Đọc triết

bìa trước bìa sauforewordmaximsMấy hôm trước ra chỗ thư viện bỏ túi, tôi thấy người ta đem cho mấy cuốn sách của một số triết gia. Trong mấy cuốn sách cũ mèm, bìa mềm, loại nhỏ có thể bỏ vừa túi áo (hơi rộng một chút) tôi thấy có tác giả Emerson và Nietzche. Hồi trẻ tôi có học triết học nhập môn, cả triết đông lẫn triết tây. Học thì học cũng hơi ngán ngẩm không mặn mà cho lắm. Bây giờ khá già, thấy các bạn trẻ học triết tôi giật mình, mình cũng nên bắt đầu đọc nghiêm túc về bộ môn này, không thể làm triết gia, nhưng cũng tập suy nghĩ. Không lấy cuốn của Emerson dù rất muốn nhưng tự nhủ đừng tham lam, tôi chỉ lấy cuốn của Nietzche. Cuốn sách có tựa đề Twilight of the Idols with the Anti-Christ.

Đọc lời mở đầu, thấy tác giả cũng không có vẻ nghiêm trọng lắm. Ông bảo chỉ đọc trong lúc nhàn rỗi, giết thì giờ. Tôi thấy có mấy trang khổ nhỏ, bao gồm những câu ngăn ngắn dưới chủ đề “Maxims and Arrows.” Chẳng biết nên dịch là gì, maxim là châm ngôn, nhưng tại sao lại đi với Arrow là mũi tên. Thì đã nói, sách triết là để đọc mà suy nghĩ.

Khi tôi cần kềm cái khuynh hướng đọc nhanh, đọc lướt của tôi, tôi dịch. Tôi dịch được vài câu, có nhiều câu quen thuộc (chưa dịch) thí dụ như (trong quân đội) cái gì không giết được mình thì sẽ làm cho mình mạnh mẽ hơn. Nói ra ngoài đề tài một chút, tin tôi đọc hôm qua hôm kia, có một ông huấn luyện viên hải quân Hoa Kỳ, huấn luyện một anh tân binh, trấn nước anh ta quá làm anh ta chết. Cái chết này bị liệt vào hạng giết người.

Nói nhiều quá, sau đây là năm câu dịch.

Nietzsche – Twilight of the Idols

The Anti-Christ

page 23

Maxims and Arrows

  1. Idleness is the beginning of all psychology. What? could psychology be – a vice? Nhàn rỗi là nguồn gốc của triết tâm lý học. Nói cái gì thế? Có thể nào triết học/nghiên cứu về tâm lý lại là một – tội lỗi?
  1. Even the bravest of us rarely has the courage for what he really knows. . . Ngay cả người can đảm nhất trong chúng ta cũng hiếm khi có dũng khí thú nhận những điều họ thật sự hiểu biết. . .
  1. To live alone one must be an animal or a god – says Aristotle. There is yet a third case: one must be both – a philosopher. Thích sống một mình kẻ ấy phải là một con thú hay là thượng đế – Aristotle nói. Tuy vậy còn có trường hợp thứ ba: kết hợp cả hai điều kiện trước đó – một triết gia.
  1. ‘All truth is simple.’ Is that not a compound lie? – ‘Mọi sự thật đều đơn giản.’ Đó có phải là một lời nói dối tinh vi hơn không?
  1. Once and for all, there is a great deal I do not want to know. – Wisdom sets bounds even to knowledge. Nói một lần này thôi, có rất nhiều thứ tôi không muốn biết. Sự khôn ngoan hiểu biết nào cũng phải có giới hạn, kể cả kiến thức.

 

 

Niềm tin vững chắc của bảy phụ nữ

Tôi thường đọc sách giáo khoa môn viết văn hay văn học. Hôm qua tôi gặp bài thơ của bà Maya Angelou, thấy hay nên muốn giới thiệu bài thơ với các bạn. Bài thơ theo kiểu tứ tuyệt, bốn chữ bốn câu, chữ dùng rất đơn giản, vần điệu cũng không gò bó lắm nhưng vẫn có vần. Bài thơ nói lên suy nghĩ của bảy phụ nữ, một sự tự tin về nhan sắc của họ, dù mỗi người đều có khuyết điểm. Tâm lý phụ nữ, luôn luôn sợ già, sợ xấu, sợ béo, sợ gầy, luôn luôn bươi móc cho ra khuyết điểm của người, và của mình. 🙂

Thơ của bà như một cách giải tỏa. Dịch tạm tạm để hiểu thôi nha, tôi không biết làm thơ nên không thể từ thơ dịch ra thơ. Cáo lỗi vậy.

