Bản nhạc jazz cuối cùng

Gần đến ngày về hưu, tôi nhìn những chuyện xảy ra chung quanh tôi bằng ánh nhìn từ giã. Cái gì cũng khiến tôi nghĩ, đây là cái cuối cùng. Thí dụ như đi ngang qua hành lang dẫn từ nhà ga xe lửa đến thư viện bỏ túi để đem tặng những quyển sách của tôi đọc xong, thấy chương trình nhạc jazz người ta tổ chức vào ngày thứ Tư đầu tiên trong tháng, tôi nghĩ đây là buổi nhạc jazz cuối cùng trong thành phố nơi tôi làm việc ba mươi năm. Vì nghĩ thế nên tôi dùng điện thoại quay một đoạn nhạc, để đánh dấu.

Thật ra không có gì để cảm động đến bi lụy. Tôi không mê nhạc jazz cho lắm, nghe cho biết, để khi người ta nói mình biết người ta nói cái gì. Hình như tôi chẳng mê cái gì, hoặc là cái gì tôi cũng mê như nhau. Nhạc jazz thì có nhiều, thậm chí trong computer của tôi nghe không hết. Còn thích nữa thì mượn ở thư viện về nghe. Khi chưa đến lúc lìa đời thì chuyện xảy ra ngày hôm nay không chắc đã chuyện cuối cùng. Bởi vì sau khi về hưu tôi vẫn có thể đáp xe lửa vào thành phố đi chơi, nghe nhạc, dạo chợ lộ thiên bán nông phẩm, mỏi chân đáp xe lửa đi về. Nhưng, tôi biết, tôi rất lười đi, do đó có thể vẫn nghe nhạc nhưng không siêng đến độ vào thành phố nghe trình diễn nhạc sống như thế này.

Cứ mỗi đầu tháng, ngày thứ Tư, người ta mời một ban nhạc jazz đến trình diễn. Ban nhạc này thường có thu CD để ra mắt khán thính giả, và nhạc của họ thường được trình tấu trên đài phát thanh địa phương.

 

Hạ khúc

Để chấm dứt mùa hạ, xin mời bạn nghe đoạn cuối Summer, Presto. Nghe đã lỗ tai luôn.

Vivaldi: Violin concerto, in G minor, Op. 8/2, RV 315, “The Four Seasons (Summer)” 3. Presto. Trích trong Eight Seasons, Gidon Kremer / Kremerata Baltica. Vivaldi/Piazzolla

Nhạc Blues trong văn học Hoa Kỳ

Xin mời các bạn đọc bài này trên trang Gió O.

Nhạc Blues và ca dao Việt Nam phần 1

Nhạc Jazz phần 1.

Nhạc Jazz phần 2. 

nghệ sĩ thôi kèn

And far into the night he crooned that tune.
The stars went out and so did the moon.
the singer stopped playing and went to bed
While the Weary Blues echoed through his head.
He slept like a rock or a man that’s dead.

(Đoạn cuối cùng trích trong bài thơ The Weary Blues của Langston Hughes.)

Sâu lắng vào đêm, chàng cất giọng
Sao và trăng lặn tắt trong mây
Chàng ca sĩ ngừng ca rồi đi ngủ
Điệu Blues mỏi mòn âm vọng xoay
Chàng ngủ say quên cả đất trời
Như hòn đá hay như người đã chết.

Hãy dìu bước tôi cho đến cuối cuộc tình

Leonard Cohen – Dance Me To The End Of Love

Dance me to your beauty with a burning violin
Dance me through the panic ’til I’m gathered safely in
Lift me like an olive branch and be my homeward dove
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love

Oh let me see your beauty when the witnesses are gone
Let me feel you moving like they do in Babylon
Show me slowly what I only know the limits of
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Dance me to the wedding now, dance me on and on
Dance me very tenderly and dance me very long
We’re both of us beneath our love, we’re both of us above
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love

Dance me to the children who are asking to be born
Dance me through the curtains that our kisses have outworn
Raise a tent of shelter now, though every thread is torn
Dance me to the end of love

