Nghĩ về chuyện viết văn

Tôi mượn một quyển sách ở thư viện, in cầu kỳ, bìa cứng, đầy màu sắc, và đặc biệt chỉ in một bên, còn bên kia để trống. Quyển sách có thể mở ra xếp vào theo nếp gấp như cánh quạt. Toàn bộ quyển sách là ý nghĩ của nhà văn Anne Dillard về chuyện viết văn. Chỉ là một đoạn ngắn thôi nhưng lại có thêm một đoạn giới thiệu của một bà nhà văn khác. Tôi chép lại văn của cả hai bà, bạn đọc chơi cho vui, còn tôi như là một hình thức ghi chép để dành học viết văn. Dĩ nhiên bạn muốn học ké thì học tôi không ngăn, nhưng nói trước tôi không chịu trách nhiệm việc bạn có thành nhà văn hay không đâu nhé.

Tiếng Anh ở trên, tiếng Việt ở dưới. Đoạn đầu là phần giới thiệu của nhà văn Susan Cheever. Đọan sau là của nhà văn Anne Dillar. Tôi dịch sơ sịa chưa dò lại nên câu cú chưa chỉnh và bây giờ thì phải đi làm. Tối về nếu khỏe thì sửa sau. Cuối bài là ảnh của mấy đóa hoa vô danh tôi gặp trong rừng. Tưởng tượng đó là những nhà văn vô danh cũng khoe nhan sắc dưới ánh mặt trời khi chung quanh không có loài hoa nào khác.

Give It All GiveIt Now

One of the Few Things I know About Writing

Annie Dillard

Inscribed & Illustrated by Sam Fink

“The way to write is to throw your body at the mark when your arrows are spent,” wrote Waldo Emerson.

In this vivid, inspiring book about writing and about life, Annie Dillard describes the daring generosity and boldness which writing asks of us. Writers who are willing to cut their favorite flourishes find them replaced with shimmering linguistic gifts. It’s hard to do. What if nothing better than that ever comes along, you think. What if this is by best?

As a previous writer, St. Francis of Assisi, famously explained, it is in giving away that we get, and in loving that we are loved. It sound crazy, doesn’t it? It especially sounds crazy in this world where people are measured by what they have and writers sit in classrooms comparing their hoarded piles of metaphors as if they were piles of gold. But it’s not crazy. On the contrary, it is sacred.

The secret to happiness is to give things away. The secret to love is to give things away. the secret to good writing is to give things away. Better things always follow. In any century, the trick is to have faith. Open your heart. Generosity brings gifts. As another genius, Leonard Bernstein, said more than thirty years ago: “I’m no longer quite sure what the question is, but I do know that the answer is Yes.”

(Phương pháp) viết văn là lao mình vào mục tiêu khi tất cả mũi tên của bạn đã bắn ra,” Waldo Emerson đã viết.

Trong quyển sách sống động đầy khích lệ về viết văn và cuộc đời, Annie Dillard miêu tả sự hào phóng đầy liều lĩnh và sự can đảm mà nghề viết văn đòi hỏi ở chúng ta. Nhà văn người sẵn sàng cắt bỏ những đoạn văn hay hoặc ý tưởng hay sẽ thấy chúng được thay thế bằng tài năng ngôn ngữ cháy ngầm. Điều này khó thực hành. Nhưng giả tỉ như những đoạn văn hay, hay ý tưởng hay sẽ không bao giờ đến, thì sao? Giả tỉ như những cái này là những cái hay nhất tốt nhất?

Một nhà văn thời đại trước, thánh Francis of Assisi, đã có lời giải thích rất nổi tiếng như sau: Cho tức là nhận, yêu đó là được yêu. Nghe như nói điên, phải không? Càng có vẻ điên hơn khi trong cõi đời này người ta được đo lường bằng của cải vật chất người ta sở hữu và nhà văn ngồi trong lớp học so sánh cái đống biểu tượng mà họ cóp nhặt tom góp bấy lâu nay như là đống vàng. Nhưng điều này không phải là điên. Ngược lại nó quí giá đáng được tôn thờ.

Bí mật của hạnh phúc là đem cho. Bí mật của tình yêu là đem cho. Bí mật của viết văn hay là đem cho. Những cái tốt hơn rồi sẽ đến. Vào bất cứ thế kỷ nào, cái khó là phải có lòng tin. Mở cửa tâm hồn. Sự hào phóng sẽ mang đến tài năng. Một thiên tài khác, Leonard Bernstein, đã nói hơn ba mươi năm trước: “Tôi không còn biết chắc cái câu hỏi nó như thế nào, nhưng tôi biết câu trả lời là Vâng.”

– Susan Cheever, December 10, 2008

One of the few things I know about writing is this: Spend it all, shoot it, play it, lose it, all, right away, every time.  Do not hoard what seems good for a later place in the book, or for another book; give it, give it all, give it now. The impulse to save something good for a better place later is the signal to spend it now. Something more will arise for later, something better. These things fill from behind, from beneath like well water. Similarly, the impulse to keep to yourself what you have learned is not only shameful, it is destructive.  Anything you do not give freely and abundantly becomes lost to you. You open your safe and find ashes.

Một trong những điều tôi biết về viết văn là như thế này: Tiêu hết dùng hết, thực  hiện điều đó, chơi đùa với nó, đánh mất nó, tất tần tật, ngay lập tức, lần nào cũng thế. Đừng có để dành cái gì có vẻ như hay đẹp cho mai sau trong quyển sách, hay để dành cho quyển sách khác; viết ra ngay, viết hết tất cả ra, ngay lúc này. Cái bản năng muốn để dành cái hay để viết sau cho một nơi tốt đẹp hơn là cái dấu hiệu nên đem nó ra dùng ngay bây giờ. Cái gì đó tốt hơn đẹp hơn sẽ đến sau. Những cái này sẽ dâng lên làm đầy một cách âm thầm từ phía sau, hay từ phía dưới như là nước giếng vậy. Đơn giản, cái ý muốn dấu riêng những điều bạn học được chẳng những đáng xấu hổ nó còn phá hoại nữa. Tất cả những thứ bạn không mang tặng một cách tự do và đầy đủ sẽ bị quên mất. Bạn mở két và chỉ thấy đọng lại là tro tàn.

trích đoạn trong quyển Practicalities

The Black Block

When you’re writing, a kind of instinct comes into play. What you’re going to write is already there in the darkness. It’s as if writing were something outside you, in a tangle of tenses: between writing and having written, having written and having to go on writing; between knowing and not knowing what it’s all about; starting from complete meaning, being submerged by it, and ending up in meaningless. The image of a black block in the middle of the world isn’t far out. Continue reading trích đoạn trong quyển Practicalities

Giọng văn

Hôm trước có một bạn muốn đọc về kỹ thuật viết của người Mỹ. Tôi hứa sẽ tóm tắt một quyển nếu tôi gặp sách đề cập đến kỹ thuật viết. Tôi mượn quyển How Fiction Works của James Wood ở thư viện về đọc được vài chục trang thấy ông viết cao siêu quá và nêu thí dụ bằng tác phẩm của một số nhà văn tôi chưa đọc. Thấy tóm tắt quyển sách này khá khó khăn nên tôi tìm quyển khác dễ đọc hơn.