Seven Women’s Blessed Assurance

Maya Angelou (1928 – 2014)

 

1

One thing about me,
I’m little and low,
find me a man
wherever I go.

Một điều về tôi
Nhỏ con thấp bé
đi đâu tôi cũng
tìm được anh bồ

2

They call me string bean
‘cause I’m so tall.
Men see me,
they ready to fall.

Trêu tôi đậu đũa
vì tôi quá cao
đàn ông gặp tôi
sẵn sàng nói yêu

3.

I’m young as morning
and fresh as dew.
Everybody loves me
and so do you

Non như buổi sáng
trong như sương mai
ai cũng yêu tôi
anh cũng vậy thôi

4

I’m fat as butter
and sweet as cake.
Men start to tremble
each time I shake.

Béo như thỏi bơ
ngọt như bánh kem
Đàn ông bủn rủn
khi tôi lắc lư

5

I’m little and lean,
sweet to the bone.
They like to pick me up
and carry me home.

Tôi dáng thon thả
ăn nói ngọt ngào
các anh đòi ẵm
cõng bé về nhà

6

When I passed forty
I dropped pretense,
‘cause men like women
who got some sense

Tôi hơn bốn mươi
không còn ỡm ờ
đàn ông họ thích
đàn bà hiểu đời

7

Fifty-five is perfect,
so is fifty-nine,
‘cause every man needs
to rest sometime.

năm lăm tuổi ngọc
năm chín tuổi hồng
đàn ông nào cũng
có lúc hết gân

Bonsai

Hôm trước đi thăm vườn Nhật ở Brooklyn tôi thấy vườn Bonsai. Đang đọc vài quyển sách nói về Nhật Bản nên thấy Bonsai là mắt tôi sáng lên. Định viết chi tiết một chút nhưng sao thì giờ của tôi ít quá, cứ ngồi vào bàn một lúc là đã đến giờ đi làm. Thôi thì ngắn gọn vài hàng, vài tấm ảnh, tối về viết tiếp.

Mười truyện trong thư của Flaubert

Trong lúc dịch Madame Bovary, bà Lydia Davis (giải Bookerman International 2013) đọc những lá thư nhà văn Gustave Flaubert (người Pháp) viết cho Louise Colet, người yêu của Flaubert. Những mẩu chuyện ngắn trong những lá thư này được bà Davis viết lại thành truyện rất ngắn. Trích trong “Object Lessons” The Paris Review, có mười truyện nhưng tôi chỉ chọn dịch bốn truyện thôi.

Đi nha sĩ

Tuần trước tôi đi nha sĩ, thầm nghĩ rằng ông ta sẽ nhổ răng tôi. Ông ấy nói tốt hơn là chờ ít lâu để xem có bớt đau không.

Ối chà, cơn đau chẳng giảm – Tôi đau đớn vô cùng, đau đến độ lên cơn sốt. Thế là hôm qua tôi đi nhổ nó ra. Trên đường đến gặp ông nha sĩ, tôi băng ngang một cái chợ cũ, trước kia người ta dùng nơi này để hành quyết tội nhân, cũng chẳng xa xưa gì cho lắm. Lúc ấy tôi chừng sáu hay bảy tuổi. Một hôm tôi đi về nhà sau buổi học, ngang qua quảng trường này sau khi người ta vừa chấm dứt một cuộc hành quyết. Cái máy chém vẫn còn đó. Tôi thấy vết máu tươi đọng trên lề đường. Người ta đang mang cái chậu huyết đi.

Đêm qua tôi nghĩ đến tôi sẽ phải đi ngang quảng trường này để đến gặp nha sĩ, cảm thấy lo lắng chuyện của tôi, liên tưởng đến cái cảm giác bất an, của những người bị xử án hành quyết, đã từng băng ngang quảng trường này lo sợ chuyện sẽ xảy đến với họ, dù rằng chuyện của họ thì trầm trọng hơn.

