Nghĩ về chuyện viết văn

Tôi mượn một quyển sách ở thư viện, in cầu kỳ, bìa cứng, đầy màu sắc, và đặc biệt chỉ in một bên, còn bên kia để trống. Quyển sách có thể mở ra xếp vào theo nếp gấp như cánh quạt. Toàn bộ quyển sách là ý nghĩ của nhà văn Anne Dillard về chuyện viết văn. Chỉ là một đoạn ngắn thôi nhưng lại có thêm một đoạn giới thiệu của một bà nhà văn khác. Tôi chép lại văn của cả hai bà, bạn đọc chơi cho vui, còn tôi như là một hình thức ghi chép để dành học viết văn. Dĩ nhiên bạn muốn học ké thì học tôi không ngăn, nhưng nói trước tôi không chịu trách nhiệm việc bạn có thành nhà văn hay không đâu nhé.

Tiếng Anh ở trên, tiếng Việt ở dưới. Đoạn đầu là phần giới thiệu của nhà văn Susan Cheever. Đọan sau là của nhà văn Anne Dillar. Tôi dịch sơ sịa chưa dò lại nên câu cú chưa chỉnh và bây giờ thì phải đi làm. Tối về nếu khỏe thì sửa sau. Cuối bài là ảnh của mấy đóa hoa vô danh tôi gặp trong rừng. Tưởng tượng đó là những nhà văn vô danh cũng khoe nhan sắc dưới ánh mặt trời khi chung quanh không có loài hoa nào khác.

Give It All GiveIt Now

One of the Few Things I know About Writing

Annie Dillard

Inscribed & Illustrated by Sam Fink

“The way to write is to throw your body at the mark when your arrows are spent,” wrote Waldo Emerson.

In this vivid, inspiring book about writing and about life, Annie Dillard describes the daring generosity and boldness which writing asks of us. Writers who are willing to cut their favorite flourishes find them replaced with shimmering linguistic gifts. It’s hard to do. What if nothing better than that ever comes along, you think. What if this is by best?

As a previous writer, St. Francis of Assisi, famously explained, it is in giving away that we get, and in loving that we are loved. It sound crazy, doesn’t it? It especially sounds crazy in this world where people are measured by what they have and writers sit in classrooms comparing their hoarded piles of metaphors as if they were piles of gold. But it’s not crazy. On the contrary, it is sacred.

The secret to happiness is to give things away. The secret to love is to give things away. the secret to good writing is to give things away. Better things always follow. In any century, the trick is to have faith. Open your heart. Generosity brings gifts. As another genius, Leonard Bernstein, said more than thirty years ago: “I’m no longer quite sure what the question is, but I do know that the answer is Yes.”

(Phương pháp) viết văn là lao mình vào mục tiêu khi tất cả mũi tên của bạn đã bắn ra,” Waldo Emerson đã viết.

Trong quyển sách sống động đầy khích lệ về viết văn và cuộc đời, Annie Dillard miêu tả sự hào phóng đầy liều lĩnh và sự can đảm mà nghề viết văn đòi hỏi ở chúng ta. Nhà văn người sẵn sàng cắt bỏ những đoạn văn hay hoặc ý tưởng hay sẽ thấy chúng được thay thế bằng tài năng ngôn ngữ cháy ngầm. Điều này khó thực hành. Nhưng giả tỉ như những đoạn văn hay, hay ý tưởng hay sẽ không bao giờ đến, thì sao? Giả tỉ như những cái này là những cái hay nhất tốt nhất?

Một nhà văn thời đại trước, thánh Francis of Assisi, đã có lời giải thích rất nổi tiếng như sau: Cho tức là nhận, yêu đó là được yêu. Nghe như nói điên, phải không? Càng có vẻ điên hơn khi trong cõi đời này người ta được đo lường bằng của cải vật chất người ta sở hữu và nhà văn ngồi trong lớp học so sánh cái đống biểu tượng mà họ cóp nhặt tom góp bấy lâu nay như là đống vàng. Nhưng điều này không phải là điên. Ngược lại nó quí giá đáng được tôn thờ.

Bí mật của hạnh phúc là đem cho. Bí mật của tình yêu là đem cho. Bí mật của viết văn hay là đem cho. Những cái tốt hơn rồi sẽ đến. Vào bất cứ thế kỷ nào, cái khó là phải có lòng tin. Mở cửa tâm hồn. Sự hào phóng sẽ mang đến tài năng. Một thiên tài khác, Leonard Bernstein, đã nói hơn ba mươi năm trước: “Tôi không còn biết chắc cái câu hỏi nó như thế nào, nhưng tôi biết câu trả lời là Vâng.”

