Loving Vincent (2017) – Và Nỗi Buồn Sẽ Kéo Dài Mãi Mãi

Một bài điểm phim công phu. Xin mời các bạn thưởng thức

❄ La Dolce Vita ❄

Thời gian vừa qua tôi được dịp xem hai tác phẩm điện ảnh có cùng đề tài về hội họa là MissHokusai (2015) và Loving Vincent (2017). Tuy một Đông một Tây nhưng cả hai ông Hokusai và Van Gogh đều là những họa sĩ lừng danh thế giới và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các trường phái tranh sau này. Cả hai tác phẩm không hẹn mà gặp đều là thể loại hoạt hình tiểu sử, để nói về nghệ thuật hội họa thì còn chất liệu nào tuyệt vời hơn nét vẽ từ những đôi bàn tay nghệ sĩ đầy tâm huyết? Tôi nghĩ thời điểm họ cùng làm phim là như nhau nhưng do Loving Vincent công phu hơn Miss Hokusai nhiều nên công chiếu trễ  mất hai năm.

Katsushika Hokusai (1760 – 1849) được công chúng biết đến rộng rãi qua bức

View original post 2,059 more words

Chùm ảnh lang thang từ San Bruno đến Golden Gate Park

amphitheater
Không để ý tên gọi của amphitheater này. Thấy nam thanh nữ tú đến đây đều chụp ảnh. Có lẽ nó gợi sức tưởng tượng của người thời bây giờ về những buổi trình diễn của nền văn minh Hy lạp thời xưa.

ba-goc-palm-va-bon-hoa-hong-trang
Buổi sáng đi dạo ở gần chỗ trọ Anaheim

buc-tranh-tren-tuong-ngoai-cua-quan-ca-phe-vesuvio
Bức tranh tường bên cạnh quán cà phê Vesuvio

chang-biet-co-quan-gi-co-hai-cay-co
Chẳng biết cơ quan gì có treo hai lá cờ.

cua-tiem-cua-nguoi-viet
Cửa tiệm mang tên Việt, nhiều vô số kể trong thành phố này

dung-tren-cau-o-san-bruno-ngo-ve-duong-cao-toc-thay-ket-xe
Ở San Bruno, trên cầu nhìn sang đường cao tốc US 101 kẹt xe vô cùng tận, luôn luôn kẹt xe không kể sáng chiều

goc-ben-canh-san-khau-cua-ampitheater
Nối tiếp của amphitheater với hàng cột tiêu biểu kiến trúc Hy Lạp

hoa-vang
Hoa vàng trước ngõ

mot-loai-xuong-rong
hoa xương rồng

ngoi-nha-be-ti-dung-lam-cua-tiem
Một ngôi nhà rất bé được biến thành cửa tiệm

quai-thu-va-ran
Tượng thú và rắn không biết kể sự tích gì đây

quang-truong-co-cau-be-nguoi-a-chau-dang-ngoi-phac-hoa
quảng trường trong Golden Gate Park có một cậu bé Á châu ngồi phác họa cái gì đó, bồn nước phun, có lẽ

quang-truong
Quảng trường và fountain

tuong-dai-francis-scott
Tượng đài của Francis Scott

tuong-hai-con-sphynx-va-binh-ruou-wine-ben-canh-vien-bao-tang-de-young
Tượng hai con sphynx ở giữa là bình rượu wine

Lễ tưởng niệm người bị bắn ở Orlando

Thú nhà, thú rừng, và thú hoang

chim bồ câu nằm giữa trời nắng trên sân nóng
Bồ câu có lẽ bị bệnh hay bị thương, nằm giữa sân nóng trời nắng chung quanh là hàng quán bán thức ăn. Tôi muốn cầm nó lên để vào bóng mát, nhưng sợ bị lây bệnh. Thế mới biết mình là người nhưng thiếu lòng nhân từ.

rùa
Có cái khung gỗ bao chung quanh hình rùa.

đi rừng gặp nai
Nai ở chung quanh nhà tôi thì thường hay gặp nhưng đi rừng thì ít khi gặp nai. Sáng hôm ấy gặp chú nai này chạy nhanh khủng khiếp. Ra thật xa chú đứng lại nhìn chúng tôi.

sóc trong công viên
Sóc.

chim robin
chim robin, mùa này rất nhiều, tung tăng ở sân cỏ nhặt côn trùng.