Khi chìm vào giấc ngủ, tôi nằm mơ thấy cái máy chém; chuyện kỳ lạ là cô cháu bé bỏng của tôi, ngủ ở tầng dưới, cũng nằm mơ thấy cái máy chém, mặc dù tôi đã chẳng hé lộ chút nào về chuyện của tôi. Tôi tự hỏi phải chăng ý nghĩ là một chất lỏng, chảy xuống phía dưới, từ người này sang người khác, sống trong cùng một nhà.

Vợ ông Pouchet

Ngày mai tôi đi dự đám tang ở Rouen. Bà Pouchet, vợ ông bác sĩ, chết hôm qua trên đường phố. Bà ấy đang cùng cỡi ngựa với chồng; bị đột quỵ và ngã xuống. Tôi thường bị cho rằng ít cảm xúc, nhưng chuyện này làm tôi rất buồn. Pouchet là một người đàn ông tốt, nhưng ông ta bị điếc đặc và tính tình cũng không mấy vui vẻ. Ông ấy không trực tiếp khám bệnh nhân, chỉ làm việc trong ngành động vật học. Vợ của ông là một người phụ nữ Anh tính tình vui vẻ, đã giúp ông rất nhiều trong công việc của ông. Bà vẽ hình ảnh cho ông, đọc và sửa chữa bản thảo của ông: họ đi đây đi đó chung với nhau; bà ấy thật sự là người đồng hành. Ông yêu bà ấy lắm và sẽ rất là khổ sở với sự mất mát này. Louis ở nhà đối diện với họ. Anh ta tình cờ nhìn thấy cỗ xe đưa bà ấy về, và đứa con trai của bà mang xác bà ra khỏi xe; mặt bà được che lại bằng cái khăn tay. Lúc bà được khiêng vào nhà, hai chân vào trước, một thằng bé chuyên chạy vặt đến gần. Cậu bé giao một bó hoa thật to bà đã đặt mua buổi sáng hôm ấy. Ôi Shakespeare!

Một Cuộc Hành Quyết

Thêm một truyện nữa về lòng thương người của chúng ta. Ở một ngôi làng không xa lắm, có một anh chàng đã giết một người chủ ngân hàng và vợ của ông ta, sau đó hiếp cô đầy tớ và uống hết cả hầm rượu vang. Hắn bị đem ra tòa, xử tội, và bản án là cái chết. Người ta rất thích thú với câu chuyện của gã thanh niên đặc biệt bị xử án chém đầu này nên từ  khắp nơi đổ xô về đêm trước khi hành quyết – hơn mười ngàn người. Đông đến nỗi tiệm bánh mì bán hết sạch. Và các khách sạn đầy chật người đến độ người ta phải ngủ ở bên ngoài: để xem gã thanh niên bị hành quyết, người ta ngủ ngoài trời trên mặt tuyết.

Và chúng ta lắc đầu ngao ngán vì trò giết nhau của những người giác đấu La Mã. Chán chường thay, những kẻ bất tài chuyên lừa bịp.

Người Bạn Học Của Tôi

Chủ Nhật vừa qua tôi đi viếng vườn Bách Thảo. Đó là công viên Trianon, nơi một người Anh, tính tình cổ quái, đã sống. Ông trồng hoa hồng và bán sang nước Anh. Ông có trồng một vườn hoa thược dược bao gồm những loại hiếm có. Ông cũng có một đứa con gái thường tình tự với một thằng bạn học của tôi, nó tên là Barbelet. Tại vì cô gái này thằng bạn tôi tự tử chết. Nó chỉ mới mười bảy tuổi. Nó tự bắn  bằng khẩu súng lục. Tôi băng ngang sân cát rộng trong cơn gió lộng, và nhìn thấy căn nhà của Calvert, cô con gái đã từng sống nơi này. Bây giờ cô ta ở đâu? Người ta xây gần đó một cái nhà kính trồng cây, có cả cây cọ, và một giảng đường nơi các nhà làm vườn học cách gieo mầm, ghép cây, tỉa cây, và dạy lại cho người khác – tất cả những điều cần biết để nuôi dưỡng một cái cây ăn trái! Có ai nghĩ đến Barbelet nữa đâu – người đã yêu tha thiết cô gái Anh ngày ấy. Ai còn nhớ đến người bạn đam mê mãnh liệt của tôi ngày xưa?

