CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

Tác giả: Đặng Đình Túy

Kẻ lữ hành rất ghét những con đường chia nhánh. Ngay trạm chờ xe búyt có hai người ngồi. Hỏi họ xem sao : -Xin làm ơn chỉ dùm đường về Beykoy phải quẹo phải hay trái ? Hai người kẻ nào cũng làm ra bộ thạo nhưng mỗi người chỉ mỗi đường. –Như vậy có nghĩa là cả hai đều dẫn về Beykoy ? –Không. Cả hai cùng lên tiếng. Và họ cãi nhau, người nào cũng cho là mình đúng. Có thêm hai người đi xe đạp  xen vô (ở Thổ bất cứ cuộc nói chuyện nào cũng có người xía vô) và cuối cùng một người bảo : -Tôi về Beykoy đây, hãy đi với tôi. Một trong hai đặt bị mang vai của OB lên poọc-baga. Khi họ đến Beykoy. Họ chia tay nhau; vai Bernard trở lại chịu đựng chiếc bị. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng Đình Túy lược thuật.

Khoảng 17g chiều ông đạt đến địa điểm mà ông dự tính khi sáng, Ambardjeu. Tính theo bản đồ ông đã đi 35km kỳ thật phải cộng thêm những đoạn đường đi lạc nên có thể ông đã đạt tới hơn 40 cây số đường bộ trong ngày! Sự gắng sức đã khiến thân thể cưỡng lại sự ngừng nghỉ khi vừa nhìn thấy điểm đến. Trong những ngày đầu vì các cơ bắp bị đòi hỏi phải cố gắng quá nhiều nên lúc nghỉ mình mẩy ta ê ẩm khó lòng để bắt đầu một ngày mới. Thêm vào đó các vùng cọ xát nhiều như bàn chân, đùi, mông cùng những chỗ va chạm thí dụ hai vai, lưng và mông chịu sức nặng của bị mang đều phồng và dộp, dù rằng những loại thương tích như vậy chỉ ở phía ngoài da, sẽ lành trong vòng 10 ngày thôi. Bernard đã đốt giai đoạn sớm: ngày hôm sau ông sẽ đến Sakarya cách 202 cây số kể từ điểm khởi hành mà khi ở nhà ông dự tính sẽ đi trong 8 ngày; ngày mai chỉ mới là ngày thứ sáu của cuộc hành trình. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

Tác giả: Bernard Ollivier; Lược thuật: Đặng Đình Túy

silk road

Mặt trời lên cao. Vì tấm bản đồ của ông có tỷ lệ quá lớn nên ông không tìm được tên ngôi làng ông nhằm tới và dù ông vượt qua nhiều ngả tư ông không tìm thấy bảng hiệu chỉ đường hoặc mang tên nơi chốn (Ở Việt Nam ta, nhà nước đã nghĩ đến việc ấy chưa, khi chọn du lịch làm một trong những mục tiêu phát triển kinh tế ?). Đã hai giờ đồng hồ loay hoay trong cánh rừng rậm ông không thể biết là ông đang ở đâu. Gặp một  người dân quê hỏi thăm hướng về Darleuk mà Bernard qua sự nhận định trên bản đồ tin rằng nó ở về phía bắc thì anh ta lại chỉ ông đi về nam. Ông chọn may rủi hướng bắc mà tiến thêm khoảng một tiếng đồng hồ nữa thì gặp một toán đi pic-nic từ Istanbul lại mời ông ăn bữa trưa. Ông dùng với họ bữa ăn nhưng ngược lại họ chẳng giúp được việc chỉ đường cho ông. Lại liều lĩnh đi thêm một đoạn đường trong rừng trước khi gặp mấy anh thợ rừng đang cưa gỗ. Hỏi thăm đường về Darleuk, một kẻ trong bọn đến giảng giải một hồi và nhận ra rằng Bernard chẳng hiểu gì bèn chạy đi tìm một người khác đang làm việc một nơi xa hơn. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

(route de la soie/silk road)

