Người trong ngăn cách – 20

Kay Bartholdi
Les Palmiers sauvages
Fécamp

Ngày 1 tháng 11, 1998

A, cuối cùng thì vậy. Từ bao nhiêu lâu! Tôi chỉ chờ có thế. Giòng chữ nhỏ cuối thư. David!
Hãy ký tên anh, tên thật của anh.
Cho dù anh để rơi mặt nạ; dù anh ném bỏ tên mượn mà anh đã sử dụng rất thành thạo và với cái tên đó anh ru ngủ tôi…
Vâng, David, tôi đã xem cuốn phim.
Tôi xem cuốn phim ở nhà Josepha và Laurent
Cuốn phim đã kể về chuyện thăng tiến không ngừng của một kẻ tham vọng rất quyến rũ, rất thông minh và rất phiêu lưu: Jonathan Shields.
Và tôi nhận ra anh chẳng khó khăn qua hình bóng kẻ ấy, kẻ muốn chinh phục thế giới, chẳng lùi bước trước bất cứ điều gì, kẻ quyến dụ, kẻ vận dụng quỷ quyệt đã phá vỡ bao nhiêu cuộc đời bằng hai bàn tay khao khát vì ham mê điện ảnh, vì tình yêu và vinh quang cho chính hắn. Continue reading Người trong ngăn cách – 20

Năm Tác Phẩm của nhà văn Lê Thị Huệ

This slideshow requires JavaScript.

Xin khoe với các bạn năm tác phẩm của chị Lê thị Huệ chủ biên báo mạng Gió O gửi tặng. Sẽ giới thiệu với các bạn chi tiết hơn sau khi đọc xong.  Chọn Lựa Cùng Nguyên Mẫu là tuyển tập bao gồm mười truyện ngắn của mười nhà văn nữ ở trong và ngoài nước, nhà xuất bản Văn Mới phát hành (không thấy đề năm phát hành).

Mười nhà văn nữ là Y Ban, Ngô thị Kim Cúc, Trần Diệu Hằng, Võ thị Hảo, Lê thị Huệ, Vũ Quỳnh Hương, Trần Thùy Mai, Nguyễn thị Minh Ngọc, Hoàng thị Bích Ti, Trần thị Trường, với lời bạt của ông Đào Trung Đạo.

Đây là tập truyện ngắn rất đặc sắc. Mỗi truyện ngắn đều tạo ấn tượng mạnh trong tôi, một độc giả tương đối khó tính và rất chịu khó nỗ lực quan sát.  Sẽ giới thiệu các quyển kia sau khi đọc.

vai trò của dịch giả trong sự thành công của văn hào Mạc Ngôn

Bài này đã đăng ở Gió O. Vai trò của dịch giả trong sự thành công của văn hào Mạc Ngôn.

Trước khi được giải văn chương Nobel 2012, Mạc Ngôn không phải là cái tên quen thuộc của độc giả Anh ngữ. Quyển Red Sorghum (Cao Lương Đỏ) của Mạc Ngôn xuất hiện trên thị trường sách Hoa Kỳ năm 1994,The Garlic Ballads (Bài Ca Tỏi) 1995, The Republic of Wine (Giới Mê Rượu) 2000, và những quyển tiếp theo không gây nên tiếng vang nào. Rải rác trên báo chí Hoa Kỳ và Anh quốc, The New York Times và The Guardian, là vài bài điểm sách ngắn ngủi sơ sài, thường gồm chung với nhiều tác giả khác. Năm 2005 báo The New Yorker có bài phê bình của John Updike về quyển Big Breasts and Wide Hips (Vú To Mông Rộng) phân tích cặn kẽ hơn nhưng chê nhiều hơn khen, chê cả tác giả lẫn dịch giả.

Sau khi Mạc Ngôn được giải Nobel nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xảy ra. Vài nhà văn nổi tiếng trên quốc tế, như Herta Muller và Salman Rushdie, phản đối mạnh mẽ vì họ cho rằng Mạc Ngôn ủng hộ chính sách ngăn cấm tự do ngôn luận và giữ im lặng trước sự bị đàn áp của giới văn nghệ sĩ chống chế độ độc tài. Giới học thuật có Perry Link, Tiến sĩ chuyên ngành văn học văn hóa Á châu của Đại học Princeton,  đã cho rằng Mạc Ngôn không xứng đáng được trao giải Nobel văn chương vì suốt cuộc đời Mạc Ngôn chỉ tự bảo vệ quyền lợi cá nhân bằng cách tuân theo chủ trương chính trị của nhà cầm quyền. Ngoài Perry Link còn có Jeffrey Yang và Larry Siems trong một bài báo đăng trên New York Times đã chê trách Mạc Ngôn không quan tâm bênh vực những nhà văn Trung quốc cùng thời bị khủng bố đe dọa vì dám đòi hỏi nhân quyền chống đối chế độ. Một trong những điều người ta chế nhạo Mạc Ngôn là ông đã tham gia phong trào chép tay một văn bản của Mao Trạch Đông và được thưởng công với giá tiền chừng 150 Mỹ kim.

Bênh vực Mạc Ngôn có Pankaj Mishra của tờ báo Guardian bảo rằng Rushdie nên dè dặt hơn trong việc chê trách thái độ chính trị của Mạc Ngôn. Ông  còn mang cả John Updike ra nhắc cho mọi người nhớ là Updike đã từng tích cực ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ trong việc ném bom Hà Nội. Bênh vực Mạc Ngôn hùng hồn nhất là Howard Goldblatt, dịch giả của Mạc Ngôn. Trong khi mọi người kết tội Mạc Ngôn giữ im lặng để yên thân, Goldblatt lại nhìn thấy Mạc Ngôn ngấm ngầm chỉ trích chính quyền trong nội dung những quyển truyện ông ta đã viết. Thẳng thừng, Goldblatt đáp lại lời phê bình của Jeffrey Yang: “Nói như vậy là nông cạn, thiếu suy nghĩ, và sai lầm.” và “ông không thể làm như thế nếu ông muốn tiếp tục sống và viết ở Trung quốc.”[1]

Sau khi Mạc Ngôn được trao giải dĩ nhiên có rất nhiều lời khen ngợi. Người ta còn gán cho ông là một nhà nữ quyền (feminist) nhưng có lẽ ông nghĩ chỉ có phụ nữ mới được làm nhà nữ quyền nên ông nhấn mạnh “tuy những nhân vật của tôi là phụ nữ có cá tính mạnh nhưng tôi là đàn ông.”  Peter Englund, Thư ký Viện Hàn Lâm Thụy Điển, chủ giải Nobel văn học, khi được hỏi nghĩ sao về tác phẩm của Mạc Ngôn, ông ta đã khen ngợi quyển Bài Ca Tỏi. Englund nói: “quyển này nói về tính chất cao quí của những người dân bình thường, họ đã cố gắng hết sức mình để tồn tại, cố gắng vượt bực để gìn giữ phẩm giá của họ. Đôi khi họ thắng cuộc nhưng phần lớn là họ thua cuộc.” Ông tuyên bố như thế nhưng tôi e rằng ông ta chỉ đọc một đoạn ngắn được người nào đó soạn sẵn. Ngay cả hai nhà văn lớn Muller và Rushdie tôi cũng nghi ngờ quí vị thật sự có thì giờ để đọc những quyển truyện, mỗi quyển nặng mấy kí lô, của Mạc Ngôn. Nói càn như thế là vì thời giờ có hạn, những người quá bận bịu với chuyện viết, hay thường xuyên xuất hiện trước công chúng, lấy đâu thì giờ để đọc. Thế ban giám khảo có thì giờ để đọc tất cả những quyển sách được đề cử không? May ra thì họ đọc những bài tóm tắt mà những người đề cử soạn sẵn. Chuyện đọc, hay không đọc, những nhà văn được chọn trao giải thưởng khó có thể kiểm chứng được. Tuy nhiên có một người tuyên bố đã đọc từng lời từng chữ của Mạc Ngôn, đó là Howard Goldblatt. “Không ai đọc một văn bản kỹ cho bằng dịch giả, người phải xem xét nghĩa của từng chữ và cách nó liên hệ với những chữ khác. Tôi đã từng dịch truyện dài cũng như truyện ngắn của cả chục tác giả của Hoa Lục và Đài Loan, và trong khi có nhiều nhà văn xứng đáng được đề cử cho giải Newman, Mạc Ngôn nổi bật là nhà văn thành công nhất cũng như sáng tạo nhất trong số những nhà văn cùng thời với ông.”[2]

Không chỉ đọc và dịch tác phẩm của Mạc Ngôn, Howard Goldblatt còn là người đã đề cử, và nhờ bài đề cử này, Mạc Ngôn được trao giải Newman năm 2009.

Giải Newman là giải văn chương đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập, dành riêng cho tác phẩm viết bằng Hoa ngữ. Giải Newman, tôi phỏng đoán, được dùng để mở đường đưa Mạc Ngôn đến với giải Nobel 2012. Có thể nói Howard Goldblatt là một trong những cánh tay đắc lực nhất đưa Mạc Ngôn lên đỉnh vinh quang.

Trong bài đề cử cho giải Newman năm 2009 có tựa đề Mo Yan’s Novels Are Wearing Me Out để giúp hội đồng giám khảo Hoa Kỳ có thể hình dung văn phong và cách xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn, Goldblatt so sánh Mạc Ngôn với Rabelais, Faulkner và Márquez.  Truyện của Mạc Ngôn có điểm gì tương tự với Rabelais?

Theo Goldblatt, Rabelais đả phá tật xấu của xã hội Pháp vào đầu thế kỷ 16, Mạc Ngôn đã chế nhạo xã hội Trung quốc về tật mê thức ăn ngon, như thịt người, và tật mê uống rượu. Mạc Ngôn còn được so sánh với khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng như Faulkner và Marquez. Sự thật thì Faulkner và Marquez đã ảnh hưởng đến Mạc Ngôn như thế nào? Theo Shelley Chan[3], trong phần giới thiệu có tiểu đề Cơn Đói và Nỗi Cô Đơn, trong bài diễn văn Mạc Ngôn đọc ở Đại học Berkley năm 2000 cho biết ông đã bắt chước Faulkner “chế” ra một địa danh là Northeast Gaomi Township. Địa danh này được dùng làm bối cảnh cho rất nhiều quyển truyện của ông, cũng như Faulkner đã tưởng tượng ra Yoknapatawpha County.  Còn Márquez? Márquez cũng có một địa danh hư cấu tên là Macondo Town trong quyển Trăm Năm Cô Đơn. Goldblatt nêu ra thêm một điểm đồng dạng giữa Mạc Ngôn và Márquez là cả hai đều đều viết truyện ăn thịt người. Trong bài phê bình “The Saturnicon Forbidden Food of Mo Yan” Goldblatt trích dẫn một đoạn ngắn trong Giới Mê Rượu tả cảnh ăn một cái gì đó giống như một chú bé và trong phần chú thích ông trích một đoạn ngắn trong quyển The Autumn of the Patriarch của Márquez tả cảnh ăn thịt một người đàn ông đã được nướng đặt trên mâm.

Goldblatt không phải là người đầu tiên đã so sánh Mạc Ngôn với Faulkner. Theo Shelley Chan, năm 2006, một học giả ở Hoa Lục tên Zhu Binzhong, xuất bản quyển “Một cuộc đối thoại vượt thời gian và không gian: Nghiên cứu so sánh Faulkner và Mạc Ngôn.” Zhu nghiên cứu, so sánh và đưa ra nhiều luận điểm quí giá nhưng cuối cùng kết luận là Mạc Ngôn thua kém Faulkner ở nhiều khía cạnh.[4] Bà Chan cũng nói thêm kết luận này tuy thế vẫn còn chờ được giới học giả thảo luận.

Năm 2000, M. Thomas Inge, một học giả chuyên nghiên cứu về Faulkner, trong bài tiểu luận Mo Yan Through Western Eyes có nêu thêm vài chi tiết nói về ảnh hưởng của Márquez và Faulkner trong quyển Red Sorghum (Cao Lương Đỏ). Inge cho rằng ở phần 3 của quyển Cao Lương Đỏ có nói về những con chó rừng kiếm sống thông minh như loài người sau chiến tranh, có thể được xem là ảnh hưởng bởi Márquez. Trong phần 5, nhân vật Passion, người bà thứ hai của người kể truyện, bị hiếp rồi bị giết, đứa bé gái bà đang mang thai bị đâm chết bằng dao găm. Linh hồn bà bị một con chồn tinh chế ngự. Inge viết: “Bất cứ nhân vật nào trong quyển truyện dài tình tiết đa dạng này đứng lên và để lại một cái bóng, như Faulkner đã có lần nói rằng, đó là một trong những mục đích chính của ông trong vai trò nhà văn.”

Trong bài phỏng vấn đăng trên Granta ngày 11 tháng 10 năm 2012 của John Freeman, Mạc Ngôn nói ông bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm của Faulkner và Márquez vào năm 1984 và nhận ra cuộc đời của ông có nhiều điểm tương tự với cuộc đời của hai văn hào Nobel này. Nhưng dựa trên những chi tiết trong truyện, chúng ta có thể nhận thấy rằng, có một vài chi tiết tương đồng giữa truyện của Mạc Ngôn với truyện của Faulkner hay truyện của Márquez, nhưng ảnh hưởng thì không có. Có thể, khi tự nhận mình đã học hỏi ở hai đại văn hào nói trên, Mạc Ngôn không những chỉ tìm một vị trí thuận lợi để đứng vào hàng văn học quốc tế, ông khôn khéo tự đặt mình ngang tầm với hai văn hào của giải Nobel.