Mùa Giáng sinh trong ký ức

Nguyên tác A Christmas Memory của Truman Capote.

Người dịch: Nguyễn thị Hải Hà

Bài này đã đăng ở Văn Chương Mới (newvietart.com) năm 2009.

TRUMAN CAPOTE  (1924 – 1984 )

Sơ lược về tác giả: Truman Capote sinh ra tại New Orleans, Louisiana ngày 30 tháng Chín năm 1924 và mất ngày 25 tháng Tám năm 1984. Có khoảng 20 tác phẩm của Truman Capote đã được chuyển thành phim và kịch bản. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất là Breakfast at Tiffany, và Cold Blood. Ông là bạn thân của Harper Lee, tác giả quyển How to Kill a Mockingbird và bà đã dùng ông làm người mẫu cho nhân vật Dill trong tác phẩm của bà. Ông bắt đầu viết rất sớm. Vào năm mười một tuổi ông đã chuyên chú viết ba giờ đồng hồ một ngày. Khi ông được bốn tuổi, bố mẹ ông ly dị và mẹ ông gửi ông về Monroeville, Alabama với một người trong họ, bà u già Rumbley Faulk, Truman thường gọi bà là Sook. Ngày 25 tháng Tám, trước khi chết, những lời cuối cùng của ông là “Em đây mà, em là Buddy,” và “Em lạnh quá.” Buddy là tên của bà u già đặt cho Truman. Continue reading Mùa Giáng sinh trong ký ức

Giáng Sinh

Giáng Sinh

Tác giả: Vladimir Nabokov

Người dịch: Nguyễn thị Hải Hà.

Truyện Giáng Sinh đăng ở Văn Chương Việt năm 2011.

Sau khi đi bộ từ trong làng trở về trang viện băng ngang cánh đồng tuyết sáng lờ mờ, Sleptsov ngồi vào trong góc nhà, trên cái ghế bọc nhung ông không nhớ đã bao giờ dùng đến nó. Cũng giống như những chuyện chúng ta thường thấy sau một cơn đại họa. Không phải anh em mà lại là một người quen sơ, ông láng giềng ở nông thôn bạn chẳng mấy khi để ý đến lúc bình thường bạn chẳng buồn trò chuyện đến, lại chính là người an ủi bạn, rất khéo léo và hoàn toàn dịu dàng, nhặt hộ bạn cái mũ bạn đánh rơi sau khi tang lễ chấm dứt lúc bạn đang bị choáng váng trong nỗi đau khổ, răng bạn đang run lập cập, và mắt bạn đang mờ vì nước mắt. Người ta cũng có thể nói như thế về đồ vật. Bất cứ căn phòng nào, ngay cả những căn phòng ấm áp thân mật nhất và nhỏ đến không thể nào nhỏ hơn, hay trong cái chái nhà ít khi được sử dụng của một trang viện đồ sộ ở nông thôn, cũng có một góc không hề có người lui tới. Và đó là cái góc nhà Sleptsov đang ngồi. Continue reading Giáng Sinh

Chúng ta nói gì khi nói chuyện tình yêu, p. 3

“Em vẫn thấy tội nghiệp cho anh ấy,” Terri nói.

“Nghe như là ác mộng vậy,” Laura nói. “Nhưng chính xác chuyện xảy ra như thế nào vào lúc hắn tự sát?”

Laura làm thư ký chuyên ngành luật. Chúng tôi gặp nhau trong môi trường làm việc, chẳng mấy lâu chúng tôi yêu nhau. Nàng ba mươi lăm, trẻ hơn tôi ba tuổi. Chẳng những chỉ yêu nhau, chúng tôi hợp tính nhau và thích ở bên cạnh nhau. Nàng rất dễ hòa hợp với mọi người.

 

 

“Chuyện xảy ra như thế nào?” Laura hỏi.

