm chím nở. Vội đi làm nên chỉ đăng ảnh xem chơi. Đang tập dùng một tính chất của máy điện thoại Samsung gọi là near focus. Có một hai tấm tạm tạm. Nói gì thì nói, cũng cần có ống kính macro mới chụp ảnh hoa cho vừa mắt.
Tôi ngồi cả buổi, không biết viết gì. Mùa xuân rồi đó, trời còn lạnh căm. Tôi thèm xách máy dạo rong. Mà trời vẫn xám màu đông mịt mùng.
Sáng nay nằm trong giường chưa muốn dậy, con mèo đánh thức tôi, lúc ấy tôi nghĩ đến mấy câu trong một bài hát. “Xuân đã mang thương nhớ trở về, lòng cô gái ở bến sông kia, cô hồi tưởng lại ba xuân trước, trên bến cùng ai đã hẹn thề.” Nếu bạn khám phá ra là tôi đổi vài chữ trong mấy câu hát kia thì bạn rất tinh mắt, và tôi xin lỗi. Mùa xuân rồi đó, đường phố đầy màu sắc. Mấy cây hoa mộc lan nở xum xuê đã tàn rơi đầy mặt đất, nhưng đúng mùa đúng nhiệt độ hoa forsythia nở tràn lan sáng rực mỗi góc đường, góc phố, hè nhà, hàng rào trong sân. Chúng như những sợi tơ vàng của mặt trời vương vãi trên mặt đất. Còn bạn thì sao, nơi bạn ở có mùa xuân không? Hoa gì đang nở? Bạn có đang bị dị ứng, thở khò khè vì phấn hoa không? Nếu ai đó buộc bạn phải nói cái gì đó, viết cái gì đó về mùa xuân thì bạn sẽ nói gì? Con đường dẫn vào nhà tôi, có ít nhất là bốn nhà có cây anh đào rũ (weeping cherry blossoms). Loại hoa đào này màu hồng nhạt, gần tàn chuyển sang tím nhạt và khi sắp rơi còn lại màu trắng, dáng mềm mại rất đẹp. Cứ mỗi mùa xuân người Nhật có tục lệ “hanami” tổ chức tiệc picnic dưới cây anh đào. Họ chào đón sự vô thường, đến rồi đi của đất trời, nở rồi tàn của mùa hoa, sống rồi chết của đời người. Hoa đào hoa lê là bài thơ xuân của đất trời.
Matsuo Basho có nhiều bài hài cú mùa xuân rất hay, có bài cũng rất hóm.
From all these trees,
in the salads, the soup, everywhere,
cherry blossoms fall
Nhiều cây, nhiều hoa quá, nên khi hoa (anh đào) tàn, rơi theo gió bay vào sà lách, vào món ăn, tràn lan khắp mọi nơi. Yosa Buson, là họa sĩ nổi tiếng, ông bán tranh để nuôi thơ. Vì là họa sĩ nên thơ của ông cũng là một bức tranh rất đẹp, vẽ bằng chữ. By moonlight
The blossoming plum
is a tree in winter
Trong ánh trăng
Cây mai nở hoa trắng
như tuyết trên cây mùa đông
Mùa xuân đi thăm miền cỏ thơm, xuân này bạn đi thăm nơi nào, hoa lá ra làm sao? Cỏ nước Yên có màu xanh bích. Dâu nước Tần có màu xanh lục. Còn bạn thì đang thương nhớ ai?
Còn tôi thì khi đi ngang những cây hoa nở xum xuê, ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng tự hỏi không biết mùi thơm tỏa ra từ cây hoa nào. Và giọng hát Lệ Thu vẫn ngân nga trong đầu tôi với bài hát Đan Áo Mùa Xuân Từ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ là em thôi mong nhớ… Hôm qua hôm kia gì đó tôi thấy cả đàn chim én bay sà xuống bãi cỏ rồi bay vụt lên cây cao tôi lại nhớ và lang thang chim én mang sầu về cuối trời. Nhớ khơi khơi vậy thôi rồi mừng vì mình đang sống trong thanh bình không phải là ngưởi thiếu phụ ngồi đan áo mùa xuân mà cứ ngỡ là giấc mơ thanh bình.