Giới nghiên cứu và phê bình văn học Á châu chú ý đến Mạc Ngôn khá sớm dù không nồng nhiệt lắm. Năm 1993, Kam Louie lúc ấy đang là Giáo sư của trường Đại học Queensland, Australia, trong bài phê bình quyển Explosions and Other Stories của Mạc Ngôn bản dịch của Duncan Hewitt và Janice Wickeri đã nhận xét: “Giết trẻ em và thở phì phò hổn hển là chủ đề chính của quyển ‘Explosions’, nó nói về một anh chồng bắt buộc vợ phải đi phá thai. Phần lớn câu truyện xảy ra ở bệnh viện, miêu tả một sự sinh sản, một cái chết, và một cuộc săn chồn ở bên ngoài cùng lúc với một cuộc phá thai, có nhiều thứ làm cho chúng ta nhột nhạt và chóng mặt buồn nôn. Mạc Ngôn bản thân là một người lính, dường như rất mê thích chuyện giết chóc cũng như tình dục.” Để kết thúc bài phê bình, ông Louie nói cảm tưởng của ông: “Riêng tôi, bao tử tôi không mấy cứng cáp để có thể nói tôi thích đọc những chuyện như thế này, nhưng những truyện này tương phản phong trào tiểu thuyết của Trung quốc trong những năm 80. Quyển này là một đóng góp quí giá vào sự phát triển sách dịch văn học đương đại của Trung quốc.”[5]

Năm 2005 trong bài phê bình có tên Tre Đắng[6] John Updike cũng có cái nhìn tương tự Louie, nhưng đến năm 2009 thì Howard Goldblatt khen ngợi Mạc Ngôn không tiếc lời: “Ông ấy là một người quán triệt nhiều loại văn phong cũng như hình thức, từ chuyện cổ tích cho đến chủ nghĩa huyền thoại hiện thực, đặc trưng hiện thực, chủ nghĩa (hậu) hiện đại, và còn nhiều thứ khác. Hình ảnh trong văn của ông rất sống động, truyện của ông rất thu hút, và nhân vật của ông rất quyến rũ. Ông ta, một cách đơn giản, là một người có một không hai.”

Howard Goldblatt hầu như là người độc quyền dịch văn học tiếng Trung sang tiếng Anh. Ngoài việc chuyển ngữ tác phẩm của Mạc Ngôn, ông còn dịch hơn năm mươi tác phẩm, biên tập nhiều tuyển tập thơ văn Hoa ngữ, chiếm hầu như tất cả giải thưởng về dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Anh. Trong bốn năm đầu tiên của giải văn học Man Asian, ba trong bốn nhà văn thắng giải là do Goldblatt dịch. Không chỉ dịch văn Mạc Ngôn, Goldblatt khéo léo giới thiệu văn của Mạc Ngôn bằng những từ ngữ quen thuộc với độc giả Hoa Kỳ. “Nếu bạn thích Poe bạn sẽ thích quyển Đàn Hương Hình sắp in, nếu bạn là người thích truyện Rabelais bạn sẽ thích Giới Mê Rượu, nếu bạn là người thích truyện cổ tích bạn sẽ thích Đời Sống và Cái Chết Làm Tôi Mỏi Mòn” Goldblatt cũng là người đã đề cử Mạc Ngôn với hội đồng giám khảo giải Nobel.

Có lẽ không có gì quá đáng nếu nói rằng không có Goldblatt không chắc Mạc Ngôn được trao giải Newman và Nobel. Goldblatt am hiểu quan điểm của người Tây phương, giải thưởng Nobel văn học thường trao cho những nhà văn có khuynh hướng đấu tranh cho nhân quyền, chống áp bức độc tài, bảo vệ quyền tự do ngôn luận.  Goldblatt khéo léo “đánh bóng” Mạc Ngôn như là một người tranh đấu ngầm, như một diễn viên đóng vai hài trong một đoàn xiệc và từ đó nhìn ngắm nhận xét ông chủ đoàn xiệc từ cái nhìn của người trong cuộc. Khi đề cử giải Newman 2009 Howard Goldblatt nhấn mạnh quyển Bài Ca Tỏi chê trách chính quyền địa phương tham nhũng hà khắc với nông dân. Khi xảy ra cuộc biểu tình ở Thiên An Môn người ta phải cất dấu quyển sách này để trách khích động. Và Goldblatt đã thành công. Thêm vào đó, nếu một học giả hay phê bình gia Á châu nhiệt liệt khen ngợi và đề cử Mạc Ngôn có lẽ sẽ không được hội đồng chấm giải Newman và Nobel văn học tin tưởng bằng lời giới thiệu của Howard Goldblatt một dịch giả Hoa Kỳ và cũng là một học giả kỳ cựu về văn chương Hoa ngữ. Không ai dám, cũng không có thì giờ, kiểm soát việc ông dịch như thế nào; vả lại những nghi ngờ về sự am hiểu văn hóa Trung quốc, nếu có, đều bị xua đi khi nghĩ rằng Goldblatt có một sự hỗ trợ đắc lực bên cạnh đó là bà vợ người Đài Loan, Tiến sĩ Li-chun Lin chuyên ngành văn chương Á châu, ông mới cưới sau khi ông về hưu năm 2000.

Mạc Ngôn dùng phương ngữ, ẩn dụ, cổ tích, huyền thoại, chơi chữ và những chi tiết văn hóa mà khi dịch sang một ngôn ngữ khác sẽ bị thất thoát. Nhận biết điều này Mạc Ngôn viết một số truyện ngắn và truyện vừa, thay đổi cách viết để Goldblatt có thể dịch văn bản dễ dàng. Goldblatt tự tay chọn một số truyện xuất bản với tựa đề “Shifu, you’ll do anything for a laugh.” Trong tuyển tập truyện ngắn này, độc giả Anh ngữ, sẽ thấy truyện của Mạc Ngôn không tục tằn, phóng túng, và bạo động như thường thấy trong những quyển tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn. M. Thomas Inge khen ngợi tài dịch thuật của Goldblatt đọc hay như là được viết bằng Anh ngữ. Tuy nhiên Updike chê cách diễn tả bằng Anh ngữ của Goldblatt có nhiều chỗ sáo mòn.

Dấu vết Goldblatt xoa dịu sự sống sượng trong văn của Mạc Ngôn được Ling Tun Ngai ghi nhận. Trong Cao Lương Đỏ Mạc Ngôn viết và Ngai dịch: “Had Grandma become a writer, she would have stomped the shit out of many men of letters.” Nôm na, nếu bà ngoại/nội là nhà văn bà sẽ dẫm cho đám văn sĩ vãi cứt ra. Còn Goldblatt dịch văn vẻ hơn, “Nếu bà nội/ngoại là nhà văn bà nội/ngoại sẽ làm cho văn sĩ cùng thời với bà hổ thẹn.” (If she could have become a writer, she would have put many of her literary peers to shame.)

Howard Goldblatt không chối cãi việc ông cố ý làm giảm mức độ sống sượng của văn bản chính. Khi có người đặt vấn đề dịch là phản bội, Goldblatt bảo rằng dùng chữ phản bội thì không đúng, ông nói: “Khi ông dịch một văn bản, ông lấy cái ngôn ngữ của văn bản này biến nó thành ra ngôn ngữ của ông. Tuy không phải là một sự hiếp dâm nhưng ông lấy nó và hành hạ nó. Đó là cách duy nhất mà ông có thể chuẩn bị nó cho người đọc. Dịch giả luôn luôn phải xin lỗi. Suốt cuộc đời chúng tôi phải nói ‘Tôi xin lỗi.”

Người ta có thể chê văn của Mạc Ngôn tục tĩu, nhớp nhúa, thô bạo nhưng không thể phủ nhận ông có sức tưởng tượng dồi dào và máu khôi hài đen táo bạo. Nhưng Dư Hoa cũng khôi hài và tục tĩu chẳng kém Mạc Ngôn. Còn mức sáng tạo thì Haruki Murakami cũng sung mãn chẳng kém. Truyện của Murakami được giới Tây phương đón nhận nồng ấm hơn truyện của Mạc Ngôn có lẽ vì nó“yuppie” hơn. Văn hào Nobel Kenzaburo Oe lớn tiếng ủng hộ Mạc Ngôn bảo rằng Mạc Ngôn xứng đáng được giải Nobel hơn là Murakami. Có lẽ Oe hài lòng cách Mạc Ngôn đề cao sự anh dũng của người Nhật trong cuộc chiến Trung Nhật Mạc Ngôn đã dùng làm bối cảnh cho Cao Lương Đỏ. Tập truyện ngắn “Shifu, you’ll do anything for a laugh” do chính tay Howard Goldblatt tuyển chọn và “massage” cho thích hợp với khuynh hướng đọc của người Tây phương có nhiều truyện hay. Truyện ngắn Iron Child và Soaring là điển hình của khuynh hướng hiện thực huyền ảo của Mạc Ngôn. Trong Iron Child những đứa trẻ bị bỏ rơi vì đói nên ăn than và sắt rỉ rồi biến thành những con quỉ nhỏ chuyên ăn trộm đồ dùng bằng sắt để ăn. Trong Soaring một cô gái đẹp bị bắt ép lấy một anh chồng mặt rỗ, để bù cho người anh bị mù của cô được lấy cô chị rất đẹp của anh chồng mặt rỗ. Vừa cưới xong cô gái bỏ trốn chạy vào ruộng cao lương đỏ và bị bao vây đến hết đường chạy trốn cô liền bay lên ngọn cây. Tác giả ngừng ở chỗ đó nên không cần phải giải thích hay tìm cách kết thúc hiện thực hợp lý. Tôi thích cách viết truyện có tính chất siêu thực của Murakami hơn. Murakami ít khi đưa truyện đến chỗ phi lý. Những sự kiện độc giả thấy phi lý thường được giải thích bằng phản ứng tâm lý hay là sự khủng hoảng tinh thần của nhân vật.

Goldblatt nói đùa rằng “dịch giả là những nhà văn bị tức bực.” Nhiều người cho rằng dịch giả chỉ là một bóng mờ đứng sau lưng tác giả. Tôi nghĩ có một kinh nghiệm mà giới dịch thuật có thể dùng để đưa nhà văn Việt Nam đến với giải Nobel: chọn một dịch giả biết nấu “Chinese food” theo khẩu vị người Mỹ.

[1] Orbach, Micheal, Mo Yan’s Jewish Interpreter. “It was shallow, knee-jerk, and wrong-headed. . . . I like Yang, but his expectations were that Mo Yan should come out and tell the officials in China that they should take a flying fuck. You don’t do that if you want to continue living and writitng in China. . . .” Link. 
[2] Howard Goldblatt, Mo Yan’s Novels Are Wearing Me Out Nominating Statement for the 2009 Newman  Prize, World Literature Today, July – August 2009, p. 29
[3] Shelly W. Chan, A Subversive Voice in China – The Fictional World of Mo Yan, Cambria Press, New York, 2011
[4] Shelley Chan, chú thích số 6 của chương Introduction, Hunger and Loneliness.
[5] Kam Louie, The Australian Journal of Chinese Affair, No. 29 (Jan., 1993), pp. 195-196 published by: The University of Chicago Press on behalf of the College of Asia and the Pacific, The Australian National University.
[6] John Updike, Bitter Bamboo, The New Yorker. Link.
 

© gio-o.com 2013

Giới thiệu sách báo

Trong tuần nhận được Nhật Báo Sài Gòn Nhỏ, Tuần Báo Sài Gòn Nhỏ. Trang Sách và Những Giấc Mơ Bay  II của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, và Tâp san văn chương Thư Quán Bản Thảo số 54 chủ đề Ba Lô Mang Thêm Hồn Thơ Văn.
Trân trọng cảm ơn quí vị văn hữu.
Đặc biệt cảm ơn chị Yến, hiền nội của nhà văn Trần Hoài Thư đã gửi cho bánh tráng mè. Yummylicious.

Thư Ngỏ của Philip Roth

  

Philip Roth, nhà văn lớn của Hoa Kỳ, lên tiếng đính chính trong lá thư ngỏ gửi tự điển bách khoa Wikipedia, về một chi tiết ông cho là không đúng trong bài biên khảo (entry) The Human Stain (tạm dịch là Vết Nhơ Nhân Loại) đăng trên Wikipedia. Ông bảo rằng ông không mô phỏng nhân vật Silk Coleman, trong tiểu thuyết The Human Stain, theo Anatole Broyard; ông Broyard là phê bình gia chuyên mục văn hóa của báo Times[1]. Lá thư ngỏ rất dài, dài đến độ bị chế nhạo là truyện có tầm cỡ trung bình (tức là dài hơn truyện ngắn nhưng ngắn hơn truyện dài), này xuất hiện trong mục Page-Turner của tạp chí The New Yorker.[2] Trong lá thư này ông Philip Roth nhấn mạnh là ông sáng tạo nhân vật Silk Coleman, trong truyện dài được quay thành phim The Human Stain, dựa theo cuộc đời bất hạnh của Melvin Tumin; ông Tumin là người bạn quá cố đã cùng dạy đại học Princeton với Roth hơn ba mươi năm. Ông Tumin dạy môn (Sociology) Xã Hội Học còn Philip Roth dạy viết văn. 

Anatole Broyard (ông), năm 1855, là một chàng trẻ tuổi da trắng làm nghề thợ mộc đã giả vờ làm người da đen để được chính thức kết hôn Marie Pauline Bonée, con gái của một gia đình người Haiti tị nạn có học thức. Marie đang mang thai và trong tờ hôn thú hai vợ chồng đã khai lý lịch có chủng tộc “người tự do da màu”. Anatole Broyard (cháu), 1920 – 1990, nhà văn, phê bình gia, biên tập viên của The New York Times là con của Paul Anatole Broyard và Edna Miller. Broyard (cháu) di cư từ New Orleans đến thành phố New York vào thời Great Depression. Cả ông bố và Broyard đều giả vờ mình là người da trắng để dễ tìm việc làm. Broyard vốn yêu thích viết văn và trở nên người điểm sách cho báo The New York Times. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Broyard với Aida Sanchez, người Puerto Rico da đen, tan vỡ khi ông trở về sau thế chiến thứ Hai. Ông có một người con gái tên Gala trong cuộc hôn nhân này. Broyard kết hôn lần thứ nhì với Alexandra (Sandy) Nelson, người da trắng và có hai con, Todd và Bliss. Bliss Broyard, sinh ra lớn lên ở ngoại ô Connecticut không hề biết nguồn gốc da đen của mình.[3] Sandy biết nguồn gốc da đen của chồng và yêu cầu ông thú nhận với gia đình hai bên nhưng ông không bao giờ thực hiện lời yêu cầu này. Bà vợ ông nói thật với các con nguồn gốc da đen của Broydard trước khi ông chết vì ung thư prostate. Gala, cô con gái da đen của Broyard không được nhắc đến trong mẫu tin cáo phó trên báo New York Times.

