Bonsai

Hôm trước đi thăm vườn Nhật ở Brooklyn tôi thấy vườn Bonsai. Đang đọc vài quyển sách nói về Nhật Bản nên thấy Bonsai là mắt tôi sáng lên. Định viết chi tiết một chút nhưng sao thì giờ của tôi ít quá, cứ ngồi vào bàn một lúc là đã đến giờ đi làm. Thôi thì ngắn gọn vài hàng, vài tấm ảnh, tối về viết tiếp.

Giáng Sinh

Giáng Sinh

Tác giả: Vladimir Nabokov

Người dịch: Nguyễn thị Hải Hà.

Truyện Giáng Sinh đăng ở Văn Chương Việt năm 2011.

Sau khi đi bộ từ trong làng trở về trang viện băng ngang cánh đồng tuyết sáng lờ mờ, Sleptsov ngồi vào trong góc nhà, trên cái ghế bọc nhung ông không nhớ đã bao giờ dùng đến nó. Cũng giống như những chuyện chúng ta thường thấy sau một cơn đại họa. Không phải anh em mà lại là một người quen sơ, ông láng giềng ở nông thôn bạn chẳng mấy khi để ý đến lúc bình thường bạn chẳng buồn trò chuyện đến, lại chính là người an ủi bạn, rất khéo léo và hoàn toàn dịu dàng, nhặt hộ bạn cái mũ bạn đánh rơi sau khi tang lễ chấm dứt lúc bạn đang bị choáng váng trong nỗi đau khổ, răng bạn đang run lập cập, và mắt bạn đang mờ vì nước mắt. Người ta cũng có thể nói như thế về đồ vật. Bất cứ căn phòng nào, ngay cả những căn phòng ấm áp thân mật nhất và nhỏ đến không thể nào nhỏ hơn, hay trong cái chái nhà ít khi được sử dụng của một trang viện đồ sộ ở nông thôn, cũng có một góc không hề có người lui tới. Và đó là cái góc nhà Sleptsov đang ngồi. Continue reading Giáng Sinh

Bài ca Blues (buồn) của Sonny

All I know about music is that not many people ever really hear it. And even then, on the rare occasions when something opens within, and the music enters, what we mainly hear, or hear corroborated, are personal, private, vanishing evocations. But the man who creates the music is hearing something else, is dealing with the roar rising from the void and imposing order on it as it hits the air. What is evoked in him, then, is of another order, more terrible because it has no words, and triumphant, too, for that same reason. And his triumph, when he triumphs, is ours.

James Baldwin – Trích từ tác phẩm Sonny’s Blues (Bài Ca Buồn của Sonny)

Tất cả những điều tôi hiểu biết về âm nhạc là không mấy người thật sự nghe nhạc. Ngay cả những lúc thật hiếm hoi, khi lòng chúng ta mở cửa, cho âm nhạc đi vào, những điều chủ yếu chúng ta nghe, hoặc nghe để phụ họa, là những điều rất riêng tư, những ký ức đã và đang biến mất. Nhưng người nhạc sĩ sáng tạo ra âm nhạc thì lại nghe cái gì đó rất khác, anh ấy phải đối phó với cái tiếng gào thét đang dâng lên trong hố thẳm của tâm hồn và thiết lập trật tự trên cái tiếng gào thét ấy khi nó xuất hiện. Cái đã trổi dậy bên trong anh ấy, lại nằm ở một trạng thái trật tự khác, càng đáng khiếp hãi hơn vì nó không có lời nói, rồi cũng vì không có lời nói mà nó thắng thế. Và sự thắng cuộc của người nhạc sĩ, khi anh ấy thật sự thắng, cũng là sự thắng cuộc của chúng ta.

Không hiểu nghĩa chữ hear corroborated. Ai biết chỉ dùm, tôi cám ơn.

Sự nguy hiểm của công việc dịch

Ít người nghĩ công việc dịch có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có, thì chỉ có thể xảy ra từ hồi xa xưa. Có thật như vậy không?