Dance me to your beauty with a burning violin
Dance me through the panic till I’m gathered safely in
Touch me with your naked hand or touch me with your glove
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love
Dance me to the end of love

Một buổi sáng đầu tháng Tám chỉ ngồi nghe nhạc

Bắt chước một blog bạn, HN The Kitchen Window, tôi nghe Leonard Cohen. Tôi nghiện cái giọng khàn đặc quếnh của ông và lyrics của ông ngay cả trong đọa lạc cũng có nhuốm chút Thiền, vài nét đơn sơ của vòng Sinh Tử Bệnh Lão Khổ, nhuốm chút vô thường của cuộc đời, có lẽ vì ông có thời học làm thầy tu. Tôi nghe album Ten New Songs và thấy có ba bài hợp ý (vì nó giống nhạc Việt quá)

Boogie Street

O Crown of Light, O Darkened One,
I never thought we’d meet.
You kiss my lips, and then it’s done:
I’m back on Boogie Street.

A sip of wine, a cigarette,
And then it’s time to go.
I tidied up the kitchenette;
I tuned the old banjo.
I’m wanted at the traffic-jam.
They’re saving me a seat.
I’m what I am, and what I am,
Is back on Boogie Street.

And O my love, I still recall
The pleasures that we knew;
The rivers and the waterfall,
Wherein I bathed with you.
Bewildered by your beauty there,
I’d kneel to dry your feet.
By such instructions you prepare
A man for Boogie Street.

O Crown of Light, O Darkened One…

So come, my friends, be not afraid.
We are so lightly here.
It is in love that we are made;
In love we disappear.
Tho’ all the maps of blood and flesh
Are posted on the door,
There’s no one who has told us yet
What Boogie Street is for.

O Crown of Light, O Darkened One,
I never thought we’d meet.
You kiss my lips, and then it’s done:
I’m back on Boogie Street.

A sip of wine, a cigarette,
And then it’s time to go . .

By the Rivers Dark ,

By the rivers dark
I wandered on.
I lived my life
in Babylon.

And I did forget
My holy song:
And I had no strength
In Babylon.

By the rivers dark
Where I could not see
Who was waiting there
Who was hunting me.

And he cut my lip
And he cut my heart.
So I could not drink
From the river dark.

And he covered me,
And I saw within,
My lawless heart
And my wedding ring,

I did not know
And I could not see
Who was waiting there,
Who was hunting me.

By the rivers dark
I panicked on.
I belonged at last
to Babylon.

Then he struck my heart
With a deadly force,
And he said, ‘This heart:
It is not yours.’

And he gave the wind
My wedding ring;
And he circled us
With everything.

By the rivers dark,
In a wounded dawn,
I live my life
In Babylon.

Though I take my song
From a withered limb,
Both song and tree,
They sing for him.

Be the truth unsaid
And the blessing gone,
If I forget
My Babylon.

I did not know
And I could not see
Who was waiting there,
Who was hunting me.

By the rivers dark,
Where it all goes on;
By the rivers dark
In Babylon.

Here It is, 

Here is your crown
And your seal and rings;
And here is your love
For all things.

Here is your cart,
And your cardboard and piss;
And here is your love
For all of this.

May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And my love, Goodbye.

Here is your wine,
And your drunken fall;
And here is your love.
Your love for it all.

Here is your sickness.
Your bed and your pan;
And here is your love
For the woman, the man.

May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And, my love, Goodbye.

And here is the night,
The night has begun;
And here is your death
In the heart of your son.

And here is the dawn,
(Until death do us part);
And here is your death,
In your daughter’s heart.

May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And, my love, Goodbye.

And here you are hurried,
And here you are gone;
And here is the love,
That it’s all built upon.

Here is your cross,
Your nails and your hill;
And here is your love,
That lists where it will

May everyone live,
And may everyone die.
Hello, my love,
And my love, Goodbye.

Playlist tháng Tám

Tôi lang thang qua nhà các blog bạn, thấy cái playlist này. Tuyệt vời. Trộm phép của chủ blog, kéo về đây để dành làm tài liệu cho cuộc ngâm cứu chủ đề jazz.