Nhân vật Silk Coleman trong Vết Nhơ Nhân Loại (The Human Stain) người Mỹ gốc da đen giả vờ là người da trắng gốc Do Thái. Sau một thời gian tham gia Hải quân Hoa Kỳ, Silk tốt nghiệp đại học, thành hôn và có bốn đứa con. Silk không hề nói cho vợ con biết về nguồn gốc của mình. Nhà văn Philip Roth đã viết trong tác phẩm Vết Nhơ Nhân Loại, nhân vật Silk “đã chọn cách tự quyết định thay vì để cho xã hội đầy thành kiến định đoạt vận mệnh của ông ta.”[4]

Trong Thư Ngỏ nhà văn Philip Roth trình bày trường hợp của Melvin Tumin, lúc Tumin đang làm giáo sư ở đại học Princeton có thắc mắc về hai học sinh thường vắng mặt. Ông gọi hai học sinh này là spooks, có nghĩa đen là những bóng ma tuy nhiên tiếng lóng của chữ spook là để ám chỉ người da đen một cách khinh miệt. Vị giáo sư này bị kết tội kỳ thị chủng tộc và nhà văn Philip Roth đã dùng chi tiết này để sáng tạo ra nhân vật Silk Coleman. Năm 2008, nhà văn Philip Roth bảo rằng ông không biết về nguồn gốc da đen của Broyard cho đến khi ông bắt đầu viết tác phẩm Vết Nhơ Nhân Loại.

Người viết tiểu sử của Philip Roth đã đôi lần liên lạc với Wikipedia và tự tay ông sửa chữa những chi tiết bị cho là sai lầm trong The Human Stain về việc nhà văn Philip Roth đã mô phỏng nhà văn Anatole Broyard để xây dựng nhân vật Silk Coleman. Tuy nhiên người quản trị bài viết đã không đồng ý với người viết tiểu sử của Philip Roth và nhiều lần bôi xóa sự điều chỉnh của ông. Có hai người cùng quản lý bài viết The Human Stain và cả hai đều là người giàu kinh nghiệm biên khảo, một trong hai người đã có hơn tám mươi ngàn điểm (credit) trong việc phát triển các bài biên khảo đăng trên Wikipedia. Họ đòi nguồn xác nhận thứ nhì mặc dù Philip Roth là người viết quyển sách. Ông là người đầu tiên và duy nhất biết chắc chắn nguồn cảm hứng để xây dựng nhân vật và tác phẩm của chính ông. Trước khi vụ này xảy ra, đã có nhiều cây bút danh tiếng như Michiko Kakutani, Lori Moore, Charles Taylor, Brent Staples cho rằng (một cách nhầm lẫn) Philip Roth dựa vào Anatole Broyard để xây dựng nhân vật. Philip Roth khẳng định lần nữa đây là điểm sai lầm. 

Một sự trùng hợp thú vị như thế cho thấy rằng có ít nhất là hai trường hợp, người da đen chối bỏ nguồn gốc da đen để có thể kiếm sống và vươn lên trong xã hội kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Những cuộc khảo cứu cho biết số người phủ nhận nguồn gốc da đen rất nhiều. Không ai ngờ rằng chỉ vài chục năm sau Hoa Kỳ có một Tổng thống người da đen. Vị Tổng thống này đang tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, trong khi rất nhiều người vẫn tỏ ý nghi ngờ (một cách sai lầm) ông Tổng thống này không được sinh ra trên đất Mỹ.

 

Bi-lingual – Andrei Codrescu

I speak two languages. I’ve learnt one of them in a trance, for no reason at all, in a very short time, on horseback, in glimpses, between silent revolts. One is the language of my birth, a speech which, more or less, contains my rational mind because it is in this tongue that I find myself counting change in the supermarket and filing away my published poems. In a sense, these two languages are my private day and night because what one knows without having learned is the day, full of light and indelicate assumptions. The language of the night is fragile, it depends for most part of memory and memory is a vast white sheet on which the most preposterous things are written. The acquired language is permanently under the watch of my native tongue like a prisoner in a cage. Lately, this new language has planned an escape to which I fully subscribe. It plans to get away in the middle of the night with most of my mind and never return. This piece of writing in the acquired language is part of the plan: while the native tongue is (right now!) beginning to translate it, a big chunk of my mind has already detached itself and is floating in space entirely free …

Biết hai ngôn ngữ – Andrei Codrescu

Tôi biết hai ngôn ngữ. Tôi học một trong hai ngôn ngữ này trong cơn mê, không bởi vì lý do gì cả, trong một thời gian rất ngắn, trên lưng ngựa, trong những cái nhìn thoáng qua, giữa những cơn nổi loạn âm thầm. Một là ngôn ngữ của mẹ đẻ, một thứ tiếng nói ít nhiều gì cũng bao gồm sự suy nghĩ của tôi bởi vì đây là thứ ngôn ngữ tôi dùng để đếm tiền trong siêu thị và sắp xếp những bài thơ đã được xuất bản của tôi. Hai thứ ngôn ngữ này là ngày đêm riêng tư của tôi bởi vì cái ngôn ngữ bạn biết mà không cần phải học là ngày, đầy ánh sáng và những giả thuyết thô thiển. Cái ngôn ngữ của ban đêm thì mỏng manh, phần lớn nó tùy thuộc vào trí nhớ và trí nhớ là một trang rộng lớn trắng trơn trên đó hầu hết những điều nghịch lý được viết lên. Cái ngôn ngữ được học được thì thường xuyên chịu sự kiểm soát của giọng tự nhiên của tiếng mẹ như một người bị nhốt trong tù. Rồi sau đó, cái ngôn ngữ mới này dự tính chạy trốn nửa đêm với phần lớn trí nhớ của tôi và không bao giờ trở lại. Cái bài viết bằng tiếng mới học được này là một phần trong dự định; trong khi cái ngôn ngữ tôi sinh ra (ngay lúc này) bắt đầu phiên dịch nó, một phần lớn của trí óc tôi đã bắt đầu tách rời chính nó và đang trôi nổi trong không gian hoàn toàn không bị trói buộc . . .

Andrei Codrescu sinh ra ở Sibiu , Romania . Ông di cư đến Hoa Kỳ năm 1966 và trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1981. Ông làm thơ, viết văn, tiểu luận, phim bản, phụ trách một chương trình của National Public Radio, biên tập viên của Exquisite Corpse, báo văn chương mạng. Codrescu là Giáo sư Văn chương Đại học Louisiana ở Baton Rouge.

trích một câu văn

…, maybe that’s what life is about: there’s a lot of despair, but also the odd moment of beauty, where time is no longer the same. It’s as if those strains of music created a sort of interlude in time, something suspended, an elsewhere that had come to us, an always within never.

Muriel Barbery (The Elegance of the Hedgehog)
…, có lẽ cuộc đời là như thế: nhiều khi thất vọng, nhưng cũng có những lúc đẹp hiếm hoi khác biệt, khi thời gian không còn như cũ nữa. Cũng giống như những tiếng tơ đàn đã cấu tạo thành một khoảng nối liền với thời gian, một cái gì đó lơ lửng, và một cái gì khác lại đến với chúng ta, một “luôn luôn” nằm bên trong “không bao giờ”.
…, có lẽ cuộc đời là như thế: nhiều khi thất vọng, nhưng cũng có những lúc đẹp hiếm hoi khác biệt lạ thường, khi thời gian không còn như cũ nữa. Nó cũng giống như những tiếng đàn đã cấu tạo thành nên một khoảng nối liền với thời gian lặng đúng lúc, một cái gì đó lơ lửng, và một cái khác lại đến với chúng ta, một “luôn luôn” nằm bên trong vòng cái “không bao giờ”.

…, có lẽ cuộc đời là như thế: nhiều khi thất vọng, nhưng cũng có những lúc đẹp lạ thường, khi thời gian đã thay đổi. Nó cũng giống như những tiếng đàn đã tạo nên một khoảng lặng đúng lúc, một cái gì đó lơ lửng, và một cái khác lại đến với chúng ta, một “luôn luôn” trong vòng cái “không bao giờ”.

Trích đoạn trong quyển Cái Thanh Nhã Của Con Nhím.

Vài hàng giới thiệu Darkly Dreaming Dexter

Darkly Dreaming Dexter là tựa đề quyển tiểu thuyết của Jeff Lindsay xuất bản năm 2004. Đây là quyển đầu tiên trong bộ truyện về Dexter Morgan, tên sát nhân giết người liên tiếp. Quyển tiểu thuyết này được chuyển thành phim truyền hình chiếu trên kênh Showtime có tựa đề là Dexter. Chương trình này được giải thưởng Dilys năm 2005 và năm 2007 được giải thưởng dành cho loại sách được chuyển thể thành phim chiếu trên màn ảnh tivi.

Nhân vật chính trong truyện là Dexter Morgan. Hắn làm việc cho Cảnh Sát Miami-Dade có nhiệm vụ phân tích hình dáng của những giọt máu khi bị tung tóe để làm chứng tích trong các hồ sơ án mạng. Những giờ không làm việc Dexter là kẻ giết người liên tiếp. Hắn giết những tên sát nhân, những kẻ đi hãm hiếp, và các tên tội phạm khác mà hắn tin là công lý không được thực hiện đúng mức.

Những cuộc giết người của Dexter được truyền lệnh bởi một giọng nói trong nội tâm mà hắn gọi là “Hành Khách Bí Mật”, giọng nói này cứ thúc giục Dexter phải giết người. Sau khi giết xong một người hắn thấy thỏa mãn một thời gian nhưng sau đó giọng nói sẽ trở lại.

Trong quá khứ Dexter có một người bố nuôi, thám tử Harry Morgan, sớm nhận ra Dexter có bản năng giết người vì thế ông dạy cho Dexter cách giết những kẻ gian ác để giải tỏa cái khao khát giết người này. Harry cũng dạy cho đứa con nuôi biết cách cẩn thận, chú ý đến những chi tiết để trở thành một kẻ giết người rất giỏi, không để lại dấu vết và biết rõ về tội ác của những người hắn muốn giết một cách tuyệt đối trước khi xuống tay. Dexter gọi những nguyên tắc này là “mật mã của Harry.” Dexter dấu diếm cuộc đời giết người này khá lâu nhưng có nguy cơ bị bại lộ vì hắn có dính líu đến một vụ điều tra giết người mà kẻ sát nhân liên tục trong các vụ án này đã chọn con mồi của hắn là những cô gái điếm ở Miami. Khi những vụ giết người của “Kẻ Cắt Cổ Tamiami” xảy ra như điên cuồng ở thành phố, tên cắt cổ bắt đầu gửi thông điệp cho Dexter, hắn thấy những vụ sát nhân liên tục này đáng ghê tởm nhưng cũng rất thu hút mê hoặc hắn. Trong lúc ấy, em gái nuôi của hắn tên là Deborah nhìn thấy những vụ giết người liên tục nayflaf giải pháp cho nàng thoát khỏi ban Tội Vặt để tham gia Ban Điều Tra Án Mạng. Dexter bị dày vò giữa sự chọn lựa giúp cô em nuôi thành công trong việc bắt tên sát nhân hay ngồi yên mà ngắm tài nghệ của một người đồng sở thích sát nhân với hắn.

Darkly Dreaming Dexter được kể bằng giọng của ngôi thứ nhất. Dexter tuyên bố là hắn đã dẹp bỏ mọi tình cảm trong lòng, tuy nhiên hắn nuôi dưỡng phần nào tình cảm dành cho những người thân cận với hắn trong đó có cô em nuôi Deborah, người yêu Rita (hắn muốn dùng sự liên hệ của hai người để người khác không thấy vẻ khác thường về giao tiếp trong xã hội của hắn), và hai đứa con của Rita tên là Astor và Cody. Hắn cũng tiết lộ là hắn rất quí mến những người này, gần giống với tình yêu. Theo cách kể, Dexter có tính khôi hài lạnh, ngay cả khi câu truyện trở nên kinh hãi. Hắn thường dùng những câu có nhấn mạnh chữ D như Darkly Dreaming Dexter hay The Dark DefenDer.)

Bài này phỏng dịch từ Wikipedia.

Nguyên tác một đoạn trong Darkly Dreaming Dexter

Đây là nguyên tác. Bạn nào muốn đọc bản tiếng Việt thì đọc cái post ở bên dưới cái post này. Dịch chơi giải trí, không chịu trách nhiệm việc dịch hay hay dở, đúng hay sai đâu nhé.

Moon.
Glorious moon. Full, fat, reddish moon, the night as light as day, the moonlight
flooding down across the land and bringing joy, joy, joy. Bringing too the
full-throated call of the tropical night, the soft and wild voice of the wind
roaring through the hairs on your arm, the hollow wail of starlight, the teeth-grinding
bellow of the moonlight off the water.

All
calling to the Need. Oh, the symphonic shriek of the thousand hiding voices,
the cry of the Need inside, the entity, the silent watcher, the cold quiet
thing, the one that laughs, the Moondancer. The me that was not-me, the thing that
mocked and laughed and came calling with its hunger. With the Need. And the
Need was very strong now, very careful cold coiled creeping crackly cocked and
ready, very 
strong,
very much ready now—and still it waited and watched, and it made me wait and
watch.

I
had been waiting and watching the priest for five weeks now. The Need had been
prickling and teasing and prodding at me to find one, find the next, find this
priest.

For
three weeks I had known he was it, he was next, we belonged to the Dark
Passenger, he and I together. And that three weeks I had spent fighting the
pressure, the growing Need, rising in me like a great wave that roars up and
over the beach and does not recede, only swells more with every tick of the
bright night’s clock.

But
it was careful time, too, time spent making sure. Not making sure of the
priest, no, I was long sure of him. Time spent to be certain that it could be
done right, made neat, all the corners folded, all squared away. I could not be
caught, not now. I had worked too hard, too long, to make this work for me, to
protect my happy little life.