Hoa bluebonnet có một sự tích khá dễ thương. Ngày xưa hạn hán kéo dài, người và súc vật đói khát, rất nhiều người chết. Có một cô bé thổ dân cha mẹ chết đói để cô bé lại sống cùng với bộ lạc. Shaman cầu mưa, nhưng không có kết quả, cô bé mang tặng thần linh con búp bê độc nhất của cô. Con búp bê có dắt lông chim nhuộm màu xanh thẫm ngã sang màu tím. Lòng thành của cô làm thần linh cảm động nên ban mưa cho loài người. Từ đó nơi cánh đồng có mọc lên một loại hoa màu xanh thẫm, dấu vết của món quà cô gái dâng tặng thần linh, hoa giống na ná cái mũ của các nhà đầu bếp người ta đặt tên là bluebonnet.
Tôi mượn một quyển sách ở thư viện, in cầu kỳ, bìa cứng, đầy màu sắc, và đặc biệt chỉ in một bên, còn bên kia để trống. Quyển sách có thể mở ra xếp vào theo nếp gấp như cánh quạt. Toàn bộ quyển sách là ý nghĩ của nhà văn Anne Dillard về chuyện viết văn. Chỉ là một đoạn ngắn thôi nhưng lại có thêm một đoạn giới thiệu của một bà nhà văn khác. Tôi chép lại văn của cả hai bà, bạn đọc chơi cho vui, còn tôi như là một hình thức ghi chép để dành học viết văn. Dĩ nhiên bạn muốn học ké thì học tôi không ngăn, nhưng nói trước tôi không chịu trách nhiệm việc bạn có thành nhà văn hay không đâu nhé.
Tiếng Anh ở trên, tiếng Việt ở dưới. Đoạn đầu là phần giới thiệu của nhà văn Susan Cheever. Đọan sau là của nhà văn Anne Dillar. Tôi dịch sơ sịa chưa dò lại nên câu cú chưa chỉnh và bây giờ thì phải đi làm. Tối về nếu khỏe thì sửa sau. Cuối bài là ảnh của mấy đóa hoa vô danh tôi gặp trong rừng. Tưởng tượng đó là những nhà văn vô danh cũng khoe nhan sắc dưới ánh mặt trời khi chung quanh không có loài hoa nào khác.
Give It All GiveIt Now
One of the Few Things I know About Writing
Annie Dillard
Inscribed & Illustrated by Sam Fink
“The way to write is to throw your body at the mark when your arrows are spent,” wrote Waldo Emerson.
In this vivid, inspiring book about writing and about life, Annie Dillard describes the daring generosity and boldness which writing asks of us. Writers who are willing to cut their favorite flourishes find them replaced with shimmering linguistic gifts. It’s hard to do. What if nothing better than that ever comes along, you think. What if this is by best?
As a previous writer, St. Francis of Assisi, famously explained, it is in giving away that we get, and in loving that we are loved. It sound crazy, doesn’t it? It especially sounds crazy in this world where people are measured by what they have and writers sit in classrooms comparing their hoarded piles of metaphors as if they were piles of gold. But it’s not crazy. On the contrary, it is sacred.
The secret to happiness is to give things away. The secret to love is to give things away. the secret to good writing is to give things away. Better things always follow. In any century, the trick is to have faith. Open your heart. Generosity brings gifts. As another genius, Leonard Bernstein, said more than thirty years ago: “I’m no longer quite sure what the question is, but I do know that the answer is Yes.”
(Phương pháp) viết văn là lao mình vào mục tiêu khi tất cả mũi tên của bạn đã bắn ra,” Waldo Emerson đã viết.
Trong quyển sách sống động đầy khích lệ về viết văn và cuộc đời, Annie Dillard miêu tả sự hào phóng đầy liều lĩnh và sự can đảm mà nghề viết văn đòi hỏi ở chúng ta. Nhà văn người sẵn sàng cắt bỏ những đoạn văn hay hoặc ý tưởng hay sẽ thấy chúng được thay thế bằng tài năng ngôn ngữ cháy ngầm. Điều này khó thực hành. Nhưng giả tỉ như những đoạn văn hay, hay ý tưởng hay sẽ không bao giờ đến, thì sao? Giả tỉ như những cái này là những cái hay nhất tốt nhất?