Hồi đầu năm hiệu sách Borders bị phá sản nên bán sách hạ giá rất nhiều, tôi có mua một số sách để tham khảo mà chưa có thì giờ đọc đến. Sáng nay lục lọi thấy trên kệ sách có quyển Telling True Stories. Đây là sách của Nieman Foundation thuộc Đại học Havard xuất bản, dùng để chỉ dẫn cách viết cho các cây bút thuộc thể loại nonfiction, do Mark Kramer và Wendy Call biên soạn. Quyển này viết với mục đích phục vụ người viết báo, tường thuật, phỏng vấn, không mấy thích hợp với viết về kỹ thuật và văn học. Tuy nhiên tôi thấy có một bài khá hay, người viết nào cũng có thể dùng được. Quyển sách có nhiều phần, ở phần thứ V: Building Quality into The Work (cách làm tăng chất lượng của bài viết) có một bài ngắn về Voice, giọng văn của người viết, của tác giả Susan Orlean.

“Phát triển giọng của nhà văn là một quá trình cố quên đi những điều mình đã học, tương tự như những bức họa của trẻ em. Trẻ em thường có những bức tranh vẽ rất đẹp, nhưng thường hay bị người lớn bảo, khi bắt đầu vào trường, là những căn nhà thật thì không vẽ như thế. Trong trường hợp ấy, hầu hết mọi người đều đánh mất khả năng sáng tạo về thể loại tranh ảnh. Tất cả những tranh ảnh nổi tiếng đều giữ được phần nào cái nhìn và tình cảm chân thật của trẻ con. Những tác phẩm văn chương danh tiếng cũng thế.

Tự phân tích là điều quan trọng nhất để phát triển giọng văn tốt. Tôi là ai? Tại sao tôi viết? Bản chất, cá tính của bạn và sự hiểu biết về bản thân là yếu tố cần thiết để phát triển giọng văn – nhất là trong những bài tường thuật dài. Hãy tưởng tượng bạn đang kể cho người khác nghe một câu chuyện bạn rất thích thú. Người ta chú ý nghe dù bạn kể vòng vo tam quốc. Cái cách bạn kể chuyện trong bữa ăn tối thật sự thể hiện con người bạn, là người có óc phân tích sâu sắc hay là người khôi hài châm biếm duyên dáng. Ở những lúc như thế bạn không ngượng ngùng xấu hổ, bạn không lo lắng về sự chê bai cắt xén của những ông bà biên tập hay chủ bút.

Bạn không thể sáng tạo ra giọng văn. Bạn cũng không thể bắt chước giọng văn của người khác, mặc dù cố bắt chước cũng là một cách tập viết văn rất tốt. Bắt chước giọng văn của người khác có thể giúp bạn bắt đầu nhận ra bộ máy chứa đựng cách xây dựng giọng văn. Đọc thành tiếng những bài viết của bạn thật to để bạn có thể nghe cách bạn kể chuyện. Lúc bạn đọc, hãy tự hỏi mình: “Nghe có thật không? Tôi có nói bằng cách ấy không? Nếu câu trả lời là không cho cả hai câu hỏi, có thể là bạn đã làm sai cái gì đó. Tôi thấy nhiều khi tôi đọc cho khán thính giả nghe các tác phẩm của tôi, tôi thường bỏ không đọc những đoạn mà tôi cho là nhàm chán. Xong rồi tôi lại tự hỏi, giá mà tôi xóa nó đi từ trước thì có tốt hơn không? Khi bạn đọc to bài viết của bạn, những chi tiết dư thừa sẽ rơi rụng đi. Giọng văn là – như thế giới thường hay bảo chúng ta – cách người viết nói chuyện. Bạn đang nói chuyện với độc giả của bạn. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải nghĩ ra một cái gì đó khôn khéo hơn, nhưng khôn khéo không có chất lượng thì chẳng thuyết phục được độc giả.

Mức độ nhanh chậm, cái đúng lúc trong bài viết, có liên quan đến giọng văn. Sự đúng lúc đưa đến quyết định mức độ thành công của sự khôi hài nếu người viết có dụng ý khôi hài. Thay đổi mức nhanh chậm của bài viết có thể làm thay đổi mức độ vui buồn của độc giả. Câu văn dài có thể làm độc giả đọc chậm lại. Câu văn ngắn làm đọc giả đọc nhanh quang cảnh trong truyện. Khi bạn đọc to thành tiếng bài viết của bạn, bạn có thể nghe được cách độc giả đi qua câu truyện ấy như thế nào. Từ đó bạn có thể kiểm soát sự di chuyển nhanh chậm của người đọc.

Cách chọn chữ cũng là một khía cạnh của giọng văn. Khi bạn chọn chữ tương đương để so sánh không chỉ cho độc giả thấy hình ảnh mà còn đưa câu chuyện tiến xa hơn đến một chủ đề lớn hơn. (Ở đây tác giả cho một thí dụ về bàn chân của nhân vật trong một truyện của tác giả có hình dáng của quả chuối, bà suy nghĩ và thay đổi, biến bàn chân giống quả chuối thành bàn chân có hình dáng của cái pontoon – cầu phao, (tôi bỏ bớt vài câu trong đoạn này vì dài dòng).

Còn một khía cạnh khác của giọng văn là giọng của nhân vật. Đôi khi mê mải tường thuật, tôi chìm đắm trong nhịp điệu suy nghĩ của nhân vật mà tôi đang nói về. Đây cũng là bản chất của tôi. Tôi dễ bị lôi cuốn vào thế giới của người khác. Miễn là tôi đừng đi đến chỗ nhại giọng người khác, nói bằng giọng của nhân vật có thể giúp cho bài viết hay hơn. Bạn không nên “chôm chỉa” giọng người khác nhưng có thể dùng đó làm cảm hứng. Đây là dấu hiệu bạn đã hoàn toàn thấm nhập vào một câu chuyện, sống ở trong đó. Tôi viết phân nửa truyện “The American Man at Age Ten” bằng giọng của cậu bé mười tuổi. Tôi đi vào đi ra cái nhân vật ấy suốt truyện này.

Ngay sau khi tôi bắt đầu viết văn, tôi nhận ra rằng tôi rất có tài viết và có thể dùng mẹo vặt để bài viết của tôi có vẻ bóng bẩy. Khi tôi viết già dặn hơn và tự tin hơn, tôi đánh mất cái mà tôi tưởng lầm là giọng văn của tôi. Tôi quay trở lại cách viết đơn giản hơn. Cái lúc cảm động nhất là lúc tôi nhận biết giọng văn của tôi đã đi một vòng tròn trở lại với cách viết tự nhiên, nhạy cảm và bằng trực giác.”

Ghi chú: Susan Orlean là staff writer (người viết thường trực của tờ báo viết về nhiều thể loại) của tờ báo The New Yorker. Tác phẩm của bà gồm có The Orchid Thief (được chuyển thể thành phim Adaptation), My Kind of Place, The Bullfighter Checks Her Makeup, Saturday Night, và Red Sox and Blue Fish. Bà cũng cộng tác thường xuyên với Rolling Stone Vogue. 