And
I was having too much fun to stop now.

And
so I was always careful. Always tidy. Always prepared ahead of time so it would
be right. And when it was right, take extra time to be sure. It was the
Harry way, God bless him, that farsighted perfect policeman, my foster father. Always
be sure, be careful, be exact, he had said, and for a week now I had been sure
that everything was just as Harry-right as it could be. And when I left work
this night, 
I
knew this was it. This night was the Night. This night felt different. This
night it would happen, had to happen. Just as it had happened before.
Just as it would happen again, and again.

And
tonight it would happen to the priest.

His
name was Father Donovan. He taught music to the children at St. Anthony’s
Orphanage in Homestead, Florida.

The
children loved him. And of course he loved the children, oh very much indeed.
He had devoted a whole life to them. Learned Creole and Spanish. Learned their 
music,
too. All for the kids. Everything he did, it was all for the kids.

Everything.

I
watched him this night as I had watched for so many nights now. Watched as he
paused in the orphanage doorway to talk to a young black girl who had followed
him out.

She
was small, no more than eight years old and small for that. He sat on the steps
and talked to her for five minutes. She sat, too, and bounced up and down. They
laughed. She leaned against him. He touched her hair. A nun came out and stood
in the doorway, looking down at them for a moment before she spoke. Then she
smiled and held out a hand. The girl bumped her head against the priest. Father 
Donovan
hugged her, stood, and kissed the girl good night.

The
nun laughed and said something to Father Donovan.

He
said something back.

And
then he started toward his car. Finally: I coiled myself to strike and—

Not
yet. A janitorial service minivan stood fifteen feet from the door. As Father
Donovan passed it, the side door slid open. A man leaned out, puffing on a
cigarette, and greeted the priest, who leaned against the van and talked to 
the
man.

Luck.
Luck again. Always luck on these Nights. I had not seen the man, not guessed he
was there. But he would have seen me. If not for Luck.

I
took a deep breath. Let it out slow and steady, icy cold. It was only one small
thing. I had not missed any others. I had done it all right, all the same, all
the way it had to be done. It would be right.

Now.

Father
Donovan walked toward his car again. He turned once and called something. The
janitor waved from the doorway to the orphanage, then stubbed out his cigarette
and disappeared inside the building. Gone.

Luck.
Luck again.

Father
Donovan fumbled for his keys, opened his car door, got into his car. I heard
the key go in. Heard the engine turn over. And then —

NOW.

I
sat up in his backseat and slipped the noose around his neck. One quick,
slippery, pretty twist and the coil of fiftypound- test fishing line settled
tight. He made a small ratchet of panic and that was it.

“You
are mine now,” I told him, and he froze as neat and perfect as if he had
practiced, almost like he heard the other voice, the laughing watcher inside
me.

“Do
exactly as I say,” I said.

He
rasped half a breath and glanced into his rearview mirror. My face was there,
waiting for him, wrapped in the white silk mask that showed only my eyes.

“Do
you understand?” I said. The silk of the mask flowed across my lips as I spoke.

Father
Donovan said nothing. Stared at my eyes. I pulled on the noose.

“Do
you understand?” I repeated, a little softer.

This
time he nodded. He fluttered a hand at the noose, not sure what would happen if
he tried to loosen it. His face was turning purple.

I
loosened the noose for him. “Be good,” I said, “and you will live longer.”

He
took a deep breath. I could hear the air rip at his throat. He coughed and
breathed again. But he sat still and did not try to escape.

This
was very good….”

“trích
Darkly Dreaming Dexter”
Continue reading Nguyên tác một đoạn trong Darkly Dreaming Dexter

Trích dịch một đoạn trong Darkly Dreaming Dexter

Trăng.
Trăng sáng ngời. Tròn trịa, đẫy đà, trăng đỏ thẫm, đêm sáng như ban ngày, ánh
trăng tràn ngập mặt đất mang đến niềm vui, vui, vui bất tận. Trăng cũng mang đến
tiếng kêu sung mãn của đêm miền nhiệt đới, tiếng gọi mềm mại và hoang dại của
gió gầm gừ xuyên qua những sợi lông măng trên cánh tay bạn, tiếng rên rỉ trống rỗng
của ánh sao, tiếng nghiến răng rống đuổi ánh trăng ra khỏi mặt nước. 

Tất
cả các âm thanh kêu gọi này đều nhắc nhở đến cái Nhu Cầu. Ồ, đó là tiếng giao
hưởng của hằng ngàn âm thanh đang lẩn trốn, tiếng kêu gào của Nhu Cầu ở bên
trong, cái toàn thể, kẻ quan sát im lặng, cái vật thể ít nói lạnh lùng, kẻ đang
cười, kẻ nhảy múa trong Trăng. Cái tôi mà không phải tôi, cái kẻ đã chế nhạo và
cười cợt và đòi hỏi khao khát. Với Nhu Cầu. Và Nhu Cầu bây giờ rất mãnh liệt, rất
cẩn thận lạnh lùng co người bò rạp ngẩng đầu nghe ngóng và sẵn sàng, rất mạnh mẽ,
bây giờ đã rất sẵn sàng – nhưng vẫn chờ đợi và quan sát, và nó bắt tôi cũng chờ
đợi và quan sát. 

Tôi đã chờ đợi và quan sát vị linh mục này cả năm tuần nay. Nhu Cầu đã châm
chích tôi, và chọc phá và thúc giục tôi đi tìm “mồi”, tìm cái khác và tìm ra
linh mục này. Suốt ba tuần tôi biết ông ta đích thị là nó, ông ta là người kế
tiếp, chúng tôi đều thuộc về người Hành Khách Bí Mật
[1],
cả ông ta lẫn tôi. Và trong suốt ba tuần lễ ấy tôi đã cố gắng chống chọi với
cơn thúc giục, cái Nhu Cầu trở nên mạnh mẽ hơn, trồi dậy trong tôi như cơn sóng
khổng lồ gầm thét tràn lên bờ biển rồi không chịu rút lui, trương phồng to hơn
theo từng tiếng tích tắc của đồng hồ trong đêm. 

Nhưng
đây cũng là lúc cần phải cẩn thận hơn, thì giờ được dùng để kiểm tra cho chắc
chắn. Không phải kiểm tra vị linh mục, không, tôi đã biết chắc chắn về ông ta từ
lâu. Thì giờ này được dùng để kiểm tra mọi công việc được thực hiện đúng đắn, gọn
gàng, sạch sẽ, đâu vào đấy. Tôi không thể bị bắt, vào lúc này, tôi đã làm việc
rất chăm chỉ, rất lâu, để bảo đảm việc này sẽ thành công, để bảo vệ cuộc đời nhỏ
bé hạnh phúc của tôi. 


tôi có quá nhiều cuộc vui nên không muốn ngừng lại lúc này. 


vì thế tôi luôn luôn cẩn thận. Luôn luôn ngăn nắp. Luôn luôn chuẩn bị trước để làm
cho đúng. Và khi làm đúng, tôi lại bỏ thêm thì giờ để kiểm soát cho chắc chắn.
Đó là phương pháp của Harry, Trời phù hộ cho ông ấy, ông cảnh sát nhìn xa
[2]
toàn hảo, ông bố nuôi của tôi. Luôn luôn chắc chắn, cẩn thận, chính xác, ông đã
nói thế, và đã một tuần nay tôi đã cố gắng sao cho mọi việc đều đúng theo cách
đúng của Harry. Và khi tôi rời nơi làm việc đêm nay, tôi biết đúng là nó. Đêm
nay là Đêm Định Mệnh
[3].
Đêm nay có cảm giác khác lạ. Đêm nay nó sẽ xảy ra, phải xảy ra. Cũng như nó đã
từng xảy ra. Cũng như nó sẽ xảy ra, lại xảy ra. 


đêm nay nó sẽ xảy ra với vị linh mục. 

Tên
của ông là Cha Donovan. Ông dạy âm nhạc cho trẻ em trong Viện Trẻ Mồ Côi St.
Anthony ở Homestead, Florida. 

Trẻ
em yêu mến ông. Và dĩ nhiên ông cũng yêu mến trẻ em, ồ, yêu rất nhiều nói cho
đúng. Ông đã dâng hiến cả cuộc đời cho các em. Sành Creole và Tây Ban Nha. Ông
cũng sành âm nhạc. Tất cả đều vì các em. Tất cả việc ông làm, đều vì các em. Tất
cả. 

Tôi
quan sát ông đêm nay cũng như tôi đã quan sát ông rất nhiều đêm. Quan sát khi
ông dừng lại trước cửa viện mồ côi để nói chuyện với một cô bé da đen đã đi
theo ông ra cửa. 


rất bé, chưa đầy tám tuổi và hơi bé so với tuổi của cô. Ông ngồi trên bậc thềm nói
chuyện với cô chừng năm phút. Bé cũng ngồi, hết nhỏm lên lại ngồi xuống. Hai
người cười to. Bé tựa người vào ông. Ông sờ tóc bé. Một người nữ tu bước ra, đứng
ở ngưỡng cửa, nhìn xuống họ một lúc trước khi cất tiếng. Rồi bà cười và đưa tay
ra. Bé cụng đầu với vị linh mục. Cha Donovan ôm bé, đứng lên, và hôn bé chúc ngủ
ngon. 

Người
nữ tu cười và nói gì đó với Cha Donovan. 

Ông
trả lời. 

Rồi
ông bắt đầu đi về hướng xe của ông. Cuối cùng: tôi thu mình phóng tới tấn công và
– . Chưa đâu. Một chiếc xe minivan của những người lao công quét dọn đậu cách cửa
chừng năm mét. Lúc Cha Donovan đi ngang, cánh cửa bên hông xe kéo mở ra. Một gã
đàn ông nghiêng người ra, bập điếu thuốc, và chào vị linh mục, người đứng tựa
vào xe và nói chuyện với gã đàn ông. 

Dịp
may. Lại gặp dịp may. Luôn luôn gặp may trong những Đêm Định Mệnh. Tôi đã chẳng
thấy gã đàn ông, cũng không đoán được gã đang ở đấy. Nhưng gã có thể nhìn thấy
tôi. Nếu không nhờ dịp may. 

Tôi
hít hơi thật sâu. Rồi thở ra chầm chậm và đều đặn, lạnh như băng. Đây chỉ là một
việc cỏn con. Tôi đã chẳng thiếu sót những chi tiết khác. Tôi đã làm đúng, tất
cả đều như thế, tất cả mọi việc cần phải làm tôi đều làm thật chu đáo. Chuyện sẽ
xảy ra đúng như dự định. 

Ngay
lúc này. 

Cha
Donovan lại đi về hướng xe của ông. Một lần nữa ông quay lại và gọi gì đó. Gã
lao công vẫy tay từ cửa đến viện trẻ em mồ côi, rồi dụi tắt điếu thuốc và biến
mất bên trong ngôi nhà. Mất dạng. 

May
mắn. Lại may mắn. 

Cha Donovan mò mẫm tìm chìa khóa, mở cửa xe, và vào trong xe. Tôi nghe tiếng
chìa khóa tra vào. Nghe tiếng mở máy. Và rồi – 

NGAY
LÚC NÀY. 

Tôi
ngồi lên trên băng ghế sau và tròng vào cổ ông cái thòng lọng. Chỉ một cú nhanh
chóng, trơn tuột, một cái xoắn khéo léo và cuộn dây câu cá chịu được sức nặng
hai mươi hai kí rưỡi sẽ xiết chặt. Ông ta để lộ vẻ sợ hãi trong khoảnh khắc thế
là xong. 

“Bây
giờ ông đã thuộc về tôi,” Tôi bảo ông, ông sững lại thật gọn gàng và toàn vẹn
như thể ông đã thực tập từ trước, hầu như ông đã nghe được cái giọng nói kia, kẻ
quan sát đang cười to ở bên trong tôi. “Làm cho thật đúng theo lời tôi bảo,”
Tôi nói. 

Ông thở khò khè nửa chừng và liếc nhìn tôi qua kính chiếu hậu. Mặt tôi ở trong ấy,
chờ đợi ông ta, che phủ bằng mảnh lụa che mặt chỉ chừa đôi mắt. “Ông có hiểu
không?” Tôi hỏi. Mảnh lụa che mặt phập phồng trên môi tôi lúc tôi nói. 

Cha
Donovan không nói lời nào. Nhìn trân trối vào đôi mắt tôi. Tôi kéo nút thòng lọng. 

“Ông
có hiểu không?” Tôi lập lại, giọng dịu dàng hơn một chút. 

Lần
này ông ta gật đầu. Ông run rẩy sờ nhẹ gút thòng lọng, không biết điều gì sẽ xảy
đến nếu ông cố gỡ sợi dây ra. Mặt ông tím sẫm lại. 

Tôi
nới lỏng sợi dây cho ông. “Hãy ngoan ngoãn,” tôi nói, “và ông sẽ sống lâu hơn.” 

Ông
hít một hơi thật sâu. Tôi có thể nghe tiếng không khí rít qua cổ ông. Ông ho và
thở trở lại. Nhưng ông ngồi yên và không cố ý trốn. 

Điều
này thật là tốt. . .” 

"trích
Darkly Dreaming Dexter" 


[1] Dark
Passenger có thể dịch thành nhiều chữ, vì không được đọc tác phẩm từ đầu đến cuối
nên rất khó dịch chữ này, Dark có thể dịch là đen, bóng tối, hay bí mật, Dark
Passenger có thể dịch là kẻ đi đêm, người du hành bí mật. 