Playlist tháng Tám 

Ngồi viết trong tiếng piano khẽ khàng và tiếng kèn thật dịu dàng của Chet Baker trong bài Almost Blue. Một món quà tuyệt vời cho một ngày đầu tháng Tám.

Viết thêm

Hôm trước, hỏi mình nhạc jazz là gì. Nhiều khi nghe nhạc jazz mà không biết là nhạc jazz. Sáng nay sực nhớ ra có hai bài, mình biết là nhạc jazz, đã đăng lên blog để nghe, nhưng quên nhắc đến. Đó là bài “Nature Boy” và “If I Didn’t Care.”

“Nature Boy” có nhiều người hát. Nat King Cole và sau này Celine Dion. Tác giả là eden ahbez, ông này nhất định viết tên mình bằng chữ lower case. Nhạc sĩ viết tiếng Yiddish Herman Yablokoff kiện ahbez cáo buộc tội đạo nhạc, hai bên thỏa thuận một số tiền bên ngoài tòa án. Ngoài ra có người bảo rằng ahbez mượn đỡ một đoạn nhạc của Antonin Dvorak – Piano Quintet No. 2 in A, Op. 81. Bài này xuất hiện ở nhiều phim The Talented Mr. Ripley và Moulin Rouge.

“If I Didn’t Care” xuất hiện trong phim “Miss Pettigrew Lives for a Day” và “The Shawshank Redemption.”

Còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ ghi chú lại đây một chút để dành cho mai mốt.

Jazz in the garden 4

Sở dĩ có mấy cái post jazz là gì, rồi jazz trong phim ảnh và văn học là tại vì tôi đi xem Jazz in the garden hằng tuần. Đây là tuần thứ tư, mới xem hồi thứ Năm vừa qua. Tôi đến trễ, không còn chỗ trong bóng mát. Thấy có chỗ trống ngồi vào thì bà cụ bên cạnh nói, người ta bỏ ghế này vì bị cây cột chống lều, và cái máy khuếch đại âm thanh án ngữ. Bạn đọc tha thứ cho những tấm ảnh này. Tôi nhận ra cái shyness của tôi làm tôi trở nên què quặt nhiều mặt. Tôi không dám đứng ra giữa sân để chụp ảnh như những người chụp ảnh. Ngay cả đứng lên để chụp ảnh tại chỗ tôi cũng thấy ngượng ngùng, có cảm tưởng người ta nhìn mình, nhìn cái búi tóc bạc giấu sau cái mũ, nhìn cái lưng đã bắt đầu có dáng hơi còng.
toàn ban nhạc Cocomama
Đây là ban nhạc Cocomama. Ban nhạc có chín người, nhưng người chơi đàn bass bị che khuất sau các nhạc sĩ, ca sĩ, và cái loa. Tôi nghe tiếng bass đệm và đôi khi độc tấu nhưng không thấy người, ban đầu ngỡ là người chơi piano đệm theo bắt chước tiếng bass. (Tại không rành âm nhạc nên muốn tưởng sao thì tưởng) 🙂
quả bầu làm nhạc cụ
Ban nhạc này được giới thiệu là All female Latin Jazz group. Nửa phần đầu họ trình diễn nhạc Cuba. Sau đó họ hát nhạc của Peru và có bài nhạc tiếng Anh. Có lẽ đây là bản nhạc rất phổ biến nên tôi nghe khán giả phía sau lưng tôi hát theo. Vì là nhạc Cuba và châu Mỹ Latin nên họ có vài loại trống. Ảnh này là quả bầu được dùng làm nhạc cụ. Sau lưng người ca sĩ này là một cặp trống có chiều cao đến bụng. Tôi nghĩ thiếu tiếng trống chắc khó truyền đạt âm nhạc châu Mỹ Latin. Tôi rất yêu tiếng trống trong âm nhạc, cố gắng phân biệt tiếng trống của các quốc gia Ả Rập, nghe thì có thể phân biệt nhưng diễn tả bằng ngôn ngữ thì bất khả.
drummer and percussionist
Đây là hai nữ nghệ sĩ đánh trống. Ban nhạc toàn nữ này mang cho tôi cảm giác rất đặc biệt. Khâm phục họ và họ đáng tự hào. Và nhận ra thế giới ngoại quốc có dành chỗ cho nữ giới. Không được rộng rãi như chỗ của nam giới, nhưng họ cũng tạo ra một chỗ đứng cho họ. Cô gái đánh trống này thật là xinh đẹp, và tôi yêu cái mũ đàn ông của cô.
volunteer dancers
Hôm ấy là một ngày mùa hè đẹp tuyệt vời. Không nóng lắm và có gió hiu hiu. Trời xanh với những cụm mây trắng lười biếng bay. Tôi không muốn trở về chỗ làm. Ngồi nghe nhạc và nghĩ đến những câu thơ.