Bài phỏng vấn Nicholas Sparks về lỗi lầm ông thích nhất

Bài này cũng lên Văn Chương Việt. Link ở đây.

Tôi chưa đọc quyển sách nào của Nicholas Sparks nhưng đã xem hai cuốn phim dựa vào truyện của ông The Notebook (Quyển Sổ) và Nights in Rodanthe (Vài Đêm ở Rodanthe). Tôi thích cả hai phim. Truyện của Sparks lãng mạn, giàu tình cảm, tâm lý sâu sắc, rất hợp với phụ nữ.  Ông sinh ngày 31 tháng 12 năm 1965, đã xuất bản 16 truyện dài với những chủ đề niềm tin vào tôn giáo, tình yêu, thảm kịch, và định mệnh. Dưới đây là một bài phỏng vấn ngắn đăng trên Newsweek số ra ngày 26 tháng Chín năm 2011 trong mục My Favorite Mistake. (Lời người dịch)

Nicholas Sparks nói về cái thất bại đã không thể hoàn tất một truyện dài.


“Điều lầm lỗi mà tôi thích nhất, đó là lần tôi bắt đầu viết một truyện dài trước khi chuẩn bị chu đáo. Điều này xảy ra một đôi lần trong nghề viết của tôi. Sau khi tôi viết xong
Message in a Bottle (Thông Điệp Trong Chai), tôi bắt đầu viết quyển The
Best Man
(Chàng Phù Rễ). Tôi đã có phần lớn cốt truyện trong ý nghĩ và viết được hai phần ba quyển sách. Mãi đến lúc ấy tôi mới thấy lẽ ra tôi đừng nên bắt đầu. Năm ngoái, tôi cũng có một quyển, bị ném vào danh mục của Grand Central Publishing (đồng nghĩa với cho vào sọt rác), tên là Saying Good-Bye (Nói Chia Tay). Nó không bao giờ được xuất
bản.

Nói Chia Tay là truyện nói về ba người, hai người đàn bà và một người đàn ông. Nhiều năm trước, hai người đàn bà đến nước Ý khi đang học đại học, và một trong hai cô đã yêu một anh chàng người Ý. Hai mươi năm trôi qua và bạn của nàng sắp chết. Nàng muốn tổ chức đám tang của chính nàng để từ giã bạn bè. Nàng mời cô bạn thân, và cô bạn thân này không biết, nàng vẫn còn giữ liên lạc với anh chàng người Ý. Vấn đề là cô bạn thân này có gia đình nhưng được hạnh phúc. Truyện êm xuôi mạch lạc, nhưng tôi không nghĩ ra được cách kết thúc. Tôi không thể nghĩ ra những điều hai người bạn này có thể
làm cho người sắp chết thật sự cho có ý nghĩa, bởi những người sắp lìa đời đều có mơ ước khác nhau. Nàng không thể đi châu Phi để xem sa mạc Sahari. Nàng sắp chết mà.


Tôi hỏi ý kiến kể cả những người xa lạ trên đường phố để tìm cách kết thúc. Trước khi lìa đời bạn có mơ ước gì? Câu trả lời của họ hoặc là buồn thảm quá hoặc không thể tin được. Tôi vẫn không tìm được cách kết thúc. Đây là chuyện lạ, bởi
vì phần lớn tôi chỉ cần chừng năm tháng là viết xong một truyện dài. Nếu tôi trải qua bốn tháng mà chỉ xong có hai phần ba là có vấn đề rồi. Càng lúc viết càng khó khăn. Bạn bắt đầu sợ công việc viết. Chữ nghĩa càng lúc càng không ra. Bạn cặm cụi hằng giờ mà chỉ vắt được vài trang. Những ngày sau cuối, bạn hoàn toàn không thể viết gì. Bạn ngồi ở bàn phím suốt sáu giờ – và chẳng có một chữ! Bạn viết nhưng bôi xóa tất cả những gì bạn đã viết.


Cái kinh nghiệm viết một cuốn truyện thất bại là một kinh nghiệm rất đau đớn. Đó là khoản thời gian tôi không bao giờ muốn gặp lại. Nhưng những quyển truyện thất bại này cũng dạy tôi một đôi điều. Tôi cần phải biết cách nhân vật gặp nhau. Tôi cần phải biết động cơ thúc đẩy câu truyện. Tôi cần phải hiểu xung đột trong truyện và kết thúc như thế nào. Nếu tôi không biết bốn điều này, tôi không bắt đầu viết truyện. Phương châm của tôi là thế. Đó là lý do tại sao đây là một lầm lỗi mà tôi thích nhất.”


Bài phỏng vấn của Ramin Setoodeh. Ảnh của Nina Subin 
Đối chiếu nguồn trên mạng:
http://www.thedailybeast.com/newsweek/2011/09/18/nicholas-sparks-s-favorite-mistake.html

 

Cứ viết theo ý của mình

Mấy hôm trước đọc sách giáo khoa môn văn chương tôi ghi chép và vì đã có những ghi chép này nên tôi post lên đây. Có lẽ sẽ có bạn tò mò xem người Mỹ dạy viết văn như thế nào.  Các bài trước tôi viết theo trí nhớ có thêm những chi tiết mình đã đọc nên  có vẻ tự nhiên hơn bài tôi mới post phía dưới bài này.  Bài này vì tôi dịch mà cũng không để tâm nên nó sượng sượng như Tây nói chuyện.  Xin thông cảm.

Đã nói trước là chỉ là ghi chú.  Xin đừng nghĩ tôi dạy viết văn.  Bởi vì không ai có thể dạy người khác cách sống, mà viết văn thì dựa nhiều vào cách sống, cách cảm nhận của mỗi người. Thử lấy một truyện của người khác rồi viết tiếp hay thay đổi những chi tiết trong truyện thử xem, bạn sẽ thấy, rất khó mà viết giống như tác giả.

Nói gì bây giờ? Hoa dại cũng có cái đẹp của hoa dại.  Cỏ mọc trên triền núi có nhiều người vẫn thích chiêm ngưỡng hơn là nhìn hoa trong chậu. Có biết bao nhiêu tác phẩm phải đợi đến nhiều năm sau người ta mới thấy nó hay.  Và có biết bao nhiêu tác phẩm được giải thưởng nhưng không ai muốn đọc. Tôi thích một vài nguyên tắc viết của Kerouac. Cứ viết tự nhiên sau khi đã có đầy đủ tư liệu. Viết văn là bản năng, là tự phát.  Vì thế khi người ta muốn viết, thích viết, thì không ai bảo đừng viết mà người viết nghe lời, và đã viết thì không dễ gì ngưng.

Tóm lại, ai muốn nói muốn dạy gì cũng được, nhưng mình muốn viết thế nào thì cứ tha hồ viết theo ý của mình.

Point of View – Ai kể?

Mở đầu quyển Những Cuộc Phiêu Lưu của Huckleberry Finn, Mark Twain cẩn thận phân biệt nhân vật chính và người kể chuyện (narrator) “Bạn không biết tôi đâu, ngoại trừ khi bạn đọc quyển Những Cuộc Phiêu Lưu của Tom Sawyer, nhưng chuyện này không quan trọng. Ông Mark Twain viết quyển sách ấy, và ông thường kể rất thật.”

