Mannequin – Nàng nộm

Tác giả: Esther M. Garcia
Dịch giả (ra tiếng Anh): Chris N. Brown
Nguyễn thị Hải Hà dịch ra tiếng Việt

A man looks at the mannequin
desires its face and its body
doesn’t matter that its mind is empty
he just want to possess it.

Gã đàn ông nhìn nàng nộm
thèm thuồng khuôn mặt và thân hình nàng
chẳng hề gì nếu đầu óc nàng rỗng tuênh
gã chỉ muốn nàng thuộc vào tay gã 

He buy the mannequin
loves her entire body
covers her in flowers, in kisses
and from his mouth come vipers
that joyfully enter
the ear of the doll.

Gã mua nàng nộm
yêu cả thân hình nàng
bao phủ người nàng bằng hoa, và những nụ hôn
từ mồm gã lũ rắn độc bò ra
chúng vui vẻ chui vào
tai của con búp bê.

Now the mannequin wakes up hearing him,
the doll turns into a woman
to endure semen,
venom,
in her mouth;
to endure the wounds
in her synthetic skin.

Giờ đây nàng nộm thức tỉnh và nghe tiếng nói của gã,
con búp bê biến thành người đàn bà
chịu đựng tinh dịch,
nọc độc,
trong mồm nàng;
chịu đựng những vết thương
trên làn da nhựa của nàng.

The man gets fed up with her presence
treats her like a slum whore,
the mannequin cries wax tears,
the man mocks her as she leaves.

Gã đàn ông đâm chán sự hiện diện của nàng
xem nàng như một con đĩ rạc,
nàng nộm rơi những giọt lệ sáp,
gã đàn ông chế nhạo nàng khi nàng bỏ đi

The poor mannequin rests now
in the dumpster,
her silicon heart
is disassembled inside;
those ancient kisses,
of that guy,
are now
taking apart the body

Nàng nộm đáng thương giờ được nghỉ ngơi
trong thùng rác,
trái tim bằng chất silicon của nàng
tan rã từ bên trong;
và những nụ hôn thiên cổ,
của gã đàn ông ấy,
giờ đây
phá tan nát thân thể nàng.


Esther M. Garcia (Cd. Juárez, 1987) là nhà văn, phóng viên, và nhiếp ảnh gia. Cô tốt nghiệp Văn chương Spanish ở đại học Autonomous University of Coahuila. Cô được trao tặng giải National Short Story Prize Criaturas de la noche năm 2008, xuất bản tập thơ La Doncella Negra (2010), và tập truyện ngắn Las Tijeras de Átropos (2011). Một số truyện ngắn khác được chọn đăng trong tuyển tập Los Nuevos Románticos. Các bài báo của cô xuất hiện ở các tờ báo và nhiều tạp chí.

Migration – W.S. Merwin

Thiên di

Prayers of many summers come
to roost on a moment
until it sinks under them
and they resume their journey
flying by night
with the sound
of blood rushing in an ear

Lời cầu nguyện cả mấy mùa hè rồi cũng đến
có chỗ nghỉ ngơi tạm thời
nhưng chỗ ở ấy bị chìm
và chúng lại tiếp tục cuộc hành trình
bay ban đêm
với âm thanh
của dòng máu chảy rạt rào trong tai.

Mưa mù buổi sáng mùa đông

Tác giả: Nguyễn Phú Hữu

Trích đoạn đầu tiên trong bài thơ “From a Notebook” của James Merrill

The whiteness near and far.
The cold, the hush . . .
A first word stops
The blizzard, steps
Out into fresh
Candor. You ask no more.

Màu trắng xóa từ gần đến xa.
Không khí lạnh, s…u…ỵ…t  . . .
Âm thanh đầu tiên chận lại
Cơn bão tuyết, những bước chân
dẫm lên sự tinh khôi
Chân thật. Bạn không hỏi gì thêm.

Hòn đá ném đi

The Stones

The stones we threw I hear
fall, glass-clear through the years. In the valley
the confused actions of the moment
fly screeching from
treetop to treetop, become silent
in thinner air than the present’s, glide
like swallows from hilltop
to hilltop until they’ve
reached the furthest plateaus
along the frontier of being. There all
our deeds fall
glass-clear
with nowhere to fall to
except ourselves

Tôi đăng bài thơ này, với ý nghĩ là sẽ dịch. Nhưng trước khi dịch thì tôi lại muốn viết thêm về đá. Bài này, là một trong những bài thơ có chủ đề đá tôi góp nhặt đánh dấu từ lâu, để viết. Charles Simic có hai bài thơ về đá, chị Trần thị Lai Hồng, đã dịch và đăng trên Gió O, kèm theo tấm ảnh chị chụp một tảng đá vân có màu rất đẹp.

Tôi cũng thích tìm hiểu về đá, xuất hiện trong văn chương, huyền thoại, điện ảnh như thế nào. Cóp nhặt thành một bài dài chị Huệ Gió O đặt cho cái tựa là Lữ Thứ Đá. Có lẽ chị nghĩ ra cái tựa đầy phiêu lưu giang hồ như thế từ ý nghĩ đủ thứ đá. Còn một số chi tiết về đá, hay nhưng tôi chưa dùng vì bài viết đã dài sợ độc giả mất kiên nhẫn, và cũng vì những chi tiết này xem chừng nhỏ bé vụn vặt, không làm thành chủ đề.

Hôm qua đọc lại quyển thơ của Tranströmer thấy bài The Stones thấy câu “những hòn đá chúng tôi ném đi” lại nhớ đến một hòn đá khác được ném đi trong phim Ben-Hur (1959). Chỉ một hòn đá ném đi mà xảy ra bao nhiêu tranh chấp, cốt nhục tương tàn, huynh đệ đoạn tình đoạn nghĩa, nước mất nhà tan.