[2]
Chữ
này có nghĩa là viễn thị, tuy nhiên tôi nghĩ tác giả cố ý chơi chữ, nên tôi
dùng chữ nhìn xa theo nghĩa nhìn xa thấy rộng 

[3]
Chỗ
này tác giả chỉ gọi là Đêm (đêm được viết hoa). Tôi bịa thêm chữ Định Mệnh để
nhấn mạnh chữ đêm. 

dịch thơ Tomas Tranströmer – Robin Robertson

Thơ Tomas Tranströmer khó dịch vì đa chiều đa dạng và nhiều ẩn ý. Lời thơ cô đọng tuyệt đẹp cùng với hình ảnh trong thơ sống động như những bức ảnh chụp rất nghệ thuật làm thơ ông quyến rũ ngay tức khắc, nhưng cái ngôn ngữ đơn giản tự nhiên trong thơ ông khi dịch thường bị biến thành không màu sắc và đơn điệu. Nhịp điệu mềm mại của những bài thơ nguyên tác thường khó được tái tạo và, nhạc tính trong những chữ Thụy Điển như “domkyrkoklocklang” bị mất âm vang khi chúng biến thành một “hồi chuông giáo đường.” Cảnh tượng trống vắng, bí ẩn trong thơ ông khá quen thuộc với các nhà thơ Bắc Âu, nhưng biến những mệnh đề siêu thực của cảnh tượng ấy thành ngôn ngữ Thụy Điển cho thật đơn giản ngắn gọn là điều rất khó khăn.

Trong lời giới thiệu quyển “Imitations, (Bắt chước)”tuyển tập bản dịch của những bài thơ châu Âu, Robert Lowell viết, trích dẫn Pasternak, “Dịch giả bình thường đáng tin cậy có thể dịch đúng nghĩa đen nhưng thường không chuyển đạt được giọng thơ và … trong thi ca, giọng thơ là tất cả.” Trong bản dịch tương đối thoát qui luật của tôi từ một số bài thơ của Tranströmer, tôi đã thử chọn vị trí đứng giữa một bên là những bài thơ được viết lại một cách trang trọng và thử nghiệm của Lowell và bên kia là phương pháp dịch sát nghĩa theo truyền thống. Tôi vẫn giữ dáng dấp bài thơ mở rộng ý nghĩa cho rõ ràng hơn và cố gắng – như Lowell đã rất đúng khi nhấn mạnh là người ta phải cố gắng – truyền đạt giọng thơ.

Cái nhìn của Tranströmer có khuynh hướng tư tưởng tâm linh rất sâu đậm, nhưng không thuần là tôn giáo. Ông quan tâm đến sự khác biệt đến đối lập và chúng ta phản ứng như thế nào, ở cương vị loài người, cho đến khi tìm thấy chúng ta ở điểm then chốt, ở cái điểm tựa đòn bẩy của một khoảnh khắc. Đây là bài trích từ bài thơ “Out in the Open” (Ngoài Khoảng Rộng):


Mặt trời bốc lửa. Phi cơ bay thấp,
trải bóng có hình
dáng của chiếc thập tự khổng lồ, vội vã trên mặt đất.
Một người đang rình
cái gì đó trên cánh đồng.
Bóng phi cơ chạm đến
anh ta
Trong tít tắt anh ta ở
ngay chính giữa chiếc thập tự.
 

Tôi đã nhìn thấy cái
thập tự treo trên những vòm cong đẹp mắt của nhà thờ
Đôi khi nó giống như
một tấm ảnh chụp
sự náo loạn 

Tôi đã đọc những bản dịch này trên sân khấu với Tomas, ở Stockholm  và London, và có được sự tán thành của ông rất quan trọng với tôi. Ở vai trò một trong những ủy viên quản trị của giải thưởng Griffin, tôi có mặt nơi đó khi ông được trao tặng Lifetime Recognition Award (Giải Thưởng Thành Tựu Trọn Đời) năm 2007, nhưng chúng tôi có cảm giác lúc ấy – cũng như từ nhiều năm trước đây – là giải thưởng quan trọng nhất vẫn chưa trao tặng cho ông. Tin (ông được giải Nobel văn chương) hôm nay, đã được chờ lâu đến độ không thể tin được, nhưng thế giới thi ca có thể nâng ly chúc mừng người đàn ông khiêm tốn này, nhà thơ vĩ đại này.  

Robin Robertson đã xuất bản vài bài thơ trên The New Yorker, và là dịch giả tập thơ “The Deleted World,” của Tomas Tranströmer, sắp phát hành bởi Farrar, Straus & Giroux

Bài diễn văn nhiệm màu: Thơ của Tomas Tranströmer – Teju Cole

Hai sự thật tiến đến gần nhau.
Một đến từ bên trong, cái kia từ bên ngoài,
và nơi chúng gặp nhau chúng ta có cơ hội nhìn thấy bóng dáng của chúng ta.
(Từ “Pleludes” Phần Mở Đầu).

T
omas, người được trao giải Nobel Văn chương năm nay, đã nhiều năm là một trong những nơi trú ẩn của tôi. Các quyển thơ của ông đặt trên kệ không bao giờ bị bỏ quên lâu ngày. Tôi hướng về ông mỗi khi tôi muốn được tiến đến, càng gần càng tốt, những điều không thể nói. Thập niên vừa qua đầy những năm đen tối, và tôi vẫn tiếp tục tìm về với các nhà thơ. Họ chăm nom tôi và, dùng một câu của Tranströmer, tôi sống nhờ vào sữa đánh cắp từ vũ trụ của họ. Tôi đọc Walcott, Bishop, Ondaatje, Szymborska, Bonta, và cả chục thi sĩ xuất sắc khác, nhưng trên tất cả tôi đọc Heaney và Tranströmer, hai người, bằng hai cách khác nhau, đã kết hợp những vấn đề trọng đại nhất với kinh nghiệm cá nhân.

Đọc Tranströmer – thời điểm thích hợp nhất là vào ban đêm, trong im lặng, và một mình – là buông thả theo những điều nằm bên ngoài lẽ tự nhiên. Đó là trèo ra khỏi giường và lắng nghe ngôi nhà nói chuyện gì và ngọn gió trả lời như thế nào. Mỗi độc giả đọc ông xem đó là một bí mật cá nhân. Vì lý do này, không khỏi lạ lùng khi nhìn thấy một ông tổ sư của sự cô độc lại được chào mừng ồn ào trên đường phố hay là chủ đề thời thượng trên Twitter và có sách bán chạy nhất trên Amazon. Ông thường trú ngụ trong những lãnh vực yên tĩnh hơn.

Thơ của Tranströmer chịu ảnh hưởng truyền thống Nhật Bản và khởi đầu sự nghiệp ông đã làm thơ haiku. Đọc ông, độc giả cũng liên tưởng đến các nhà thơ Hoa Kỳ như Charles Simic (khuynh hướng siêu thực) và Jim Harrison, Gary Snyder, và W. S. Merwin (vì cách nói đơn giản và sự thông tuệ như công án Thiền). Nhưng Tranströmer có cách mê hoặc riêng, những thí dụ mãnh liệt nhất đến trong tư tưởng tôi là âm nhạc của Arvo Pärt và những tấm ảnh chụp của Saul Leiter. 

Tôi bơi ra ngoài trong cơn mê muội
trên nước đen lấp lánh
Tiếng kèn tu ba đều đặn trôi vào
Đó là giọng người bạn: “Nhận huyệt mộ của bạn và bước đi.”
(Từ “Two Cities”
Hai Thành Phố)

Thơ của ông chứa đựng sự đơn giản rất minh bạch; nó bành trướng cho đến khi nó đẩy cái bản ngã của bạn ra khỏi tổ ấm, và chỉ còn bạn, một mình với Sự Thật. Trong thơ của Tranströmer, bạn chiếm chỗ không gian một cách khác biệt; thân thể trở nên vật thể, tư tưởng trôi nổi, đồ vật có đời riêng và kể cả những thứ không phải là vật thể, ngay cả quan niệm, đều có sự sống. Hồi ký của ông, “Ký Ức Ngắm Nhìn Tôi,” tạo cảm hứng cho tôi đặt tên cột báo hằng tuần tôi phụ trách cho tờ báo Nigeria NEXT (trong những năm có cột báo của tôi) “Chữ Nghĩa Theo Tôi.” Có rất nhiều thứ đi theo trong thơ của Tranströmer, ngắm nhìn nhiều, từ xa và ở gần, cây cối, quá khứ, nhà cửa, khoảng cách, cơn yên lặng, và ruộng đồng, tất cả đều đảm nhiệm vai trò người quan sát. Có rất nhiều giấc mơ.

Tôi mơ tôi đã phác họa những phím đàn dương cầm
trên bàn trong bếp. Tôi nhấn phím đàn, không âm thanh.
Láng giềng đến xem. (Từ “Grief Gondola #2” Gondola Đau Buồn số 2) 

Thơ của Tranströmer được phiên dịch sang Anh ngữ rất nhiều (ngay cả khi không được phiên dịch, cho đến tuần này, là sách bán chạy nhất), có nhiều bản dịch khác nhau do nhiều dịch giả như May Swenson, Robin Fulton, Robin Robertson và nhiều người khác. Quyển thơ tôi thích nhất là “The Half-Finished Heaven (Thiên Đàng Dang Dở),” một tuyển tập do Robert Bly phiên dịch. Ngôn ngữ của Bly trong sáng và trực tiếp đến độ dường như đốt giai đoạn phiên dịch. Đây là tuyển tập tôi thường đọc nhất trong những năm kinh hoàng dưới thời Bush và Cheney, mặc dù là vào khoảng thời gian ấy, lòng tin vào Thượng Đế của tôi cũng phai mờ, tôi cảm thấy tôi cần, giữ vững niềm tin trong một đám nhân chứng. Tôi đã lạc lối rời xa giáo điều tôn giáo, nhưng cơn đói thèm một bài diễn văn nhiệm màu chưa nguôi ngoai. Những bài thơ huyền bí của Tranströmer, bay vần vũ ở bên cạnh bờ vực của những điều không thể nói thành lời, gặp tôi ngay ở điểm chính của nhu cầu. 

Tôi mở cánh cửa đầu tiên.
Phòng rộng đầy ánh sáng mặt trời.
Xe nặng nề chạy bên ngoài làm đĩa bát run rẩy.

Tôi mở cánh cửa thứ hai. Bạn bè!
Bạn uống chút bóng tối và trở nên hữu hình.

Cánh cửa thứ ba.
Căn phòng khách sạn nhỏ hẹp.
Nhìn ra ngõ hẽm.
Ngọn đèn chiếu sáng mặt
nhựa đường. Kinh nghiệm, chất phế thải của nó đẹp.
(Từ “Elegy”
Điếu Ca).
 

Và, tác phẩm “The Scattered Congregation, Giáo Đoàn Tản Mác” gồm có năm phần ngắn, có những dòng thơ này: 

Chúng tôi chuẩn bị khoe ngôi nhà.
Người khách nghĩ: bạn sống sung sướng.
Xóm tồi tàn phải nằm trong lòng bạn.

Nicodemus,
kẻ mộng du đang trên đường đi đến Địa chỉ.
Ai giữ Địa chỉ ấy? Không biết. Nhưng
đó là nơi chúng ta sẽ đến.

Trong nhiều bài thơ có một sự bất lực, cảm giác bị cái gì đó lôi cuốn đi mà không thể kháng cự và cũng không nhìn thấy. Thơ ông có những nhận định về xã hội rất chua chát, cảm giác công lý bị thương tích (“khu tồi tàn phải nằm trong lòng bạn” – nhiều năm Tranströmer là chuyên gia tâm lý ở một cơ quan dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp). Trong thơ ông cũng có vẻ bất động không thể phân biệt được với một tốc độ tuyệt nhanh, tương tự âm nhạc của Arvo Pärt có thể cùng một lúc vừa nhanh vừa chậm. Cũng may là tôi không biết hỗ thẹn về chuyện bị ảnh hưởng, bởi vì tôi nhận ra có rất nhiều quan niệm của Tranströmer tôi đã “gói” trong các tác phẩm của tôi. Khi tôi được hỏi điều gì tôi yêu thích nhất về New York, tôi thường trả lời bằng một câu ngắn lấy từ trong “Schubertiana”: 

Bên ngoài thành phố New York,
ở một chỗ trên cao nơi cái nhìn thoáng qua

bạn thu vào những ngôi nhà nơi tám triệu người đang sống. 

Những hình ảnh mà Tranströmer dùng để làm phong phú thơ của ông làm tôi nghĩ đến khái niệm “acheiropoieta,” “nghệ thuật sáng tạo không dùng tay; trong nghệ thuật Byzantine, những hình ảnh được tạo ra mà không dùng tay là những hình ảnh người ta cho là chúng tự biến thành vật thể mà không do họa sĩ vẽ nên. Tấm mạng Turin và tấm mạng Veronica là những thí dụ nổi tiếng nhất. Những hình ảnh này được ghi nhận bởi cách tiếp xúc trực tiếp, và chúng thường là hình ảnh Gương Mặt của Chúa. (Albrecht Dürer, trong thái độ thiếu khiêm tốn của ông, đã gián tiếp dùng những phương pháp này khi ông ta vẽ điên cuồng chính diện thân thể trần truồng của ông vào năm 1500.) Tôi có cảm giác cách dùng hình ảnh của Tranströmer cũng giống như thế, và giống như cách in từ phim chụp ảnh mặt phụ (negative) hay mặt chính (positive). Không có chứng cớ cụ thể; mà thay vào đó là cái cảm giác của sự đến bất thình lình của vật đã hiện diện sẵn, như trường hợp con cá voi trồi lên để thở: khổng lồ, hân hoan, và mau kết thúc.

Sự thỏa mãn, thú vui, cảm giác dễ chịu người ta nhận được từ những bài thơ này ở chỗ chúng nó dường như đã hiện diện trước chúng ta. Hoặc có lẽ, nói một cách khác, sự nhiệm mầu nằm trong khả năng chúng có thể trình bày các khía cạnh của cuộc đời của chúng ta đã lâu năm bị chôn vùi dưới phong cách cá nhân, văn hóa, và ngôn ngữ. Những bài thơ nhớ đến chúng ta và, nếu chúng ta tuyệt đối giữ yên tĩnh, sẽ cho chúng ta cơ hội nhìn thấy bóng dáng của chúng ta. 