Mark Twain viết quyển sách nhưng người kể chuyện là Huck Finn.  Như thế người kể chuyện trong quyển này không phải là tác giả. Và không phải lúc nào người kể chuyện cũng là một nhân vật trong truyện. Người kể truyện có khi thuật lại những lời nghe lóm hay tả lại những diễn biến lúc ấy mà không có ý kiến hay kết luận.  Rất ít khi tác giả quyển sách lại bước ra từ phía sau computer mà kể chuyện.  Nếu việc này có xảy ra thì tác phẩm thường là hồi ký, hay du hành ký, hay là một quyển tiểu sử.

“Có nhiều lý thuyết gia dành riêng chữ narrator (người kể chuyện) cho nhân vật kể truyện xưng ngôi thứ nhất. Chúng tôi (X.J. Kennedy và Dana Gioia) dùng với nghĩa rộng hơn: với dụng ý ghi chép lại dòng ý thức của tác giả người sáng tạo dù có hay không xuất hiện trong truyện. Trong The Killers của Hemingway không có người kể truyện tuy nhiên ngầm có mặt một bản thể thứ hai của Hemingway.”

Người kể chuyện có thể được chia làm hai loại, tham dự và không tham dự vào câu truyện. Người kể chuyện tham dự có thể là nhân vật chính hay nhân vật phụ; đôi khi chỉ là một người quan sát đứng bên lề nhìn thấy câu chuyện xảy ra ảnh hưởng người khác mà thôi. Người kể chuyện không tham dự có thể không xuất hiện trong quyển sách.  Tất cả những nhân vật trong truyện được nói đến bằng cách xưng hô chàng, nàng, anh, chị lão, mụ, v. v…

Người kể truyện không tham dự này có thể biết tất cả tư tưởng mọi nhân vật (omniscient).  Đôi khi người kể truyện tham dự này nói bâng quơ hay bày tỏ ý kiến thì đây là điều này được gọi là editorial omniscience. Người kể truyện chỉ trình bày tư tưởng và hành động của nhân vật mà không phán xét nhân vật thì được gọi là impartial omniscient. Người kể truyện không tham dự nhìn thấy những sự việc xảy ra bằng cặp mắt của mỗi nhân vật chính hay nhân vật phụ thì đó là limited omniscience hay selective omniscience.

Trong objective point of view người kể chuyện không gia nhập tư tưởng của bất cứ nhân vật nào mà chỉ miêu tả sự việc xảy ra, người ta nói gì, nét mặt như thế nào?

Virginia Woolf so sánh cuộc đời như là “một vòng hào quang rực sáng, một cái phong bì khá trong trẻo bao vây chúng ta từ đầu cho đến cuối của ý thức.” Để bắt giữ được một sự thật như thế, các nhà văn hiện đại đã áp dụng nhiều phương pháp.  Một trong những phương pháp viết được gọi là Stream of Consciousness, một nhóm chữ đã được nhà tâm lý học William James miêu tả là diễn tiến của ý nghĩ xuyên qua tư tưởng. Trong văn chương the stream of consciousness là một loại selective omniscience: sự trình bày ý nghĩ và cái ấn tượng như là đời thật – không theo một thứ tự hợp lý mà kết hợp với nhau như một chuỗi tình cờ.

Mỗi quan điểm có những giới hạn của nó. Ngay cả total omniscience, một sự hiểu biết của tất cả tư tưởng của tất cả các nhân vật cũng có những điểm bất lợi. Một quan điểm như thế cần có nhiều tài để quản lý để không bị lạc hướng khi có quá nhiều quan điểm khác nhau.

Thật ra, có nhiều dữ kiện cho rằng một người kể truyện không ở vị trí biết hết tất cả mọi chuyện có ưu điểm của nó. Chúng ta quen nhìn cuộc đời chỉ với một cặp mắt và sự thật dần dần phơi mở trước mắt chúng ta.

Henry James, người mà lý thuyết và thực hành về tiểu thuyết rất nhiều ảnh hưởng tin là cách hay nhất để kể một câu chuyện là xuyên qua cặp mắt của một người quan sát tuy rất là thông minh nhưng đang cơn bối rối.  “Dường như có thể chứng tỏ được,” James viết, “chúng ta không bao giờ bối rối hay lẫn lộn thì sẽ chẳng có một câu chuyện nào để kể về chúng ta; chúng ta nên tham gia tính cách siêu nhiên của những người bất tử và biết tất cả mọi thứ.

Khi chỉ dùng một quan điểm, tác giả có thể khéo léo dấu đi những chi tiết cần thiết rồi kể ra lúc đúng dịp thí dụ như trong trường hợp truyện trinh thám hay tình báo.

Ba mươi nguyên tắc viết văn của Jack Kerouac

Jack Kerouac có thể nói hằng giờ, thường là khi say, với bạn bè và cả người lạ về kỹ thuật viết của ông. Allen Ginsberg, bạn thân của Kerouac, ban đầu chẳng quan tâm, về sau lại là người ủng hộ nồng nhiệt nhất về kỹ thuật viết này, bởi vì rõ ràng Ginsberg bị ảnh hưởng cách viết tự nhiên của Kerouac trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “Howl.” Khi Jack viết về The Subterraneans (Dưới mặt đất) thì Ginsberg và nhiều người khác đã chính thức yêu cầu ông giải thích cách viết của ông. Nói cho chính xác thì tên quyển sách tập hợp những nguyên tắc viết văn này là “Niềm tin và kỹ thuật viết văn hiện đại, 30 điều cần biết.”

1. Ghi chép riêng, hay có những trang viết tự do không gò bó kỹ thuật không ngại đúng sai, chỉ để cho mình vui.

2. Hãy chịu thua ngoại cảnh, để cho tất cả mọi thứ bên ngoài chỉ huy mình, lãnh đạo mình, khai mở lòng mình tâm trí mình, chỉ lắng tai nghe.

3. Đừng bao giờ say xỉn khi không ở trong nhà mình.

4. Phải yêu chính cuộc đời của mình.

5. Cái gì mà bạn yêu mến sâu đậm tự nó sẽ tìm ra hình dáng và cách thức để xuất hiện.

6. Cứ điên như những ông thánh khờ khạo trong tư tưởng của bạn.

7. Vì không hiểu chắc chắn Kerouac muốn nói điều gì nên tôi bỏ trống không dịch. (lời của Tám).

8. Viết điều mà bạn muốn nó sâu thăm thẳm như không có đáy từ dưới đáy của tư tưởng.

9. Hãy viết ra những cái nhìn, những quan điểm, những tưởng tượng không thể nói ra của cá nhân bạn.

10. Không có thời gian dành cho thơ nhưng thật chính xác những bài viết đó là thơ.

11. Hãy viết ra những quan điểm, những sự tưởng tượng, mà bạn hình dung chúng going như những con bọ run rẩy trong lồng ngực.

12. Viết về những lúc trong cơn mơ ngất ngây (bạn) đeo dính lấy cái đối tượng ở trước bạn.

13. Đừng để ý đến văn từ văn phạm hay cấu trúc gì cả.

