Nghĩ về chuyện viết văn

Tôi mượn một quyển sách ở thư viện, in cầu kỳ, bìa cứng, đầy màu sắc, và đặc biệt chỉ in một bên, còn bên kia để trống. Quyển sách có thể mở ra xếp vào theo nếp gấp như cánh quạt. Toàn bộ quyển sách là ý nghĩ của nhà văn Anne Dillard về chuyện viết văn. Chỉ là một đoạn ngắn thôi nhưng lại có thêm một đoạn giới thiệu của một bà nhà văn khác. Tôi chép lại văn của cả hai bà, bạn đọc chơi cho vui, còn tôi như là một hình thức ghi chép để dành học viết văn. Dĩ nhiên bạn muốn học ké thì học tôi không ngăn, nhưng nói trước tôi không chịu trách nhiệm việc bạn có thành nhà văn hay không đâu nhé.

Tiếng Anh ở trên, tiếng Việt ở dưới. Đoạn đầu là phần giới thiệu của nhà văn Susan Cheever. Đọan sau là của nhà văn Anne Dillar. Tôi dịch sơ sịa chưa dò lại nên câu cú chưa chỉnh và bây giờ thì phải đi làm. Tối về nếu khỏe thì sửa sau. Cuối bài là ảnh của mấy đóa hoa vô danh tôi gặp trong rừng. Tưởng tượng đó là những nhà văn vô danh cũng khoe nhan sắc dưới ánh mặt trời khi chung quanh không có loài hoa nào khác.

Give It All GiveIt Now

One of the Few Things I know About Writing

Annie Dillard

Inscribed & Illustrated by Sam Fink

“The way to write is to throw your body at the mark when your arrows are spent,” wrote Waldo Emerson.

In this vivid, inspiring book about writing and about life, Annie Dillard describes the daring generosity and boldness which writing asks of us. Writers who are willing to cut their favorite flourishes find them replaced with shimmering linguistic gifts. It’s hard to do. What if nothing better than that ever comes along, you think. What if this is by best?

As a previous writer, St. Francis of Assisi, famously explained, it is in giving away that we get, and in loving that we are loved. It sound crazy, doesn’t it? It especially sounds crazy in this world where people are measured by what they have and writers sit in classrooms comparing their hoarded piles of metaphors as if they were piles of gold. But it’s not crazy. On the contrary, it is sacred.

The secret to happiness is to give things away. The secret to love is to give things away. the secret to good writing is to give things away. Better things always follow. In any century, the trick is to have faith. Open your heart. Generosity brings gifts. As another genius, Leonard Bernstein, said more than thirty years ago: “I’m no longer quite sure what the question is, but I do know that the answer is Yes.”

(Phương pháp) viết văn là lao mình vào mục tiêu khi tất cả mũi tên của bạn đã bắn ra,” Waldo Emerson đã viết.

Trong quyển sách sống động đầy khích lệ về viết văn và cuộc đời, Annie Dillard miêu tả sự hào phóng đầy liều lĩnh và sự can đảm mà nghề viết văn đòi hỏi ở chúng ta. Nhà văn người sẵn sàng cắt bỏ những đoạn văn hay hoặc ý tưởng hay sẽ thấy chúng được thay thế bằng tài năng ngôn ngữ cháy ngầm. Điều này khó thực hành. Nhưng giả tỉ như những đoạn văn hay, hay ý tưởng hay sẽ không bao giờ đến, thì sao? Giả tỉ như những cái này là những cái hay nhất tốt nhất?

Một nhà văn thời đại trước, thánh Francis of Assisi, đã có lời giải thích rất nổi tiếng như sau: Cho tức là nhận, yêu đó là được yêu. Nghe như nói điên, phải không? Càng có vẻ điên hơn khi trong cõi đời này người ta được đo lường bằng của cải vật chất người ta sở hữu và nhà văn ngồi trong lớp học so sánh cái đống biểu tượng mà họ cóp nhặt tom góp bấy lâu nay như là đống vàng. Nhưng điều này không phải là điên. Ngược lại nó quí giá đáng được tôn thờ.

Bí mật của hạnh phúc là đem cho. Bí mật của tình yêu là đem cho. Bí mật của viết văn hay là đem cho. Những cái tốt hơn rồi sẽ đến. Vào bất cứ thế kỷ nào, cái khó là phải có lòng tin. Mở cửa tâm hồn. Sự hào phóng sẽ mang đến tài năng. Một thiên tài khác, Leonard Bernstein, đã nói hơn ba mươi năm trước: “Tôi không còn biết chắc cái câu hỏi nó như thế nào, nhưng tôi biết câu trả lời là Vâng.”

– Susan Cheever, December 10, 2008

One of the few things I know about writing is this: Spend it all, shoot it, play it, lose it, all, right away, every time.  Do not hoard what seems good for a later place in the book, or for another book; give it, give it all, give it now. The impulse to save something good for a better place later is the signal to spend it now. Something more will arise for later, something better. These things fill from behind, from beneath like well water. Similarly, the impulse to keep to yourself what you have learned is not only shameful, it is destructive.  Anything you do not give freely and abundantly becomes lost to you. You open your safe and find ashes.