Teju Cole: Nhà văn, sử gia nghệ thuật, nhiếp ảnh viên trên phố. Sinh ra ở Hoa Kỳ năm 1975, cha mẹ là  người Nigeria, sống ở Brooklyn, tác giả của hai tiểu thuyết, tiểu thuyết ngắn Every Day is for the Thief (Mỗi Ngày Là Một Kẻ Cắp), và một tiểu thuyết dài là Open City (Thành phố Mở). Cộng tác viên của Qarrtsiluni, Chimurenga, the New Yorker, Transition, Tin House, etc. Hiện đang viết một quyển ký về Lagos và Small Faté (Định Mệnh Nhỏ Bé). Giáo Sư ở Bard College (Khóa mùa Xuân 2012). 

http://www.newyorker.com/online/blogs/books/2011/10/miracle-speech-tomas-transtromer-nobel-prize.html#ixzz1a2XAMAzS

Inside out and back again – Thanhha Lai

National book đưa ra danh sách đề cử sách vào vòng chung kết cho giải thưởng sách toàn quốc năm 2011.

Trong số sách dành cho thiếu nhi và thiếu niên được đề cử có quyển Inside Out and Back Again của Lại Thanh Hà.

Ở mặt trong của bìa sau của quyển sách này có mấy dòng về tác giả. Cô sinh ra ở Việt Nam, đến Alabama khi kết thúc chiến tranh. Hiện nay cô đang ở New York City với gia đình.

Trên trang web của Harper Collins Publisher có thêm chi tiết về tiểu sử của Lại Thanh Hà. Con út trong gia đình có chín người con. Gia đình cô về Montgomery ở Alabama vì có một vị bảo trợ ở tiểu bang này dám nhận cùng một lúc 10 người tất cả. Thanh Hà đi học trung học ở Ft. Worth Texas và tốt nghiệp cử nhân báo chí ở Đại học Texas, Austin. Cô làm việc cho The Orange County Register ở California hai năm. Tốt nghiệp Cao học ở New York University ngành Fine Arts.

Ở mặt trong của bìa trước cho biết đây là một tập thơ nói về một cô bé tên Hà, câu chuyện cảm động của những xáo trộn do thay đổi cuộc sống, mơ ước, đau buồn, và hàn gắn những vết thương tình cảm khi tiếp nhận văn hóa của một quốc gia mới và đời sống mới.

Chưa đọc tập thơ nên chưa nói gì được. Hẹn hôm khác nhé.

Sách được giải thưởng có là sách hay không?

Hôm trước tôi tò mò tự hỏi ở Hoa Kỳ có bao nhiêu quyển sách được xuất bản hằng năm. Thử google một phát thấy Wikipedia cho biết năm 2009 nước Mỹ cho xuất bản hơn 288 ngàn quyển sách và ở nước Anh năm 2005 xuất bản 206 ngàn quyển sách mới. Tính trung bình ở Hoa Kỳ mỗi ngày có 790 sách được xuất bản. Trong số sách mới được xuất bản có bao nhiêu quyển sách hay? Tôi nghĩ có lẽ quyển nào cũng hay, nếu không hay ai xuất bản làm gì? Nhưng thế nào là quyển sách hay? Ai có thể xác định giá trị của một tác phẩm?

Bạn có lẽ sẽ đồng ý với tôi là chuyện hay dở rất khó xác định vì nó tùy hợp vào sở thích của mỗi người; và ngoại trừ người ta cùng đồng ý dùng cái gì để làm thước đo sự hay dở, khó mà đi đến một kết luận giống nhau. Thông thường, người ta dựa vào ý kiến của những chuyên gia để nhận định và phê bình. Chỉ nói riêng về lãnh vực văn chương người ta chọn những nhà phê bình có kinh nghiệm, những nhà văn hay nhà thơ đã xác định vị trí của họ trong trường văn trận bút, lập thành ủy ban giám khảo để chấm điểm các tác phẩm mới xuất bản trong năm và trao giải thưởng cho tác phẩm hay nhất. Tôi đang nghĩ đến các giải thưởng như Booker Man, Goncourt, Pulitzer, chứ Nobel là giải tặng cho công trình văn học suốt một đời của tác giả.

Ở đây xin thưa tôi chỉ lan man chuyện sách ở bên ngoài Việt Nam qua những gì tôi đọc thấy trên báo chí chứ tôi không dám nói leo chuyện ở Việt Nam bởi vì tôi xa xứ đã lâu và cũng không theo dõi tình hình giải thưởng ở Việt Nam. Cách đây vài ngày tôi nhận được e-mail của Ban Tổ Chức giải Booker Man thông báo là sáu tác phẩm đã được chọn vào vòng chung kết năm 2011 nhân đó tôi tự hỏi sách được giải thưởng có chắc chắn là sách hay không? Dĩ nhiên là sách phải hay chứ, hay ít ra là phải hay với Ban Giám Khảo. Nhưng hay với Ban Giám Khảo thì có hay với tôi không? Hừ, tôi là ai mà dám đem so mình với Ban Giám Khảo của một giải văn học chứ. Tôi là người đọc vô danh, người đọc trung bình, người có thể bỏ tiền ra mua tác phẩm nếu nó hay. Liệu tôi có nên tin vào sự thẩm định giá trị tác phẩm của Ban Giám Khảo không? Liệu tất cả những người này có hoàn toàn đồng ý với nhau khi chọn một tác phẩm để trao giải thưởng?

Hoàn toàn đồng ý với nhau về chất lượng một quyển sách thật là khó khăn. Cứ nhìn cách bồi thẩm đoàn quyết định một bị cáo có tội hay không là biết. Bồi thẩm đoàn có chứng cớ vật chất hiển nhiên mà có khi còn không thể đi đến chỗ nhất trí thì chuyện thẩm định giá trị của một quyển sách là một khái niệm vô cùng mơ hồ.

Chuyện Ban Giám Khảo không nhất trí trong việc chọn trao giải thưởng cho một tác giả không phải là chuyện lạ. Mới năm rồi, một người trong Hội đồng tuyển chọn giải International Booker Man đã rút tên ra khỏi Hội đồng để phản đối việc trao tặng giải thưởng cho Philip Roth. Không sao, đa số thắng thiểu số. Nếu lấy số đông làm khuôn mẫu quyết định sự hay dở thế thì ý kiến của độc giả thầm lặng có quan trọng không?

Với riêng tôi, vốn không phải là người đọc uyên bác, tôi không luôn luôn cảm thấy thích thú khi đọc các quyển sách được giải thưởng. Liên tiếp mấy năm liền tôi không thấy hứng thú khi đọc các tác phẩm được giải văn học Pulitzer. Rất có thể vì tôi đọc trong tình trạng mỏi mệt, hay do sự khác biệt về văn hóa, cũng có thể do tôi ngu dốt. Tôi thường thấy chán đến buồn ngủ mỗi khi tôi đọc tác phẩm của Coetzee và Pamuk là những nhà văn được trao giải Nobel, giải thưởng cao quí nhất trong tất cả giải thưởng, nhưng lại thấy thú vị khi đọc những quyển sách được giải thưởng nhỏ hơn hay có khi không được giải thưởng như The Reader, The English Patient, The Kite Runner, Perfume, v.v…

Nhưng tôi chỉ là một tay mơ trong chuyện đọc sách, thế còn những người khác thì sao?

Giải thưởng Booker Man được thành lập năm 1969 là giải thưởng có giá trị, ngoài số tiền chừng 80 ngàn Mỹ kim, người ta còn công nhận giải thưởng này chọn đúng người, đúng tài năng, và không thiên vị. Rất nhiều nhà văn nổi tiếng đã được trao giải thưởng này cũng như nhiều nhà văn nhờ giải này mà nổi tiếng. Ngày 8 tháng 12 năm 2009,tờ báo Guardian cho chạy một bài độc giả được tự do bình phẩm, và mời giới blogger đề cử tên quyển sách dở nhất thập niên. Những ký giả phụ trách mục này dự đoán là độc giả sẽ nện các tác giả như Paul Coelho, Katie Price, Dean Koontz, hay Jack Collins là những tác giả rất ăn khách nhưng không được giới văn học tôn vinh lên hàng đầu. Tuy nhiên, họ đã một phen thất vọng; bởi vì tất cả 892 người “còm” tự do này chỉ tấn công những cuốn sách họ cho là được đề cao quá đáng qua giải thưởng Booker Man.

Hơn 200 còm sĩ đã chỉ trích tác giả Ian McEwan, là tác giả hầu như năm nào người ta cũng cằn nhằn tại sao ông này không được trao giải nếu năm ấy ông có quyển sách mới xuất bản. Những còm sĩ kia thì thiếu điều nhai xương các nhà văn khác được giải thưởng Booker Man. Có người phán rằng “On Chesil Beach và Saturday là hai quyển sách tồi tệ nhất mà tôi đọc trong thập niên qua.” Thậm chí có người còn dùng những chữ tục tằn để phê phán tác phẩm của McEwan. The Life of Pi của Yann Martel, The Gathering của Anne Enright, Oryx and Crake của Margaret Atwood, Never Let Me Go của Kazuo Ishiguro, The Sea của John Banville, Disgrace của Coetzee cũng chung số phận bị chê bai

Tôi không biết ngày nào Hội Đồng Giám Định Giải Văn Chương Nobel dám chơi bạo làm một phát giống như tờ báo Guardian để còm sĩ bình phẩm các tác phẩm được trao giải văn chương Nobel. Pulitzer và Goncourt nữa chứ.

Ok, rất nhiều còm sĩ này chỉ là những anh chị losers, bất tài thua kém người ta nên ganh ghét, tuy nhiên cũng chứng minh được một điều không phải ai cũng công nhận quyển sách được giải thưởng là quyển sách hay. Không đồng ý cái hay của một tác phẩm thì rõ ràng đòi nắm được một tác phẩm toàn hảo là một điều bất toàn.  Ai là người có thể đặt cái khuôn vàng thước ngọc của sự hoàn hảo? Ai? Ông trời hay bà trời?

Thế những khen ngợi chê bai của các nhà điểm sách hay phê bình gia có thể được dùng để đánh giá cái hay của một tác phẩm không? Có thể có cũng có thể không, và cũng chỉ ở mức độ tương đối thôi. John Updike, ngoài là nhà văn lớn còn là phê bình gia văn học nghệ thuật, có đưa ra một trong sáu nguyên tắc ông dùng để phê bình đó là đừng dùng tác phẩm mình định phê bình như là vũ khí hay đạn dược để tấn công nhà văn hay nhà phê bình khác. Tôi không biết có ai đồng ý và vâng theo lời ông không, nhưng khi ông nêu ra vấn đề này thì quả là, có khi sự khen chê một tác phẩm không chỉ vì nội dung của tác phẩm.

Các nhà điểm sách và phê bình của Mỹ rất ít khi nặng tay với các tác phẩm đầu tay. Bạn nên nhớ họ làm việc ăn lương và một phần công việc của họ là khuyến khích người đọc mua sách. Trong thị trường chữ nghĩa quốc nội họ cần phải làm việc lâu dài với nhau vì thế họ thường khen nhiều hơn chê. Họ đập không tiếc lời các nhà văn được các giải thưởng lớn ở châu Âu, như Houellebecq chẳng hạn. Cái chê này lại quan trọng hơn cái khen những tác phẩm đầu tay ở Mỹ. Phải đáng mặt lắm mới bị chê tàn tệ trên những tờ báo này bởi những cây bút đã thành danh này. Thường thì người ta mạnh miệng chê mấy nhà văn ở nước ngoài bởi vì biết mấy đứa cóc chết này không thể làm bể nồi cơm hay hạ bệ mình. Nhất là chúng nó không thể đăng đàn để khua môi múa mỏ.

Tóm lại, sách được giải thưởng có là sách hay không? Tôi nghĩ câu trả lời tùy theo người đọc. Thế thì độc giả trung bình như tôi cần phải dựa vào đâu để chọn một quyển sách hay để đọc? Thì vẫn dựa vào lời khen ngợi truyền miệng của độc giả giống như mình, các bài điểm sách và các giải thưởng chứ dựa vào đâu. Các chuyên gia nói thì mình nghe, nhưng nghe kiểu để đó, không tin hoàn toàn mà
cũng không hoàn toàn không tin. Sự nhận định một tác phẩm vẫn ở chính độc giả. Phải đọc rồi thì mới biết là tác phẩm hay dở cho dù nó được giải thưởng hay không. À ha, bạn cười tôi, thế là lỡ mua quyển sách rồi thấy nó dở thật là uổng tiền quá. Tôi xui bạn mua nhưng tôi thì không mua, toàn đọc cọp trong thư viện thôi. Tôi nghĩ tác giả của những tác phẩm hay nhờ cậy những độc giả thầm lặng như tôi. Tác phẩm có tồn tại lâu dài hay không là nhờ người đọc, nếu hay người ta bảo với nhau. Tác phẩm tồn tại lâu dài nhờ nó còn nằm trong tâm tình người đọc.

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Books_published_per_country_per_year
[2] How Literature Works 50 Key Concepts – John Sutherland

Blind Willow Sleeping Woman – Haruki Murakami

Tôi vào thư viện thấy quyển Blind Willow Sleeping Woman của Haruki Murakami trưng sờ sờ ngay trước mắt. Dù đã có cả chục quyển sách chưa đọc kịp tôi vẫn như trẻ nhỏ thấy kẹo là ham nên vơ đem về. Đã đọc một số trong 24 truyện trong tuyển tập này như Blind Willow, Sleeping Woman, The Mirror, Man-Eating Cats, Crabs, Firefly, The Kidney-Shaped Stone That Moves Everyday. Firefly là tiền thân của Norwegian Wood. 

Tôi đã định dịch là cây liễu mù và người đàn bà ngủ, nhưng sau khi đọc xong thì nghĩ có lẽ blind willow là loại liễu lá rũ xuống như bức mành, bức rèm. Buồn cười là có người làm việc trong thư viện ở bìa sau của quyển sách đã ghi nhầm là Blind Window, thay vì là Willow. Có lẽ người này cũng đã đọc quyển này và vì thế trong trí vẫn còn hình ảnh rèm cửa.

Tôi định dịch the Mirror nhưng thấy đâu đó trên mạng có người đã dịch truyện này và truyện Đom Đóm.