Vừa dứt loạt phim Harry Potter, tôi lừng khừng lưỡng lự muốn đọc loạt truyện này, vì đã biết cốt truyện qua bộ phim, tôi hơi ngán những quyển sách dày. Và thú thật, sau này tôi chỉ thích đọc non-fiction. Rồi tình cờ tôi biết được có một nhà văn Mỹ, George R. R. Martin, nổi cáu khi mất giải thưởng (Nebula hay Hugo gì đó, dành cho thể loại fantasy và science fiction) vào tay Rowling. Rồi thêm một tình cờ tôi nhìn thấy bộ phim A Game of Thrones, dựa vào bộ truyện của tác giả này. Quyển sách của ông tôi nhìn thấy được bán rẻ, và có khi cho không ở Free Library, đôi ba lần. Tôi không mua, không nhặt, vì nghĩ là mình khó mà đọc cho xong những cuốn sách dày như thế.

A Game of Thrones cũng như The Hunger Games chiếm ngự giới mê phim kể cả phim dành cho truyền hình cả chục năm nay. Tôi cũng có một đôi lần xem The Hunger Games nhưng không thấy bị mê hoặc. Tôi lại không thoát khỏi sự hấp dẫn của A Game of Thrones. Tôi lần lượt xem bộ phim từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Có một vài khía cạnh tôi không thích thí dụ như cảnh giết chóc ghê rợn máu me và những cảnh tình dục quá trắng trợn và quá nhiều. Tuy nhiên tôi bị thu hút hoàn toàn, thậm chí có thể nói là bị mê hoặc, bởi plot (dàn dựng những âm mưu trong truyện), subplot (dàn dựng nhỏ hơn bên trong phạm vi của plot), và counterplot (dàn dựng âm mưu phản lại những âm mưu trong plot), chẳng biết dịch thế nào cho đúng, nói một cách khác và đơn giản hơn, đó là cốt truyện với những chi tiết âm mưu và phản pháo lắt léo được khai mở công phu và khéo léo. Tôi cũng hoàn toàn khâm phục tác giả đã cấu tạo những nhân vật rất độc đáo, khai thác nhiều khía cạnh tình cảm phức tạp trong cuộc đời, với những câu đối thoại thật thông minh. Thảo nào bộ truyện này là best seller và được dựng thành phim.

Lúc sau này, tôi có một sự ngưỡng mộ đặc biệt dành cho phim. Tôi thường xem phim trước khi chọn quyển sách để đọc, luôn nhớ rằng sách và phim tuy có cùng cốt truyện nhưng cách thể hiện rất khác nhau. Đến đây tôi chợt nhận ra rằng tôi đã đi quá xa cái đề tài tôi muốn viết cho blog này. Đó là sự nguy hiểm của công việc dịch. Đôi khi dịch đúng cũng chết mà dịch sai cũng chết.

Trong đoạn phim Walk of Punishment, Third Season, Disc 2, Chapter 5 và 6 của bộ phim A Game of Thrones, Daenerys, mẹ của ba con rồng, đến viếng một bộ lạc trong sa mạc mà chúa tể của bộ lạc này là chủ của đám dân nô lệ. Daenerys qua đoạn phim trước đã giải phóng một bộ lạc nô lệ khác họ tự nguyện làm dân và quân của nàng. Lần này, Daenerys đòi mua tất cả số nô lệ trong bộ lạc này con số lên đến 8000 người. Vị chúa bộ lạc này là một người thô lổ dùng toàn những lời thóa mạ Daenerys. Hai người nói chuyện với nhau qua một nữ thông dịch viên. Ở cuối đoạn phim này, thông dịch viên nói tên cô là Missandei. Vị chúa bộ lạc tên là Greizhen. Daenerys với đoàn tùy tùng và dân quân mới thu phục là một đoàn quân rách rưới và đói khát. Khi nàng nằng nặc đòi mua tất cả 8000 nô lệ, Greizhen nói:

– She wants to buy them all. (Missandei)
– She can’t afford them. The slut thinks she can flash her tits, and makes us give her whatever she wants. (Greizhen)
. . .
– The slut cannot pay for all of this. (Greizhen)
– Master Kraznys says you cannot afford this. (Misandei)
Dịch: Slut là tiếng tục ám chỉ một người lang chạ, tạm dịch là con đĩ.
– Bà ấy đòi mua tất cả (8000 quân nô lệ).
Ả không có khả năng để trả. Con đĩ này cứ tưởng là nhá cái bộ vú ra là có thể sai khiến chúng ta mang cho ả tất cả mọi thứ ả muốn.
. . .
– Con đĩ này không thể nào trả tiền mua cho tất cả đám nô lệ này.
– Ông chủ (người Kraznys) nói là bà không đủ khả năng để mua.
Hai bên trả giá qua lại, Greizhen nói là tài sản của Daenerys, kể cả chiếc thuyền nàng mới thu phục từ bộ lạc trước chỉ mua được cho nàng 100 người lính Unsullied.
– Her ship will buy her 100 Unsullied, no more. (Greizhen)
– Your ship will buy you 100 Unsullied. (Missandei)
– And this because I like the curve of her ass. (Greizhen)
– Because Master Kraznys is generous. (Missandei)
Dịch:
Chiếc thuyền của cô ả chỉ đáng giá 100 người lính Unsullied.
– Chiếc thuyền của bà có thể mua được 100 người lính Unsullied.
– Và đó là nhờ ta thích cái đường cong nét lượn của cái mông của ả.
– Bởi vì ông chủ là người hào phóng.
Bạn đọc chú ý là khi dịch lại lời ông chủ, Missandei đã tự động dịch khác đi, không dùng những chữ nhục mạ tục tằn, nhưng vẫn giữ được ý chính của người chủ. Greizhen thóa mạ cả những người Dothraki bộ hạ mới thu phục của Daenerys.

– Her Dothraki smell of shit. (Greizhen)
– The Dothraki you have with you. (Missandei)
– But may be useful as pig feed. (Greizhen)
– The Dothraki you have are not worth what they cost to feed… (interpretor)
Dịch là:
– Đám Dothraki thúi như cứt.
– Người Dothraki đi với bà.
– Có thể được dùng làm thức ăn nuôi heo.
– Người Dothraki đi với bà giá trị không bằng tiền dùng để nuôi…
Lúc này, may mắn là tiếng ồn của người chung quanh làm át đi lời dịch của Missandei. Sau khi mặc cả, Daenerys có thể mua tất cả 8000 lính Unsullied bằng một con rồng lớn nhất trong ba con rồng của nàng. Nàng cũng đòi mua luôn Missandei vì nhờ có Missandei mà cuộc mua bán mặc cả được dễ dàng. Sau khi Missandei thuộc về Daenerys, hai người trò chuyện với nhau:

– You belong to me now. It is your duty to tell me the truth.
– Yes, Your Grace. Lying is a great offense. Many of those on the Walk of Punishment were taken there for less.
– I offered water to a slave dying on the Walk of Punishment. Do you know what he said to me? “Let me die.”
– There are no masters in the grave, Your Grace.
Dịch:
– Mi đã thuộc về ta. Bổn phận của mi là phải nói thật với ta.
– Vâng, thưa Ngài. Nói dối là tội rất lớn. Nhiều người (bị đóng đinh treo trên cây thập tự) trên đoạn Đường Trừng Phạt lỗi của họ còn nhẹ hơn tội nói dối.
– Ta mang nước cho một nô lệ đang hấp hối trên Đường Trừng Phạt. Mi có biết hắn nói gì với ta không? “Hãy để cho tôi chết.”
– Trong mộ thì không có ông chủ nữa. Thưa Ngài.
Ở đây, Missandei có thể không chú ý, Daenerys thố lộ là nàng có thể nghe và hiểu được tiếng Valyr. Sau khi thu được đoàn quân Unsullied, những người được huấn luyện thuần thục, không sợ chết, tuyệt đối trung thành với chủ. Daenerys dùng tiếng Valyr một cách thuần thục để điều động đoàn quân. Valyr là tiếng mẹ đẻ của Daenerys, ít người biết điều này vì nàng bị lưu lạc sau khi cha nàng bị giết chết và vương quốc của nàng bị rơi vào tay người khác. Để trả thù sự nhục mạ của Greizhen, nàng cho con rồng phà lửa đốt cháy Greizhen.