– Susan Cheever, December 10, 2008

One of the few things I know about writing is this: Spend it all, shoot it, play it, lose it, all, right away, every time.  Do not hoard what seems good for a later place in the book, or for another book; give it, give it all, give it now. The impulse to save something good for a better place later is the signal to spend it now. Something more will arise for later, something better. These things fill from behind, from beneath like well water. Similarly, the impulse to keep to yourself what you have learned is not only shameful, it is destructive.  Anything you do not give freely and abundantly becomes lost to you. You open your safe and find ashes.

Một trong những điều tôi biết về viết văn là như thế này: Tiêu hết dùng hết, thực  hiện điều đó, chơi đùa với nó, đánh mất nó, tất tần tật, ngay lập tức, lần nào cũng thế. Đừng có để dành cái gì có vẻ như hay đẹp cho mai sau trong quyển sách, hay để dành cho quyển sách khác; viết ra ngay, viết hết tất cả ra, ngay lúc này. Cái bản năng muốn để dành cái hay để viết sau cho một nơi tốt đẹp hơn là cái dấu hiệu nên đem nó ra dùng ngay bây giờ. Cái gì đó tốt hơn đẹp hơn sẽ đến sau. Những cái này sẽ dâng lên làm đầy một cách âm thầm từ phía sau, hay từ phía dưới như là nước giếng vậy. Đơn giản, cái ý muốn dấu riêng những điều bạn học được chẳng những đáng xấu hổ nó còn phá hoại nữa. Tất cả những thứ bạn không mang tặng một cách tự do và đầy đủ sẽ bị quên mất. Bạn mở két và chỉ thấy đọng lại là tro tàn.

Lười không muốn viết

Lười quá, không muốn làm gì cả. Tôi xin nghỉ một ngày, ở nhà ngủ và xem phim. Xem hai phim Harry Potter, The Prisoner of Azkaban và The Goblet of Fire. Cả hai phim đều hay. Tôi ngạc nhiên thấy có nhiều tài tử nổi tiếng như Robert Pattinson, Emma Thompson và Ralph Fiennes. Xem phim Daisy The Hen Who Dreamed She Could Fly, Fallen Women bộ phim bốn tập của đạo diễn Kenji Mizoguchi, và phim Masquerade – The King of Façade. Phim Daisy tranh đẹp, nội dung không hấp dẫn lắm, nếu xem bằng quan điểm nữ quyền thì có nhiều điều đáng chê. Bộ phim Fallen Women đặc biệt lắm, không thể nói chỉ với một vài câu. Cả bốn phim đều nói về đời sống phụ nữ Nhật Bản, hai cuốn phim nói về thời điểm trước chiến tranh và hai cuốn sau thế chiến thứ hai. Một điểm thú vị là hai phim sau chiến tranh có nhạc jazz trong những buổi khiêu vũ ở quán rượu và nhạc jazz được nghe văng vẳng trong phim. Phim Masquerade rất hay, xem xong tôi muốn xem lại. Cốt truyện giống truyện cổ tích The Prince and the Pauper sau này được Mark Twain viết lại. Một anh kép hát được thuê giả dạng đương kim hoàng đế vì ông hoàng đang lo sợ bị người ta giết . Anh kép hát có lòng nhân từ yêu thương những người phục vụ và quyết định việc triều chính khôn ngoan đứng đắn nên được mọi người yêu mến. Anh kép hát nhập vai hoàng đế trọn vẹn nên có lúc bị đương đầu với câu hỏi, để hoàn thành nhiệm vụ hoàng đế cho trọn vẹn và tốt đẹp anh có nên chiếm lấy ngôi vua không. Phim rất đẹp, không thua gì cái đẹp trong phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Lười viết nên có mấy tấm hình đăng bạn xem cho vui.