Bí mật của bà Park So-nyo

Bản chất của tôi là một người có khuynh hướng nổi loạn. Bề mặt tôi là một người sống rất nề nếp, vâng lời cấp trên, rất sợ chồng nể con, ai bảo gì tôi nghe nấy. Dưới cái bề mặt vâng lời, tôi là một con bé sẵn sàng nổi loạn. Có lẽ vì thế nên tôi thường thích những nhân vật không theo nề nếp. Có những nhân vật đứng bên bờ chênh vênh, tôi nghĩ, chỉ cần một rung động là họ có thể bị rơi khỏi bờ. Thí dụ như nhân vật Park So-nyo trong quyến Hãy Chăm Sóc Mẹ. Cái khoảnh khắc người ta phải chọn lựa cuộc sống mẫu mực hay bước ra khỏi vòng kềm tỏa của phong tục tập quán phản lại sự kiểm soát của lý trí của nhân vật luôn luôn thu hút tôi. Trong bài blog này tôi sẽ nói về một chi tiết nhỏ trong cuộc đời của bà Park So-nyo mà tác giả Shin Kyung-sook đã kể qua lời tự thuật của bà cụ sau khi bà bị mất tích.

Những năm còn trẻ, trong khi chồng đi giang hồ, So-nyo một mình nuôi ba đứa con. Cày cấy ruộng vườn trồng lúa trồng khoai cuốc đất giẫy cỏ đều một tay bà cáng đáng. Sáng sớm bà gói thức ăn ra rẫy ra nương, gói thêm phần quà để chia sớt cho người làm giúp. Gia đình bên chồng hỏi, một mình làm sao làm cho xuể. Bà bảo có người đi ngang thấy thương hại bà nên làm giúp. Bà tả hình dáng, thân nhân bên chồng bảo rằng đó là ông chủ ruộng ngày xưa bị cảm nắng chết ngay trên ruộng nay hiện hồn làm cỏ giúp bà. Bà bảo công việc nhiều quá nên dù đó là ma thì bà vẫn sẵn lòng nhận sự giúp đỡ.

Không ai nghi ngờ lời bà vì dường như tin là ma giúp thì dễ hơn tin là người giúp. Thế nhưng khi bà cụ So-nyo mất tích rồi có con chim ngồi trên nhánh cây ngoài cửa sổ kể lại chuyện cũ; Người, chứ không phải ma, giúp bà là Lee Eun-gyu, nhỏ hơn bà năm tuổi, ở làng bên cạnh. Hai người gặp nhau trong hoàn cảnh khá hi hữu.

Bà đội thau bột mì nặng trĩu trên đường từ nhà máy xay bột về, trời sắp tối. Eun-gyu đạp xe đi ngang thuyết phục bà để ông chở giúp chậu bột mì. Ông nằn nì mãi và vẻ lương thiện của ông làm bà tin. Ông bảo nhà ở bên kia cầu nhưng khi bà đến bên kia cầu thì không thấy ông cũng chẳng thấy chậu bột. Không thể nào về tay không bỏ con mình đói bà đi tìm kẻ cắp; cuối cùng bà lần đến nhà ông thì thấy có bà mẹ mù, một đứa con nhỏ, bà vợ mang thai đang lăn lộn trên giường sắp sinh nhưng không đủ sức để rặn vì đói. Ông chồng loay hoay lăng xăng mà không biết phải làm gì. Bà So-nyo xắn tay áo lên bảo ông chồng nấu nước nóng. Bà nấu cháo bột cho bà vợ, đứa con và bà mẹ, giúp người vợ sinh đứa con. San sẻ một ít bột cho gia đình của Eun-gyu bà đội bột về nhà. Tuần sau bà đến thăm vì tội nghiệp gia đình này và phát hiện ra người vợ đã qua đời, đứa nhỏ thì anh chồng ẵm đi xin người trong làng cho đứa bé bú thép. Từ đó bà đến nhà cho đứa bé bú, khi thì sáng sớm, khi thì nửa đêm. Anh Eun-gyu mang nợ bà từ khi ấy.

Sau đây là vài trang tôi dịch để bạn đọc cho vui. Quyển này đã được dịch ra tiếng Việt từ tiếng Hàn. Bản tôi đọc là tiếng Anh.


Cho đến khi con của ông được ba tuần, tôi đến nhà ông hằng ngày để cho đứa bé bú. Đôi khi tôi đến lúc sáng sớm, đôi khi giữa khuya. Không biết điều này có làm ông bận tâm ngại ngùng? Tôi chỉ giúp ông chừng ấy thôi, nhưng suốt ba mươi năm sau, tôi luôn đến tìm ông mỗi khi tôi gặp khó khăn. Tôi bắt đầu tìm đến ông sau chuyện Kyun. Lúc ấy tôi chỉ muốn chết, bởi vì tôi nghĩ chết sẽ nhẹ nhàng hơn. Tất cả mọi người chung quanh chỉ làm tôi khổ sở thêm; chỉ có ông là không hỏi gì đến chuyện ấy. Ông bảo tôi, bất cứ vết thương nào cũng sẽ lành theo thời gian. Và tôi không nên nghĩ ngợi nhiều, chỉ lặng lẽ làm những gì cần phải làm. Nếu không có ông, tôi không biết tôi sẽ ra làm sao; tôi hầu như điên loạn vì đau đớn. Ông là người đã chôn đứa con thứ tư, chết trước khi sinh ra, ở trên đồi. Giờ đây nghĩ lại chuyện xưa, có phải ông dọn về Komso bởi vì ông không chịu nổi tính tình tôi? Ông không phải người có thể sống thích hợp ở vùng biển hay làm nghề đánh cá. Ông là người chuyên cày ruộng và gieo hạt. Ông không có đất nên đi cày thuê cho người khác. Đáng lẽ tôi phải nhận ra điều này, ông dọn đi Komso, ông bỏ đi vì ông không thể chịu được tính khí của tôi. Tôi đối xử với ông thật là không phải.

Phải nói, lần gặp đầu tiên rất là quan trọng. Tôi chắc chắn như thế, từ trong thâm tâm, tôi luôn luôn nghĩ là ông mắc nợ tôi, và tôi để lộ điều này bằng cách làm bất cứ điều gì tôi thích. Cũng giống như tôi tìm thấy ông sau khi ông đánh cắp chậu bột của tôi, ông bảo ông chở giúp cho đỡ nặng, tôi đã tìm ra ông khi ông dấu tôi dọn đến Komso. Ông không thích hợp với Komso. Ông đầy vẻ lạc lõng và xa lạ khi đứng bên cạnh biển. Tôi vẫn còn nhớ vẻ mặt của ông ở ruộng muối bên cạnh bờ đại dương. Tôi không bao giờ quên được nét mặt ấy, nhưng giờ đây, khi tôi nghĩ đến, có lẽ vẻ mặt của ông ngầm thể hiện. Sao mà bà ấy lại có thể tìm ra mình chứ?

Komso trở thành một nơi tôi không thể nào quên, bởi vì nơi ấy có ông. Tôi luôn đến nơi này để tìm ông mỗi khi tôi gặp chuyện không thể tự giải quyết, nhưng khi tôi bình tâm lại tôi quên ông ngay. Tôi cứ ngỡ là tôi hoàn toàn quên ông rồi. Khi ông nhìn thấy tôi ở Komso, câu đầu tiên ông nói với tôi là “Có chuyện gì?” Bây giờ tôi mới nói điều này; lần ấy đến gặp ông, là lần đầu tiên tôi đến tìm ông chỉ vì ông, không phải vì có chuyện rắc rối xảy đến cho tôi.

Ngoại trừ cái lần ông lẻn trốn đến Komso, ông luôn ở một chỗ cho đến khi tôi không còn cần đến ông nữa. Cám ơn ông đã ở một chỗ. Rất có thể nhờ thế mà tôi có thể sống cho đến hết cuộc đời. Tôi xin lỗi đã đến tìm ông mỗi lần tôi cảm thấy chông chênh, nhưng ngay cả chuyện ông cầm tay tôi, tôi cũng không cho phép. Dẫu là tôi đến tìm ông, nhưng mỗi khi ông có vẻ như muốn tiến lên thì tôi lại ngược đãi ông. Tôi thật là không tử tế với ông. Tôi xin lỗi ông nhé, xin lỗi và xin lỗi. Thọat tiên bởi vì tôi ngượng ngùng, rồi tôi thấy không nên làm thế, về sau thì tôi đã trở nên quá già. Ông là tội lỗi của tôi mà cũng là hạnh phúc của tôi. Tôi chỉ muốn làm người có phẩm giá trong mắt ông.

Đôi khi tôi kể ông nghe những truyện tôi bảo là tôi đọc, thật ra không phải thế. Tôi bảo con gái tôi đọc cho tôi nghe và tôi kể lại với ông. Có lần tôi kể ông nghe về một chỗ gọi là Santiago trong một quốc gia tên là Tây Ban Nha. Ông cứ hỏi tôi mãi, “Chỗ bà nói ấy là chỗ nào?” ông thấy khó nhớ cái tên này. Tôi bảo đó là con đường hành hương người ta cần phải đi bộ ba mươi ngày mới đến. Chi-hon muốn đến đấy – vì thế nó bảo cho tôi biết địa danh này – nhưng khi tôi kể lại với ông tôi đã kể như thể chính tôi muốn đi đến nơi ấy. Và ông nói, “nếu bà quá tha thiết muốn thăm viếng chỗ ấy thì một ngày nào đó chúng ta  cùng đi với nhau.” Trái tim tôi chùng xuống khi tôi nghe ông nói thế. Có lẽ ngay sau đó tôi ngưng đến tìm ông. Thật sự tôi không biết chỗ ấy là chỗ nào, và tôi cũng không muốn đến nơi ấy.

Ông có biết những gì xảy đến với những chuyện chúng ta đã cùng làm trong quá khứ? Khi tôi hỏi con gái của tôi điều này, mặc dù thật ra là tôi muốn hỏi ông, con tôi trả lời, “Nghe mẹ hỏi những câu như thế này sao thấy lạ quá, Mẹ,” và hỏi lại, “Thế không phải nó đã thẩm thấu vào và kết hợp với hiện tại chứ không bị biến mất đi?” Thật là những chữ thật khó hiểu. Ông có hiểu những chữ này không? Con tôi nói tất cả những chuyện đã xảy ra trước đây thật sự cũng xuất hiện trong hiện tại, chuyện cũ trộn lẫn với chuyện đương thời, và chuyện đương thời xen kẻ với chuyện tương lai, và chuyện tương lai kết hợp với chuyện quá khứ; chúng ta chỉ không cảm nhận được điều này. Nhưng bây giờ tôi không thể tiếp tục nữa.

Ông có nghĩ chuyện đang xảy ra có liên hệ với những chuyện đã xảy ra và những chuyện sẽ xảy ra, chỉ tại mình không nhận thấy mà thôi? Tôi không biết, có đúng thế không? Đôi khi tôi nhìn các cháu của tôi, tôi nghĩ chúng được thả xuống đâu đó từ cõi nào và chúng chẳng có liên hệ gì với tôi. Chẳng liên hệ với tôi tí tẹo nào.

Thế thì nó len lỏi vào đâu, cái xe đạp mà tôi nhìn thấy ông cưỡi lần đầu gặp nhau, ông đã trộm nó trước khi ông nhìn thấy tôi đi trên đường với cái chậu bột đội trên đầu, ông định đem bán nó để đổi lấy một sợi rong biển? Rồi chuyện ông không bán được cái xe đạp nên trả nó lại chỗ cũ, bị người chủ xe đạp bắt được rồi bị lôi thôi? Những chuyện ấy có len lỏi thấm vào trang giấy của quá khứ rồi mang chúng ta đến tận chốn này?

Tôi biết, khi tôi mất tích, ông đã đi tìm tôi. Tôi biết, ông chưa bao giờ đến Seoul, thế mà đã đến trạm xe lửa Seoul đi lòng vòng nhiều nơi bằng xe điện ngầm, chận hỏi những người có dáng dấp giống tôi. Ông cũng đến nhà tôi nhiều lần với hy vọng được nghe tin về tôi. Ông muốn gặp các con tôi để được nghe con tôi kể chuyện đã xảy ra như thế nào. Có phải vì thế mà ông trở nên bệnh nặng?

Tên của ông là Lee Eun-gyu. Khi mà bác sĩ hỏi tên ông, đừng có nói là “Park So-nyo” nhé; phải nói là “Lee Eun-gyu.” Thôi tôi thả ông ra đấy. Ông là bí mật của tôi. Ông có mặt trong đời tôi, một hiện diện không người nào quen biết tôi có thể đoán ra. Cho dù không ai biết có ông trong đời tôi, ông là người mang cho tôi cái bè phao ở những dòng nước xiết và giúp tôi vượt qua dòng nước an toàn. Tôi rất vui mừng có ông trong đời. Tôi đến để nói cho ông biết tôi đã có khả năng đi cho hết chặng đường đời cũng vì tôi có thể đến tìm ông mỗi khi tôi lo lắng bất an, chứ không phải mỗi khi tôi hạnh phúc.

Chào ông tôi đi.

Đứng bên bờ chông chênh giữa tình bạn và tình yêu tôi cứ lo bà sẽ rơi xuống vực thẳm hay rơi vào đại dương. Tuy nhiên có được một chỗ nương tựa cho tâm hồn những lúc bất an trong đời quả là một điều rất may mắn, phải không bạn?

Giải Thưởng Man Booker Quốc Tế năm 2011 thuộc về Philip Roth

Tên thật của ông là Philip Milton Roth, sinh ngày 19 tháng Ba, năm 1933. Ông bắt đầu nổi tiếng khi tác phẩm Goodbye, Columbus được giải thưởng National Book Award. Ông càng lừng danh hơn khi tác phẩm Portnoy’s Complaint ra mắt độc giả năm 1969. Người ta bàn tán tranh luận sôi nổi về quyển sách (nhiều người cho là nó tục tĩu khiêu dâm) nói về một thanh niên gốc Do Thái bị ám ảnh tình dục theo kiểu Oedipus. Có người phê bình tác phẩm này tượng trưng cho tâm lý ghét bỏ khinh bỉ chính bản thân.