Missandei là một thông dịch viên tài giỏi và khôn khéo. Ở trường hợp của nàng, dịch sai ý của Greizhen thì sẽ chết, vì hắn ta là một người thô lổ và độc tài. Nếu dịch cho sát với ý của Greizhen thì sẽ làm Daenerys phật ý và có thể nàng sẽ thóa mạ trở lại và nếu nàng dịch những lời chửi bới này thì sẽ bị Greizhen giết. Khi làm thông dịch viên của cuộc mua bán này, Missandei không biết được khả năng ngôn ngữ của hai người đang mua bán với nhau đến mức độ nào. Missandei cũng không thể nào biết trước là nàng sẽ thuộc về quyền sở hữu của Daenerys, người chủ mới. Mọi sự thất kính, hay sai lầm của nàng, đều có thể khiến nàng bị chết trong tay của hai người. Missandei không dịch sai, cũng không hoàn toàn thật hay sát với ý người nói. Đôi khi nàng dùng chữ nhẹ đi, đôi khi bỏ lửng nhân lúc ồn ào. Tóm lại, nàng vẫn “Tell the truth, but tell it slant” (Emily Dickinson).

Đừng tưởng công việc dịch không nguy hiểm đến chết người. Số thông dịch viên Iraq bị giết rất nhiều vì dân và cả quân Iraq thường đổ lỗi cho người thông dịch nếu kết quả không được như ý họ muốn.

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

Tác giả: Đặng Đình Túy

Kẻ lữ hành rất ghét những con đường chia nhánh. Ngay trạm chờ xe búyt có hai người ngồi. Hỏi họ xem sao : -Xin làm ơn chỉ dùm đường về Beykoy phải quẹo phải hay trái ? Hai người kẻ nào cũng làm ra bộ thạo nhưng mỗi người chỉ mỗi đường. –Như vậy có nghĩa là cả hai đều dẫn về Beykoy ? –Không. Cả hai cùng lên tiếng. Và họ cãi nhau, người nào cũng cho là mình đúng. Có thêm hai người đi xe đạp  xen vô (ở Thổ bất cứ cuộc nói chuyện nào cũng có người xía vô) và cuối cùng một người bảo : -Tôi về Beykoy đây, hãy đi với tôi. Một trong hai đặt bị mang vai của OB lên poọc-baga. Khi họ đến Beykoy. Họ chia tay nhau; vai Bernard trở lại chịu đựng chiếc bị. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng Đình Túy lược thuật.

Khoảng 17g chiều ông đạt đến địa điểm mà ông dự tính khi sáng, Ambardjeu. Tính theo bản đồ ông đã đi 35km kỳ thật phải cộng thêm những đoạn đường đi lạc nên có thể ông đã đạt tới hơn 40 cây số đường bộ trong ngày! Sự gắng sức đã khiến thân thể cưỡng lại sự ngừng nghỉ khi vừa nhìn thấy điểm đến. Trong những ngày đầu vì các cơ bắp bị đòi hỏi phải cố gắng quá nhiều nên lúc nghỉ mình mẩy ta ê ẩm khó lòng để bắt đầu một ngày mới. Thêm vào đó các vùng cọ xát nhiều như bàn chân, đùi, mông cùng những chỗ va chạm thí dụ hai vai, lưng và mông chịu sức nặng của bị mang đều phồng và dộp, dù rằng những loại thương tích như vậy chỉ ở phía ngoài da, sẽ lành trong vòng 10 ngày thôi. Bernard đã đốt giai đoạn sớm: ngày hôm sau ông sẽ đến Sakarya cách 202 cây số kể từ điểm khởi hành mà khi ở nhà ông dự tính sẽ đi trong 8 ngày; ngày mai chỉ mới là ngày thứ sáu của cuộc hành trình. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