Một nhà văn thời đại trước, thánh Francis of Assisi, đã có lời giải thích rất nổi tiếng như sau: Cho tức là nhận, yêu đó là được yêu. Nghe như nói điên, phải không? Càng có vẻ điên hơn khi trong cõi đời này người ta được đo lường bằng của cải vật chất người ta sở hữu và nhà văn ngồi trong lớp học so sánh cái đống biểu tượng mà họ cóp nhặt tom góp bấy lâu nay như là đống vàng. Nhưng điều này không phải là điên. Ngược lại nó quí giá đáng được tôn thờ.
Bí mật của hạnh phúc là đem cho. Bí mật của tình yêu là đem cho. Bí mật của viết văn hay là đem cho. Những cái tốt hơn rồi sẽ đến. Vào bất cứ thế kỷ nào, cái khó là phải có lòng tin. Mở cửa tâm hồn. Sự hào phóng sẽ mang đến tài năng. Một thiên tài khác, Leonard Bernstein, đã nói hơn ba mươi năm trước: “Tôi không còn biết chắc cái câu hỏi nó như thế nào, nhưng tôi biết câu trả lời là Vâng.”
– Susan Cheever, December 10, 2008
One of the few things I know about writing is this: Spend it all, shoot it, play it, lose it, all, right away, every time. Do not hoard what seems good for a later place in the book, or for another book; give it, give it all, give it now. The impulse to save something good for a better place later is the signal to spend it now. Something more will arise for later, something better. These things fill from behind, from beneath like well water. Similarly, the impulse to keep to yourself what you have learned is not only shameful, it is destructive. Anything you do not give freely and abundantly becomes lost to you. You open your safe and find ashes.
Một trong những điều tôi biết về viết văn là như thế này: Tiêu hết dùng hết, thực hiện điều đó, chơi đùa với nó, đánh mất nó, tất tần tật, ngay lập tức, lần nào cũng thế. Đừng có để dành cái gì có vẻ như hay đẹp cho mai sau trong quyển sách, hay để dành cho quyển sách khác; viết ra ngay, viết hết tất cả ra, ngay lúc này. Cái bản năng muốn để dành cái hay để viết sau cho một nơi tốt đẹp hơn là cái dấu hiệu nên đem nó ra dùng ngay bây giờ. Cái gì đó tốt hơn đẹp hơn sẽ đến sau. Những cái này sẽ dâng lên làm đầy một cách âm thầm từ phía sau, hay từ phía dưới như là nước giếng vậy. Đơn giản, cái ý muốn dấu riêng những điều bạn học được chẳng những đáng xấu hổ nó còn phá hoại nữa. Tất cả những thứ bạn không mang tặng một cách tự do và đầy đủ sẽ bị quên mất. Bạn mở két và chỉ thấy đọng lại là tro tàn.
forsythia dưới cửa sổ của nhà thờ St. John đối diện với nhà hát thành phố, nơi này người ta có cơm từ thiện vào mỗi buổi trưa trừ ngày Chủ Nhật và Thứ Hai
Forsythia vài cành mọc hoang ở sau nhà
tình xuân
chùm hoa lê dại ở trạm xe lửa
vỏ cây beech, giống bức tranh không
đỏm dáng như những nàng con gái khoác áo mới đầu xuân đón gió
người ngồi sưởi nắng trầm tư
vẫn còn là mầm là nụ, vẫn còn ngủ giấc đầu xuân
daffodil nở hết mức đến đỉnh của cái đẹp
Forsythia còn gọi là hoa đầu xuân, hay là mai Mỹ, mọc ở bên hông nhà hát thành phố Newark gần trạm xe điện light rail trên một triền dốc
cửa sổ kính màu ở một ngôi nhà thờ cổ
vỏ cây beech, bạn có thể tưởng tượng ra hình của cái gì đó dùm tôi không
Hôm qua trời ấm, lên đến 64 độ. Một vài cây đào đã thấy nhú nụ hoa. Trên thảm cỏ đã có người ra nằm phơi nắng. Ở trong rừng dấu vết mùa đông vẫn còn. Trên bến sông, suốt ngày người ta đi tìm một người bị trôi sông.