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng đình-Túy  lược thuật

 

bản đồ silk-routeXin nói ngay rằng tôi không có ý định thuật chuyện lịch sử ; câu chuyện bắt nguồn từ một  hứng khởi hẹp hòi nhỏ mọn hơn nhiều, đấy là những suy nghĩ liên quan đến tuổi già. Sau thời gian hoạt động cật lực để tìm cái sống -nhất là đối với những thân phận di cư như chúng ta – để nuôi gia đình con cái, tái lập cuộc sống vật chất cho những kẻ thân yêu, có một ngày chúng ta đối mặt với ngưỡng cửa tuổi tác và tự nhủ rằng, thôi bôn ba vất vả từng ấy đủ rồi, giờ này dừng lại cũng đã vừa. Sau nhiều năm mệt nhọc, nghĩ hưu được xem như thứ phần thưởng, kẻ hưu trí hân hoan đón nhận. Cảm giác ấy tràn đầy ấm áp có thể chỉ ở giai đoạn đầu ; sau đó thì vì thói quen hoạt động nhiều năm, cuộc dưỡng già dần dần trở thành vô vị, nhiều khi còn gây thêm căn bệnh trầm cảm.  Đương sự tự hỏi : ta phải làm gì đây để tiêu cho hết những ngày tháng còn lại trước khi làm cuộc viễn du chót ? Ngoại trừ những kẻ thích hưởng thụ  thích vui chơi thì đấy là lúc nên tận hưởng khi họ còn đầy đủ sức khỏe, nhưng cũng có những người mong làm những việc có ý nghĩa hơn, ít ra là có ý nghĩa với chính họ. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1

Nhật Ký Lassie – Phần 5

Tác giả: Đặng Đình Túy

Hôm trước bàn về chuyện bản năng mà quên ghi môt sự việc thế này. Vì chuyện sưu tầm phụ hệ trong điều kiện và hoàn cảnh mình là điều bất khả nên khó mà giải thích được hết mọi hành động gọi là thiên tính. Cũng như mọi người, mình không được mẹ dạy bảo nên không biết phát triển những năng khiếu riêng. Đôi khi, đột nhiên, “năng khiếu” ấy được phục sinh ngang xương. Nó xúi mình hành động theo sự chỉ dẫn của nó. Mình như kẻ mù, không hiểu tại sao phải hành động như vậy, chỉ biết là có một thôi thúc máy móc nào đó từ trong mình mà ra. Và mình băn khoăn. Những lúc như vậy mới cảm thấy một nỗi bơ vơ vì không tự giải thích được. Giá có mẹ một bên để vặn hỏi nhỉ. Nhưng nói nhiều thì chỉ tổ bị người khinh thôi, họ sẽ bảo mi là chó thì biết cái quái gì mà lý với sự! Continue reading Nhật Ký Lassie – Phần 5

Nhật Ký Lassie – Phần 4

Tác giả: Đặng Đình Túy

(Ông chủ viết thay cho Lassie một lần)

Hồi thanh xuân tôi tin rằng tới độ tuổi nào đó thì con người sẽ không cần tình yêu nữa. Sai lầm có nhiều nguyên nhân. Với tuổi trẻ tình yêu có nghĩa nhất thiết là tình trai gái. Rất mạnh mẽ. Rất mê đắm. Cường độ cao đến nỗi những thứ tình khác không thể nào sánh kịp. Nó ám ảnh ta từng giờ từng phút, nó còn cao hơn, vút hơn nữa, khi có tình dục chen vào. Không phải tuổi trẻ không có tình gia đình, anh em, bè bạn; cũng có đủ nhưng vì tình yêu thần thánh quá, cao ngất quá nên át mất hấp lực của những thứ tình kia. Chỉ khi nào thất bại rồi thì lúc ấy ta mới chịu đi cầu cứu những thứ tình khác: một người bạn để tâm sự, một cuốn sách hoặc bản nhạc nhằm tự ru ngủ, cây đàn bỏ đóng bụi giờ lôi ra khua vài ngón, nghêu ngao dăm câu, tỉ tê với cô em gái hay bà chị để được vỗ về… Tuổi trẻ vốn rất “đoảng”, dễ quên, dễ qua sông bỏ đò; bà chị, cô em, người bạn chỉ là phương tiện xong rồi thì quên quách đi cho nhẹ. Continue reading Nhật Ký Lassie – Phần 4