Sách chiến tranh

Như đã nói trong một blog trước, tôi đang tìm hiểu về chiến tranh qua sách vở và văn học. Vừa đọc vừa nghe, cuối cùng đã xong quyển All Quiet on the Western Front. Có nhiều đoạn đáng nhớ nhưng chỉ xin ghi lại một đoạn ngắn ở đây.

” I am young, I am twenty years old; yet I know nothing of life but despair, death, fear, and fabulous superficiality cast over an abyss of sorrow. I see how peoples are set against one another, and in silence, unknowingly, foolishly, obediently, innocently slay one another. I see that the keenest brains of the world invent weapons and words to make it yet more refined and enduring. And all men of my age, here and over there, throughout the whole world see these things; all my generation is experiencing these things with me.” 

Tôi trẻ lắm, chỉ mới hai mươi tuổi; thế mà tôi chẳng biết gì về cuộc đời ngoại trừ nỗi tuyệt vọng, cái chết, sự sợ hãi và cái bề ngoài đẹp đẽ bao trùm lên nỗi ngậm ngùi sâu thẳm. Tôi nhìn thấy loài người bị đưa đẩy đến chỗ hận thù nhau, và trong im lặng, thật vô tình, mù quáng, tuân lệnh, rất ngây thơ giết hại lẫn nhau. Tôi nhìn thấy những bộ óc thông thái nhất đã chế tạo vũ khí và dùng chữ nghĩa để làm cho nó (sự giết chóc) có vẻ tốt đẹp hơn và kéo dài hơn. Và tất cả đàn ông ở tuổi của tôi, bên này và bên kia, cùng với cả thế giới đều nhìn thấy điều này; cả thế hệ của tôi đều trải qua những kinh nghiệm này với tôi.”

war talk

Rồi tôi ngó lên một trong những kệ sách của tôi và tìm thấy quyển War Talk của Arundhati Roy. Bà này nổi tiếng với quyển The God of Small Things, tôi chưa đọc, nhưng phải nói quyển War Talk của bà gây ấn tượng mạnh trong tôi. Một giọng nói mạnh mẽ và can đảm vạch trần sự giả dối của chính quyền Hoa Kỳ trong nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

New Year's Resolutions

Thức giấc từ lúc mới bốn giờ rưỡi.  Không, phải nói là lúc bốn giờ, bởi vì tôi đã nằm trăn trở hơn nửa tiếng mới bò ra khỏi giường.  Tôi cứ tự bảo mình thức làm gì sớm thế.  Đâu có chuyện gì chờ đợi mình đâu.  Hôm nay cuối năm tôi lấy ngày nghĩ tha hồ ngủ muộn.  Thế mà vẫn dậy sớm, điên thật.  Và suốt một giờ rưỡi tôi chẳng làm việc gì có ích lợi ngoại trừ uống ly cà phê, đọc mục văn học điểm báo của tờ New York Times.  Như một đứa bé không được cha mẹ chú ý, nó chạy ra chạy vào hết phòng này đến phòng kia, chờ đợi mà không biết mình chờ đợi cái gì, tìm kiếm mà không biết mình tìm kiếm cái gì, muốn lăn đùng ra mặt đất dỗi hờn những chẳng có ai ở gần và cũng chẳng ai để ý nên có dỗi hờn chán thì tự động đứng lên, băn khoăn bẵng hẵng chạy đi tìm kiếm một cách vô vọng.  Tôi nói tôi đó, tự mắng nhiếc mình một chút.

Hôm qua ngồi trong sở, vắng lặng.  Tôi nghĩ hôm nay ở nhà tôi sẽ viết một truyện ngắn.  Thế mà sáng nay, ý tưởng bay đi đâu mất cả.  Những điều mình khoái chí hôm qua hôm nay bỗng thấy nhẹ quá trống quá, không đủ thôi thúc mình viết thì làm sao thu hút người đọc.  Cũng may là mình không phải kiếm sống bằng nghề viết văn.

Cuối năm thì mọi người làm gì.  Có người viết New Year’s resolutions.  Một hình thức toan tính tự nhắc nhở mình nên cố gắng một chút, tiến đến mục đích sống của mình một chút, cải thiện đời sống, bỏ những tật xấu, săn sóc mình hơn, vân vân.  Tôi có nhiều mơ ươc, ham hố nhiều nhưng sức lực có hạn, thì giờ có hạn, khả năng có hạn.  Tuy nhiên cũng thử cuối năm ngồi tính lại sổ đời.

Năm 2009 tôi đọc những quyển này

Anh Em – Yu Hua
Snow – Orhan Pamuk
The Noodle Maker – Ma Jian
The English Patient – Michael Ondatjee
The Unbearable Lightness of Being – Milan Kundera
Love in the time of Cholera – Gabriel Garcia Marquez
Văn Miền Nam – 4 bộ tổng cộng 2200 trang
Đường Ta Đi – Đặng Đình Túy
The Reader – Bernhard Schlink
Lessons in Diaster – Goldstein
Disgrace and Waiting for the Barbarians – Coetzee
Perfume – Patrick Suskind
Life of Pi – Yann Martel
White Tiger – Aravind Adiga
The Wind Up Bird Chronicle and Norwegian Wood – Murakami

Năm 2010 tôi sẽ đọc mười quyển sách trong danh sách dưới đây.