Dù không được mừng Xuân theo kiểu Việt Nam với khí hậu ấm áp (hay mát mẻ) người Việt ở New Jersey vẫn ăn Tết. Tết Việt ở New Jersey có không khí đặc biệt với màn trình diễn văn nghệ. Giới thiệu bằng hai thứ tiếng Việt và Mỹ vì có người Mỹ tham dự. Trẻ em lên làm MC, và hát, giọng có pha cách phát âm của người ngoại quốc. Thức ăn bán cho người đến xem nhạc có bánh chưng, thịt kho, cải chua, bánh mì, bánh cuốn,… . Không đốt pháo thiệt được thì đốt pháo điện, đèn chớp chớp, nổ xẹt xẹt, tưởng tượng những cái tết năm xưa, ở Sài Gòn pháo treo từ tầng hai tầng ba xuống tới đất. Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa. Đón xuân Bính Thân tưởng niệm Tết Mậu Thân, người Việt tha hương luôn luôn bước giữa hai dòng nước, hiện tại và quá khứ.
Tuy không có phương du xuân thảo địa, và ăn tết khi trăng đã tuổi 13 của Nguyên Sa chứ chưa được như trăng rằm của Nguyễn Nhược Pháp khi nàng thiếu nữ vấn đầu soi gương theo thầy mẹ đi chùa Hương; Người New Jersey may mắn được trời cho khí hậu ấm áp lên đến 62 độ F, trong khi bữa trước còn lạnh lẽo chưa đến 40.
Ảnh từ trên xuống dưới từ trái qua phải, sân khấu với câu cộng đồng người Việt tự do, Hoa Hậu (Việt) của New Jersey (tên Julia Nguyễn) đội vương miện, mở đầu chương trình bằng những câu giới thiệu bằng tiếng Việt (dĩ nhiên rồi nhưng xin hiểu đây là một cố gắng rất đáng yêu). Sau đó là các bài hát mừng xuân, múa lân, múa nón múa quạt, múa dù. Các em bé ra hát và múa là ăn tiền nhất.
Cái màn trình diễn tám cô áo đỏ quạt vàng rất được tán thưởng, bởi vì người giới thiệu chương trình cho biết những nghệ sĩ trình diễn điệu vũ này đều là những bà mẹ đã có hai hay ba con. Thế mà vẫn rất xuân sắc, nuột nà, ẻo lã, thướt tha, mềm mại, các ông đứng thành nhóm cuối hậu trường la hét cổ võ um sùm, có người thậm chí hét lên You are beautiful. We love you. Mèn ơi, chắc mấy ông này là chồng hay người yêu của mấy cô này. 🙂
Có cả một màn trình diễn võ thuật đấu võ thật là đẹp mắt (thấy giống người Việt chẳng biết có phải Việt không). Bài hát Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy do ba thế hệ bà, mẹ, và em bé trình diễn rất cảm động. Rất tiếc tôi không chụp được ảnh. Tôi ngồi xa, mãi ở phía sau, lại mắc cỡ mỗi khi đứng dậy đi lên gần khán đài để chụp ảnh.
Nhớ hồi bốn năm trước đi xem văn nghệ Tết, gặp hai vợ chồng nhà văn Trần Hoài Thư, chị vẫn khỏe mạnh. Năm nay vắng vẻ hơn nhiều so với những năm trước. Văn nghệ nghiệp dư nhưng đây là một cố gắng thật lớn lao của người Việt. Tập dượt cả mấy tháng trời, biết bao nhiêu việc không tên nếu không có những người không tên giúp chắc là khó hoàn thành, và biết bao nhiêu tiền của đổ vào trong quần là áo lượt. Tôi tự hỏi khi lớp già chúng tôi chết hết rồi thì Tết của người Việt ở hải ngoại có còn tiếp tục không? Có lẽ sẽ còn, tôi hy vọng thế.
Tôi và ông Tám vào cửa thì nghe một người trong ban Tổ Chức nói, người già không thu tiền vé. Xin mời hai bác vào và người ta đưa cho hai cái vé. Ông chồng tôi tự nhiên để râu dài cả hai ba phân, bạc trắng. Tôi thì cũng bạc đầu (và may quá) không có râu. Thế là được lên hàng senior. Dù không phải tốn tiền xem văn nghệ tôi cảm thấy hơi buồn vì già trước tuổi. Giá mà người ta cứ bắt phải trả tiền chắc là vui hơn. 🙂
Thời tiết bất thường nên cây mọc đầy lá xanh che mất mấy cây eastern redbud. Loại này mọc hoang có màu tím nhạt, hoa nhỏ như những hạt bắp non màu tím mọc chi chít trên cành. Chung quanh nhà tôi có chừng 6 hay 7 cây nho nhỏ như thế này.
eastern redbud
Eastern Redbud nhìn gần thì nó như thế này.