Mel nói, “Hắn tự bắn vào mồm, trong phòng của hắn. Có người nghe tiếng súng báo cho người quản lý biết. Người ta dùng chìa khóa phụ mở cửa phòng, nhìn thấy chuyện đã xảy ra, và gọi xe cứu thương. Tình cờ tôi đang có mặt trong bệnh viện khi người ta mang hắn vào, hắn còn sống nhưng không còn nhớ gì cả. Hắn sống lây lất ba ngày, đầu hắn sưng to gấp hai lần cái đầu bình thường. Tôi chưa bao giờ gặp cảnh tượng như thế này, và hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Terri muốn vào bệnh viện ngồi cạnh hắn khi nàng biết tin. Chúng tôi cãi nhau vì chuyện này. Tôi nghĩ là nàng không nên nhìn thấy hắn trong tình trạng như thế. Lúc đó tôi nghĩ như thế và bây giờ cũng vậy.”

“Thế rồi ai thắng?” Laura nói.

“Tôi ở trong phòng bệnh với anh ấy khi anh ấy qua đời,” Terri nói. “Anh ấy chẳng hề tỉnh lại chút nào. Nhưng tôi vẫn ngồi cạnh anh ấy. Anh ấy chẳng có ai là người thân.”

“Hắn là một người nguy hiểm,” Mel nói. “Nếu em gọi đó là tình yêu thì em cứ việc yêu hắn.”

“Đó là tình yêu,” Terri nói. “Chắc chắn là như vậy, nó có vẻ bất bình thường trong mắt mọi người. Nhưng anh ấy sẵn sàng chết vì tình yêu. Và anh ấy đã chết vì tình yêu.”

“Tôi đoan chắc như đinh đóng cột, đó không phải là tình yêu,” Mel nói. “Chẳng ai biết chắc vì sao hắn tự tử. Tôi đã gặp nhiều trường hợp tự tử, và tôi không thể xác định được họ tự tử vì cái gì.”

Mel chắp hai tay đằng sau gáy và hơi ngả người ra phía sau làm cái ghế nghiêng theo. “Tôi chẳng quan tâm đến cái thứ tình yêu như thế,” anh nói. “Nếu đó là tình yêu thì em cứ yêu.”

Terri nói, “Chúng tôi sợ hãi lắm. Mel còn làm cả di chúc và viết thư cho người anh của anh ấy ở California. Anh này trước kia phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt. Mel bảo anh ấy biết kẻ nào có thể là thủ phạm nếu có chuyện bất trắc xảy ra cho Mel.”

Terri uống rượu trong ly của nàng. Nàng nói. “Mel nói đúng đấy – chúng tôi sống như hai tội phạm. Chúng tôi luôn sợ hãi. Mel rất sợ, đúng không anh? Tôi còn gọi cả cảnh sát nữa đấy, nhưng họ chẳng giúp gì cả. Họ bảo họ chẳng làm gì được cho đến khi Ed thật sự phạm lỗi. Nghe có buồn cười không?” Terri nói.

Nàng rót nốt chỗ rượu trong chai rượu gin vào ly của nàng và lúc lắc cái chai không. Mel đứng lên rời bàn vào tủ lấy thêm chai rượu nữa.

Đôi tình nhân muôn đời hôn nhau

Romeo và Juliet

Đây là ảnh của đôi tình nhân Romeo và Juliet. Họ đứng hôn nhau muôn đời trước hí viện Delacorte Theater trong Central Park nơi trình diễn kịch của Shakespeare hằng năm vào mùa hè. Khách xem tự do không phải trả tiền. Tùy theo sự hảo tâm của khán giả ai muốn giữ truyền thống văn hóa thì đóng góp. Vì là nơi xem diễn kịch free nên không dễ gì có vé vào cửa. Người muốn xem kịch có thể đăng ký online may nhờ rủi chịu, hay xếp hàng trước cửa nhà hát từ sáng sớm (6:30 am) đến trưa thì người ta phát vé, đến tối (8:00 pm) mới diễn kịch. Hằng năm người ta đều qui tụ được những diễn viên thượng thặng để đóng kịch Shakespeare như Al Pacino, Sam Waterston, v. v… . Ai không muốn đứng xếp hàng, nhưng muốn xem kịch có thể tặng ban tổ chức kịch một số tiền trước khi mở mùa kịch, năm có Al Pacino diễn người xem chỉ cần tặng ba trăm Mỹ kim thì sẽ được hai vé vào xem kịch. Ba trăm Mỹ kim ở New York City thì không phải là một con số to tát gì. Những vở nhạc kịch ở Broadway cũng có giá tương đương. Continue reading Đôi tình nhân muôn đời hôn nhau