Judah Ben-Hur là một vị vua giàu có cai trị Jerusalem (Do Thái), có một người em kết nghĩa tên là Messala, người gốc La Mã. Messala vốn là kỵ mã, thay mặt Đại tướng dẫn quân vào tiếp quản Jerusalem. Ngày quân đội La Mã diễn hành qua phố, vua Ben-Hur cùng em gái lên trên lầu đứng xem, không biết vô tình hay hữu ý, một viên đá từ chỗ Ben-Hur đứng xem rơi trúng con ngựa của vị tân Thống đốc. Con ngựa sợ hãi nhảy dựng hất ông rơi xuống đất suýt chết. Messala vì là người từng sống trong thành phố Jerusalem, được chỉ định đi bắt kẻ gian âm mưu ám hại Thống đốc. Lợi dụng cơ hội để chiếm đoạt tài sản của Ben-Hur và củng cố vị thế của mình, Messala bắt giam, sau đó lưu đày Ben-Hur. Mấy mươi năm lưu đày, nhiều lần suýt chết, nhiều phen được cứu giúp. Ben-Hur trở về Jerusalem tìm lại mẹ và em, hai người bị giam cầm sau đó phải sống chung với những người bị bệnh phong cùi bên ngoài thành phố. Ben-Hur cũng gặp lại Esther, con gái của người nô lệ trung tín của gia đình chàng. Khi Ben-Hur bàn việc trả thù, Esther nói (tôi tóm tắt theo trí nhớ), cái thời gian hòn đá rơi (từ chỗ Ben-Hur đứng xem diễn hành) rất dài, mãi đến bây giờ qua bao nhiêu biến động vẫn chưa kết thúc. Hòn đá rơi không chỉ trúng con ngựa của vị Thống đốc, nó bay ngược trở lại rơi xuống gia đình Ben-Hur gây nên cảnh nước mất nhà tan. Về sau nó cũng rơi lên đầu kẻ mưu mô thâm hiểm ác độc không kể tình bạn, tình anh em kết nghĩa.

Những khi tâm hồn chộn rộn, tôi thích đọc thơ của ông Tranströmer, hay nghe nhạc của ông Cohen. Và đây là bản dịch đại. Bạn đọc xin tha cho tội dịch thơ mà câu văn dịch không có chất thơ.

Đá

Những hòn đá chúng tôi ném đi, tôi nghe
tiếng rơi, trong trẻo như thủy tinh xuyên qua năm tháng.
Trong thung lũng
những hành động thiếu cân nhắc nhất thời
bay vi vút từ
ngọn cây này sang ngọn cây khác, rồi trở nên im lặng
trong một không gian loãng hơn không gian hiện tại, trôi lướt
nhẹ nhàng như cánh én từ đỉnh đồi này
sang đỉnh đồi kia cho đến khi chúng
dừng lại ở đỉnh cao nhất
dọc theo lằn ranh giới của hữu thể. Nơi ấy
tất cả hành động của chúng ta rơi
trong trẻo như thủy tinh
không có chỗ nào khác hơn
ngoại trừ lên chính chúng ta   

026a

Đối diện

rừng sau nhà sáng hôm nay
Tuyết rơi tối qua, rừng sau nhà sáng hôm nay.

Vào tháng Hai, mọi sinh vật im lìm bất động.
Chim ngập ngừng không muốn bay và linh hồn
bị trầy trụa vì cảnh trí, như chiếc thuyền
bị trầy trụa bởi chân cầu, nơi nó bị trói vào

Hàng cây đứng quay lưng lại với tôi.
Lớp tuyết phủ được đo chiều dày bằng những cọng rơm khô khốc.
Dấu chân in trên tuyết khô dòn trở nên cũ mòn.
Dưới tấm bạt ngôn ngữ buồn lịm chết.

Rồi một ngày cái gì đó đến bên khung cửa sổ.
Tôi ngừng việc, ngẩng đầu nhìn lên.
Màu sắc rực rỡ. Vạn vật chuyển mình.
Trời đất và tôi ùa vào vòng tay của nhau.

Dịch từ bài thơ Face to Face của Tomas Transtromer.

In February living stood still
The birds flew unwillingly and the soul
chafed against the landscape as a boat
chafed against the pier it lies moored to.

The trees stood with their backs turned to me.
The deep snow was measured with dead straws.
The footprints grew old out on the crust.
Under a tarpaulin language pined.

One day something came to the window.
Work was dropped, I look up.
The colors flared. Everything turns around.
The earth and I sprang toward each other.

Trích từ tuyển tập “The Great Enigma.” Robin Fulton dich ra tiếng Anh.

Buổi sáng vắng lặng đọc thơ của Hải

Bìa quyển thơ NTH

Nguyễn thị Hải, có giọng thơ rất điềm tĩnh. Cái tĩnh lặng của một người rất già, thiền sư, hay của một con mèo lim dim trong bóng mát. Trong buổi sáng vắng lặng tôi đọc một mạch hết quyển thơ mỏng từ Việt Nam gửi đến hôm qua.

Tôi thích đọc thơ của Hải từ những ngày đầu thơ của nàng xuất hiện trên trang mạng Gió-O do chủ biên Lê thị Huệ giới thiệu. Chị Huệ rất tinh tế trong việc chọn thơ nên thơ đăng ở Gió-O thường là thơ đặc sắc.

Nghệ sĩ là những người nhìn ra cái đẹp, cái lạ ở những chỗ rất bình thường người ta không nhận thấy. Hải nhận ra những khoảnh khắc rất thơ mà tôi, một người muốn làm thơ, học làm thơ, thường khi không nhận ra. Ống dây tưới, bị bỏ quên giữa vườn, đêm khuya biến thành con rắn bò đi chơi giữa màn sương. Nhặt chiếc lá vàng, nhận ra lá có mùi thơm, là nhờ trong lòng đang vương nỗi buồn. Cầm chiếc bình gốm trên tay vuốt lên những cánh hoa cúc màu xanh, thấy mát lạnh, một giấc mơ nhưng cảm giác ấy thực hơn sự thực.

Tôi đọc hết quyển thơ, có cảm giác như một đứa trẻ, lạc vào những trang vẽ trong phim. Dãy nhà tỏa bóng râm, con mèo ngủ gục, ngôi nhà có tấm biển chuông gió, bước vào nhà được đón tiếp bằng tiếng phong linh.

Thôi tôi xin ngừng ở đây. Để bạn tự tìm rồi nhìn thấy huyền ảo hòa vào hiện thực, âm thanh trong sự im lặng tĩnh mịch, bóng râm và ánh sáng tạo thành những bức tranh dịu mắt trong thơ Nguyễn thị Hải.

http://www.gio-o.com/NguyenThiHai.html

Những bài thơ mùa thu — Thu Quan Ban thao/Tran Hoai Thu

Thu xa người

Một người đi phương Bắc
Một người về phương Nam
Lá rừng thu chưa vàng
Sao nghe buồn vời vợi

Một người đi để lại
Một người về lại mang
Mang gì, một mùi hương
Quyện trong từng mắt xích

Người đi về dưới đó
Ta đi lên trên này
Mùa thu […]

via Những bài thơ mùa thu — Thu Quan Ban thao/Tran Hoai Thu

Làm thơ – Nguyễn thị Hải Hà

Thật là thú vị khi người Mỹ nói viết thơ, nhưng người Việt lại nói làm thơ. Viết văn nhưng làm thơ. Chúng ta không nói viết thơ và làm văn, ngoại trừ khi còn ở Tiểu học chúng ta có “tập làm văn.”

Chẳng qua là do quen tai. Ai viết không thuận tai mình thì mình cho là sai.

