Point of View – Ai kể?

Mở đầu quyển Những Cuộc Phiêu Lưu của Huckleberry Finn, Mark Twain cẩn thận phân biệt nhân vật chính và người kể chuyện (narrator) “Bạn không biết tôi đâu, ngoại trừ khi bạn đọc quyển Những Cuộc Phiêu Lưu của Tom Sawyer, nhưng chuyện này không quan trọng. Ông Mark Twain viết quyển sách ấy, và ông thường kể rất thật.”

Mark Twain viết quyển sách nhưng người kể chuyện là Huck Finn.  Như thế người kể chuyện trong quyển này không phải là tác giả. Và không phải lúc nào người kể chuyện cũng là một nhân vật trong truyện. Người kể truyện có khi thuật lại những lời nghe lóm hay tả lại những diễn biến lúc ấy mà không có ý kiến hay kết luận.  Rất ít khi tác giả quyển sách lại bước ra từ phía sau computer mà kể chuyện.  Nếu việc này có xảy ra thì tác phẩm thường là hồi ký, hay du hành ký, hay là một quyển tiểu sử.

“Có nhiều lý thuyết gia dành riêng chữ narrator (người kể chuyện) cho nhân vật kể truyện xưng ngôi thứ nhất. Chúng tôi (X.J. Kennedy và Dana Gioia) dùng với nghĩa rộng hơn: với dụng ý ghi chép lại dòng ý thức của tác giả người sáng tạo dù có hay không xuất hiện trong truyện. Trong The Killers của Hemingway không có người kể truyện tuy nhiên ngầm có mặt một bản thể thứ hai của Hemingway.”

Người kể chuyện có thể được chia làm hai loại, tham dự và không tham dự vào câu truyện. Người kể chuyện tham dự có thể là nhân vật chính hay nhân vật phụ; đôi khi chỉ là một người quan sát đứng bên lề nhìn thấy câu chuyện xảy ra ảnh hưởng người khác mà thôi. Người kể chuyện không tham dự có thể không xuất hiện trong quyển sách.  Tất cả những nhân vật trong truyện được nói đến bằng cách xưng hô chàng, nàng, anh, chị lão, mụ, v. v…

Người kể truyện không tham dự này có thể biết tất cả tư tưởng mọi nhân vật (omniscient).  Đôi khi người kể truyện tham dự này nói bâng quơ hay bày tỏ ý kiến thì đây là điều này được gọi là editorial omniscience. Người kể truyện chỉ trình bày tư tưởng và hành động của nhân vật mà không phán xét nhân vật thì được gọi là impartial omniscient. Người kể truyện không tham dự nhìn thấy những sự việc xảy ra bằng cặp mắt của mỗi nhân vật chính hay nhân vật phụ thì đó là limited omniscience hay selective omniscience.

Trong objective point of view người kể chuyện không gia nhập tư tưởng của bất cứ nhân vật nào mà chỉ miêu tả sự việc xảy ra, người ta nói gì, nét mặt như thế nào?

Virginia Woolf so sánh cuộc đời như là “một vòng hào quang rực sáng, một cái phong bì khá trong trẻo bao vây chúng ta từ đầu cho đến cuối của ý thức.” Để bắt giữ được một sự thật như thế, các nhà văn hiện đại đã áp dụng nhiều phương pháp.  Một trong những phương pháp viết được gọi là Stream of Consciousness, một nhóm chữ đã được nhà tâm lý học William James miêu tả là diễn tiến của ý nghĩ xuyên qua tư tưởng. Trong văn chương the stream of consciousness là một loại selective omniscience: sự trình bày ý nghĩ và cái ấn tượng như là đời thật – không theo một thứ tự hợp lý mà kết hợp với nhau như một chuỗi tình cờ.

Mỗi quan điểm có những giới hạn của nó. Ngay cả total omniscience, một sự hiểu biết của tất cả tư tưởng của tất cả các nhân vật cũng có những điểm bất lợi. Một quan điểm như thế cần có nhiều tài để quản lý để không bị lạc hướng khi có quá nhiều quan điểm khác nhau.

Thật ra, có nhiều dữ kiện cho rằng một người kể truyện không ở vị trí biết hết tất cả mọi chuyện có ưu điểm của nó. Chúng ta quen nhìn cuộc đời chỉ với một cặp mắt và sự thật dần dần phơi mở trước mắt chúng ta.

Henry James, người mà lý thuyết và thực hành về tiểu thuyết rất nhiều ảnh hưởng tin là cách hay nhất để kể một câu chuyện là xuyên qua cặp mắt của một người quan sát tuy rất là thông minh nhưng đang cơn bối rối.  “Dường như có thể chứng tỏ được,” James viết, “chúng ta không bao giờ bối rối hay lẫn lộn thì sẽ chẳng có một câu chuyện nào để kể về chúng ta; chúng ta nên tham gia tính cách siêu nhiên của những người bất tử và biết tất cả mọi thứ.

Khi chỉ dùng một quan điểm, tác giả có thể khéo léo dấu đi những chi tiết cần thiết rồi kể ra lúc đúng dịp thí dụ như trong trường hợp truyện trinh thám hay tình báo.

Leave a comment