Dịch thuật – Dưới lằn đạn bắn lén

Translation underfire 1

Translation underfire 2

Translation underfire 3

Translation underfire 4

Tôi không phải là người làm việc chuyên môn với dịch thuật, nhưng tôi luôn luôn chú ý về chủ đề này. Thấy có bạn nhắc đến quyển sách của David Bellos, “Is That a Fish in Your Ear?” tôi tìm đọc. Càng đọc càng thấy thú vị vì quyển sách này đề cập đến nhiều điều tôi nghĩ đến nhưng ý tưởng chưa thành hình rõ ràng để tôi có thể vượt cơn lười mà viết cho đàng hoàng thành một bài tản mạn về dịch thuật. Đăng lên đây bốn trang về sự phê bình dịch thuật và dịch giả. Bạn nào siêng, và không sợ người ta chê là ỷ tài thì dịch đi. 🙂

Khi người ta mắng mỏ, bắn bỏ, xé xác một số dịch giả tôi thầm nghĩ chắc chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện như vậy. Té ra không phải vậy. Ở xứ khác cũng có.

Thường thường, như trong một bài hát của ban AVT ví von “như hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ.” Câu hát này chỉ có những người thuộc thế hệ tôi trở về trước ở miền Nam biết và nhớ. Người chung nghề, có lẽ vì tranh tài và đố kỵ ít khi khen nhau; tuy nhiên người ta cũng dè dặt ít khi chê nhau, hay khi chê cũng kín đáo rào đón trước sau. Bởi vì sở thích riêng về cái hay cái đẹp là chuyện cãi không bao giờ chấm dứt.

Người viết văn cũng ít khi chê nhau. Chẳng mấy khi nhà văn này dám đem văn của nhà văn khác ra mà sửa “cho hoàn hảo hơn,” ngoại trừ khi được chính khổ chủ yêu cầu. Thậm chí khi khổ chủ yêu cầu mà người được yêu cầu thành thật giúp thì cũng bị chửi cha như thường. Thí dụ như Hemingway gửi văn đến Stein và Fitzgerald nhờ đọc và góp ý kiến rồi sau đó cũng hằn học ghét bỏ hai “ân nhân” đã tận tình giúp đỡ sửa chữa văn của ông cho hoàn hảo hơn. Raymond Carver “nhờ” Gordon Lish “biên tập” mà trở thành nhà văn nổi tiếng. Carver luôn luôn bày tỏ lòng tri ân với Lish, nhưng vợ ông thì có vẻ cay cú. Tôi không chắc Carver nghe lời của Lish nếu ông ta không là một người nổi tiếng quyền thế nhiều móc nối trong giới xuất bản. Bạn đọc nên nhớ Carver là một nhà văn chưa nổi tiếng về văn thì đã nổi tiếng là nát rượu. Ở vị trí của Carver, làm theo lời Lish có lợi cho tương lai. Lish có giúp ích về mặt văn chương của Carver không, có thể có mà cũng có thể không. Nếu Carver đọc lại và tự sửa chữa có thể cũng đi đến cùng một kết quả.

Người ta nói hoài. Viết văn cũng như làm tình. Không ai có thể dạy người khác làm tình cả. Chỉ có người trong cuộc mới biết cảm giác và cảm xúc của họ được đánh thức như thế nào. Chỉ có một vài dịch giả tự cho mình ở vị trí thượng đỉnh mới dám dạy cho dịch giả khác một bài học, dịch làm sao cho hay hơn, cho hoàn hảo hơn.

 

Bài ca Blues (buồn) của Sonny

All I know about music is that not many people ever really hear it. And even then, on the rare occasions when something opens within, and the music enters, what we mainly hear, or hear corroborated, are personal, private, vanishing evocations. But the man who creates the music is hearing something else, is dealing with the roar rising from the void and imposing order on it as it hits the air. What is evoked in him, then, is of another order, more terrible because it has no words, and triumphant, too, for that same reason. And his triumph, when he triumphs, is ours.