Một trong những điều tôi biết về viết văn là như thế này: Tiêu hết dùng hết, thực  hiện điều đó, chơi đùa với nó, đánh mất nó, tất tần tật, ngay lập tức, lần nào cũng thế. Đừng có để dành cái gì có vẻ như hay đẹp cho mai sau trong quyển sách, hay để dành cho quyển sách khác; viết ra ngay, viết hết tất cả ra, ngay lúc này. Cái bản năng muốn để dành cái hay để viết sau cho một nơi tốt đẹp hơn là cái dấu hiệu nên đem nó ra dùng ngay bây giờ. Cái gì đó tốt hơn đẹp hơn sẽ đến sau. Những cái này sẽ dâng lên làm đầy một cách âm thầm từ phía sau, hay từ phía dưới như là nước giếng vậy. Đơn giản, cái ý muốn dấu riêng những điều bạn học được chẳng những đáng xấu hổ nó còn phá hoại nữa. Tất cả những thứ bạn không mang tặng một cách tự do và đầy đủ sẽ bị quên mất. Bạn mở két và chỉ thấy đọng lại là tro tàn.

Xuân xanh

Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Lá rừng che kín đường về phồn hoa

Trên đường hiking, ở một đoạn dễ đi. Lá non ngút mắt. Cứ tưởng tượng đi mùa thu lá đổi màu sẽ là những màu vàng có sắc đậm nhạt khác nhau.

bồ công anh khô 1
bồ công anh khô 1

bồ công anh khô 2

bồ công anh khô 3
bồ công anh khô 3

Bạch tú cầu khi chưa trưởng thành
Bạch tú cầu khi chưa trưởng thành

Dấu hiệu của mùa xuân

chim sẻ
Enter a caption

mộc lan
Enter a caption

trái thông
Enter a caption

rặng hoa vàng
Enter a caption

robin
Enter a caption

forsythia
forsythia

Dẫu chậm thì nàng xuân cũng về. Buổi trưa đi bộ tôi ghi lại những dấu hiệu đầu xuân. Buổi sáng năm giờ trời đã ửng hồng. Hôm qua nắng ấm tràn trề làm lòng người cũng thấy chút gì đó rạo rực. Chim đã bắt đầu líu lo trong những bụi cây. Dường như, vạn vật trở mình tỉnh giấc. Mùa Đông tối tăm ảm đạm bị bỏ lại sau lưng.

Mùa hoa anh đào

Ảnh này chụp những cây hoa đào ở một góc gần bờ sông Potomac. Người ta đông nghịt nhưng không ai bẻ hoa.

mhad2

Những người này là sinh viên đến từ Ấn Độ.

mhad3

Ảnh này chụp ở hồ tưởng niệm gần đài tưởng niệm cuộc chiến tranh Đại Hàn.

Tôi muốn thêm vài tấm ảnh nhưng yahoo plus chậm quá và tôi cũng sợ nhiều ảnh quá bạn Nắng vào blog tôi không được vì ảnh download lâu quá bạn không thể chờ.

Nghỉ blog mấy ngày, bỗng thấy lạ tay. Thường thường, khi tôi không viết được là lúc tôi có nhiều điều để kể nhưng không có điều nào trội hẳn lên làm tôi muốn bỏ thì giờ ra mà gõ máy. Thôi thì trước nhất là nói về thời tiết vậy. Ấm được mấy ngày bỗng lạnh trở lại. Dọc đường đã thấy mấy bụi forsythia lấm tấm vàng. Hoa anh đào ở Washington D.C. bị thời tiết dối lừa trổ hoa sớm. Cuối tuần này nghe nói là hoa sẽ nở rộ. Thường cao điểm của hoa nở ở Washington D.C, là vào tuần thứ nhất hay tuần thứ hai của tháng Tư. Có một năm tôi đi dự lễ hội hoa đào ở Washington D. C. thật là chóa mắt với cái lễ hội này. Hòa nhạc, rock, đánh trống, đánh kiếm, thư pháp, chụp ảnh, du thuyền, thức ăn Nhật, thức ăn Mỹ, cả rừng hoa và cả rừng người. Các cô gái Mỹ và Á châu, nói Á châu chung chứ không biết có phải các cô là người Nhật không, mặc áo kimono, đi guốc gỗ, che dù, và rất nhiều người hóa trang theo các nhân vật hoạt họa trên TV, thật là vui. Hoa anh đào, trắng và hồng, nở dọc theo bờ sông, trong The Mall, chung quanh The Smithsonian, đẹp vô cùng. Không những chỉ anh đào, mà còn mộc lan (magnolia), tulips, hoa hồng và hằng bao nhiêu thứ. Tôi không bao giờ chán mỗi khi đi viếng Washington D.C. Bao nhiêu là viện bảo tàng tôi chưa bao giờ xem hết. Hoa anh đào mau tàn. Chừng một tuần là hoa rụng. Đi giữa rừng hoa, trong tàng hoa với ánh sáng đã lọc qua màu hoa là một cảm giác khó tả. Muốn làm thơ!

Năm nay nhiều tổ chức đã ghi tên tham dự lễ hội mừng hoa anh đào sẽ rút tên ra. Và không khí lễ hội sẽ có vẻ trang nghiêm trầm mặc vì có lẽ không ai muốn vui mừng khi bao nhiêu người ở nhật đang có tang và tài sản mất mát. Người Nhật xem hoa anh đào là biểu tượng cho triết lý sống của họ. Hoa nở rồi hoa tàn như cuộc đời có sinh rồi có diệt. Năm sau hoa lại nở như cuộc đời hết cơn hoạn nạn cuộc sống lại tiếp diễn, nỗi buồn tang tóc rồi cũng nguôi ngoai và người ta sẽ sống, sẽ xây dựng, tái tạo trở lại.

Bài cũ đăng lại. Bài này, ảnh này chụp năm 2011, năm Nhật Bản bị sóng thần và nhà máy nguyên tử bị hư hại nặng.