Dẫu rằng người có phụ tôi.
Thì mây vẫn trắng thì trời vẫn xanh.

Được hai câu thì bí rồi nên tiếp tục nghe nhạc. Tôi yêu nhạc vùng Caribbean và tiếng trống kể từ khi tôi nghe bài Kiss The Girl trong The Little Mermaid. Tiếng trống rộn ràng, rạo rực. Những nhà nghệ sĩ của ban nhạc Cocomama, chơi những bản nhạc nhanh vui theo điệu Salsa nên nhiều người ngứa ngáy đôi chân. Khi họ được khuyến khích ra sân khiêu vũ thì họ ra ngay. Đây là những người khiêu vũ với những bước rất đẹp mắt. Cách họ uốn éo di chuyển chứng tỏ có một thời họ làm chủ sàn nhảy nào đó. Nhìn cái lưng của người phụ nữ áo đen và mái tóc cắt ngắn rất khéo tôi có cảm tưởng nàng là người Á châu. Nhảy đẹp lắm.
một cặp khiêu vũ
Đứng chật sân nhưng chỉ toàn là phụ nữ. Khi ông này lên khiêu vũ với bà này, khán giả vỗ tay um sùm. Sau lưng tôi là một ông cụ. ông hát theo ca sĩ và tiếng đàn, giọng trầm hơi khàn, mỗi lần nghe một đoạn nhạc hay ông kêu lên Ô lê, Ô lê, Ô lê, đôi khi ông “hum” (âm thanh ngậm lại trên môi không phát ra thành tiếng) ông sành âm nhạc lắm a.

Tôi hoàn toàn không biết nhạc lẫn lời. Chỉ ngồi đó nghe âm thanh và giai điệu. Khi họ hát những bản nhạc jazz chậm, tôi đoán lời hát chắc phải não nuột lắm, nhưng âm thanh điệu nhạc vẫn dồn dập rộn rã. Nhạc vẫn vui dù lời hát có buồn. Với âm nhạc, một buổi trưa hè như thế này, dù có bị tình phụ thì trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, mình vẫn sống nhăn. Tình phụ, đó là sự tưởng tượng của một người ôm mộng làm dzăng sĩ. Chứ tình phụ xảy ra hồi mấy chục năm về trước kia.

Jazz trong phim ảnh 1

Hôm qua tuyên bố sẽ viết về Jazz trong văn học và phim ảnh. Sáng nay tự hỏi mình biết gì về chủ đề này mà tuyên bố như vậy. O Gió chắc biết tật của tôi. Để bắt buộc mình tập trung về một chủ đề nào đó, tôi thường tuyên bố trước, rồi bắt mình phải giữ lời hứa. Cũng có một đôi lần thất hứa, nhưng thường hễ đã hứa thì tôi cố gắng làm với tất cả những giới hạn và khiếm khuyết của mình.