Trổ muộn
Chẳng biết hoa gì, có lẽ cũng là một loại đào, trổ muộn. Nhìn thấy nó trong công viên Military Park trưa hôm qua.
một buổi hòa nhạc jazz trong Hilton Gateway Concourse
Đi ngang concourse thấy một buổi hòa nhạc jazz thu hút khá đông khán giả rất hào hứng. Không thấy có piano, chỉ có hồ cầm, kèn và trống.
Gọi là ảnh vụn vì nó là những tấm ảnh nháy đại trên đường đi bộ. Bây giờ thì tôi thuộc đường đi coi như tám chục phần trăm của toàn bộ Watchung Reservation với diện tích gần 2000 mẫu (acres). Sau mùa đông ai cũng cố gắng khôi phục lại thân thể. Sáng sớm thấy người ta chạy bộ, đạp xe lên dốc núi mà thán phục. Sức khỏe tôi xuống dốc nhiều, mệt thường xuyên, nhưng cố gắng vận động cho chậm đường xuống dốc. Thứ Bảy đi bộ ba tiếng. Chủ Nhật đi bộ bốn tiếng. Có những chỗ lên dốc tôi đi rất chậm. Lúc sau này không đi theo mấy cái nhóm hiking nữa vì họ đi nhanh, theo họ sợ đứng tim mà chết dọc đường. Dọc đường bắt gặp nàng lady bug đang tắm nắng trên cây. Khoảng 9 giờ sáng, nắng chưa gay gắt lắm, đi ngang một cánh đồng đầy cây lau. Như một ngón tay gãi trời xanh. Một đóa sơn thù du (dogwood) trắng đầu mùa. Một con đường nằm ngoài hiking trail nhưng tôi thử làm một cuộc thám hiểm. Đoạn đường này bắt ngang bên trên đường cao tốc 78. Hai bên đường có hàng rào rất cao. Mùa thu, dây leo tường xuân màu đỏ thắm thả từ trên đường này lòng thòng, lái xe dưới đường 78 nhìn lên rất đẹp. Một cánh đồng lau phơi mình trong nắng sớm. Bên trong là một cái trail dẫn đến khu nhà bỏ hoang. Sơn thù du đầu mùa, mới nở, nhìn từ xa như những cánh bướm xanh đậu chi chít trên cành.
Ảnh này thì không chụp ở đường đi bộ, mà scan từ quyển sách hướng dẫn của bộ phim cùng tên. Ở thư viện địa phương của tôi có một loạt sách vở, phim ảnh, có tên là The Great Courses. Tôi đã nghe và xem nhiều “bài học” như loạt phim này. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn yêu thích bộ môn nhiếp ảnh mấy tuần nay nhưng tôi bận quá, mệt quá, và lười quá, viết chẳng thành câu.
Đây là một bộ phim bao gồm bốn DVD. Mỗi DVD có chừng năm hay sáu bài được thuyết trình bởi hai hay ba nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, phóng viên cộng tác với tạp chí National Geographic lâu năm. Tay nghề của họ chừng hai ba chục năm trở lên. Nếu bạn say mê bộ môn nhiếp ảnh, bạn sẽ thích bộ phim này. Nói về mặt giải trí, thì đây là một bộ phim thu hút, tuy nhiên bạn sẽ có lúc bực mình vì lối nói ề à của một vài giảng viên. Tôi thích những người thuyết trình viên nói nhanh và ngắn gọn. Nói về mặt kiến thức, ngoài kỹ thuật nhiếp ảnh, bạn sẽ được đưa đến những chân trời xa lạ, tiếp xúc với nhiều văn hóa khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy có nói về thú vật ở trong rừng Cúc Phương, những loại thú hiếm quý thế giới mới được biết đến trong rừng này. Những nhà nhiếp ảnh bậc thầy này, vẫn bảo rằng họ học thêm từng ngày, thế thì tôi không nên lấy làm xấu hổ với ảnh của mình.
Xem đi xem lại bộ phim này, và muốn có để làm tài liệu nghiên cứu học thêm, tôi tìm trên Amazon thấy đề giá 190 Mỹ kim. Dù rất đáng tiền nhưng tôi hà tiện nên không mua.