Tôi có một cuốn lịch, từ hồi năm xửa năm xưa nào đó, mỗi ngày (mỗi tờ lịch) có in một bài thơ hay một câu phát biểu về thơ của một tác giả có tiếng. Tờ lịch ngày 19 tháng Chín, tôi lựa ra để có thể đăng lên blog mãi cả tháng sau mới có dịp dùng. Đoạn văn sau đây của tác giả Anne Stevenson. Đọc tiểu sử của bà trên Wikipedia bà sinh năm 1933. Bố mẹ người Mỹ sang Anh làm việc. Bà sinh ra ở Anh, sang Mỹ sống làm việc, sau đó trở về Anh. Thuở nhỏ bà học văn và nhạc. Về sau bà bị mất khả năng nghe nên trở thành nhà văn (và thơ).

Tôi vẫn tự hỏi người ta đã làm thế nào để có thể viết thành một bài thơ. Trong vòng quen biết trên mạng tôi rất muốn phỏng vấn các nhà thơ để các vị chỉ bảo tôi nhưng bản tính tôi hay ngần ngại, nhất là với những người mình không quen biết hay không quen thân. Nhân thấy đoạn văn của bà Anne Stevenson nên tôi đưa lên đây để suy nghĩ tiếp.


“Writing a poem is like conducting an argument between your unconscious mind and your concious self. You have to get unconsciousness and consciousness line up in some way. I suspect that’s why working to a form, achieving a stanza, and keeping to it – deciding that the first and third and fifth lines will have to rhyme, and that you’re going to insist on so many stresses per line – oddly helps the poem to be born. That is, to free itself from you and your attention to it and become a piece of art in itself. Heaven only knows where it comes from!

I suppose working out a form diminishes the thousands of possibilities you face when you begin. And once you’ve cut down the possibilities, you can’t swim off into the deep and drown.” – Anne Stevenson

Làm một bài thơ cũng giống như điều khiển một cuộc tranh luận giữa sự vô thức và ý thức của chính mình. Bạn phải làm sao để có thể kết hợp cả hai thứ. Tôi đoán đó là lý do tại sao phải dùng một hình thức nào đó, viết thành một khổ thơ và tiếp tục giữ thể loại này – quyết định câu thứ nhất và thứ ba và thứ năm phải gieo vần với nhau, và bạn sẽ nhất định giữ mỗi câu có bao nhiêu chỗ nhấn giọng (tôi đoán để có thể giữ cho câu thơ lên bổng xuống trầm) lạ lùng thay lại có thể giúp cho bài thơ được ra đời. Có nghĩa là giải thoát bài thơ ra khỏi bàn tay cùng với sự chú ý của bạn dành cho nó để nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Có trời mới biết là bài thơ bắt đầu từ đâu!

Tôi cho rằng khi bạn chọn một thể loại cho bài thơ thì đã giúp giảm đi nhiều điều kiện bạn phải chọn lựa. Loại bỏ những sự chọn lựa này rồi bạn không thể nào bơi xa bờ ra chỗ sâu rồi bị chết đuối.” – Anne Stevenson

tỏa sáng

Hôm nay 2 tháng 12 2021, một lần nữa tôi bắt gặp tvvn.org lấy bài tôi đăng lên trên mạng nhưng không đề tên tác giả. Chẳng đáng gì nhưng tại sao lại làm như thế? Tôi đọc bài, thấy ngờ ngợ quen quen. Lục lại trên blog thấy bài cũ đăng từ 15 tháng Mười năm 2017.

Nói tiếp chuyện, thơ – là gì?

Hôm trước tôi tự hỏi thơ là gì. Trả lời câu hỏi này chắc phải viết như một thứ “chuyện dài còn tiếp.” Có người bạn hỏi, nói về thơ bằng Anh ngữ, làm sao để nhận ra đó là một bài thơ, và khi đọc thơ có thấy cảm xúc, cảm động như đọc thơ Việt không.

Thơ Anh ngữ cũng như thơ Việt, có nhiều loại, thơ có vần và thơ tự do. Tôi lập lại là tôi không chuyên về thơ, (cũng chẳng chuyên về cái gì cả, ngoài tám chuyện bâng quơ), chưa hề làm thơ, hễ thắc mắc cái gì đó không ai giải thích cho thì tự tìm hiểu qua sách vở. Người thắc mắc thơ là gì, như tôi, thì chưa hề làm thơ. Người làm thơ mấy chục năm, in ra cả chục tác phẩm thơ thì chẳng bao giờ cần phải thắc mắc thơ là gì.

Hôm trước tôi xem phim “Anonymous.”  Cuốn phim này chất vấn liệu có phải Shakespeare là tác giả của 37 vở kịch thơ và 154 bài sonnets như người ta vẫn tin tưởng từ trước đến nay hay không. Lý do người ta nghi ngờ Shakespeare là vì người ta không tìm thấy dấu tích, bản thảo có chữ viết của Shakespeare cũng như hồ sơ ghi lại mức độ học vấn của ông. Các tác giả đồng thời với ông đều có nhiều hồ sơ để lại. Cuốn phim đưa ra giả thuyết là có một vị Bá tước (Earl of Oxford) là người thật sự viết những vở kịch này. Sở dĩ Bá tước phải mượn tên của Shakespeare là vì thời bấy giờ quan chức của triều đình không được hạ mình làm việc kiếm tiền lãnh lương như dân chúng. Thêm vào đó, các vở kịch này gói ghém nhiều điều không tốt về nhà cầm quyền nên họ sợ bị tổn hại thanh danh cũng như tính mạng. Khi vị Bá tước Oxford đưa quyển thơ Romeo và Juliet cho đoàn kịch của Shakespeare trình diễn, ông nhấn mạnh với người đại diện cho ông là toàn vở kịch thơ được viết theo thể “iambic pentameter.” Nói cho đơn giản “iambic pentameter” là một thể thơ mỗi câu có năm nhịp. Mỗi nhịp luân phiên có một âm đơn, theo sau là âm kép có dấu nhấn ở một trong hai âm. Như đã nói ở phần trên, Shakespeare có 154 bài sonnets. Sonnet là một bài thơ có mười bốn câu, mỗi câu có mười chữ. Ngoài ra thơ Anh ngữ còn có một số thể loại khác như haiku (mượn từ thơ Nhật) . Tôi hỏi google có bao nhiêu loại thơ Anh ngữ. Câu trả lời là có hơn năm mươi loại thơ, kể cả thơ tự do.