Hôm qua tôi nói nhạc Jazz phát xuất từ người da đen nghèo, nhạc của họ buồn. Sáng nay nói thêm. Nhạc jazz ban đầu phát xuất từ miền Bắc châu Phi Congo và Savannah khu vực lòng chảo của rừng nhiệt đới. Nhạc cụ là những khúc gỗ được biến thành trống. Người Bắc Phi đã từng xâm lấn Spain và từ đó mang tiếng kèn (rồi sau nữa là guitar, dương cầm và vĩ cầm) vào nhạc jazz. Nhạc jazz ở Hoa Kỳ (nhạc jazz có khắp nơi trên thế giới, đặc biệt lớn mạnh ở Pháp) biến chuyển theo thời gian, từ ban nhạc nhà nghèo với vài ba cây kèn và guitar, đến giàn nhạc đại hòa tấu, vài chục cây kèn, dương cầm vĩ cầm, có nhạc sĩ biểu diễn solo, vào những đại hí viện. Tôi không muốn gọi đây là nhạc sang trọng nhưng rõ ràng là muốn thưởng thức thì phải có tiền nhiều. Tôi vẫn tin (đầy vẻ ngây thơ ngớ ngẩn) là, người biểu diễn, người nghe, và nơi biểu diễn, có thể nghèo nàn hay giàu có nhưng tự âm nhạc thì không dành riêng cho ai cả. Âm nhạc giàu có ở âm thanh và giai điệu và miễn là đừng điếc thì ai cũng có thể nghe và thưởng thức nó với chính cảm quan của mình. (Ngay cả điếc như Beethoven mà còn viết được bản dương cầm bất hủ For Elise). Nhạc jazz có khi chậm buồn có khi nhanh vui (swing) có khi ồn ào cuồng loạn (rock’ n ‘ roll). Mình thích hay không thích một giai điệu có thể bắt nguồn từ tâm thức, kinh nghiệm, hay thói quen, nhiều hơn là vì kinh tế.

Khi nghĩ đến jazz trong phim ảnh, tôi không nhớ ra phim nào ngay lập tức, ngoại trừ The Great Gatsby. F. Scott Fitzgerald là nhà văn của thời kỳ nhạc jazz hưng thịnh, do đó có lẽ nhạc jazz sẽ xuất hiện tràn đầy trong phim. Tôi xem lại phim này, mới làm năm 2013 của đạo diễn Baz Luhrmann. Thú thật khi xem phim này lần đầu tôi đã có chút thất vọng. Tôi thích cái hào nhoáng giàu có, thích màu sắc của thời trang, thích cái mới mẻ của phim nhưng tôi cũng chính những khía cạnh này mà tôi không thích phim The Great Gatsby của Luhrmann. Phải công nhận, khó mà làm vừa lòng khán giả xem phim này, bởi vì họ đã được xem quá nhiều phim bản (1926, 1949, 1955, 1974, 1999 opera, 2000 phim truyền hình) cũng như đã đọc quyển tiểu thuyết này từ năm xửa năm xưa. Xem lại phim này với ý định tìm hiểu nhạc jazz trong phim, cốt truyện xảy ra năm 1922, quyển tiểu thuyết được xuất bản năm 1925, thế nhạc jazz trong phim có thể hiện nhạc jazz của thời đại ấy không? Tôi thất vọng thêm lần nữa. Luhrmann đưa hip hop, rap vào phim, đây có thể là biến thể của jazz nhưng vài chục năm sau. Tôi sẽ tìm xem những phim bản trước đó và sẽ trở lại với bài blog này. Tôi đã xem phim năm 1974 Robert Redford đóng, nhưng không còn nhớ chi tiết đặc biệt là soundtrack của phim.

Thôi để hôm khác viết tiếp. Đang viết ngon trớn nhưng tôi phải chuẩn bị đi làm.

Nhạc Jazz là gì?

Mấy năm trước, tôi đăng bản nhạc hòa tấu cổ điển, một bạn đọc đi ngang, đã lên tiếng. Theo ý bạn loại nhạc này sang trọng, là nhạc nhà giàu, thời thượng. Bạn ấy chỉ nghe và thích nhạc cổ điển dân tộc Việt Nam, những điệu hò, điệu lý, đàn bầu, đàn tranh. Tôi cũng thích nhạc này nhưng không luôn tìm được để nghe.