14. Xem Proust là một anh già nghiện.

15 Kể một câu chuyện thật bằng những lời độc thoại của nội tâm.

16. Viên ngọc quí nhất là con mắt nằm trong con mắt. (Bây giờ thì Tám tui cũng không hiểu mình dịch gì nói gì ở đây) Xin lỗi tác giả và độc giả vậy.

17. Viết về những hồi tưởng và những điều mình cảm thấy thật kỳ lạ tuyệt vời chỉ cho riêng mình.

18. Viết những điều quan trọng nhất từ cốt lõi bên trong ra ngoài, bơi trong biển ngôn ngữ.

19. Chấp nhận cái gì đã mất là mất luôn mất rồi đừng thương tiếc nữa.

20. Tin vào những chuyện trôi nổi ngoằn ngoèo thánh thiện của cuộc đời.

21. Cố gắng ghi chép lại cái dòng tư tưởng nguyên vẹn.

22. Đừng nghĩ đến chữ nghĩa văn từ khi bạn ngừng viết và cố nhìn bức hình rõ nét hơn.

23. Ghi lại những chuyện hằng ngày suốt cả năm.

24. Không sợ hoặc hỗ thẹn về những điều trân trọng trong một năm thu thập kinh nghiệm ngôn ngữ và sự hiểu biết.

25. Viết cho cả thế giới đọc và nhìn thấy chính xác bức tranh của bạn về thế giới.

26. Sách phim là phim bằng chữ, một hình thức miêu tả bằng thị giác của Mỹ.

27. Ca ngợi nhân vật trong sự cô đơn đen tối bất nhân.

28. Sáng tác một cách man rợ, không hình thức không trói buộc, trong sáng, thoát ra từ phía dưới đáy lòng càng điên khùng càng tốt.

29. Luôn luôn tin mình là thiên tài.

30. Là nhà văn kiêm đạo diễn những cuồn phim rất trần tục nhưng được thiên thần trên thiên đàng đỡ đầu và bảo trợ.

Ông này điên lắm và tôi chưa đọc quyển On The Road nên không biết nó hay như thế nào. Ông viết vào thời đại người Mỹ đang có một cuộc cách mạng văn hóa, phong trào hippie drug, âm nhạc v.v… Tuy là ông khuyến khích người ta cứ viết tự nhiên nghĩ gì viết nấy thật ra ông chuẩn bị chi tiết cho tác phẩm của ông rất lâu dài.  Khi viết quyển On the Road thay vì dùng giấy rời để đánh máy mất công thay giấy ông đã dán tất cả những tờ giấy lại với nhau thành một cuộn và viết không ngừng nên bản thảo của ông là một cuộn giấy dài 60 mét không có ngắt quảng của những đoạn văn cũng không có chừa lề trống.  Bản thảo này được mua Jim Isray mua với giá 2.42 triệu đô là triển lãm cho công chúng xem. (Wikipedia)

Trong các lời khuyên của ông có nhiều điều bổ ích cho tôi là khi viết thì phải quên hết những khiếm khuyết của mình. Người viết phải có một niềm tin là những điều mình viết là những điều xứng đáng để người khác đọc.

Mối tình của Jack Kerouac và Joyce Johnson

Hôm trước chẳng hiểu làm sao lại tò mò không biết các nhà văn yêu nhau họ viết thư tình như thế nào. Vì thế nên vào thư viện mượn vài quyển về thư tình của các nhà văn. Trong số sách tôi mượn có một quyển của Joyce Johnson viết về cuộc tình và những lá thư trao đổi giữa bà với Jack Kerouac. Cả hai đều là nhà văn, Kerouac nổi tiếng hơn.  Ông nổi tiếng nhờ tài viết văn và cuộc sống trác táng của ông còn nổi tiếng hơn. Tôi đọc quyển sách của bà Johnson, thấy là thư tình của nhà văn không làm tôi rung động nhiều, bởi vì thư không phải viết cho mình. Thư tình hay nhất là lá thư chỉ dành riêng cho người đọc. Chỉ có thư viết cho tôi mới có thể làm tôi xao xuyến bồi hồi, đọc đi đọc lại, lúc cười lúc chảy nước mắt.  Tôi không biết bà Johnson bồi hồi đến mức nào khi bốn mươi năm sau bà đọc lại những dòng chữ hai người trao đổi với nhau.  Bà bảo là những lá thư ông viết lời lẽ như là thư của người anh viết cho người em hơn là thư viết cho người tình.  Joyce Johnson yêu Jack Kerouac cũng giống như Danielle Dunebelle yêu Kissinger, hai bà yêu đối tượng nhiều hơn là được yêu lại.  Đối tượng của hai bà đều có ít nhiều, dụng tâm hay vô tình, lợi dụng tình yêu của hai người.  Đây không phải là những  người đàn bà ít học, khờ khạo, trái lại họ rất thông mình tài hoa. Bà Dunebelle sophisticated không thua gì những người phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.  Các bà thuộc loại phụ nữ mỗi khi tự than thân họ dùng câu “smart women, dumb mistakes.” Không thể trách ông Kissinger vì bà Dunebelle hăng hái đưa ông ra mắt công chúng với tất cả những nét đáng yêu của một người khắc khổ, vừa cao ngạo vừa tự ti.  Ông đã cỡi lên những mơ ước ngây thơ của một người đàn bà từng trải.  Còn Jack Kerouac rõ ràng là chỉ muốn có một chỗ để trú ẩn và một hơi ấm của thân hình.

Tôi tìm hiểu thêm về Kerouac và nhớ lại tôi đã đọc tiểu sử của ông trước đây.  Ông có 30 nguyên tắc về cách viết văn tôi để dành cho blog sau còn bây giờ tôi xin kể truyện tình của Joyce Johnson và Jack Kerouac để bạn đọc cho vui.  Tuy nhiên Kerouac là một người khá đặc biệt tôi cần phải nói sơ qua với bạn về tiểu sử của ông này.  Tiểu sử của ông có lẽ còn ly kỳ hơn là sách ông viết, ly kỳ như cuộc đời của các tài tử Holywood hư hỏng sống vội vàng thác loạn với drugs, rượu, đàn bà.

Jack Kerouac sinh ngày 12 tháng Ba năm 1922 và mất ngày 21 tháng Mười năm 1969. Tác phẩm On The Road của ông đưa ông lên đài danh vọng. Ông là nhà văn trong nhóm tiên phong Beat Generation.  Tôi tạm dịch là thế hệ Mỏi Mệt.  Nếu Bạn biết chữ nào hay hơn xin chỉ dùm tôi sẽ sửa.  Chữ Beat theo cách hiểu của Joyce Johnson (trong quyển Door Wide Open) là “kiệt sức, ở tận cùng đáy của cuộc đời tìm cách vượt ra ngoài hay lên trên.” Nếu không dùng chữ Dùi Vập tôi sẽ dùng chữ Thảm Hại.  Người Mỹ thường nói “you look beat” mỗi khi họ nhìn thấy người nào có vẻ mệt mỏi, thất vọng, thất bại, thua cuộc.