Bạn hỏi, thơ Anh ngữ có gợi cảm xúc ở người đọc hay không, thì điều đó tùy người đọc. Người thích đọc thơ và giàu tình cảm sẽ cảm thấy rung động ở một số bài thơ. Tôi đọc bài thơ Dog’s Death của John Updike lần nào cũng chảy nước mắt. Bài thơ nói về một con chó, chẳng biết bị đạp hay xe tông, bị nội thương mà chủ không biết. Chủ dạy con chó đi tiểu lên tờ giấy, mỗi lần như vậy là được khen, giỏi. Khi con chó bỏ ăn nằm liệt, chủ tưởng là nó đau vì chích ngừa. Đến chừng sau khi nó chết mới biết nó bị dập gan. Trên đường đi đến sở thú y, trong cơn đau đớn tột cùng nó cắn bàn tay chủ rồi chết. Chủ về nhà mường tượng ra bóng hình con chó, tờ báo cho chó đi tiểu vẫn còn đó. Khi chủ chơi đùa với chó thì máu của chó chảy ra ngập dưới da. Tôi không chắc mấy ông bợm nhậu thịt chó đọc bài thơ này sẽ thấy cảm động. Vì vậy kết luận thơ Anh ngữ đọc có cảm động hay không thì xin trả lời là tùy bài và tùy người đọc.

Làm thế nào để nhận ra đó là một bài thơ, thì đa số thơ Anh ngữ cũng có vần. Thí dụ như đoạn ca từ trích trong bản nhạc Treaty của ông Leonard Cohen, như sau:

I heard the snake was baffled by his skin sin
He shed his scales to find the snake within
But born again is born without a skin
The poison enters into everything

Tôi nghe kể rằng con rắn thắc mắc về bộ da tội lỗi của nó
Nó lột da để tìm ra con rắn ở dưới bộ da
Nó được tái sinh thành một con rắn mới không có lớp da
Chất độc (của chính con rắn, phải không?) ngấm vào khắp nơi trong thân của nó.

Bạn để ý những chữ cuối câu có vần “in.” Tôi nhờ vần điệu mà nhận ra đó là bài thơ.  Tôi thích bài thơ này, vì tuy đơn giản nhưng nó có nghĩa sâu xa nhờ dùng ẩn dụ của tôn giáo.

Nếu không có vần điệu thì tôi “đoán” đó là bài thơ tự do. Nói thì nói vậy, đọc quen có kinh nghiệm thì có thể nhận ra một bài thơ dù không vần.  Tôi kèm theo bài thơ “Dog’s Death” để bạn nào có thì giờ thì đọc thêm. Bài thơ làm tôi cảm động bởi vì tôi rất nhạy cảm với thơ dù cả đời chưa làm được bài thơ nào.

Dog’s Death – John Updike

She must have been kicked unseen or brushed by a car.
Too young to know much, she was beginning to learn
To use the newspapers spread on the kitchen floor
And to win, wetting there, the words, “Good dog! Good dog!”

We thought her shy malaise was a shot reaction.
The autopsy disclosed a rupture in her liver.
As we teased her with play, blood was filling her skin
And her heart was learning to lie down forever.

Monday morning, as the children were noisily fed
And sent to school, she crawled beneath the youngest’s bed.
We found her twisted and limp but still alive.
In the car to the vet’s, on my lap, she tried

To bite my hand and died. I stroked her warm fur
And my wife called in a voice imperious with tears.
Though surrounded by love that would have upheld her,
Nevertheless she sank and, stiffening, disappeared.

Back home, we found that in the night her frame,
Drawing near to dissolution, had endured the shame
Of diarrhoea and had dragged across the floor
To a newspaper carelessly left there.  Good dog.

Và sau đây là phần comment của em Đậu Hủ. Thấy hay quá, nên tôi mang lên đây để dành.

Nói làm thơ Anh ngữ thì đúng cái em đang học rồi, mà học mới thấy khác thơ văn phương Đông mình lắm.

Em bắt đầu học lớp Poetry trước khi bắt đầu viết thơ tiếng Anh, và càng học thì càng thấy có quá nhiều loại và quá nhiều dạng thơ, quá nhiều cách tính vần true rhyme, half rhymes, bởi vì khác với tiếng Việt, cách phát âm tiếng Anh đa dạng nên tìm vần cũng khó khăn, hầu hết đều chỉ là nửa vần, hoặc vần na ná. Bên này học thơ người ta khuyến khích tự mình đọc diễn cảm, nhìn vào gương đọc hay đọc cho cả lớp cũng được, người viết phải tự đọc người nghe mới biết nhấn ở đâu, ngắt nghỉ thế nào, hàm nghĩa ra làm sao. Nói chung rất khác ở Việt Nam. Mà ở VN thì cũng không có lớp dạy bài bản làm thơ, không có chỉ dẫn về bằng trắc lên xuống, cái này thì em hi vọng là tương lai sẽ có thêm 🙂

Thơ tự do cũng có quy luật của nó, như sonnet quy luật là iambic pentameter (thi thoảng là tetrameter) và vần cuối dòng xen kẽ, hai dòng cuối vần cho nhau hay villanelle mười chín dòng, chỉ vần hai âm và lặp câu nhưng yêu cầu mỗi lần lặp đều phải mang một nghĩa khác. Quy luật thơ tự do nằm ở ngắt nghỉ, xuống dòng, rồi còn có thể loại visual poetry, tức thơ tự do dùng cách cắt câu và sắp xếp các dòng tạo thành hình miêu tả hay tạo một cái hiệu ứng nào đó lên người đọc, rồi còn cả prose poetry, về cơ bản thì chỉ là một đoạn văn xuôi, nhưng dùng hình ảnh ẩn dụ để người ta đọc vào là biết đó là thơ.

Có lần em dịch một đoạn thơ prose poetry, nhưng không nhận ra đó là thơ mà dịch luôn thành văn xuôi nữa cơ 🙂

Bài thơ tiễn đưa mùa hạ

lá phong
Lá phong có năm mũi nhọn

Hôm trước tự hỏi mình thơ là gì, rồi đâm ra chú ý những chuyện nho nhỏ về thơ. Thí dụ như hôm nay xem phim “My Mother’s Smile” thì gặp bài thơ này trong phim. Bài thơ này nguyên tác là tiếng Nga dịch ra Anh ngữ. Thấy bài thơ bắt đầu bằng câu mùa hạ bỏ chạy nên chép lên đây đọc chơi để chào tiễn đưa mùa hạ.

Summer’s fled
And nothing left.
We’re happy in the sun
But that’s not enough.
A five-pointed leaf rests on my hand
And yet that’s not enough.

Mùa hạ bỏ chạy
Chẳng còn lại gì
Chúng tôi hạnh phúc trong nắng
Nhưng như thế vẫn không đủ.
Một cái lá có năm mũi nhọn* nằm trong tay tôi
Nhưng như thế vẫn không đủ.

* Đây có thể là lá phong hoặc lá sycamore, to bằng bàn tay hay lớn hơn. Lá xòe ra như vương miện có năm mũi nhọn.

Thơ – Là gì?