Là một người khá nhạy cảm, hay quan sát nội tâm, tôi tự hỏi có phải mình nghe bằng chính cái thành kiến của mình không. Tôi có cảm tưởng bạn nghĩ tôi là người vọng ngoại, tôn thờ văn hóa nước ngoài, chỉ là một thứ học làm sang.

Mới đây khi tôi kể chuyện đi xem nhạc jazz, có bạn cho rằng cần phải có chút tinh tế và nghệ sĩ tính để thưởng thức nhạc jazz. Tôi lại cẩn thận nhắc mình, đừng nghe bằng thành kiến của mình. Tôi không (luôn luôn) vọng ngoại, không học làm sang, không (tuyệt đối) tôn thờ văn hóa nước ngoài. Tôi đang từng ngày và từng bước, tìm hiểu cuộc sống chung quanh mình, mở cửa tâm hồn để tiếp nhận văn học nghệ thuật nơi tôi đang sống. Mấy mươi năm quanh quẩn với cơm áo gạo tiền, bây giờ tôi mới có dịp để ý đến nền văn hóa hiện diện chung quanh tôi.

Jazz có phải là loại nhạc dành cho những người giàu có sang trọng, hay đặc biệt chỉ dành cho những nhà nghệ sĩ tinh túy không? Tôi muốn kêu to rằng, không! Nhạc jazz phát xuất từ người Mỹ gốc châu Phi làm sao là nhạc nhà giàu cho được.

Người châu Phi, bị bắt sang châu Âu và châu Mỹ làm nô lệ, đời sống của họ đầy những bất hạnh, nghèo khó, đau khổ, và tối tăm. Nhạc của họ là những bài hát nói về những cuộc tình tan vỡ, bội bạc, và họ nhận chìm đau thương trong men rượu. Nhạc cụ của họ thường chỉ có một cây đàn guitar hay một cái kèn đồng. Ngay cả sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ cuộc sống của những người nghệ sĩ da đen vẫn nghèo khó rày đây mai đó, từ hộp đêm này sang hộp đêm khác. Dăm ba người nghệ sĩ, vài ba cây kèn đồng, giàn trống về sau họ có thêm piano gia nhập. Nhạc jazz làm tôi nghĩ ngay đến những quán rượu về đêm, khói thuốc mù mịt, tiếng kèn khàn khàn, giọng ca sĩ nhừa nhựa mụ mị. Đó là những hình ảnh tôi nhìn thấy trong phim chứ nhạc jazz trong phòng trà hộp đêm có từ thời tôi chưa ra đời và từ khi sống ở Hoa Kỳ tôi chưa hề biết cái hộp đêm nó ra làm sao. Tôi đoán bạn cũng như tôi, nhiều khi nghe nhạc jazz mà không biết đó là nhạc jazz.

Nhạc jazz là gì? Tôi nghĩ nghe một bản nhạc tôi có thể nói một cách do dự, bản này, cách trình tấu này nghe giống như nhạc jazz. Tôi không chắc là nếu bạn cho tôi nghe một bản nhạc lạ, tôi có thể nhận ra đó có phải là nhạc jazz hay không. Nhận biết một bản nhạc jazz, với tôi không dễ, nhưng vẫn dễ dàng hơn định nghĩa nhạc jazz. Ngay cả đối với những người chuyên nghiệp, định nghĩa nhạc jazz là gì, không phải dễ dàng.

Để tìm hiểu nhạc jazz tôi tham khảo quyển “Why Jazz? – A Concise Guide” của Kevin Whitehead. Đây là một quyển sách mỏng, dễ hiểu, bởi vì tác giả không viết theo lối hàn lâm. Ông đặt ra những câu hỏi ngắn, và câu trả lời cũng ngắn gọn, đơn giản, để thỏa mãn tò mò của độc giả (không chuyên về nhạc) như tôi. Sau đây là phần tôi trích dịch trong quyển sách. Tuy ông viết rất dễ hiểu, nhưng tôi thấy khó dịch, vì tôi không có đủ từ Việt về âm nhạc. Tôi chỉ dịch theo cách tôi hiểu, và dịch thoáng, thêm chữ hay bớt chữ để câu văn viết dễ đọc và xuôi tai.