James Baldwin – Trích từ tác phẩm Sonny’s Blues (Bài Ca Buồn của Sonny)

Tất cả những điều tôi hiểu biết về âm nhạc là không mấy người thật sự nghe nhạc. Ngay cả những lúc thật hiếm hoi, khi lòng chúng ta mở cửa, cho âm nhạc đi vào, những điều chủ yếu chúng ta nghe, hoặc nghe để phụ họa, là những điều rất riêng tư, những ký ức đã và đang biến mất. Nhưng người nhạc sĩ sáng tạo ra âm nhạc thì lại nghe cái gì đó rất khác, anh ấy phải đối phó với cái tiếng gào thét đang dâng lên trong hố thẳm của tâm hồn và thiết lập trật tự trên cái tiếng gào thét ấy khi nó xuất hiện. Cái đã trổi dậy bên trong anh ấy, lại nằm ở một trạng thái trật tự khác, càng đáng khiếp hãi hơn vì nó không có lời nói, rồi cũng vì không có lời nói mà nó thắng thế. Và sự thắng cuộc của người nhạc sĩ, khi anh ấy thật sự thắng, cũng là sự thắng cuộc của chúng ta.

Không hiểu nghĩa chữ hear corroborated. Ai biết chỉ dùm, tôi cám ơn.

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

Tác giả: Đặng Đình Túy

Kẻ lữ hành rất ghét những con đường chia nhánh. Ngay trạm chờ xe búyt có hai người ngồi. Hỏi họ xem sao : -Xin làm ơn chỉ dùm đường về Beykoy phải quẹo phải hay trái ? Hai người kẻ nào cũng làm ra bộ thạo nhưng mỗi người chỉ mỗi đường. –Như vậy có nghĩa là cả hai đều dẫn về Beykoy ? –Không. Cả hai cùng lên tiếng. Và họ cãi nhau, người nào cũng cho là mình đúng. Có thêm hai người đi xe đạp  xen vô (ở Thổ bất cứ cuộc nói chuyện nào cũng có người xía vô) và cuối cùng một người bảo : -Tôi về Beykoy đây, hãy đi với tôi. Một trong hai đặt bị mang vai của OB lên poọc-baga. Khi họ đến Beykoy. Họ chia tay nhau; vai Bernard trở lại chịu đựng chiếc bị. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 4

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng Đình Túy lược thuật.

Khoảng 17g chiều ông đạt đến địa điểm mà ông dự tính khi sáng, Ambardjeu. Tính theo bản đồ ông đã đi 35km kỳ thật phải cộng thêm những đoạn đường đi lạc nên có thể ông đã đạt tới hơn 40 cây số đường bộ trong ngày! Sự gắng sức đã khiến thân thể cưỡng lại sự ngừng nghỉ khi vừa nhìn thấy điểm đến. Trong những ngày đầu vì các cơ bắp bị đòi hỏi phải cố gắng quá nhiều nên lúc nghỉ mình mẩy ta ê ẩm khó lòng để bắt đầu một ngày mới. Thêm vào đó các vùng cọ xát nhiều như bàn chân, đùi, mông cùng những chỗ va chạm thí dụ hai vai, lưng và mông chịu sức nặng của bị mang đều phồng và dộp, dù rằng những loại thương tích như vậy chỉ ở phía ngoài da, sẽ lành trong vòng 10 ngày thôi. Bernard đã đốt giai đoạn sớm: ngày hôm sau ông sẽ đến Sakarya cách 202 cây số kể từ điểm khởi hành mà khi ở nhà ông dự tính sẽ đi trong 8 ngày; ngày mai chỉ mới là ngày thứ sáu của cuộc hành trình. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 3