Rất nhiều khi, tôi tự hỏi. Thơ là gì? Làm thế nào để biết đó là một bài thơ? Làm thế nào để biết đó là một bài thơ hay? Hỏi rồi cũng tự trả lời. Thơ hay – khi nào mình đọc thấy nó hay thì đó là một bài thơ hay.

Làm sao để nhận ra đó là một bài thơ. Tưởng dễ mà lại khó trả lời. Thật thà, vụng về, hay đơn giản đến không còn có thể đơn giản được nữa, thì có thể đáp liều rằng, cái gì mà không thuộc về văn, tiểu luận, phóng sự, luận đề, báo cáo, và vân vân thì mình gọi đó là thơ.

Tôi hỏi lẩn thẩn như thế là vì hôm nọ xem phim Paterson, nhân vật trong phim, có cùng tên với địa danh Paterson, đã làm thơ. Bài thơ đầu tiên trong cuốn phim nói về những que diêm:

We have plenty of matches in our house.
We keep them on hand always
Currently our favorite brand is Ohio Blue Tip.
Though we used to prefer Diamond brand.
That was before we discovered Ohio Blue Tip matches.

Chúng tôi có rất nhiều que diêm trong nhà
Chúng tôi giữ nó để tiện dùng
Ngay bây giờ chúng tôi thích dùng Ohio Blue Tip.
Dù trước kia chúng tôi thích hiệu Diamond hơn.
Đó là trước khi chúng tôi khám phá ra diêm quẹt hiệu Ohio Blue Tip.

Ngay lúc ấy tôi đã kêu lên thơ là như vậy sao. Sau đó tôi đọc Wikipedia thấy mấy bài thơ trong cuốn phim là của nhà thơ Ron Padgett, giáo sư văn chương, học giả, dịch giả, được giải thưởng thơ. Mấy bài thơ này còn có vẻ phức tạp hơn mấy bài thơ của William Carlos Williams về cái xe cút kít màu đỏ và quả mận chín trong thùng nước đá. Thơ như vậy là thơ hay, hay sao? Tự hỏi như vậy nhưng chữ hay thì quả thật, mỗi người mỗi khác.

*Thơ là gì? William Wordsworth, nhà thơ của thế kỷ 19, định nghĩa thơ là “sự tuôn trào của cảm xúc mạnh.” Adrienne Rich, bảo rằng “bài thơ cũng như giấc mơ, bạn cho vào trong giấc mơ tất cả những thứ mà bạn không biết là bạn biết.” Javier Heraud, bảo rằng thơ là “bài ca của những người bị áp bức, bài ca mới của những người được giải phóng.”

Thi sĩ làm thơ viết thơ vì nhiều lý do nhưng nói chung họ cùng có một sức tưởng tượng được thể hiện qua ngôn ngữ và họ tin vào sức thuyết phục của chữ nghĩa. Emily Dickinson nghĩ về từ ngữ như sau:

A word is dead
When it is said,
Some say.
I say it just
Begin to live
That day.

(Tôi thử sắp xếp lại bài thơ như sau: “A word is dead, when it is said, some say. I say it just begin to live that day.” Bỗng dưng bài thơ chỉ còn là hai câu văn đơn giản. Một chữ sau khi nó được thốt ra là đã chết. Tôi cho rằng, chữ này thật ra bắt đầu cuộc sống của nó vào ngày hôm ấy.) 

Nhà thơ Anne Sexton, khoảng một trăm năm sau cũng viết một bài thơ từ ngữ như sau:

Words and eggs must be handled with care,
Once broken they are impossible
things to repair.

Chữ cũng như trứng, phải được nâng niu cẩn thận
Khi rạn vỡ chúng là những thứ
không thể hàn gắn được.

Mặc dù hầu như mỗi người có một định nghĩa về thơ và những định nghĩa này có khi trái ngược với nhau, một cách tổng quát, nhiều người đồng ý rằng, thơ bao gồm những thể hiện về tình cảm, ý nghĩa, và kinh nghiệm về cuộc đời và sự sống qua vần điệu (và không vần điệu), hình ảnh, cấu trúc, và trên tất cả là kết hợp của từ và ngữ.

*Từ phần này cho đến cuối bài tôi chép lại những định nghĩa trên trong quyển sách giáo khoa “Literature Across Cultures” trích đoạn “An Introduction to the Elements of Fiction, Poetry, and Drama.” do Sheena Gillespie, Terezinha Fonceca, và Carol Sanger biên soạn. Simon & Schuster Inc., @1994, p. 988.

Late Summer – Cuối hạ

Late Summer – Cuối hạ

In the gentle evening of the summer,
which is tired with the festival,
the water is clear
and the fish are at the bottom.

buổi chiều mùa hạ dịu dàng
đã mỏi mệt với hội hè
nước trong
cá lượn lờ dưới đáy

Holding left over wreaths
in their languid arms,
trees are
already dreaming

ôm những vòng nguyệt quế còn sót lại
trêong cánh vòng tay lười biếng
cây cối đang mơ màng

The last bird has flown by,
holding a black sound
in its beak

Con chim cuối cùng bay đi
ngậm tiếng kêu u tối
trong mỏ

Farewell, summer,
quicken your pace as you go …
stars fall quietly into the water …

Giã từ, mùa hạ
bước nhanh lên khi ra đi
Sao trời lặng lẽ rơi vào đáy nước

Tada Chimako – Nguyễn thị Hải Hà dịch

hai người lớn và ba trẻ em
Hoa rừng trông giống như một gia đình với hai người lớn và ba trẻ em

sưởi nắng
Rắn nằm sưởi nắng cạnh đường mòn nấp dưới lá

nấm to
Một cái nấm thật to

berries trong nắng sớm
Blue berries mọc hoang chín rụng đầy

Đêm mùa hạ

dâu dại

Mùa này, dâu dại trong rừng bắt đầu chín. Chép một bài thơ để bạn đọc chơi cho vui. Thật tình tôi ngại dịch thơ lắm, vì rất nhiều khi tôi gặp những câu thơ tôi không biết dịch như thế nào. Nhưng bài thơ dưới đây nói về đêm mùa hè thật êm đềm. Tối qua, khi đóng cửa đi ngủ tôi thấy đom đóm lập lòe ở mấy bụi cây trước nhà gần khóm trúc, sau nhà ngay ở hàng rào tiếp với bìa “rừng.”

Summer Night

Đêm mùa hạ

Like a bell note shivered into fragments of fine sound:
The summer night. But silence and the stillness do astound.
Me more than all this strange-go-round
of multitudinously minted chord along the ground

Như tiếng chuông run rẩy vỡ thành mảnh vụn âm thanh:
Đêm mùa hạ. Sự tĩnh mịch làm tôi
Ngạc nhiên hơn tất cả những điều kỳ lạ đang quay cuồng
của muôn vàn khúc nhạc mới ra đời lan dài trên mặt đất

This is an edifice of silence, vast:
Into the chinks of silence sound will creep
A little while – and fall asleep
Its strength being spent and past.