Được xem là người tiên phong trong thế hệ Mỏi Mệt, một iconoclast (đả phá những niềm tin, định kiến), được nhiều người hâm mộ và bắt chước trong đó có Bob Dylan và Haruki Murakami. Có người anh chết lúc chín tuổi và điều này là một ám ảnh không nguôi. Có ít nhất là hai vợ. Một đứa con với bà vợ thứ hai nhưng không tin là con của ông cho đến bảy tám năm sau sau khi có blood test ông mới chịu nhìn. Ông chết vì bị chứng sơ gan, hậu quả của rượu và drugs.

Ông đến với Joyce khi bà mới 21 tuổi nhưng đã có vài quyển sách xuất bản. Ông lớn hơn bà 14 tuổi và khi gặp nhau lần đầu tiên ông hoàn toàn cạn túi. Bà mua cà phê và hot dog cho ông, rồi ông xin về ở chung với bà ngay ngày đầu tiên. Bà nhận lời và ngay ngày đầu tiên họ hôn nhau, và bà yêu ông khổ sở vì ông. Không thể trách bà, ngoài tài viết văn ông khá điển trai.  Theo bà, ông là người rất dịu dàng. Trước khi gặp Jack bà yêu một người là giáo sư lớn hơn bà mười tuổi. Bà cãi lời cha mẹ dọn ra ở riêng tin là ông giáo sư người yêu này sẽ thành hôn với bà tuy nhiên ông ta bỏ rơi bà và cặp với một cô sinh viên khác cùng học chung trường với bà (Barnard là một trường đại học dành riêng cho nữ sinh viên chuyên về nghệ thuật). Để tự nuôi sống mình trong khi theo đuổi sự nghiệp văn chương bà đi làm thư ký. Thất vọng và cô đơn bà trải qua một đêm với một cậu sinh viên trường đại học Columbia, mang thai, phá thai.  Với tâm trạng chán chường mệt mỏi hoàn toàn cô đơn này bà đọc quyển The Town and the City của Kerouac và đồng cảm với ông.  Bà có cảm tưởng quyển sách đó viết về cuộc đời bà, về việc từ bỏ gia đình, mặc cảm có lỗi đau khổ vì đã từ bỏ cha mẹ, nhưng cho dù có đau khổ cũng phải từ bỏ cha mẹ vì đó là điều cần thiết cho chính bản thân và tâm hồn của bà. Bà viết: “Có cái gì đó trong giọng văn của Jack, một nỗi buồn sâu thẳm và sự nhận biết đầy đau đớn là mình sẽ không sống lâu là nguyên nhân thúc đẩy anh ấy sống, làm tôi biết tôi có thể yêu anh. Anh bộc lộ trong tác phẩm rất nhiều nên anh ấy không còn xa lạ với tôi.  Tuy bộc lộ nhiều anh vẫn còn cả một lục địa ngầm níu chân anh lại.”

Hai người quen nhau trong vòng một năm mười tháng.  Trong khoảng thời gian này Jack xuất hiện rồi ra đi ở với bà có khi vài tuần hay một tháng cứ mỗi lần ông đi bà không chắc là hai người sẽ gặp lại nhau. Mỗi một nơi chốn mới ông tin là sẽ giúp ông tìm một giải pháp cho cuộc đời của ông, nhưng ông không thoát khỏi những căn chứng ám ảnh giam cầm ông. “Anh ấy là người chỉ sống cho những giây phút ngắn ngủi nhất thời và không dám hứa hẹn gì, và đó là điều mà anh hoàn toàn thật lòng và không làm tổn hại ảnh hưởng lâu dài đến ai.  Khi anh nói Tạm biệt cho đến lần tới, anh ra đi nhưng để lại cái tự do của bạn còn nguyên vẹn, cho dù bạn có muốn được tự do hay không.”

Tình cảm của ông luôn luôn thay đổi. Những điều ông viết trong thư hôm nay sẽ không giống người xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà bà sau đó.

Không ai hiểu sâu sắc bằng bà Virginia Woolf về việc sống trong một trạng thái hoàn toàn thay đổi. ‘Điều tôi viết ngày hôm nay, tôi sẽ không nhắc đến cho mãi đến năm sau.’ bà đã nói thế trong bài A Sketch in Time. Cùng trong bài tiểu luận này bà viết, ‘tôi nhìn thấy tôi như một con cá trong dòng suối, uốn éo đứng tại chỗ, nhưng không thể miêu tả dòng suối.’ Với Kerouac, dòng suối này trở thành dòng sông đầy tràn. Khi anh ấy viết, cảm xúc tuôn trào xuyên qua anh ấy, thay đổi từ câu này qua câu kia, làm cho chữ của anh trở nên sống động và đầy màu sắc như những nét cọ của trường phái Ấn tượng.  Nhưng cái giá anh phải trả rất cao bởi vì khi tôi gặp anh, Kerouac đã trở thành cái mà W.B. Yeats đã có lần nói đến trong một bài văn về những nhà văn hiện đại trong cùng thế hệ “một người thật yếu đuối vô dụng trước toàn thể ý tưởng chất chứa trong tư tưởng của hắn ta.” Cái sức chảy đã trở nên quá nhanh để có thể kềm giữ và nuôi dưỡng cuộc sống.

Năm 1999 Joyce đọc những lá thư Jack viết cho bạn bè được xuất bản. Những điều Jack viết, trong thời gian cuộc tình của hai người, khoe khoang về những cuộc ân ái thác loạn (ba người một giường cùng lúc) đầy vẻ lạnh giá vô cảm đầy cố ý khi nói về Joyce nhất là khi Jack viết thư cho Allen Ginsberg, tác giả của Howl, người không thích đàn bà. Joyce hiểu là vào thời ấy đàn ông không muốn để lộ là họ lệ thuộc tình cảm với đàn bà tuy nhiên bà tự hỏi:

Đây là Jack hay chỉ là mặt nạ của anh ấy? Có phải chàng Jack thật đã lợi dụng tàn nhẫn với tôi? Hay anh thật sự là người sau đó đã tuyên bố trong quyển Desolation Angels, “Tôi vẫn còn yêu nàng cho đến đêm nay”? Có bao nhiêu hư cấu Jack viết trong những lá thư cho người khác, và có bao nhiêu sự thật trong những quyển “tiểu thuyết về đời thật” của anh? Với tất cả khách quan tôi đành phải chấp nhận là cái dịu dàng của Jack luôn luôn cùng hiện hữu với sự thất vọng chán chường của anh cùng với sự sợ hãi sẽ bị biến mất vào cái khoảng trống mà anh luôn nhận biết. Cái huyền thoại về Kerouac có thể đúc trong xi măng nhưng đối với tôi sự thật về quá khứ luôn luôn trồi lên sụp xuống như thể là Jack vẫn còn sống.

Sau gần hai năm, khi ông lăng nhăng và tán tỉnh người khác ngay trước mặt bà, bà chia tay ông. Sau khi Jack chết, những lá thư bà viết cho ông được hoàn trả lại cho bà.  Đọc lại những lá thư này bà đối diện lại với cô gái 21 tuổi ngày xưa, hơi khác với người con gái mà bà còn nhớ. Những lá thư gợi cho bà nhớ lại ngày xưa bà đã cố gắng cứng cỏi như thế nào, cảm thấy mình bị bỏ rơi như trẻ mồ côi như thế nào, bà đã muốn, nhưng không có can đảm đòi, Jack dừng lại với bà xem bà như người yêu người hôn phối ra thế nào, bà nhăn mặt nhớ đến những lần bà viết lại cố gắng không để lộ cảm giác đau đớn của bà.

