Vài dòng về uất kim hương

Tulip hay uất kim hương được ca ngợi lần đầu tiên từ những dòng thơ của Hafis (1327 – 90) nhà thơ lớn xứ Ba Tư. “Hãy nhìn những đóa uất kim hương, đầy đặn như đôi má của những nàng thiếu nữ, vươn lên giống như những cái cốc đầy màu sắc mời mọc người ta nâng lên môi nhấp từng ngụm rượu.”

Uất kim hương được xem như lời tỏ tình. Truyện xưa kể rằng hoa sinh ra đời bởi một giọt máu: “Chỉ mới đầu mùa xuân, uất kim hương đã nâng lên cái cốc màu đỏ của nó khi Ferhad chết vì tình yêu của Schirin, nhuộm đỏ cả sa mạc với những giọt nước mắt rơi từ trái tim chàng.”

Uất kim hương mọc thẳng, hướng lên trời và được xem là loài hoa của mặt trời. Hoa quay theo hướng mặt trời và khép cánh lại vào lúc hoàng hôn. Uất kim hương không được nhắc đến trong huyền thoại, luôn luôn bị xem là tượng trưng cho vật chất xa hoa của trần thế. Khi gia nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã trở nên loại hoa đắt giá nhất trong các loại hoa. Các nhà sultan của Thổ Nhĩ Kỳ, vào thời Osman, đã chọn uất kim hương làm huy hiệu của triều đình. Thế kỷ thứ mười tám, khi lòng ngưỡng mộ hoa uất kim hương ở điểm cao tột độ; lễ hội uất kim hương được tổ chức trong vườn thượng uyển của các vị sultan. Hoa có nhiều loại, được đặt cho những cái tên rất kêu, như “Giấc mơ hạnh phúc”, “Bí mật vĩnh cữu” và “Thần dược tình yêu”.

Loại hoa này được mang đến Vienna (Áo) vào năm 1554 với Ghiselin de Busbeqc. đại sứ Áo vào triều đình Süleyman và vào thời gian này hoa uất kim hương được gọi là tulip. Đại sứ Busbeqc tưởng tên gọi của hoa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là “tülbend”, nhầm với cái hoa được gắn trên khăn quấn trên đầu màu đỏ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra loài hoa này có tên Ba Tư là “lalé”.

Giới thương gia và học giả là những người đầu tiên đã mang uất kim hương vào Netherlands từ sau năm 1593. Uất kim hương có giá trị (tiền bạc) đến độ người ta có thể đánh đổi nhà cao cửa rộng và những chuyến tàu chở đầy hàng hóa với vài ba củ rễ uất kim hương, xem chúng như là bằng chứng của sự giàu sang. Quan trọng đến độ “ülbend” được Rembrandt mang vào những bức tranh vẽ hoa và tĩnh vật. Khi quốc hội Hòa Lan ấn định giá của hoa uất kim hương vào năm 1637, thị trường uất kim hương bị sụp đổ và nhiều người bị tán gia bại sản. Chẳng ai ngạc nhiên khi uất kim hương trở thành biểu tượng chính của vanitas.

Định nghĩa của vanitas là một bức tranh tĩnh vật, loại tranh của người Hòa lan vào thế kỷ mười bảy, chứa đựng biểu tượng của cái chết hay một sự thay đổi lớn lao, nhắc nhở đến khía cạnh phù du của cuộc đời. Thế kỷ thứ mười bảy, trong tranh vẽ, hoa uất kim hương thường được đặt bên cạnh những cái xương sọ, bị xem là kiêu ngạo và phô trương, thô cứng và lạnh lùng. Loại hoa không có hương thơm này luôn luôn mang một vẻ xa cách. Không được nằm trong danh sách các loại hoa có huyền thoại, hoa cũng không là bạn của các nhà thơ. Thi sĩ không bao giờ mang uất kim hương vào trong đáy trái tim của họ. Tuy nhiên loài hoa “lalé” này đi vào trái tim của thường dân. Giới dân giả xem hoa uất kim hương là biểu tượng của mùa xuân và là biểu tượng của cuộc sống sau khi chết.

u1
u2
u3
u4

Hoa

cụm hoa dại
Trên đường hiking ở Watchung Reservation gặp rất nhiều hoa này. Hoa bóng ngời dưới ánh nắng, mới nhìn tưởng là hoa giả.  Khi mọc thành cụm, khi mọc thành một vạt dài cạnh chân núi đầy đá.hoa dại trên đường hiking
Chụp gần thì nàng đẹp như thế này.
hoa nở trong rừng
Chẳng biết là đào hay lê, nhưng hoa mọc trắng cả một vạt rừng. Trời đang nắng, chụp cảnh rừng nửa sáng nửa tối là một tai họa cho người chụp ảnh.
054a

Buổi trưa đi bộ thấy mấy cây đào cạnh nhà thờ, trong công viên Military park đang nở rộ.
047a 044a 032a
Tulip, hay gọi là uất kim hương, nở trong công viên, military park.
lê 1
Chùm hoa lê của hàng cây trồng dọc theo building FBI. Nơi đây có gắn máy chụp ảnh trên vỉa hè, để FBI quan sát người qua lại và bảo vệ building. Chụp nhưng vẫn sợ bị người ta rầy.
tulip 3
Uất kim hương trong công viên.
tulip 2 bồ công anh 2
Bồ công anh chụp ở công viên Washington Park trước thư viện Newark.
bồ công anh 1 tulip1

Một trong những nguyên tắc tối quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh là cách dùng ánh sáng. Các bậc thầy nhiếp ảnh luôn dạy là ánh sáng một giờ trước lúc hừng đông, và một giờ sau khi hoàng hôn là nguồn ánh sáng lý tưởng. Để chụp ảnh vào lúc thời điểm với nguồn ánh sáng này cần có tripod.

Thầy dạy là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Tôi thường đi bộ vào giờ ăn trưa, lúc đó ánh sáng ngay đỉnh đầu, chói chang, ảnh không đẹp được. Muốn chụp ảnh đẹp vào giờ này cần phải biết sử dụng máy và điều chỉnh ánh sáng. Đó là những điều tôi chưa biết và biết chưa rành. Tuy nhiên những bậc thầy cũng nói là họ vẫn cố gắng học hỏi từng ngày, và nếu họ là bậc thầy mà vẫn học thì mình có vụng về cũng chẳng sao, tiếp tục học.

Thử chụp ảnh, mới thấy muốn có ảnh đẹp đòi hỏi nhiều công sức, kiên nhẫn. Ngay cả bậc thầy họ cũng cần có những khi may mắn. Họ cũng nói rằng, họ càng cố gắng chịu cực, chịu khó, thì họ càng bắt được những dịp may.

Chỉ là hoa thôi, xem cho vui mắt, đỡ phải suy nghĩ nhức đầu. Tháng Tư qua rồi.