Hoa Kim Ngân

honeysuckle
kim ngân
ngạt ngào

Hoa kim ngân, tiếng Anh là honey-suckle. Hoa này thích khí hậu giao mùa, không lạnh lắm cũng không nóng lắm, từ 70 đến 80 độ F., nở ở chỗ vừa có nắng vừa có bóng râm. Hoa thơm ngào ngạt. Đi hiking trong rừng gặp honey-suckle và một vài loại hoa rừng khác đang nở rộ, cũng màu trắng và thơm ngát. Dọc theo đường xe lửa, hoa nở đầy, đủ thứ hình thù vì hoa mọc leo trùm kín cả những cây chủ. Những nơi không có cây hoa mọc tràn lan trên mặt đất tạo thành những bãi hoa rộng lớn. Hằng ngày đứng trong bếp nấu ăn rửa chén tôi nhìn ra cửa sổ ngắm mấy bụi hoa. Những cái hoa li ti này làm tôi tưởng tượng đủ thứ, những nàng tiên bé có đôi cánh, những cô gái múa ba lê với cái váy tutu, những bàn tay, chim két đuôi dài, ngựa bay, sea lion,…

Xuân xanh

Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Lá rừng che kín đường về phồn hoa

Trên đường hiking, ở một đoạn dễ đi. Lá non ngút mắt. Cứ tưởng tượng đi mùa thu lá đổi màu sẽ là những màu vàng có sắc đậm nhạt khác nhau.

bồ công anh khô 1
bồ công anh khô 1

bồ công anh khô 2

bồ công anh khô 3
bồ công anh khô 3

Bạch tú cầu khi chưa trưởng thành
Bạch tú cầu khi chưa trưởng thành

Hoa

cụm hoa dại
Trên đường hiking ở Watchung Reservation gặp rất nhiều hoa này. Hoa bóng ngời dưới ánh nắng, mới nhìn tưởng là hoa giả.  Khi mọc thành cụm, khi mọc thành một vạt dài cạnh chân núi đầy đá.hoa dại trên đường hiking
Chụp gần thì nàng đẹp như thế này.
hoa nở trong rừng
Chẳng biết là đào hay lê, nhưng hoa mọc trắng cả một vạt rừng. Trời đang nắng, chụp cảnh rừng nửa sáng nửa tối là một tai họa cho người chụp ảnh.
054a

Buổi trưa đi bộ thấy mấy cây đào cạnh nhà thờ, trong công viên Military park đang nở rộ.
047a 044a 032a
Tulip, hay gọi là uất kim hương, nở trong công viên, military park.
lê 1
Chùm hoa lê của hàng cây trồng dọc theo building FBI. Nơi đây có gắn máy chụp ảnh trên vỉa hè, để FBI quan sát người qua lại và bảo vệ building. Chụp nhưng vẫn sợ bị người ta rầy.
tulip 3
Uất kim hương trong công viên.
tulip 2 bồ công anh 2
Bồ công anh chụp ở công viên Washington Park trước thư viện Newark.
bồ công anh 1 tulip1

Một trong những nguyên tắc tối quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh là cách dùng ánh sáng. Các bậc thầy nhiếp ảnh luôn dạy là ánh sáng một giờ trước lúc hừng đông, và một giờ sau khi hoàng hôn là nguồn ánh sáng lý tưởng. Để chụp ảnh vào lúc thời điểm với nguồn ánh sáng này cần có tripod.

Thầy dạy là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Tôi thường đi bộ vào giờ ăn trưa, lúc đó ánh sáng ngay đỉnh đầu, chói chang, ảnh không đẹp được. Muốn chụp ảnh đẹp vào giờ này cần phải biết sử dụng máy và điều chỉnh ánh sáng. Đó là những điều tôi chưa biết và biết chưa rành. Tuy nhiên những bậc thầy cũng nói là họ vẫn cố gắng học hỏi từng ngày, và nếu họ là bậc thầy mà vẫn học thì mình có vụng về cũng chẳng sao, tiếp tục học.

Thử chụp ảnh, mới thấy muốn có ảnh đẹp đòi hỏi nhiều công sức, kiên nhẫn. Ngay cả bậc thầy họ cũng cần có những khi may mắn. Họ cũng nói rằng, họ càng cố gắng chịu cực, chịu khó, thì họ càng bắt được những dịp may.

Chỉ là hoa thôi, xem cho vui mắt, đỡ phải suy nghĩ nhức đầu. Tháng Tư qua rồi.

Đào hoa y cựu tiếu… xuân phong

Tựa đề lấy từ bài thơ của Thôi Hiệu

Khứ niên kim nhật thử môn trung.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Tôi mạn phép đổi chữ đông thành chữ xuân. Mặc dù gió vẫn còn âm hưởng mùa đông nhưng dùng chữ xuân cho cảm thấy ấm áp. Nguyễn Du đã dịch hai câu cuối và đưa vào truyện Kiều. Trước sau nào thấy bóng người. Hoa đào năm trước còn cười gió Đông.