Rồi bất thình lình Jack lại gọi điện thoại tìm bà, không biết là bà đã kết hôn. Sau đó ông mời hai vợ chồng Joyce đến gặp ông trong một buổi tiệc.  Bà cùng chồng về sớm khi thấy ông và các bạn say và náo loạn.

Chồng của Joyce cũng là người nghiện rượu và cố gắng cai rượu.  Ông chết trong một tai nạn xe cộ. Sau khi chồng mất vài tháng, Jack gọi bà, trong cơn say.  Bà cố kể ông nghe về cái chết của người chồng nhưng ông không nghe.  Ông nói: “Em chẳng bao giờ thích áo lông, tất cả những em thích chỉ là một chút súp đậu.”  Bà viết: “Tôi đã chẳng nói với anh ấy những gì tôi thật sự mong muốn và tôi cần ở anh những điều nhiều hơn anh tưởng, và tôi tìm thấy những điều tôi cần và tôi muốn ở người chồng mà tôi vừa mới mất.”

Jack viết về Joyce trong quyển Desolation Angels “một người rất hay, thú vị, trẻ, một cô gái đạo Do Thái, thanh lịch, giới trung lưu, buồn bã và tìm kiếm cái gì đó.” Ông bảo bà là mối tình đẹp nhất mà ông có.

 

Viết Truyện Ngắn – Quan điểm của người kể truyện

Hôm trước viết đến chỗ xung đột là điều cần thiết cần phải có khi xây dựng truyện ngắn rồi bỏ đó.  Mấy hôm rày bận thì ít, lười thì nhiều nên không tiếp tục được.  Sau vài hôm thì quên mất mình bỏ dở nơi đâu.  Trước khi tôi nói qua về point of view tôi xin ôn lại một chút về xung đột (conflict) trong truyện.  Nói chi cho xa xôi, xin lấy ngay Harry Potter là bộ truyện dài đã được dịch và in ở Việt Nam làm thí dụ vì nó mới mà phổ biến rộng rãi.  Thú thật là tôi chưa đọc hết quyển số một nhưng đã xem phim và quyển phim này theo sát chi tiết với sách.  Ngay từ đầu tác giả đã cho Harry bị tấn công trối chết và luôn luôn bị Voldemort theo đuổi lập mưu giết để trừ hậu hoạn. Tất cả những quyển sách bán chạy đều có lối viết như thế, thí dụ như Da Vinci Code, Điệp viên 007, Angel and Demon, etc. Xung đột dẫn đến action (hoạt động) và thu hút độc giả.  Nếu muốn giữ độc giả thì đừng đưa độc giả vào những phân tích tâm lý hay thời tiết hay những chuyện chính trị triết lý.  Những điều này là để dành cho những quyển sách chỉ dành cho độc giả đặc biệt hay những nhà văn viết để được giải Nobel.  Tôi nói đùa đấy nhé.  Nói thế để bạn đọc thấy rằng quan niệm viết thay đổi theo từng khuynh hướng trường phái. Những quyển sách kén độc giả thường không theo quan niệm này. Anton Chekov viết The Lady and the little dog bắt đầu bằng những chuyện không đâu.  Tôi chỉ nhận ra cái rối rắm trong cuộc đời nhân vật khi truyện kết thúc.  Maupassant xây dựng cốt truyện và bố cục rất chặt chẽ.  Chekov để truyện diễn tiến theo quá trình tự nhiên.  Tôi, vì là người đang mò mẫm hướng đi, thích viết theo quá trình thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước.

Tác giả trong quyển sách của hắn phải như là Đấng Sáng Tạo trong vũ trụ, có mặt ở khắp nơi nhưng không ai nhìn thấy hắn – Gustave Flaubert

Khi viết truyện ngắn, nhà văn Mỹ rất quan tâm đến point of view, nói nôm na ai là người kể truyện.  Ngôi thứ nhất là tôi, đương sự.  Hay là viết ở quan điểm của một người biết hết thấu hiểu hết (omniscience), từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, từ quá khứ cho đến tương lai, của tất cả các nhân vật liên quan đến cuốn truyện. Shakespeare dùng quan điểm omniscience này khi viết kịch Hamlet và Romeo and Juliet. Arthur Golden tác giả của quyển The Memoir of a Geisha dùng ngôi thứ nhất, lời kể của chính người geisha Sayuri.  Junot Diaz trong quyển Oscar Wao dùng một người thuật truyện (narrator) là Yunot là người yêu của Lola chị của Oscar để kể phần lớn câu truyện.  Tuy nhiên ở nhiều chương ông để cho cả Lola và Oscar tự kể những phần trong đời của gia đình này mà Yunot không thể biết được. Ryunosuke Akutagawa tác giả của truyện ngắn In A Grove dùng một kỹ thuật khác, ông để mỗi nhân vật kể cùng một câu chuyện hiếp dâm và giết người để diễn tả tâm lý từng nhân vật.  Phim Hero (Anh Hùng) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng dùng cách thuật truyện này. Cùng một câu truyện đã xảy ra, mỗi người kể một cách khác, những chi tiết khác, cách họ nhìn để lộ tư tưởng của họ.

Cách kể, chọn người kể là một điểm quan trọng.  Nếu đã chọn người kể ở ngôi thứ nhất thì những giới hạn của ngôi thứ nhất phải được áp dụng đồng nhất. Điều quan trọng là bạn kể một câu truyện thì phải chọn cách kể nào thích hợp nhất, có thể truyền đạt rõ ràng nhất ý của bạn.  Khi bạn đồng nhất trong lối kể thì bài viết trong sáng hơn, thuyết phục hơn. Tránh đừng để khi đang kể ở ngôi thứ nhất thì lại chuyển sang quan điểm của ngôi thứ ba.  Bạn có thể làm thế nhưng nên qua một chương khác hay một đoạn khác vì như thế sẽ rõ ràng hơn và bạn có vẻ chuyên nghiệp hơn. Mỗi vị trí kể có những ưu điểm nhược điểm khác nhau và nếu tôi nhớ ra thì tôi sẽ viết thêm chiều nay hoặc mai.

Xin nói thêm ở đây tất cả những bài viết ở đây chỉ là những ghi nhận vội vàng, ngay cả khi viết tôi cũng nghĩ gì viết nấy nên câu cú chưa được sắp xếp cẩn thận. Và cuối tuần tôi sẽ đọc lại sửa chữa sau. Đọc chơi cho vui thôi nhé.

Viết Truyện Ngắn Như Thế Nào?