Đây là một khối im lặng khổng lồ
Âm thanh sẽ rón rén thoát ra từ kẽ hở của im lặng
Một chốc sau – rồi sẽ ngủ say
Sức mạnh của nó phai mờ dần và biến mất

They say the crickets sing all night:
I know
They strike against the walls of silence
Insistently, a futile blow

Họ nói rằng loài dế ca hát suốt đêm
Tôi biết
Chúng tấn công vào bức tường im lặng
Tuy kiên trì, nhưng đó là một nỗ lực không thành

Kenneth Slade Alling (1887-1966)

Đêm mùa hạ – Bản dịch của Irieullmyes

Như tiếng chuông để rơi ngàn nốt vỡ
Đêm mùa hè yên tĩnh khiến lòng tôi
Ngạc nhiên hơn những điều lạ quay cuồng
Muôn khúc nhạc lan dài trên mặt đất.

Đây một khối khổng lồ từ im lặng
Dòng âm thanh rón rén thoát ra ngoài
Một lát sau chìm giữa giấc ngủ dài
Sức mạnh ấy dần phai mờ, biến mất.

Họ bảo rằng, dế suốt đêm ca hát
Tôi biết rằng
Bức tường im lặng lại bị chúng tấn công.
Tuy loài dế đã hết mực kiên trì
Song nỗ lực đổ ra đều vô ích.

Giấc mơ thần tiên giữa mùa hạ

Hai đứa con mùa hè về chơi. Cô lớn về một tuần. Cô nhỏ về sáu tuần. Mới đưa cô nhỏ lên máy bay về Illinois hôm qua. Cô lớn tự lái xe về Kentucky từ hồi tuần trước. Tuần lễ có mặt cả hai đứa con, tụi nó đưa tôi đi New York vì tôi bảo muốn xem viện bảo tàng Mỹ Thuật (the Met, Metropolitian Museum of Art). Thật ra tôi chỉ muốn có thì giờ chơi vui với con, một hình thức vá víu những thiếu hụt trong bổn phận làm mẹ khi các con còn nhỏ.

sân cỏ lâu đài người tắm nắng
Sân cỏ nam thanh nữ tú phơi nắng cho da nâu hồng. Phía sau là lâu đài Belvedere. Lâu đài này luôn làm tôi nhớ đến những vở kịch của Shakespeare. Và dĩ nhiên nhớ đến cuồn phim The Fisher King do Jeff Bridges và Robin Williams đóng chung với nhau, ban đêm hai diễn viên đã “truổng cời” chạy long nhong trên bãi cỏ này. Bạn nào muốn xem thêm ảnh của Belvedere Castle thì nhấn link này. https://chuyenbangquo.wordpress.com/2013/07/13/vai-dong-2/

Cô nhỏ dẫn tôi đi ngang vườn Shakespeare (đây là lần thứ hai), ngang sân cỏ phía trước của lâu đài Belvedere nơi các cô gái và chàng trai đang tắm nắng cho bớt trắng. Chúng tôi cũng đi ngang Delacorte Theater, nơi mỗi mùa hè đều trình diễn kịch Shakespeare, vào cửa miễn phí. Mùa hè này trình diễn hai vở kịch. Julius Cesar và Midsummer Night’s Dream. Vở kịch Giấc Mơ Đêm Giữa Mùa Hạ sẽ bắt đầu vào ngày mai, thứ Hai 10 tháng Bảy 2017.

bảng tên vườn Shakespeare
Vườn Shakespeare
shakespeare garden
Bảng hiệu của vườn Shakespeare, bạn muốn nghe minh họa bằng phone, xin tặng vườn năm USD
Hoa trong vườn Shakespeare
Hoa trong vườn Shakespeare
hoa như những con nhện đỏ trong vườn Shakespeare
Hoa như những con nhện đỏ trong vườn Shakespeare

Dù đã viết về vở kịch Giấc Mơ Trong Đêm Giữa Mùa Hạ hình như hồi tuần trước, nhưng sẵn đây xin viết tiếp. Đây là một vở hài kịch dài với rất nhiều nhân vật. Đoạn trước tôi chỉ viết sơ qua về loại hoa thần tiên viola (violet) khi bị mũi tên của thần ái tình Cupid bắn trúng trở thành thần dược ái tình. Thoa nước hoa này lên mắt người đang ngủ thì khi thức giấc người ấy sẽ yêu si mê người (hay vật) người ấy nhìn thấy đầu tiên.

Như các bạn đã biết. Người La Mã chiến thắng người Hy Lạp, chiếm trọn vẹn sự giàu có sung túc và nền văn minh của quốc gia này. Họ biến rất nhiều thần thoại Hy Lạp thành thần thoại La Mã, chỉ đổi tên các vị thần. Cupid là vị thần ái tình của La Mã. Tên Hy Lạp của thần này là Eros. Theo thần thoại La Mã, Cupid là con của Venus (Vệ Nữ) nữ thần của tình yêu và nghệ thuật và Mars, thần Chiến Tranh. Từ lâu tôi nghĩ rằng vì Venus và Mars yêu nhau, nên chúng ta thường có những truyện trái ngang của tình yêu xảy ra trong chiến tranh (thí dụ như Chinh Phụ Ngâm Khúc).

Trong vở kịch Giấc Mơ Trong Đêm Giữa Mùa Hạ, Shakespeare có một đoạn thơ như sau:

How happy some o’er other some can be!
Through Athens I am thought as fair as she.
But what of that? Demetrius thinks not so.
He will not know what all but he do know.
And as he errs, doting on Hermia’s eyes,
So I, admiring of his qualities.
Things base and vile, holding no quantity,
Love can transpose to form and dignity.
Love looks not with the eyes, but with the mind,
And therfore is wing’d Cupid painted blind.
Nor hath Love’s mind of any judgment taste;
Wings, and no eyes, figure unheedy haste.
And therefore is Love said to be a child,
Because in choice he is so oft beguiled. 

Đây là đoạn thơ mà nhân vật Helena đã than thở khi bị  Demetrius (người yêu của nàng) phụ bạc, để chạy theo Hermia, cô bạn gái thân nhất của Helena.