Philip Roth được rất nhiều giải thưởng, hai lần được giải National Book, hai lần được giải National Book Critics Circle, ba lần được trao giải PEN/Faulkner. Năm 1997 ông được giải Pulitzer cho quyển American Pastoral. Trong tác phẩm này ông bắt đầu khai sinh nhân vật nổi tiếng nhất của ông, nhà văn Nathan Zuckerman. Năm 2001, tác phẩm The Human Stain được giải thưởng văn chương United Kingdom ’s WH Smith dành cho quyển sách hay nhất trong năm. Quyển này cũng được giải thưởng PEN/Faulkner.

Rất nhiều tác phẩm của ông lấy bối cảnh thành phố Newark, tiểu bang New Jersey, đây cũng là nguyên quán của ông. Truyện của ông thường có nhiều chi tiết lấy từ đời sống cá nhân được ông biến hóa tài tình giữa sự thật và sáng tạo.

Ngày 18 tháng 5 năm 2011 từ đại nhạc viện Sydney, Philip Roth được thông báo trao tặng giải thưởng Man Booker Quốc Tế. Giải thưởng này mới thành lập năm 2005, tổ chức hai năm một lần, dành cho tác giả còn đang tại thế. Tác phẩm phải được viết bằng Anh ngữ hay đã được dịch ra Anh ngữ. Giải thưởng này có giá trị tài chính gần một trăm ngàn đồng. Trước Roth, những người được giải gồm có Ismail Kadaré, Chinua Achebe, và Alice Munro. Nghe đâu rằng Philip Roth đã nhiều năm liên tiếp được đề cử giải Nobel văn chương.

Giải thưởng năm nay cũng tạo tranh luận giữa ban giám khảo. Giám khảo Carmen Callil đã bỏ cuộc để phản đối. Thể theo báo Guardian Callil bảo rằng: “Ông ta cứ lập đi lập lại một điều trong tất cả mọi tác phẩm của ông ta. Tôi không xem ông là nhà văn. Tôi đã nói rõ là tôi không bình chọn ông vào vòng chung kết, vì thế tôi rất ngạc nhiên là ông ta vẫn được đề cử. Ông ấy là người duy nhất  tôi không ngưỡng mộ, trong khi tất cả những người còn lại đều xứng đáng. . .”

Cùng vào vòng chung kết có hai nhà văn Mỹ Anne Tyler và Marylynne Robinson.

Một câu trích dẫn của Philip Roth mà tôi thích là: “Đừng có lo lắng bạn sẽ già, hãy nghĩ đến chuyện trưởng thành trước đã.” Truyện của ông có ít nhiều chi tiết về đời sống riêng. Ông thường biểu lộ nhân sinh quan của một người hay triết lý về cuộc đời. Ông viết: “Tất cả mọi người đều bị ám ảnh mỗi một chuyện: ‘tình yêu.’ Người ta cho rằng tình yêu sẽ giúp người ta trở nên toàn vẹn? Tình yêu là sự kết hợp của những tâm hồn bằng hữu? Tôi nghĩ ngược lại. Tôi nghĩ, bạn là người toàn vẹn trước khi bạn bắt đầu (yêu). Và tình yêu làm cho bạn trở nên rạn nứt sứt mẻ. Bạn là một tổng thể, rồi sau đó bạn bị vỡ toang.”

Nguồn: Wikipedia, Manbookerprize, Huffington Post.

Các cô điếm buồn

Supporters of sex workers rallied at Union Square to
celebrate the American government’s endorsement of a United Nations measure
condemning human-rights abuses against sex workers.

Ở Union Square, New York, lúc 3:18PM, để ủng hộ các cô gái hành nghề phục vụ tình dục người ta họp nhau ở quảng trường Union ăn mừng là chính quyền Hoa Kỳ đã tán thành các biện pháp mà Liên Hiệp Quốc dùng để lên án hành động vi phạm nhân quyền của các cô hành nghề phục vụ tình dục. Ảnh lấy từ báo New York Times. 

Tôi đang dịch cái câu ngắn trên đây để post bài này thì có cô bạn học thời Trung học gọi điện thoại. Cô bạn tôi liến thoắng vừa nói vừa cười bảo rằng chuẩn bị đi tummy tuck tốn gần 7000 đô la. Cô nói, tôi vừa nghe vừa cố dịch câu này nhưng không nghĩ ra chữ. Để đó sáng mai sửa, nếu siêng. Khi cô cúp máy thì tôi hết muốn làm việc chỉ muốn viết cái gì đó nhảm nhảm một tí cho xả hơi. Thấy thế giới lên án những anh làng chơi ngược đãi các cô hành nghề phục vụ tình dục mà ngẩn ngơ. Mong sao người ta cứu vớt trẻ em bị bán để làm những công việc đáng buồn này.

Nhà văn Ai cập tiếp theo

Mấy chục năm sau khi bà bị khai trừ ra khỏi Bộ Y tế, Saadawi bị đẩy ra ngoài lề xã hội Ai Cập, tên bà bị ghi vào sổ bìa đen, và bị những thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan hăm dọa giết. Bị buộc phải lưu vong từ năm 1988 cho đến năm 1996, bà dạy ở đại học Duke và Harvard, trở thành nhà văn nổi tiếng ở các quốc gia Tây phương và nhiều nơi trên thế giới hơn là ở Ai cập.

Bà vẫn còn tức tối chuyện chính quyền Ai cập đã giải tán Hội đồng Liên Minh Phụ Nữ Ả Rập từ những năm 1990. “Chúng tôi có hằng trăm phụ nữ và Suzanne Mubarak đã bãi bỏ hội này!” Bà dành nọc độc đặc biệt cho bà vợ của Hosni Mubarak và cái tham vọng đoạt giải Nobel của bà được xem là phong trào tiên phong cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới.

Nếu bạn nhắc đến tên của Saadawi trong giới phụ nữ trí thức ở Zamalek, hòn đảo Caltro sang trọng, cổ kính, nhiều cây cối, ở bên kia cầu Kasr Al Nil dẩn đến quảng trường Tahrir, hay ở Câu lạc bộ Gezira nơi mà giới thượng lưu của Ai cập (những người thù ghét cũng như những người yêu mến) đến ăn, đánh quần vợt, nói chuyện ngồi lê đôi mách, bạn có thể nhìn thấy một thoáng co giật của cột xương sống, hay một nụ cười méo mó. Saadawi có vẻ hơi quá khích, quá ồn ào, quá lộ liễu. Bà viết thẳng thừng về chuyện mòng đốc của bà bị cắt xẻo khi bà lên sáu tuổi. Bà bắt đầu vận động chống lại việc cắt phá bộ phận sinh dục của phụ nữ đã rất lâu trước khi vấn đề này được xem là hợp thời. Bà phơi bày rất nhiều điều bẩn thỉu của xã hội và có nhiều người không thích Egypt bị miêu tả một cách xấu xa như thế trước thế giới.

Quyển tiểu sử tự thuật của bà, hấp dẫn như truyền điện. Trong quyển hồi ký nói về việc đi tù dưới chế độ Anwar Sadat, bà đã miêu tả phòng giam đông nghẹt những bà mẹ, những trẻ sơ sinh, và trẻ con lớn tuổi hơn, mùi của những vết thương lở lói, và “tiếng nổ của những lời chửi rủa, đàn bà chửi rủa đàn bà… Họ phải nhốt chúng tôi vào chỗ này để cho những giọng nói này làm cho chúng tôi trở nên điên cuồng!”

Saadawi kết bạn với một cô điếm đã từng đọc sách của bà. “Tôi bảo cô ta, ‘Zuba, cô có thể tìm cho tôi giấy viết không?’ Bởi vì hằng ngày gã cai tù bảo tôi, “Nếu tôi thấy một cây bút trong phòng giam của bà, điều này còn nguy hiểm hơn là tôi thấy cây súng.” Chúng tôi không được phép có giấy kể cả giấy vệ sinh. Nhưng các cô điếm thì không làm chính trị và vì thế được phép có đủ thứ nào là TV, radio, nào là giấy vệ sinh, và sách. Zuba cho tôi bút chì kẻ mắt và giấy vệ sinh và mỗi đêm khi gã cai tù đi rồi tôi viết hồi kỳ trong tù, ngồi trên một viên đá với cây bút chì kẻ mắt của cô điếm và giấy vệ sinh.”

Năng lực của Saadawi vẫn còn rất đáng nể. Mỗi ngày bà trở về căn hộ, phấn khởi, và đầy tràn ý tưởng. Khi người ta hỏi bà làm sao bà chịu được sự hỗn loạn ở quảng trường Tahrir, bà trả lời: “Tôi sắp sửa bị đám ngựa của Mubarak dày đạp. Tôi có cảm tưởng như tôi có sức mạnh đủ để giết mấy con ngựa này. Đó là sức mạnh của tâm lý. Và lúc ấy các bạn trẻ đến đỡ tôi lên rồi khiêng tôi về nhà.”

Saadawi, với tất cả những họat động của bà, vẫn còn là một phần của quá khứ Ai cập – ngoại trừ bây giờ bà được người dân xứ bà xem bà như là một biểu tượng chứ không phải là một người bị ruồng bỏ. Vấn đề bây giờ là liệu phụ nữ Ai cập của thế hệ sau bà có thể tiếp tục theo đuổi mộng ước của bà cũng như của những người đã chống đối chế độ từ nhiều năm nay.

Nhà văn Ai Cập Nawal El Saadawi

Hết ngày 8 tháng 3 tôi mới nhận được tờ báo Newsweek có rất nhiều bài hay về phụ nữ trên thế giới. Một trong những bài hay là bài danh sách của 150 phụ nữ đang làm rung chuyển thế giới. Một bài nói về bà Clinton người đã phá vỡ rất nhiều trần nhà bằng kính (glass ceiling). Trong 150 người phụ nữ này có một vài nhà văn như Gloria Steinem, Arundhati Roy, và một nhà văn Ai Cập tên là Nawal El Saadawi. Lúc chiều ngồi trên xe lửa tôi hăm hở nghĩ là tôi sẽ dịch mấy bài này. Bây giờ ăn cơm xong, buồn ngủ tôi không còn sức để suy nghĩ nữa tuy nhiên vẫn còn muốn nói về nhà văn này bởi vì bà độc đáo quá. Tôi chỉ nói vắn tắt, dựa theo bài viết của Elizabeth Rubin.

Bà Nawal El Saadawi từ thưở nhỏ đã yêu văn chương. Năm bà mười tuổi bố của bà theo phong tục cổ bắt bà lập gia đình. Vì bà đã được đọc Jane Eyre nên bà giả vờ điên khi người ta đến xem mặt bà. Bà theo học ngành y khoa và ra làm bác sĩ. Bà lấy một người sinh viên cùng học với bà làm chồng. Ông chồng này theo du kích để chống lại người Anh. Khi ông trở về ông trở nên nghiện ngập. Năm 1967 quốc gia bà có chiến tranh với Israel bà tình nguyện làm bác sĩ săn sóc bệnh nhân tại chiến hào và ở trại của Palestine ở Jordan. Kinh nghiệm này làm thay đổi bà. Bà viết một quyển truyện về những người chiến đấu Palestine bà đã gặp. Năm 1972 bà vi phạm điều cấm kỵ táo bạo bằng cách viết quyển Phụ Nữ và Tình Dục nói về sự khao khát tình dục, tôn giáo, và việc tùng xẻo bộ phận sinh dục của phụ nữ. Việc làm này làm giới chức của quốc gia bà nổi giận và bà bị cách chức. Bà đã làm việc trong bộ Y Tế 14 năm. Và sau đó là những năm dài bà bị tù tội, trấn áp, đày ải, trừng phạt.

Bà bảo “mạng che mặt và để mặt trần là hai mặt của một đồng tiền. Đàn bà là đối tượng tình dục trong thị trường tự do. Tôi chống lại việc dùng mỹ phẩm. Giải phẩu thẩm mỹ là cái mạng che mặt tân thời.” Bà im lặng, mỉm cười, nói tiếp “Tôi đã ly dị ba người chồng. Tại sao? Haha, để được tự do. Để tôi có thể viết. Tôi có một cuộc đời kinh khủng.” Bà ngừng một chút, ngẫm nghĩ, nói thêm, “và cũng rất tuyệt vời.”

Bà có chừng 50 tác phẩm đủ loại, tiểu thuyết, kịch, hồi ký, tự thuật, … sách của bà bán rất chạy. Quyển Woman at Point Zero, nói về một cô điếm đã bị xử tử vì tội giết anh chàng pimp của cô đã trở nên quyển sách kinh điển về văn học nữ quyền. Đây là quyển sách buồn bã tối tăm cho thấy cái chết là sự giải thoát độc nhất cho phụ nữ trong thế giới bà sự ngược đãi cũng bình thường như hơi thở.

Trích đoạn hồi ký trong tù:

“Trên mặt đất, những ngón tay tôi vẽ thành chữ và những vòng tròn đan vào nhau. Bàn tay tôi run rẩy vì cơn giận dữ và trái tim tôi đập vội vã. Nếu những ngón tay tôi đã không làm quen với cây bút có lẽ chúng sẽ làm quen với cái xuổng. Cây bút là vật quí giá nhất trong đời tôi. Chữ của tôi trên giấy đối với tôi còn quí giá hơn cả chính cuộc đời. Quí hơn cả con tôi, hơn cả chồng tôi, hơn cả sự tự do của tôi.

Tôi thà chọn chỗ ở trong tù để viết những điều chưa bắt đầu trong tư tưởng tôi. Chữ viết một cách thành thật đòi hỏi sự can đảm tương tự cái can đảm giết người hay còn hơn thế nữa.

Những ngón tay của tôi khắc lên trên đất… Cho đến lúc này, tôi không biết vì sao tôi bị bắt vào tù. Tôi chưa gặp được người điều tra, hay biện lý, hay luật sư. Tôi nghe shawisha nói rằng bà nghe người ta bảo tôi vào tù vì những điều tôi viết, tội ác của tôi vì thế nằm vào diện tội có ý kiến.

Có phải tự do có ý kiến là tội ác? Thế thì để nhà tù là nơi trú ẩn duy nhất của tôi và cũng là định mệnh cuối cùng của tôi.”

Viết nháp đăng liền, ngày mai sửa.