Tác giả: Bernard Ollivier; Lược thuật: Đặng Đình Túy

silk road

Mặt trời lên cao. Vì tấm bản đồ của ông có tỷ lệ quá lớn nên ông không tìm được tên ngôi làng ông nhằm tới và dù ông vượt qua nhiều ngả tư ông không tìm thấy bảng hiệu chỉ đường hoặc mang tên nơi chốn (Ở Việt Nam ta, nhà nước đã nghĩ đến việc ấy chưa, khi chọn du lịch làm một trong những mục tiêu phát triển kinh tế ?). Đã hai giờ đồng hồ loay hoay trong cánh rừng rậm ông không thể biết là ông đang ở đâu. Gặp một  người dân quê hỏi thăm hướng về Darleuk mà Bernard qua sự nhận định trên bản đồ tin rằng nó ở về phía bắc thì anh ta lại chỉ ông đi về nam. Ông chọn may rủi hướng bắc mà tiến thêm khoảng một tiếng đồng hồ nữa thì gặp một toán đi pic-nic từ Istanbul lại mời ông ăn bữa trưa. Ông dùng với họ bữa ăn nhưng ngược lại họ chẳng giúp được việc chỉ đường cho ông. Lại liều lĩnh đi thêm một đoạn đường trong rừng trước khi gặp mấy anh thợ rừng đang cưa gỗ. Hỏi thăm đường về Darleuk, một kẻ trong bọn đến giảng giải một hồi và nhận ra rằng Bernard chẳng hiểu gì bèn chạy đi tìm một người khác đang làm việc một nơi xa hơn. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

(route de la soie/silk road)

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng đình-Túy  lược thuật

 

bản đồ silk-routeXin nói ngay rằng tôi không có ý định thuật chuyện lịch sử ; câu chuyện bắt nguồn từ một  hứng khởi hẹp hòi nhỏ mọn hơn nhiều, đấy là những suy nghĩ liên quan đến tuổi già. Sau thời gian hoạt động cật lực để tìm cái sống -nhất là đối với những thân phận di cư như chúng ta – để nuôi gia đình con cái, tái lập cuộc sống vật chất cho những kẻ thân yêu, có một ngày chúng ta đối mặt với ngưỡng cửa tuổi tác và tự nhủ rằng, thôi bôn ba vất vả từng ấy đủ rồi, giờ này dừng lại cũng đã vừa. Sau nhiều năm mệt nhọc, nghĩ hưu được xem như thứ phần thưởng, kẻ hưu trí hân hoan đón nhận. Cảm giác ấy tràn đầy ấm áp có thể chỉ ở giai đoạn đầu ; sau đó thì vì thói quen hoạt động nhiều năm, cuộc dưỡng già dần dần trở thành vô vị, nhiều khi còn gây thêm căn bệnh trầm cảm.  Đương sự tự hỏi : ta phải làm gì đây để tiêu cho hết những ngày tháng còn lại trước khi làm cuộc viễn du chót ? Ngoại trừ những kẻ thích hưởng thụ  thích vui chơi thì đấy là lúc nên tận hưởng khi họ còn đầy đủ sức khỏe, nhưng cũng có những người mong làm những việc có ý nghĩa hơn, ít ra là có ý nghĩa với chính họ. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1

Trò chuyện giữa Babieca và Rocinante

Trích từ Don Quixote bản dịch sang tiếng Anh của Edith Grossman

don quixote cưỡi rocinante
Don Quixote by Honoré Daumier (1868) Nguồn: Wikipedia 

Dialogue Between Babieca and Rocinante

A Sonnet

B. Why is it, Rocinante, that you’re so thin?
R. Too little food, and far too much hard labor.
B. But what about you feed, your oats and hay?
R. My master doesn’t leave a bite for me. Continue reading Trò chuyện giữa Babieca và Rocinante

Vĩnh Long và Hà Nội trong hồi tưởng của Marguerite Duras

Vĩnh Long 
Người dịch: Bà Tám
Trích từ tác phẩm Practicalities của Marguerite Duras

Có Vĩnh Long, và còn có Hà Nội. Tôi đã nói về Vĩnh Long, nhưng chưa hề nói đến Hà Nội. Như tôi đã nói trước đây, Vĩnh Long là một vùng biên giới hẻo lánh của vùng Đông Nam Á. Bạn đã ở ngay trên Tràm Chim, một cánh đồng có nhiều sông ngòi dẫn nước lớn nhất thế giới, theo ý tôi. Continue reading Vĩnh Long và Hà Nội trong hồi tưởng của Marguerite Duras