Dịch tạm: 

Có người được hạnh phúc hơn nhiều người khác
Ở cả thành phố Athens, người ta nghĩ là tôi cũng xinh đẹp như bạn ấy
Nhưng điều này không quan trọng, bởi vì Demetrius không nghĩ như thế.
Chàng không phải là người hiểu biết tất cả mọi chuyện trên đời, nhưng chàng biết chắc một điều (là Hermia rất xinh đẹp, nhất là đôi mắt).
Và chàng đã sai lầm (vì phụ bạc Helena), khi mê mẩn đôi mắt Hermia,
Còn tôi thì sai lầm khi say mê tính tốt (tưởng lầm) của chàng.
Chuyện thấp hèn và sa đọa, không đếm hết.
Tình yêu có thể biến đổi thành hình dáng trở thành cụ thể và trang trọng.
Tình yêu không nhìn bằng đôi mắt mà bằng tâm hồn.
Vì thế chàng Cupid có đôi cánh thường được miêu tả là mù quáng;
Và tâm hồn của Tình Yêu cũng không có những phán xét bằng thành kiến
Có cánh (để bay bổng), nhưng không có mắt (để nhìn), tượng trưng cho sự vội vã dẫn đến sai lầm.
Vì thế Tình Yêu bị cho là một đứa trẻ.
Bởi vì trong sự chọn lựa, cậu bé dễ bị dụ dỗ.

Bài thơ dài, nhưng tôi chỉ muốn nhắm đến phần Shakespeare nói rằng Cupid, thần Ái Tình, chỉ là một cậu bé có cánh, mắt thì mù, không mù thì cũng lòa, nên có cung tên cứ bắn vào tim loài người để họ rơi vào (cạm bẫy) của tình yêu (fall in love) nhưng vì mù nên cứ bắn trật, nên người này yêu mà người kia không đáp lại, vì thế nhân loại cứ khốn khổ “khi theo nhau, khi theo mãi tình yêu”“tình thì cứ theo người như chiếc bóng, người thì không bắt được bóng bao giờ.” Không nhớ tên tác giả.

Cupid đang hôn Psyche
Cupid và Psyche tượng điêu khắc trong viện bảo tàng MET.  Tác giả là Antonio Canova, Italian, Possagnio 1757-1822, Venice. Cupid and Psyche, Plaster
Cupid and Psyche
Cái (sắp sửa) hôn của Cupid và Psyche

Theo thần thoại La Mã, Cupid là một cậu bé bụ bẫm có cánh. Nhưng theo thần thoại Hy Lạp thì Eros là một chàng thanh niên mảnh mai. Tôi cũng đã kể chuyện tình của Cupid với Psyche rồi, ở đây nhắc lại một chút để bạn nào chưa đọc bài cũ thì đọc ở đây.

Psyche là một cô gái rất đẹp bị bắt đem tế thần. Thần là một con quái vật thích ăn thịt người. Psyche bị mang đến một tảng đá to trên một hòn núi cao, trói ở đó chờ quái vật đến bắt. Thần Gió mang Psyche đến một lâu đài rực rỡ. Hằng đêm có một chàng thanh niên che mặt đến yêu nàng. Đến lúc đêm khuya, yêu trong bóng tối. (“Chẳng phải là sương, chẳng phải hoa. Nửa đêm chàng đến, sáng ra về. Đến như giấc mộng, khuya không đợi. Đi tựa mây trời không định nơi.” Viết lại theo trí nhớ một đoạn thơ không biết là của ai, chỉ biết được tác giả Quỳnh Giao đặt ở lời tựa quyển Cánh Hoa Chùm Gửi) Tình yêu của hai người càng ngày càng thắm thiết. Cứ gần sáng là chàng biến đi mất. Chàng căn dặn nàng không được tìm cách nhìn mặt chàng. Psyche không ngăn nổi sự tò mò nên một đêm kia đốt đèn soi mặt người tình và dầu trong đèn bị nghiêng đổ lên da chàng, hơi nóng của dầu đánh thức chàng. Psyche nhận ra đó là Cupid, và Cupid nổi giận nên bỏ đi. Nụ hôn đầu tiên của Cupid dành cho Psyche được giới văn nghệ sĩ ghi chép lại, bằng văn chương và điêu khắc, vì đây là biểu tượng đánh mất sự trong trắng của tuổi thơ ngây và đánh thức khoái lạc của nhục dục.

Hằng năm, cứ vào mùa hè, là tôi lại nghĩ đến đi xem kịch Shakespeare trong Central Park. Vé thì phát không, nhưng ai cũng muốn xem nên không dễ có vé. Tặng ban tổ chức 500 USD thì sẽ có vé xem theo ý mình chọn bất cứ ngày nào. Muốn đi xem kịch này thì phải thuê khách sạn ở qua đêm trong New York nếu không muốn lái xe vào thành phố sợ chen lấn chật chội. Kịch bắt đầu lúc tám giờ, tan kịch, lấy xe xong cũng phải mười một giờ. Nghĩ đến đó là tôi thấy mệt rồi. Thôi thì để nó là một giấc mơ chưa thành, và như thế mỗi mùa hè lại mày mò xem năm nay vở kịch gì sẽ được trình diễn và tìm đọc vở kịch ấy.

Bạn nào thích nghe nhạc thì mời nghe Midsummer Night’s Dream của Mendelssohn.

Sao trời mùa hạ

đồng hoa vàng bên cái thác cạn
Đồng hoa vàng bên cái thác cạn nước

Không phải ai cũng có thể nhìn thấy sao. Bạn phải ở một nơi có rất ít ánh sáng, đúng với cái nghĩa đêm đen. Nơi ấy phải ít cây cối và lúc ấy trời phải trong. Bạn sẽ thấy sao nở ra từng đóa và dần dần cả một rừng sao, hay một đồng sao. Thêm một bài thơ về mùa hè với những vì sao của Carl Sandburg.

Summer Stars

Bend low again, night of summer stars
So near you are, sky of summer stars
So near, a long-arm man can pick of stars
Pick of what he wants in the sky bowl
So near you are, summer stars,
So near, strumming, strumming,
So lazy and hum-strumming

Carl Sandburg

Lại dịch đại nha. Nói nhiều lần rồi nhưng nói nữa với những bạn chưa quen biết. Tôi không có khiếu làm thơ, cách cảm nhận thơ cũng không sâu sắc lắm. Đọc thơ hay nghe nhạc thì hiểu đại khái thôi. Ai muốn tặng tôi bản dịch xin cứ vui lòng ra tay.

Những vì sao mùa hạ

Lại cúi xuống thấp, đêm của những vì sao
Bạn rất gần, vòm trời của những vì sao
Rất gần, người có cánh tay dài có thể hái được những vì sao
Chọn những cái hắn thích trong bầu trời (như cái bát to úp ngược)
Bạn rất gần, đàn ngôi sao mùa hạ
Rất gần, tình tang tình tang tiếng khảy đàn
Lười lĩnh, ầu ơ vu vơ theo tiếng đàn

Bản dịch của Anh kim

Những vì sao mùa hạ

Những vì sao lấp lánh đêm huyền diệu
Trên vòm trời tỏa triệu chấm li ti
rất gần, người dài tay đi
Sao đêm chọn hái những gì lung linh

(bầu trời xuống thấp tay mình
tựa như chiếc bát to uỳnh úp bên)

Ngày mùa hạ sao gần tay hái
rất gần, thổn thức khảy tình ca
tình la la tình la la
thảnh thơi ta hát guitar theo đàn.