20160529_131924 (640x360)
Tha về cho chủ

20160601_190542 (360x640)
Bây giờ leo lên ghế nằm nghỉ ngơi

người lớn và trẻ em xem rùa
Cả hai ba gia đình xúm xít ngắm nhìn con rùa. Vài người mẹ lấy ảnh trên sách hướng dẫn chỉ ảnh rùa và giải thích cho con.

dẫn đường
Anh cẩu này thì dẫn đường cho ba người chủ

con sóc nhỏ
Một con sóc trong công viên. Mùa này sóc thường gầy, có lẽ vừa hết mùa đông và mới ra khỏi tổ

20160529_132026 (640x360)
Thấy thương chưa?

chim làm tổ gần mái nhà
Chim sẻ làm tổ gần mái nhà. Chim làm tổ ở mái nhà này có lẽ nhiều lắm bay ra bay vào kêu ríu rít um sùm.

20160529_131950 (640x360)
Chó bơi đi theo món đồ chủ ném ra xa

20160529_131917 (640x360)
Nhặt món đồ

em xinh em đứng một mình cũng xinh
Mùa này chim và vịt hầu như quay trở về quê nhà gần hết. Chỉ còn lại một con lạc đàn

sóc lẫn trong màu lá khô
Sóc nhỏ bé lẫn vào trong đống lá khô, nhìn kỹ thấy đôi mắt đen như hạt cườm.

cô chủ và con chó đi rừng
Đi rừng gặp anh cẩu này đi hộ vệ cô chủ

20160530_094558 (360x640)
Mèo hoang tên boyfriend đến nằm chờ ăn

Nhìn thấy chung quanh

If you miss me, I miss you more

Nora đang ngồi trên đầu chỗ dựa lưng của cái sô pha ngắn. Cái sô pha dài ba chỗ ngồi được kê sát dựa lưng vào cửa sổ. Cái sô pha ngắn, hai chỗ ngồi, được kê 90 độ với cái sô pha dài. Cái bàn cà phê thấp được đẩy sát vào cạnh lò sưởi cho rộng chỗ. Nhà tôi bừa bãi luộm thuộm chẳng giống ai nên tôi rất sợ phải tiếp khách. Mỗi lần có khách là mỗi lần tôi dọn dẹp cho sạch sẽ hơn thường ngày. Một chút thôi. Lông mèo dĩ nhiên là vương vãi khắp nơi 🙂

Cái sô pha này mua từ khi chưa sinh cô con gái lớn. Chắc cũng đã hai mươi bảy năm rồi. Chọn màu nâu để phòng khi con mình vẽ bậy đổ nước thức ăn thì cũng đỡ thấy bẩn. Vậy mà sau hơn hai mươi sáu năm hai cái ghế vẫn lành lặn. Cũ đi sờn đi nhưng không có dấu vết dơ. Té ra hai cô con gái của tôi không phá hoại đồ đạc trong nhà.

Có lần đi làm về tôi thấy cô lớn nhà tôi, lúc ấy chừng năm tuổi, múc nước bằng cái pitcher khá lớn, để cái pitcher đầy nước dựa lưng vào ghế, may mà không ngã đổ nước lên ghế. Hỏi lấy nước từ đâu cô nói vặn vòi nước trong bồn tắm.

Nora là con của một con mèo hoang. Mèo mẹ sinh con, tha con vào nhà bếp của anh bạn của cô lớn. Anh bạn cho Nora. Sinh ra tháng 2 năm 2008, sống tạm ở nhà một người bạn khác của cô lớn, về nhà tôi vào năm 2009. Và từ đó Nora trở thành con cháu của tôi.

Tuyết đầu mùa 2016

Tuyết đầu mùasóc ngồi trên gốc cây có tuyếtnhìn vàonai trong rừng tuyếtcây dính tuyết

Snowy morning –
one crow
after another

Basho – On Love and Barley
Haiku of of Basho

Bình minh tuyết phủ
Quạ kêu vang trời
Ngân nga không dứt

@ @ @

Tái Hạ Khúc – Lý Bạch

Ngũ nguyệt Thiên-sơn tuyết, (1)
Vô hoa chỉ hữu hàn.
Địch trung văn “chiết liễu”,
Xuân sắc vị tằng khan.
Hiểu chiến tùy kim cổ,
Tiêu nguyên bão ngọc an.
Nguyệt tương yêu hạ kiếm,
Trực vị trảm Lâu-Lan. (2)

(1) núi Kỳ-liên, rất cao tháng năm vẫn còn tuyết
(2) một nước thời Tây Hán, hay ngăn cản không cho sứ giả nhà Hán sang Tây-vực, Phó Giới Tử được lệnh đến Lâu-Lan dùng mưu giết vua nước đó.

Bản dịch của Chi Điền Hoàng Duy Từ

Tháng Năm tuyết trắng phủ Thiên-san,
Cây lá đìu hiu ngập giá băng.
“Bẻ liễu” nghe buồn trong tiếng địch,
Mắt chưa nhìn thấy sắc hương xuân.

Ngày theo trống trận ra biên-tái,
Tối đến ôm yên ngủ dặm đàng!
Thanh kiếm bên lưng chờ giết giặc,
Vung lên nhất quyết chém Lâu-Lan.