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

Tác giả: Bernard Ollivier; Lược thuật: Đặng Đình Túy

silk road

Mặt trời lên cao. Vì tấm bản đồ của ông có tỷ lệ quá lớn nên ông không tìm được tên ngôi làng ông nhằm tới và dù ông vượt qua nhiều ngả tư ông không tìm thấy bảng hiệu chỉ đường hoặc mang tên nơi chốn (Ở Việt Nam ta, nhà nước đã nghĩ đến việc ấy chưa, khi chọn du lịch làm một trong những mục tiêu phát triển kinh tế ?). Đã hai giờ đồng hồ loay hoay trong cánh rừng rậm ông không thể biết là ông đang ở đâu. Gặp một  người dân quê hỏi thăm hướng về Darleuk mà Bernard qua sự nhận định trên bản đồ tin rằng nó ở về phía bắc thì anh ta lại chỉ ông đi về nam. Ông chọn may rủi hướng bắc mà tiến thêm khoảng một tiếng đồng hồ nữa thì gặp một toán đi pic-nic từ Istanbul lại mời ông ăn bữa trưa. Ông dùng với họ bữa ăn nhưng ngược lại họ chẳng giúp được việc chỉ đường cho ông. Lại liều lĩnh đi thêm một đoạn đường trong rừng trước khi gặp mấy anh thợ rừng đang cưa gỗ. Hỏi thăm đường về Darleuk, một kẻ trong bọn đến giảng giải một hồi và nhận ra rằng Bernard chẳng hiểu gì bèn chạy đi tìm một người khác đang làm việc một nơi xa hơn. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 2

Chọn thơ

“I have no method for picking poems. I simply pick what pleases me. I am not concerned with truth, nor with conventional notions of what is beautiful. I tend to like poems that engage me – that is to say, which do not bore me. I like elaboration, but I am often taken by simplicity. Cadences move me, but flatness can also seduce. Sense, so long as it’s not too familiar, is a pleasure, but so is nonsense when shrewdly exploited. Clearly, I have no set notion about what a poem ought to be.”

Mark Strand

“Tôi chọn thơ không dựa vào phương pháp nào cả. Tôi chỉ chọn bài thơ nào tôi thích. Tôi không quan tâm đến sự thật, hay là những qui luật thường dùng để nói về cái đẹp. Tôi thường chọn những bài thơ thu hút tôi – hay nói khác hơn là tôi không thấy chán. Tôi thích sự cẩn thận ý tứ cao siêu, nhưng thường xuyên tôi nghiêng về sự đơn giản. Tôi yêu âm điệu trầm bổng nhưng tôi cũng mê thơ đơn điệu. Nghĩa lý, nếu đừng quen thuộc quá, là một lạc thú, nhưng cái vô nghĩa lý cũng thú vị nếu biết cách sử dụng chữ nghĩa. Rõ ràng là, tôi không có khái niệm gì về một bài thơ thì phải như thế nào.”

Mark Strand (April 11, 1934) nhà thơ Hoa Kỳ, gốc Canada, nhà văn chuyên viết tiểu luận, và cũng là dịch giả. Giáo sư Đại học. Nhà thơ vinh danh của Hoa Kỳ năm 1990.

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

(route de la soie/silk road)

Tác giả: Bernard Ollivier; Đặng đình-Túy  lược thuật

 

bản đồ silk-routeXin nói ngay rằng tôi không có ý định thuật chuyện lịch sử ; câu chuyện bắt nguồn từ một  hứng khởi hẹp hòi nhỏ mọn hơn nhiều, đấy là những suy nghĩ liên quan đến tuổi già. Sau thời gian hoạt động cật lực để tìm cái sống -nhất là đối với những thân phận di cư như chúng ta – để nuôi gia đình con cái, tái lập cuộc sống vật chất cho những kẻ thân yêu, có một ngày chúng ta đối mặt với ngưỡng cửa tuổi tác và tự nhủ rằng, thôi bôn ba vất vả từng ấy đủ rồi, giờ này dừng lại cũng đã vừa. Sau nhiều năm mệt nhọc, nghĩ hưu được xem như thứ phần thưởng, kẻ hưu trí hân hoan đón nhận. Cảm giác ấy tràn đầy ấm áp có thể chỉ ở giai đoạn đầu ; sau đó thì vì thói quen hoạt động nhiều năm, cuộc dưỡng già dần dần trở thành vô vị, nhiều khi còn gây thêm căn bệnh trầm cảm.  Đương sự tự hỏi : ta phải làm gì đây để tiêu cho hết những ngày tháng còn lại trước khi làm cuộc viễn du chót ? Ngoại trừ những kẻ thích hưởng thụ  thích vui chơi thì đấy là lúc nên tận hưởng khi họ còn đầy đủ sức khỏe, nhưng cũng có những người mong làm những việc có ý nghĩa hơn, ít ra là có ý nghĩa với chính họ. Continue reading CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P. 1