Khi nói đến viết văn, mỗi người một ý, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhà văn quan niệm về cách viết truyện ngắn rất khác nhau.  Cũng xin thưa rõ ở đây tôi không có ý định dạy viết truyện ngắn.  Tôi là người đang tự học về cách viết truyện ngắn và đây là những ghi nhận trong quá trình tự học của tôi.  Nếu bạn đọc và thấy thú vị muốn áp dụng xin cứ tự nhiên nhưng nếu không thành công thì tôi không chịu trách nhiệm. Những ghi nhận này có thể có ích, hay có thể đọc cho vui.  Tôi nghĩ nếu bạn viết blog, thì bạn phải là người thích viết, có thể bạn thích viết văn hay làm thơ.  Nếu bạn không thích viết thì bạn đã chẳng blog làm gì bởi gì cuộc đời có quá nhiều thứ thú vị hơn là mài đít vào ghế.  Nếu chỉ muốn kết bạn cho vui thì có vô số thứ, face book chẳng hạn, hay là đi mua sắm, hát karaoke.

Ai là người có thể trở thành nhà văn? Tôi nghĩ tất cả mọi người đều có ít nhiều năng khiếu viết văn, đó là năng khiếu kể chuyện và thích nghe kể chuyện. Có nhiều người cho rằng viết văn là bản năng tự nhiên, không phải học mà được.  Tôi nghĩ những phương pháp dạy viết văn có thể ít nhất giúp người viết trình bày tư tưởng.  Tuy nhiên để hoàn thành một tác phẩm cần nhiều thứ chứ không phải chỉ hình thức hay kỹ thuật viết.

Trong những quyển sách giáo khoa về văn chương, khi nói đến truyện ngắn, đầu tiên người ta chú ý đến plot (cốt truyện) và structure (cách kết cấu/bố cục). Plot và structure là sườn và nền tảng của ngôi nhà.  Bạn muốn xây lâu đài thì sườn và nền tảng phải có tầm vóc chắc chắn của một lâu đài. Lâu đài của bạn có đẹp hay không thì tùy những vật liệu bạn sẽ dùng để xây lâu đài.  Chất liệu để xây là kiến thức, vô thức, nhận thức, tình cảm, tất cả mọi thứ bạn thu thập trong tâm hồn từ trước đến nay.  Bạn là người quyết định chất liệu nào là quan trọng và đôi khi kinh nghiệm của những người biết xây nhà có thể giúp bạn.  Đó là ích lợi của cái học viết văn.

Không phải nhà văn nào cũng xem cốt truyện và bố cục là quan trọng.  Stephen King, vua viết truyện kinh dị bảo rằng ông chỉ chú ý đến nhân vật.  Ông hình thành nhân vật trước nhất và để nhân vật lôi kéo độc giả và xây dựng tác phẩm dựa lên trên diễn tiến của các nhân vật.  Kawabata bảo rằng chỉ có lời văn mới là quan trọng. Các ông nói thế nhưng tôi không thể nào tưởng tượng được là người ta viết truyện kinh dị mà không cần có cốt truyện và truyện Ngàn Cánh Hạc và Xứ Tuyết của Kawabata không chỉ có lời văn đẹp mà là một sự kết hợp tuyệt diệu của phong tục văn hóa Nhật Bản về trà đạo, nghệ thuật cắm hoa và nghệ thuật của geisha.

Tôi đọc các ý kiến của các nhà văn chia sẻ về cách viết văn cho biết, tuy nhiên tôi nghĩ viết văn có phần nào nằm trong bản năng, cái tiềm ẩn trong mỗi con người, nếu bạn sinh ra là kiếp chim phải hót thì bạn sẽ phải hót, nếu bạn là loại cá bay thì bạn sẽ phải bay cho dù bạn sẽ bay vào lưới hay lên bờ mắc cạn.  Nếu con rít tự hỏi tôi có 100 chân tôi phải dùng chân nào trước thì chắc là nó sẽ té lăn quay.  Nhưng nếu nó tiếp tục suy nghĩ và thực tập có thể nó sẽ là con rít bò nhanh nhất. Nói như thế có nghĩa là chuyện học viết văn cũng chỉ là chuyện bâng quơ, bạn viết bằng cách nào mà bạn có thể truyền đạt dễ nhất.

Đọc quyển sách giáo khoa có bài của John Updike, nhà văn kiêm nhà phê bình danh tiếng của Mỹ, Why Write? (Tại sao viết?) Ông nói:

“Phần lớn người ta cho rằng viết là một cách tuyên truyền. Và dĩ nhiên cũng có loại tuyên truyền dở như những quyển truyện về mấy đứa con trai gặp xe máy cày của các nhà văn xã hội chủ nghĩa, hay những câu chuyện tuyên truyền cổ lỗ sĩ của các nhà truyền giáo như những đại bi kịch của tôn giáo và những chuyện thành công của các nhà tư bản như Horatio Alger hay Samuel Smiles.  Nhưng cũng có nhiều thông điệp gói ghém trong văn học như pha lê được cất dấu trong bao giấy hay dăm bào mạt cưa…”

Ông cho biết ông thường khi nhận được thư từ của các nhà sư phạm lẫn sinh viên học sinh hỏi ông về những điều ông viết kể cả những chủ đề như thần học hay tình dục như thể ông là chuyên viên của tất cả mọi chủ đề.  Ngày xưa người ta xem nhà văn như là nhân vật chính nhưng ngày nay những nhân vật chính này đã được thay thế bằng những người giảng dạy.

“Hầu hết các nhà văn đều đi dạy.  Và rất nhiều người dạy viết văn. Các đại học cuống cuồng dạy viết văn dù các sách giáo khoa và những chữ viết đơn điệu nhàm chán như là tiếng chuông báo tử; bất cứ nhà văn nào, người ta đều tin rằng có thể giảng dạy môn viết văn và nói về những sản phẩm tư tưởng tinh lọc của người dạy.  Những tác phẩm được sàng lọc và nếu được đánh giá là đủ chất lượng được xem như là những dụng cụ xứng đáng để giảng dạy.”

Updike cho rằng những nhà văn kiêm nhà sư phạm này có khi chỉ là những người bịp bợm, dám dùng cả những bài luận của sinh viên học sinh làm tài liệu cho luận án tiến sĩ của mình.  Updike nhấn mạnh là “cái thiếu vắng của một thông điệp cũng quan trọng như sự có mặt của thông điệp trong bài viết, sự im lặng cũng cần thiết như sự bày tỏ ý kiến.”

Quyển sách giáo khoa này (của Kenedy và Gioia) bảo rằng người viết nên chú ý đến những xung đột trong khi dựng cốt truyện bởi vì “một ngày không có xung đột va chạm với ai là điều vui vẻ, tuy nhiên một cốt truyện mà thiếu sự xung đột sẽ rất nhàm chán.” Nhân vật theo đuổi một điều gì mà hắn ta không thể đạt được hay chạy trốn một cách tuyệt vọng để tránh cái chết là những xung đột làm căng thẳng và được người đọc chú ý. Những câu chuyện hay thì rất giống với cuộc đời.  Tính chất của nhân vật không phải nằm trong những điều nhân vật nói mà nằm trong hành động của nhân vật.  Cốt truyện không đơn thuần chỉ là những diễn biến mà là những nguyên nhân và hậu quả liên quan với nhau.  Mặc dù cốt truyện (plot) có vẻ như một điều quá hiển nhiên, nó là một dụng cụ để diễn tả rất quan trọng. Cốt truyện cùng với hình ảnh, cách viết, biểu tượng có thể đánh thức nhiều cảm giác trong độc giả như niềm vui, nỗi buồn, sự hài hước, sợ hãi hay khích động.