Trang 5. Jazz là gì?

Jazz có nhiều loại, nhịp điệu khác nhau, nên khó có một định nghĩa đơn giản để mọi người đều đồng ý. Người sành điệu có thể không chấp nhận một số nhạc sĩ, bảo rằng những người này không phải là nhạc sĩ jazz vì loại nhạc họ trình diễn không phải là nhạc jazz. Tuy nhiên để bắt đầu cuộc tìm hiểu chúng ta có thể tạm chấp nhận rằng: jazz là một loại nhạc có nhịp điệu trái ngược nhau, chú trọng việc phô trương kỹ thuật trình diễn cá nhân, thường là do sự tự cải biến trong lúc trình diễn. Jazz là một hỗn hợp gồm nhiều khía cạnh của nhạc dân ca và nhạc hòa tấu nghệ thuật. Đặc tính (cái hay cái đẹp) của jazz là bộc lộ rõ rệt cá tính của người Mỹ da đen, bất kỳ người trình diễn là ai hay trình diễn ở đâu.  Đối với nhạc sĩ jazz, loại nhạc cụ họ sử dụng không quan trọng bằng cách họ sử dụng nhạc cụ: tác phẩm được cải biến bằng cách “bóp méo” (một cách nghệ thuật) nhịp điệu (rhythms), âm điệu (melodies), ngay cả hình thức (forms) của bản nhạc.

Trang 1. Tại sao nghe nhạc jazz?

Vì nhạc jazz thú vị. Sau đó mới đến các lý do khác. Jazz hấp dẫn vì loại nhạc này được xem là một cách thử thách tài năng của nhạc sĩ và cũng là một khía cạnh văn hóa, tiếng nói của người Mỹ gốc Phi châu với thế giới. Nhưng tất cả những điều này chẳng có nghĩa lý gì nếu nhạc jazz nghe không thú vị. Jazz là một thế giới âm nhạc riêng biệt, bao gồm loại nhạc jazz truyền thống vùng New Orleans và nhạc jazz tự do không theo thể loại nhất định, nhạc swing cuồn cuộn của Kansas City và loại bebop dồn dập, nhạc jazz được trình diễn bằng đàn guitar điện âm thanh dòn dã, những đoạn nhạc được viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, loại nhạc jazz quí phái, quyến rũ dục vọng, khôi hài, loại nhạc thưởng thức bằng trí óc và nhạc để nhảy múa, nhạc blues, nhạc Viễn Tây (country music), rock’n’roll. Tất cả đều gọi chung là jazz.

Trang 2. Tôi có cần phải thích tất cả loại nhạc jazz không? Tôi có cần phải biết lịch sử nhạc jazz để thưởng thức nhạc không?

Giới hâm mộ nhạc phản ứng theo bản năng. Họ nghe nhịp điệu hòa quyện với âm thanh của nhạc cụ hoặc là giọng hát của ca sĩ và họ thích ngay lập tức. Đối với một số thính giả, chỉ cần biết một loại nhạc jazz là đủ rồi. Họ có thể nghĩ là chỉ có một loại jazz đó là quan trọng thôi.

Nhưng jazz lại quan trọng về sự thay đổi: cách mà nhạc sĩ “riff”[1], ý tưởng, hoặc phong cách trình diễn đã biến bản nhạc gốc thành một bản nhạc khác. Với những người nghe jazz kinh nghiệm, họ biết những chỗ hay, hoặc lạ, đặc biệt đến độ buột miệng kêu à há, khi họ nhận ra những âm thanh thay đổi, mới lạ và độc đáo, từ bản nhạc cũ. Để biết nhận ra những cái hay đó, biết về lịch sử âm nhạc có thể giúp ích – một vài khái niệm về dáng dấp âm nhạc.

***Đặt cục gạch làm dấu ở đây – Ngày mai sẽ viết jazz trong phim ảnh và văn học.


[1] Cách nhạc sĩ trình diễn, thường là một chuỗi nốt nhạc được lập lại với một vài nốt nhạc được biến đổi.