Hoa đào nở rộ ở Washington DC ngày 11 tháng 4. Ở Branch Brook Park người ta tổ chức hội hoa đào ngày 19 tháng Tư. Tôi đến công viên hoa đào vào giờ ăn trưa ngày thứ Tư vừa qua. Nắng chói chang, trời nóng. Hoa đào đã tàn hết, chỉ còn lại vài cây nở muộn. Có gì thì hưởng nấy.
Trên đường hiking ở Watchung Reservation gặp rất nhiều hoa này. Hoa bóng ngời dưới ánh nắng, mới nhìn tưởng là hoa giả. Khi mọc thành cụm, khi mọc thành một vạt dài cạnh chân núi đầy đá.
Chụp gần thì nàng đẹp như thế này.
Chẳng biết là đào hay lê, nhưng hoa mọc trắng cả một vạt rừng. Trời đang nắng, chụp cảnh rừng nửa sáng nửa tối là một tai họa cho người chụp ảnh.
Buổi trưa đi bộ thấy mấy cây đào cạnh nhà thờ, trong công viên Military park đang nở rộ.
Tulip, hay gọi là uất kim hương, nở trong công viên, military park.
Chùm hoa lê của hàng cây trồng dọc theo building FBI. Nơi đây có gắn máy chụp ảnh trên vỉa hè, để FBI quan sát người qua lại và bảo vệ building. Chụp nhưng vẫn sợ bị người ta rầy.
Uất kim hương trong công viên.
Bồ công anh chụp ở công viên Washington Park trước thư viện Newark.
Một trong những nguyên tắc tối quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh là cách dùng ánh sáng. Các bậc thầy nhiếp ảnh luôn dạy là ánh sáng một giờ trước lúc hừng đông, và một giờ sau khi hoàng hôn là nguồn ánh sáng lý tưởng. Để chụp ảnh vào lúc thời điểm với nguồn ánh sáng này cần có tripod.
Thầy dạy là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Tôi thường đi bộ vào giờ ăn trưa, lúc đó ánh sáng ngay đỉnh đầu, chói chang, ảnh không đẹp được. Muốn chụp ảnh đẹp vào giờ này cần phải biết sử dụng máy và điều chỉnh ánh sáng. Đó là những điều tôi chưa biết và biết chưa rành. Tuy nhiên những bậc thầy cũng nói là họ vẫn cố gắng học hỏi từng ngày, và nếu họ là bậc thầy mà vẫn học thì mình có vụng về cũng chẳng sao, tiếp tục học.
Thử chụp ảnh, mới thấy muốn có ảnh đẹp đòi hỏi nhiều công sức, kiên nhẫn. Ngay cả bậc thầy họ cũng cần có những khi may mắn. Họ cũng nói rằng, họ càng cố gắng chịu cực, chịu khó, thì họ càng bắt được những dịp may.
Chỉ là hoa thôi, xem cho vui mắt, đỡ phải suy nghĩ nhức đầu. Tháng Tư qua rồi.
Mùa xuân rồi đó. Năm nay không được mùa hoa đào. Đang lạnh bỗng có ngày lên đến gần tám mươi độ, cây ra lá chứ không ra hoa. Vài hôm sau trời lạnh trở lại, có vài cây đào nở muộn. Đào và magnolia còn gọi là mộc lan nở hầu như cùng một lúc. Sau đó đến dogwood, còn gọi là sơn thù du. Ở đây đi đâu cũng thấy màu hồng, tím, trắng. Tím nhạt tím đậm, azalea màu tím cũng nở hoa có vẻ như ẩn núp ở chân tường.
Mộc lan cũng nở xum xuê như hoa đào, nhưng hoa đào có vẻ mềm mại ẻo lả, còn mộc lan thì mạnh mẽ, khỏe khoắn. Mỗi cái hoa to như cái bát, sức sống như trào ra hết trên cành. Mộc lan có nhiều loại, thấy wikipedia nói hơn 200 loại mộc lan. Có lần tôi đi thăm rừng thực vật Washington D. C. mỗi góc rừng có cả chục loại mộc lan. Người Mỹ thường xem hoa mộc lan như biểu tượng của phụ nữ miền Nam, rừng rực sức sống, chịu đựng được nỗi khổ của cuộc sống, cả tinh thần lẫn vật chất.
You must be logged in to post a comment.