
Bà trưởng đoàn muốn đến thăm một trường tiểu học và tặng một ít quà gồm có bút chì sáp, các loại văn phòng phẩm cho các em đang học tiểu học nhưng anh thông dịch viên kiêm hướng dẩn viên cho biết lời yêu cầu của bà không được giới chức địa phương chấp thuận. Thay vì đi thăm các em học sinh tiểu học, chúng tôi đi thăm làng cô nhi Hòa Bình.
Ở sân trường có một tấm điêu khắc cho biết làng được xây cất năm 2003 với sự trợ giúp của người Hàn quốc. Tôi không chụp ảnh tấm bảng điêu khắc này nên bây giờ không nhớ chính xác có phải là quân đội Hàn quốc trợ giúp xây cất hay không, nên nói chung chung là người Hàn quốc.
Các em hát tặng phái đoàn một số bài hát. LuAnne trong đoàn cũng cùng một số thành viên hát một vài bài hát kiểu sinh hoạt Hướng Đạo tặng các em. Có khoảng 200 người lớn và trẻ em sống trong làng Hòa Bình. Người lớn tuổi nhất hơn tám mươi, và người nhỏ tuổi nhất là một tuổi. Có rất nhiều thành viên trong làng Hòa Bình mang hội chứng Down, một số thành viên bị bệnh bại não phải ngồi xe lăn.
Hoàng, 30 tuổi, sống ở làng Hòa Bình từ lúc sơ sinh có nói chuyện với tôi. Anh tự học nên biết được một vài câu nói tiếng Anh. Vì anh nói tiếng Anh với bà trưởng đoàn, Connie, nên bà đối thoại với anh, sau đó tôi giúp dịch ra tiếng Việt. Hoàng đổi sang trò chuyện tiếng Việt với tôi và tôi giúp thông dịch ra tiếng Anh. Hoàng sinh ra và lớn lên ở đây. Anh nói chuyện rất thông minh, tôi nghĩ nếu anh được đào tạo như một người bình thường anh sẽ có khả năng thành công hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Với tiếng Việt chậm rãi, ngập ngừng, anh hỏi bà Connie về cuộc sống của người Mỹ, người nước ngoài. Anh muốn biết chúng tôi sống ra sao, có hạnh phúc không. Bà Connie cho biết bà có mấy người con và mười sáu đứa cháu. Bà rất yêu thương con cháu, với bà đó là định nghĩa của hạnh phúc.
Có một vài em rất phấn khích, hét to (một cách vui vẻ) mỗi khi chúng tôi chấm dứt bài hát. Có một em mang chứng bệnh Down, mặc áo sơ mi trắng rất sạch sẽ, trông em khá điển trai, chạy theo đoàn, chạy theo xe vẫy chào rất dễ mến.
Một người trong đoàn hỏi tôi vì sao các em này lại sống trong đoàn cô nhi. Tôi đoán rằng, có thể vì các em bệnh tất, thiếu trí tuệ, hay không thể tự chăm sóc mình. Cha mẹ các em có thể vì nghèo không nuôi nổi các con nên bỏ con. Chỉ nghĩ như thế thôi, tôi cũng đã thấy đau xót. Số văn phòng phẩm chúng tôi nhờ các chị quản lý trường chia cho các em sau khi chúng tôi ra về. Các em được nuôi dưỡng với trợ cấp tài chính của tỉnh.
Chia tay các em, không ít người trong đoàn rươm rướm nước mắt. Trong hành lang nơi các em tụ tập để chào đón phái đoàn chúng tôi có câu biểu ngữ.
Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Đọc tới đây tự nhiên không cầm được nước mắt. Những dòng chữ chị viết không dài nhưng cho em cảm nhận được rất nhiều…
Like
Cảm động đến rưng rưng luôn Bà Tám ơi!
LikeLiked by 1 person