Jazz in the garden 2

Chương trình nhạc jazz này tôi xem từ hồi tuần trước, cũng vào ngày thứ Năm. Người trình diễn buổi nhạc hôm ấy là Akiko. Tấm ảnh đầu tiên là nàng. Họ Tsugura. Vì không biết nhiều về nhạc jazz tôi đo lường tài năng của nàng qua mức độ phấn khích của khán giả. Nhìn những cái gật đầu, đánh nhịp, lắc lư, vỗ tay vào những lúc nàng riff hoặc improvise. Tôi đoán sự sành điệu của khán giả qua cách ăn mặc rất jazzy của họ.

Vì trời mưa, nên buổi trình diễn được dời vào bên trong thư viện. Bức ảnh chụp khán giả mờ, một phần vì tôi để iso thấp quá, quên chỉnh máy trước khi chụp, một phần vì khán giả lắc lư kích động quá. Akiko hay nói đùa, nhưng giọng của nàng có accent nặng quá nhiều khi tôi không hiểu nàng nói gì, thấy người ta cười khi nàng cười có cái răng khểnh rất duyên.

Xem nhạc xong tôi ra ngoài chụp mấy tấm ảnh ở khu vườn sau thư viện. Những cái cửa vườn hoang phế luôn có cái gì đó mời gọi hấp dẫn tôi. Cũng như những căn cottage, tường đá phủ đầy dây ivy (trường xuân).

Jazz in the garden 1

desktop-jazz_0  
Ảnh này lấy từ website của mạng Thư viện Newark. Mấy tấm ảnh dưới là của Tám.
Jazz in the garden
  005  007
Mấy tấm ảnh này chụp từ hồi thứ Năm tuần trước. Mùa hè, thành phố tôi làm việc trở nên sống động, tưng bừng náo nhiệt. Thứ Năm vừa qua là ngày mở đầu chương trình nhạc Jazz trình diễn trong khu vườn nhỏ phía sau thư viện chính của thành phố Newark. Tôi ngồi ở khoảng giữa của hàng ghế khán giả. Không đông khách lắm, độ 150 người, vẫn còn nhiều chỗ trống, có lẽ khu vườn này có đủ chỗ cho ba trăm khán giả.

Hôm ấy là buổi biểu diễn của Gary Bartz, ông hát và thổi kèn đồng saxophone. Cùng trình diễn với ông là một dương cầm thủ, một đại hồ cầm (chẳng biết gọi là gì, cello hay bass?), và giàn trống. Ở phía tay trái có một người điều khiển một giàn nhạc bằng computer (tôi đoán thế vì không rành kỹ thuật của âm nhạc). Khán giả gồm nhiều nhóm, khoảng sáu mươi tuổi hay hơn, đã về hưu, họ ăn mặc khá thoải mái. Nhóm trẻ chừng hơn hai mươi là những người làm việc chung quanh lấy giờ ăn trưa đến nghe nhạc, ăn mặc đẹp, có cả com lê dù trời mùa hè khá nóng. Có những người có vẻ như từ nơi xa đến, New York chẳng hạn. Đa số là người địa phương. Tôi có gặp lại một đồng nghiệp cũ đã về hưu ở nơi này.

Tôi không rành nhạc jazz, chỉ nghe chút đỉnh, biết tên một vài nhạc sĩ nổi tiếng. Hễ có dịp là tôi muốn được đắm mình vào văn hóa nhạc jazz nhạc blue. Loại nhạc này rất dễ nghe, nhiều bài hát Việt được biểu diễn theo lối jazz. Đừng kể Hạ Trắng và Đêm Đông, những bài như Ảo Ảnh của Y Vân, hay Kiếp Nghèo, Quán Nửa Khuya biểu diễn theo lối jazz nghe nhức nhối lắm.

Vé vào cửa để gây quỹ giúp Thư Viện Newark chỉ có ba tì. Buổi trình diễn bắt đầu thừ 12:15 pm và kết thúc lúc 1:45 pm. Tôi chỉ có thể nghe được nửa giờ đồng hồ là phải trở lại chỗ làm. Thứ Năm này tôi sẽ được nghe đàn organ.