Bản dịch được chuyển thành vần điệu của Irieullmyes

Những vì sao mùa hạ

Lại cúi xuống thấp – đêm của những vì sao !
Bạn đã đến rất gần với mái vòm cao của các vì tinh tú
Đủ gần để cánh tay dài vươn tới
Hái sao trời với ý thích của mình thôi.

( Bầu trời cao như một chiếc bát to úp ngược )
Để đàn sao với bạn đến thật gần.
.
Tang tình tang
Khúc ngân vang
Không còn xa nữa.
Theo tiếng đàn lười lĩnh hát vu vơ.


Cám ơn Anh kim và Irieullmyes.

Ngày 25 tháng 5, 2019

Mang bản dịch của Dũng Nobita ở facebook về đăng.

Dũng Nobita SAO ĐÊM HÈ
Cúi thấp nữa, đêm hè cao.
Để em gần với muôn sao rạng ngời.
Dưới vòm trời rộng khôi khôi,
Vói tay ta hái những ngôi sao hiền.
Đâu đây đàn gảy êm đềm,
Ngân nga ru giấc hồn em ngủ vùi.

Cuối hạ ở thôn làng

hoa xương rồng 2
Hoa xương rồng

hoa xương rồng
Hoa mùa hè mọc trong những kẹt đá

Village in the late summer

Lips half-willing in a doorway
Lips half-singing at a window
Eyes half-dreaming in the walls
Feet half-dancing in a kitchen
Even the clocks half-yawn the hours
And the farmers make-half answers

Carl Sandburg

(6 January 1878 – 22 July 1967) Nhà thơ Mỹ ba lần được giải Pulitzer.

Tôi thấy bài thơ này thật đáng yêu, nhưng không thể truyền đạt được qua bản dịch. Tôi cảm nhận được vẻ chậm chạp, lười biếng, của những ngày hè.

Cuối hạ ở thôn làng

Nụ hôn ngần ngừ ở cửa
Tiếng hát chần chờ bên song
Mắt lơ đãng đậu trên tường
Chân hững hờ nhịp luân vũ
Đồng hồ lửng lơ ngáp gió
Nhà nông nửa vời đáp lời

Nguyễn thị Hải Hà dịch tạm tạm, để xem có ai nghĩa hiệp ra tay.

Được đánh bóng bởi irieullmyes.

‘ Nụ hôn ấy ngần ngừ bên thềm cửa
Từ bên song một tiếng hát chần chừ
Đôi mắt ai lơ đãng đậu trên tường
Trong nhà bếp chân hững hờ điệu vũ
.
Gió lướt qua đồng hồ lơ lững ngáp
Bác nhà nông thong thả đáp nữa vời.’

Ngày 22 tháng Năm 2019

Đọc Gió O thấy nhà thơ Vũ Tiến Lập dịch bài này.  Mạn phép đăng lại ở đây, nếu bị rầy sẽ lấy xuống.

Làng cuối hạ

bờ môi mở nửa lối vào
nửa như muốn hát bên ô cửa buồn
khép mi mơ kín tường vôi
đôi chân chực muốn nhảy quanh bếp hồng
đồng hồ uể oải nửa ngân
dân quê vời gọi nửa chào vu vơ

http://www.gio-o.com/VuTienLap/VuTienLapCSandburgLang.htm

Refugees – Người tị nạn

Refugees
– Charles Simic

“Cameo Appearance”

I had a small nonspeaking part
In a bloody epic. I was one of the
Bombed and fleeing humanity.
In the distance our great leader
Crowed like a rooster from a balcony.
Or was it a great actor
Impersonating our great leader?

That’s me there, I said to the kiddies.
I’m squeezed between the man
With two bandaged hands raised
And the old woman with her mouth open
As if she were showing us a tooth

That hurts badly. The hundred times
I rewound the tape, not once
Could thay catch sight of me
In that huge gray crowd,
That was like any other gray crowd.

Trot off to bed, I said finally.
I know I was there. One take
Is all they had time for.
We ran, and the planes grazed our hair.
And then they were no more
As we stood dazed in the burning city.
But, of course, they didn’t film that.

From Walking the Black Cat (1996)

Bản dịch của Nguyễn thị Hải Hà

“Vai trò ngắn ngủi”*

Tôi có một vai diễn không lời
Trong một cuốn phim dài đẫm máu. Tôi là một trong đám người
Bị đánh bom và đang chạy trốn.
Xa xa vị lãnh đạo vĩ đại của chúng tôi
Đang gáy như gà trống trên ban công.
Hay đó chỉ là một diễn viên đại tài
Đang giả dạng làm nhà lãnh đạo.

Tôi đang ở chỗ kia, tôi nói với đám trẻ.
Tôi đang chen ở giữa một người đàn ông
Hai bàn tay băng bó đang giơ lên
Và bà cụ già miệng há hốc
Như đang muốn khoe răng.

Thật là đau đớn. Hằng trăm lần
Tôi quay lại đoạn phim, không phải chỉ một lần
Liệu họ có thể nhìn thấy tôi
Trong đám đông khổng lồ màu xám xịt,
Như bao nhiêu đám đông khác.

Thôi đi ngủ, mãi rồi tôi cũng nói.
Tôi biết tôi đã có mặt ở đó. Chỉ diễn một lần
Họ chỉ có ngần ấy thời gian.
Chúng tôi chạy, và đoàn phi cơ bay sát trên đầu, chỉ cách đường tơ kẻ tóc
Rồi chúng biến mất cả
Còn lại chúng tôi đứng thất thần nhìn thành phố đang cháy rực
Nhưng, dĩ nhiên, họ chẳng quay phim lúc này.

Trích trong “Dẫn Con Mèo Đen Đi” (1996)
Ghi chú:
*”Cameo appearance” dùng để chỉ sự xuất hiện trong chốc lát, thường ở phần đầu hay phần cuối của cuốn phim hoặc vở kịch, của một người rất nổi tiếng (trong chính trị, văn học, hay nghệ thuật). Vai trò của người nổi tiếng này có thể không mấy quan trọng, sự xuất hiện của nhân vật chỉ được dùng để tăng sự chú ý của khán giả.

Bài thơ này xuất hiện trong tuyển tập Letters of Transit – Reflections on Exile, Identity, Language, and Loss do André Aciman biên tập.

Charles Simic (1938) nhà thơ vinh danh Hoa Kỳ năm 2007. Được giải thơ Pulitzer năm 1990.