Orhan Pamuk – My Name is Red, The Black Book, The White Castle,
Coetzee – Age of Iron, In the Heart of the Country,
Achebe – Home and Exile, No Longer at Ease
Atwood – Oryxe and Crake, The Handmaid Tale,  Blind Assassin
Cormac McCathy – The Road
Hosseini – Thousand Splendid Suns
Barnett Burto Cain – Literature for Composition
De Lillo – White Noise
Anne Enright – The Gathering
Nella Larsen – Passing
Bernard Shaw – Saint Joan
Edith Wharton – Ethan Frome
Oliver Sacks – The Man Who Mistook his Wife for a Hat
O. Henry Prize Stories 2008
Hillary Mantel – Wolf Hall
McColum – Let the great world spin
Frank McCourt – Angela’s ashes
James Dickey The Whole Motion Collected Poems 1945 – 1992

Năm 2009 tôi viết hai truyện ngắn, khoảng chừng một chục bài viết, một ít tạp ghi, dịch chừng bốn năm truyện ngắn.

Năm 2010 tôi hy vọng sẽ đọc nhiều hơn có hệ thống hơn,  dịch hai truyện ngắn, và nếu có thể sẽ viết một hay hai truyện ngắn. Tôi sẽ đọc văn học Mỹ nhiều hơn và vì thế sẽ không cần phải mua sách.  Chỉ cần mượn sách ở thư viện đọc suốt năm chưa hết những sách hay đã được giải thưởng.

Còn về bản thân tôi sẽ săn sóc sức khỏe mình nhiều hơn, tránh giận dỗi buồn phiền.  Người nào giận tôi thì tôi xin làm lành trước, bởi vì đối với người thân yêu hễ ai giận tôi hay tôi giận ai là tôi thấy buồn phiền khó chịu lắm.  Hễ lòng tôi không yên tĩnh là tôi không viết được. Tôi sẽ giữ liên lạc và tìm đến với bạn bè nhiều hơn.  Càng lớn tuổi tôi càng rút vào trong nội tâm, ngại tiếp xúc.  Bao giờ tôi cũng thấy cái vụng về thô thiển của mình khi liên hệ với người.  Cái cảm giác mình vô duyên như một con bửa củi luôn ám ảnh tôi đặc biệt là khi tiếp xúc với mọi người và đó là lý do tôi sống khép kín.  Cái vui duy nhất của tôi là đọc và viết.  Khi mình cúi mặt vào trang sách cũng là lúc mình thả hồn đi rong.  Trong cái thế giới đó tôi không thể nào làm tổn thương ai.

Còn về việc làm, tôi vẫn làm tròn trách nhiệm của mình nhưng tôi không muốn cố gắng nhiều hơn hay tranh giành quyền lợi với những người làm chung.  Tôi thấy sức của tôi chỉ đến đó và lên cao nữa cũng chẳng làm tôi thấy vui mừng sung sướng hơn.  Từ khi tôi thấy biết đủ với công việc tôi không thấy hiềm khích vì không còn lo toan tranh giành với ai cả.  So với cái tôi của năm mười năm trước thì cái tôi bây giờ thiếu lửa, thiếu tham vọng, nhưng tôi xin có quyền chọn lựa ngừng tranh đua về mặt công danh và tiền bạc.  Tôi chỉ xin được khỏe mạnh và sống vui.

Có ai có ý kiến gì giúp tôi improve myself không?  Có đề nghị gì về những cái tôi nên viết hay những gì tôi nên đọc không?

Năm 2010
Đọc Ngàn Cánh Hạc (Thousand Cranes) và Xứ Tuyết (Snow Country) của Yasunari Kawabata
The Moment of Wonder – Richard Lewis (Japanese and Chinese Poetry).
War is a Force That Gives us Meaning (Chris Hedges)
Cát Vàng – Lữ Quỳnh
Những Cơn Mưa Mùa Đông – Lữ Quỳnh
Sinh Nhật của những người không còn trẻ – Lữ Quỳnh.
The Book of Love – Writers and their love letters – Kathy Davidson.
Literature for Composition – Sylvan Barnet, William Burto, William E. Cain
Literature – An Introduction to Fiction, Poetry, Drama, and Writing – Kenedy Gioia
The Things They Carried, How to tell a true war story –  Tim O’Brien
The Chrysanthemums – John Steinbeck
Bitter in the Mouth – Monique Trương
Quiet As They Come – Angie Châu
A Tale For 2000 – Đào Phụ Hồ, Bùi Ngọc Tấn
Bốn Ngàn Năm Chen Lấn – Hoài Ziang Duy
The Lover – Marguerite Duras

Truyện Ngắn
Đọc The Awakening, The Storm, The Kiss, A Shameful Affair, The Story of an Hour của Kate Chopin.
Đọc JD Salinger – A Perfect Day for Bananafish và For Esmé with love and squalor.
The Composer and A Parakeet – Ha Jin
Seduce a Monk – Kathy Min
Touch – Alexi Zentner