Ý nghĩ riêng: Chữ Lâu-Lan trong bài có xuất hiện trong Chinh Phụ Ngâm Khúc
Săn Lâu-Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

 

 

Mùa thu trên những con đường

Dù gì chúng ta vẫn phải trở lại cuộc sống bình thường. Đối với gia đình của nạn nhân thì cái bình thường này sẽ là cái bình thường mới sau một sự mất mát lớn. Mỗi lần có một biến cố như thế này, hay có sự qua đời của người thân, người quen, tôi suy nghĩ về sự sống chết nhiều hơn. Nếu tôi biết rằng tôi sẽ chết trong vòng sáu tháng, tôi sẽ làm gì? Chắc cũng chẳng có gì khác hơn nhiều so với cuộc sống hiện nay. Những lời yêu thương chưa nói? Những giận hờn còn giữ kín ở đáy lòng? Chắc là tôi sẽ cố từ bi hỉ xả hơn 🙂 Chẳng phải tử tế gì, chỉ cầu sao khi ra đi đừng còn đeo cục giận quá lớn.

Bây giờ là cuối mùa thu rồi. Đường lên rừng bây giờ chỉ toàn là xác lá khô, có nhiều nơi lá rơi nhiều quá, ngập đến tận đầu gối. Có những nơi bị ủ nước, lá đã có mùi hôi ẩm, chỉ những nơi khô ráo thì lá vẫn còn mùi thơm. Vạn vật làm một cuộc tuần hoàn, cái mới trở thành cái cũ, sự sống và sự chết luân phiên tiếp nối. Những nỗi buồn hôm nay làm người ta nghĩ rằng sẽ mãi mãi đánh mất tiếng cười, nhưng thời gian sẽ giúp cho nỗi đau dần nguôi ngoai. Khả năng quên cũng là một điều may mắn của con người.

Nghĩ đến cái chết, không thể không nghĩ đến nhạc sĩ Anh Bằng vừa qua đời. Trong số các bản nhạc của ông có một bài không được nhắc đến nhiều nhưng tôi rất thích đó là bài Kỳ Diệu thơ Nguyên Sa Anh Bằng phổ nhạc. Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ. Có xôn xao là sỏi đá xôn xao. Cánh tay anh, anh đã dặn nằm yên. Để người yêu thả trôi suối tóc mềm. Và Anh trông chừng con thuyền lạ đi ngang. Sẽ chở em vào quê hương thần thoại.

Tuyển Tập Sáng Tạo

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn bộ tuyển tập Sáng Tạo. Nhận được từ hôm Chủ Nhật 13 tháng 7, 2014 tôi đọc không ngừng 3 quyển Thư Quán Bản Thảo số 60, Thảo Luận, và Tuyển Truyện Sáng Tạo. Như đã được nhà văn Trần Hoài Thư nhấn mạnh, Sáng Tạo tuy không tồn tại lâu dài nhưng nội dung gây nhiều tranh luận sôi nổi. Continue reading Tuyển Tập Sáng Tạo

Mùa hạ – Vườn hồng

Một ngày giữa tháng Sáu tôi muốn đi xem New York Botanical garden vì hôm ấy có triển lãm hoa hồng. Ông Tám có lẽ ngại vào thành phố New York nên đưa tôi đi thăm một công viên gần nhà. Công viên này có tên là Colonial Park Gardens. Dĩ nhiên công viên này không thể nào so với NY nhưng gần nhà và tiền vào cửa không đắt.

Hôm ấy trời khá nóng, hoa hồng đã nở rộ khá nhiều, đa số đã tàn chỉ còn một ít lơ thơ. Chụp ảnh vào lúc nắng gắt cũng không đẹp, nhưng không thể đòi hỏi nhiều nên tôi cố thưởng thức cái gì mình có thể thưởng thức. Ngày hôm ấy có rất nhiều người Á châu, có lẽ là Trung quốc, họ nói to như chỗ không người và cứ thò tay hái ngắt hoa và hạt trên cây, trông rất chướng.

Công viên này có diện tích một acre, độ hơn 4 ngàn mét vuông, với 3 ngàn hoa hồng trong số 325 loại. Công viên này là một arboretum chia ra làm nhiều khu, có một khu trồng hồng được đặt tên là Rudolf W. van der Goot. Đây là tên của một chuyên viên trồng hoa (horticulturist) đầu tiên của quận đã thiết kế và chăm sóc khu vườn này.

Nơi đây cũng thường được dùng làm nơi chụp ảnh đám cưới. Chung quanh có hồ, có nơi để cắm trại, bơi thuyền, chơi các môn thể thao. Có rất nhiều loại cây gia vị như răm, gừng, riền, và rau húng.